Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Xây dựng quy trình định lượng berberin trong dược liệu Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
lượt xem 10
download
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Xây dựng quy trình định lượng berberin trong dược liệu Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao được thực hiện với mục tiêu nhằm xây dựng và thẩm định quy trình định lượng berberin trong thân và rễ dược liệu Vàng đắng bằng HPLC – PDA. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Xây dựng quy trình định lượng berberin trong dược liệu Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN NGUYỄN NGỌC KHÁNH VY XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƢỢNG BERBERIN TRONG DƢỢC LIỆU VÀNG ĐẮNG (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.) BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƢỢC Hậu Giang – 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN NGUYỄN NGỌC KHÁNH VY XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƢỢNG BERBERIN TRONG DƢỢC LIỆU VÀNG ĐẮNG (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.) BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO Chuyên ngành: Dƣợc liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƢỢC Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. DS. HUỲNH LỜI TS. DS. NGUYỄN HỮU LẠC THỦY Hậu Giang – 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả những nội dung báo cáo tổng kết của đề tài này do chính bản thân tôi thực hiện. Toàn bộ số liệu kết quả trong báo cáo là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngƣời cam đoan Nguyễn Ngọc Khánh Vy i
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên con vô cùng biết ơn ba mẹ và gia đình đã luôn bên cạnh, quan tâm động viên con, cùng con đi tới chặng đƣờng này. Em xin cảm ơn Ban Đào tạo khoa Dƣợc trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thực hiện đề tài một cách thuận lợi. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS. Huỳnh Lời, ngƣời thầy trực tiếp hƣớng dẫn em thực hiện đề tài, luôn quan tâm, giúp đỡ và đồng hành cùng em trong suốt thời gian thực hiện. Em xin cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ và góp ý tận tình của cô TS. Nguyễn Hữu Lạc Thủy, cảm ơn cô đã luôn bên cạnh nhắc nhở, động viên em giúp em có thể hoàn thành đề tài này. Cuối cùng nhƣng không phải là hết mình xin gửi lời cảm ơn đến anh Tuyền (Đại học Nguyễn Tất Thành), chị Pha, chị Dung và các bạn Mỹ Anh, Trâm, Trân, Dũng, Tâm, Toàn, Tuấn, các em Ngọc, Ái đã luôn đồng hành cùng mình trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Hậu Giang, ngày 05 tháng 03 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Khánh Vy ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC HÌNH ẢNH ..........................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................2 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 2.1. TỔNG QUAN VỀ C Y VÀNG ĐẮNG .........................................................4 2.1.1. Vị trí phân loại ..........................................................................................4 2.1.2. Thực vật học ..............................................................................................5 2.1.3. Thành phần hóa học loài Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr........11 2.1.4. Tác dụng dƣợc lý.....................................................................................12 2.1.5. Tính vị – công năng.................................................................................16 2.1.6. Công dụng – cách dùng ...........................................................................16 2.1.7. Một số chế phẩm có berberin ..................................................................17 2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP PH N TÍCH BERBERIN .......................................18 2.2.1. Phƣơng pháp phân tích bằng sắc ký lớp mỏng .......................................18 2.2.2. Phƣơng pháp quang phổ tử ngoại – khả kiến ..........................................19 2.2.3. Phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) ...................................20 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................22 CHƢƠNG 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................23 3.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................23 3.2. TRANG THIẾT BỊ – DUNG MÔI – HÓA CHẤT .......................................23 3.2.1. Dung môi, hóa chất .................................................................................23 3.2.2. Trang thiết bị ...........................................................................................23 3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................24 3.3.1. Mô tả đặc điểm cảm quan và soi bột dƣới kính hiển vi của bột thân rễ Vàng đắng .........................................................................................................24 iii
- 3.3.2. Xác định hàm lƣợng chất chiết đƣợc ......................................................24 3.3.3. Định tính..................................................................................................24 3.3.4. Khảo sát các điều kiện định lƣợng berberin trong Vàng đắng bằng phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) .............................................25 3.3.5. Thẩm định quy trình định lƣợng berberin bằng phƣơng pháp HPLC.....26 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................29 4.1. KHẢO SÁT DƢỢC LIỆU VÀNG ĐẮNG ....................................................29 4.1.1. Cảm quan ................................................................................................29 4.1.2. Soi bột .....................................................................................................29 4.1.3. Độ ẩm ......................................................................................................30 4.1.4. Xác định hàm lƣợng chất chiết đƣợc ......................................................30 4.1.5. Định tính..................................................................................................30 4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN PH N TÍCH BERBERIN BẰNG PHƢƠNG PHÁP HPLC .......................................................................................31 4.2.1. Quy trình xử lý mẫu ................................................................................31 4.2.2. Khảo sát thành phần pha động ................................................................31 4.3. X Y DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƢỢNG BERBERIN BẰNG PHƢƠNG PHÁP HPLC ...........................................................................32 4.3.1. Khảo sát tính phù hợp hệ thống ..............................................................33 4.3.2. Kết quả thẩm định quy trình ...................................................................34 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................44 CHƢƠNG 5. BÀN LUẬN – KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................45 5.1. BÀN LUẬN ...................................................................................................45 5.2. KẾT LUẬN ....................................................................................................46 5.3. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................48 iv
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Một số cây thuộc họ Tiết dê Menispermaceae. ...........................................6 Hình 2.2. Cây Vàng đắng và thân Vàng đắng .............................................................7 Hình 2.3. Cấu trúc một số alkaloid chính trong thân và rễ Vàng đắng. ....................11 Hình 2.4. Một số hợp chất khác trong Vàng đắng. ...................................................12 Hình 2.5. Một số chế phẩm có berberin. ...................................................................17 Hình 3.1. Thân rễ Vàng đắng. ...................................................................................25 Hình 3.2. Bột thân rễ Vàng đắng...............................................................................25 Hình 4.1. Hình ảnh dƣợc liệu và bột dƣợc liệu Vàng đắng. .....................................29 Hình 4.2. Kết quả soi bột Vàng đắng. .......................................................................29 Hình 4.3. Bột dƣợc liệu Vàng đắng dƣới ánh sáng tử ngoại 365 nm. ......................30 Hình 4.4. Kết quả SLKM berberin trong thân bột rễ cây Vàng đắng. ......................30 Hình 4.5. SKĐ của mẫu thử định lƣợng berberin .....................................................32 Hình 4.6. Sắc ký đồ mẫu trắng. .................................................................................34 Hình 4.7. Sắc ký đồ mẫu đối chiếu berberin. ............................................................35 Hình 4.8. Sắc ký đồ mẫu thử định lƣợng berberin ....................................................35 Hình 4.9. Sắc ký đồ mẫu thử thêm chuẩn định lƣợng berberin ................................36 Hình 4.10. Phổ UV – Vis pic berberin trên SKĐ mẫu đối chiếu. .............................36 Hình 4.11. Độ tinh khiết mẫu pic berberin trên SKĐ mẫu đối chiếu. ......................36 Hình 4.12. Phổ UV – Vis pic berberin trên SKĐ mẫu thử. ......................................37 Hình 4.13. Độ tinh khiết pic berberin trên SKĐ mẫu thử. ........................................37 Hình 4.14. Phổ 3D mẫu đối chiếu. ............................................................................37 Hình 4.15. Phổ 3D mẫu thử. .....................................................................................38 Hình 4.16. Đƣờng biểu diễn tƣơng quan nồng độ và diện tích pic của berberin ......40 v
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Kết quả khảo sát hàm lƣợng chất chiết đƣợc thân rễ Vàng đắng. ............30 Bảng 4.2. Kết quả khảo sát tính phù hợp hệ thống của mẫu thử Vàng đắng. ...........33 Bảng 4.3. Kết quả khảo sát tính phù hợp hệ thống của mẫu đối chiếu. ....................34 Bảng 4.4. Kết quả khảo sát độ đặc hiệu của quy trình định lƣợng berberin. ............38 Bảng 4.5. Tƣơng quan nồng độ và diện tích pic của berberin chuẩn. .......................39 Bảng 4.6. Kết quả khảo sát độ lặp lại của quy trình định lƣợng berberin. ...............41 Bảng 4.7. Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian (liên ngày). .............................41 Bảng 4.8. Tỷ lệ phục hồi của berberin trong Vàng đắng. .........................................42 vi
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AF Hệ số bất đối ALP Alkaline phosphatase ALT Alanin Amino Transferase AST Aspartate Amino Transferase CNS Central nervous system (Hệ thống thần kinh trung ương) DĐVN Dƣợc điển Việt Nam EC50 Effective concentration 50% (Nồng độ tác dụng trung bình) G6PD Glucose-6-phosphat dehydrogenase GGT Gamma glutamyl transpeptidase High Performance Liquid Chromatography (Sắc ký lỏng hiệu HPLC năng cao) International Conference Harmonization (Hội nghị Hài hòa ICH Quốc tế) LD50 Lethal dose 50% (Liều lượng gây chết trung bình) LDH Lactate dehydrogenase Minimum Bactericidal Concentration (Nồng độ diệt khuẩn MBC tối thiểu) Minimum Inhibitory concentrations (Nồng độ ức chế tối MIC thiểu) MTV Một thành viên PDA Photo Diode Array (Dãy diod quang) Ppm Parts per million (Phần triệu) vii
- rpm Revolutions per minute (Số vòng quay mỗi phút) Rs Hệ số phân giải RSD Realative Standard Deviation (Độ lệch chuẩn tương đối) SKĐ Sắc ký đồ SKLM Sắc ký lớp mỏng TBA – RS Thiobarbituric acid reactive subtance TC Tiêu chuẩn TEA Triethanolamin TFA Trifluoroacetic acid TNHH Trách nhiệm hữu hạn TR Thời gian lƣu (phút) UV – Vis Ultraviolet – Visible (Tử ngoại – khả kiến) viii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1
- CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong một bài phỏng vấn, GS. TS. Nguyễn Liêm đã chia sẻ: “Cả đời tôi sƣớng nhất là tìm đƣợc cây Vàng đắng hồi năm 1974, tại đƣờng Trƣờng Sơn”. Ông còn làm bài thơ "Cây vàng đắng tại Trƣờng Sơn" để ghi lại kỷ niệm này: Tới trạm giao liên giáp Hạ Lào Lưng đèo dạo bước gió lao xao Bỗng đâu phát hiện cây Vàng đắng Lá trắng thân vàng hoạt chất cao … DS. Liêm đƣợc xem là ngƣời tiên phong trong việc thu thập và chiết xuất berberin từ cây Vàng đắng lúc bấy giờ, bởi trƣớc đó cả trong nƣớc và quốc tế chƣa có tác giả nào nói đến berberin trong cây này. Từ lâu berberin là alkaloid đƣợc sử dụng làm thuốc phổ biến tại nhiều nƣớc trên thế giới và là một loại thuốc cổ điển có giá trị, berberin có khả năng phòng – chống đƣợc một số bệnh đƣờng ruột quan trọng nhƣ tả, lỵ trực tràng, viêm ruột … Ngày nay, ngoài công dụng chống tiêu chảy berberin còn đƣợc bào chế dƣới dạng thuốc nhỏ mắt là berberin chloride điều trị viêm kết mạc, đau mắt đỏ, đau mắt hột … Nó dần trở thành loại thuốc phổ biến đƣợc nhiều ngƣời mang theo bên mình và không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình [7], [12]. Những nghiên cứu mới đã đƣợc thử nghiệm lâm sàng của các nƣớc châu Á nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản … cho thấy berberin đáp ứng tốt trong việc điều trị bệnh tim mạch, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim. Kế đến là công dụng chống sốt rét, bảo vệ gan, hạ đƣờng huyết và đặc biệt là chống oxy hóa [13], [23],[24], [26], [28], [29], [35], [39]. Ở nƣớc ta, berberin không chỉ đƣợc tìm thấy nhiều trong thân và rễ cây Vàng đắng Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. với tỷ lệ khoảng từ 1,5 – 3% mà còn chứa nhiều trong Hoàng liên chân gà, Hoàng bá … Tuy nhiên, dƣợc liệu Vàng đắng vẫn đƣợc đánh giá cao vì dễ tìm và giá thành rẻ. 2
- Với khuynh hƣớng trở về với thiên nhiên, ngày nay các hoạt chất có nguồn gốc từ thiên nhiên đƣợc các nhà nghiên cứu rất quan tâm. Với những ƣu điểm nổi trội, berberin ngày càng đƣợc sản xuất rộng rãi từ dƣợc liệu Vàng đắng, tuy nhiên vẫn chƣa có phƣơng pháp định lƣợng đảm bảo các tiêu chí nhanh gọn, chính xác, tiết kiệm nên với mong muốn góp phần giải quyết những bất cập trên và đảm bảo chất lƣợng cho dƣợc liệu Vàng đắng cũng nhƣ cho ngƣời sử dụng, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Xây dựng quy trình định lượng berberin trong dược liệu Vàng đắng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao – HPLC” với mục tiêu cụ thể nhƣ sau: Xây dựng và thẩm định quy trình định lƣợng berberin trong thân và rễ dƣợc liệu Vàng đắng bằng HPLC – PDA. 3
- CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY VÀNG ĐẮNG 2.1.1. Vị trí phân loại Tên Việt Nam: Vàng đắng. Tên khác: Vàng đằng, hoàng đằng lá trắng, loong t’rơn, dây mỏ vàng, dây nại cày, vàng giang. Tên nƣớc ngoài: False calumba, Ceylon calumba root, Turmeric tree (Anh). Tên khoa học: Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. Tên đồng nghĩa: Coscinium usitatissimum Pierre. Thuộc họ: Tiết dê (Menispermaceae) [4], [8]. Theo hệ thống phân loại thực vật Takhtajan A.L (2009) Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. có vị trí phân loại nhƣ sau [10]: Plantea (Giới thực vật) Ngành ngọc lan ( Magnoliophyta) Lớp ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp mao lƣơng (Ranunculidae) Liên bộ mao lƣơng (Ranunculanae) Bộ tiết dê (Menispermales) Họ tiết dê (Menispermaceae) Chi Coscinium Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. 4
- 2.1.2. Thực vật học 2.1.2.1. Đặc điểm thực vật học họ Tiết dê Menispermaceae Cây đơn tính khác gốc, thân gỗ hoặc dây leo, hiếm khi cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ (trừ các loài mọc ở Australia). Rễ hình trụ, đầu thuôn nhọn, có khi phình thành củ (Stephania glabra (Roxb.) Miers.), có nếp nhăn, không có gai, cắt ngang có những tia xuyên tâm. Lá hình trứng hoặc hình tròn, ít khi dạng mác, mọc xen kẽ theo đƣờng xoắn ốc, không có lá kèm, phiến lá nguyên, không chia thùy, đôi khi chia thùy hình chân vịt. Cuống lá phình to ở đáy và đỉnh. Gân lá thƣờng giống lòng bàn tay, tuy nhiên ít xẻ hơn lông chim. Cụm hoa thƣờng mọc ở nách lá thành chùm xim, hiếm khi mọc đơn, có lá bắc, lá bắc thƣờng nhỏ (ngoại trừ chi Cocculus cái). Hoa đơn tính, thƣờng nhỏ, không dễ thấy, có cuống nhỏ. Đài hoa: 6 xếp xoắn 2, 3 hoặc 4 vòng, hiếm khi giảm xuống 1. Thƣờng là 3 hoặc 6 cánh hoa trong 1 hoặc 2 vòng xoắn, hoặc không có cánh hoa. Nhị hoa: 6 – 8, riêng lẽ hoặc tập trung. Nhị lép thỉnh thoảng xuất hiện ở hoa cái. Bao phấn có 1 hoặc 2 ngăn, rõ nhất là 4 ngăn, nứt theo chiều dọc hoặc ngang. Lá noãn: 1 – 6 có khi lên đến 30 (trừ các loài mọc ở Australia), thƣờng phình một bên. Quả hạch hay mọng nƣớc, thƣờng có hình móng ngựa, phôi cong. Hạt thƣờng cong, đôi khi thẳng, có nội nhũ hoặc không [15], [22]. Dây kí ninh Củ Bình vôi Dây hoàng thanh (Tinospora crispa (L.) J. (Stephania rotunda Lour) (Cocculus sarmentosus D. Hooker & Thomson) (Lour.) Diels) 5
- Dây mối Dây sâm lông (Stephania japonica (Thunb.) Miers var. (Cyclea peltata Hook. f. & Thomson) discolor (Blume) Forman.) Nguồn: http://plantillustrations.org. Hình 2.1. Một số cây thuộc họ Tiết dê Menispermaceae. 2.1.2.2. Đặc điểm thực vật loài Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. Dây leo to, có phân nhánh, mọc bò trên mặt đất hoặc leo lên những cây gỗ cao. Thân hình trụ, đƣờng kính 5 – 10 cm. Thân non màu trắng bạc, cành non có lông, thân già màu ngà, xù xì, có vết tích của lá rụng. Cắt ngang thân có hình bánh xe với những tia tủy nhƣ nan hoa bánh xe, màu vàng, giữa có vòng lõi tủy xốp. Lá mọc so le, hình trứng, gốc tròn hay bằng, mặt trên xanh, nhẵn bóng, mặt dƣới màu trắng nhạt, có phủ lông tơ, dài 15 – 30 cm, rộng 10 – 20 cm, có 5 gân (3 gân nổi rõ). Cuống lá dài 4 – 14 cm, dày lên ở hai đầu, dính vào bên trong phiến lá. Cụm hoa mọc ở kẽ những lá đã rụng thành chùm xim, dài 1 – 4 cm, hoa đơn tính, gần nhƣ không cuống; bao hoa có 6 phiến gần bằng nhau, hình mác, mặt ngoài có lông, 6 nhị xếp thành hai vòng và 6 nhị lép có lông. Hoa màu trắng phớt tím, cuống hoa ngắn. Rễ hình trụ, đầu thuôn hình nón, mặt ngoài màu trắng nhạt, mặt trong màu vàng, cắt ngang có hình bánh xe với những tia tủy hình nan hoa. Quả hình cầu, đƣờng kính 2,0 – 2,5 cm, vỏ quả dày có lông mịn. 6
- Mùa hoa quả: tháng 1 – 5 [4], [8]. Nguồn: nzdl.org Hình 2.2. Cây Vàng đắng và thân Vàng đắng. 7
- 2.1.2.3. Phân bố, sinh thái Họ Tiết dê nằm trong bộ Ranunculales, theo hệ thống của Kessler (1993) thì họ này có chứa các đặc điểm tiến hoá cao của bộ. Trong họ Menispermaceae có chứa các loài đặc hữu và là họ có giá trị rất lớn về dƣợc liệu, gần nhƣ tất cả các loài của họ này có chứa các hoạt chất alkaloid quan trọng. Trên thế giới họ Tiết dê (Menispermaceae) có khoảng 73 chi và 350 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Phi [5], [14], [20]. Chi Coscinium Colebr. có 5 loài trên thế giới đều là dạng dây leo gỗ, phân bố ở vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Việt Nam chỉ có một loài là Vàng đắng. Cây phân bố từ Ấn Độ, Xrilanca đến Malaysia, Indonesia, Thái lan, Campuchia, Nam Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, Vàng đắng chỉ có ở các tỉnh phía nam từ Thừa Thiên – Huế trở vào. Kết quả điều tra nghiên cứu về cây Vàng đắng đã xác định cây bắt đầu phân bố từ 10o30’ (ở Châu Thành – Đồng Nai) đến 16o15’ vĩ tuyến Bắc (ở Phú Lộc – Thừa Thiên Huế). Trong giới hạn này, đã thống kê đƣợc 140 xã – thị trấn thuộc 47 huyện, của 16 tỉnh có Vàng đắng (Nguyên Tập; 1984, 1988, 1996). Vàng đắng là cây ƣa sáng và chịu bóng khi còn nhỏ, cây thƣờng mọc trong các quần hệ rừng kín thƣờng xanh còn nguyên sinh hay đã trở nên thứ sinh do khai thác chọn lọc. Rừng có nhiều Vàng đắng thƣờng có tầng cây gỗ (sao, vên vên, xoay, ƣơi, de, gội, giáng hƣơng, thông nàng...) cao 15 – 30 m, tạo nên độ che phủ đến 70 – 80%. Tầng cây gỗ nhỏ, cây bụi và dây leo thƣờng không quá rậm rạp. Do đặc tính hơi chịu bóng khi còn nhỏ, nên khi rừng bị phá làm nƣơng rẫy, những cây con tái sinh chồi không thể tồn tại. Đây là đặc điểm khác biệt của Vàng đắng so với một số loài dây leo khác nhƣ Hoàng đằng trong cùng họ Menispermaceae. Vàng đắng thuộc loại cây nhiệt đới tƣơng đối điển hình, ƣa khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình từ 23 đến 26 oC hoặc hơn, trong năm không có những tháng nhiệt độ trung bình xuống dƣới 20 oC. Lƣợng mƣa: 1800 – 2600 mm/năm. Cây 8
- không thấy mọc ở vùng núi các tỉnh phía bắc, do nền khí hậu thiên về á nhiệt đới với mùa đông lạnh kéo dài. Vàng đắng thƣờng mọc ở địa hình núi thấp và trung bình. Độ cao phân bố không vƣợt quá 800 m. Ở nơi có Vàng đắng mọc tập trung, độ cao này thƣờng từ 500 đến 600 m. Cây ƣa loại đất feralit đỏ – nâu trên bazan hoặc đất feralit đỏ – vàng phát triển trên granít có đá lộ đầu. Những loại đất này thƣờng tơi xốp, thấm nƣớc tốt và pH trung tính, ít khi chua. Cây Vàng đắng có cây mang hoa đực và hoa cái riêng. Tỷ lệ cây mang hoa cái trong quần thể chỉ chiếm 10 – 30%. Cây có hoa, quả trong tự nhiên thƣờng không đồng đều và chỉ ở cây có đƣờng kính từ 3 cm trở lên. Hoa đực mọc từ thân già hay cành đã rụng lá. Hoa cái có trên thân già, cành đã rụng lá hay vẫn còn mang lá. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng hoặc gió. Mùa quả chín từ tháng 9 đến tháng 11, cá biệt có cây quả chín tồn tại đến đầu mùa hoa năm sau. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Tuy nhiên, do quả chín vào mùa mƣa, nên dễ bị nƣớc lũ cuốn trôi. Trong đợt điều tra ở Trà My (Quảng Nam) năm 1983, trên diện tích khoảng 20 ha rừng có nhiều Vàng đắng, chúng tôi đã tính trung bình ở nơi đất bằng phẳng có 56,5 cây con cao dƣới 50 cm mọc từ hạt trong một hécta. Nơi đất dốc (10 – 20o) chỉ có 4,2 cây/ha. Vàng đắng có khả năng mọc chồi tự nhiên rải rác quanh năm, song tập trung vào hai vụ chồi chính là xuân – hè (đầu mùa mƣa) từ tháng 3 đến tháng 5 và vụ hè – thu (cuối mùa mƣa): tháng 7 – 9. Chồi sinh trƣởng nhanh trong mùa mƣa ẩm, nhƣng ít khi phát triển trọn vẹn thành cành hoặc các nhánh leo. Vàng đắng còn có khả năng tái sinh chồi từ phần gốc còn lại sau khi chặt. Khi nghiên cứu những cây bị chặt do khai thác vào tháng 5 – 1981, chúng tôi thấy có 60 – 70% số gốc tái sinh cây chồi. Trong 3 – 4 năm đầu, loại chồi này dài 2 m/năm và có đƣờng kính tăng trƣởng 0,3 – 0,4 cm/năm. Sau 10 – 12 năm, cây chồi đã có đƣờng kính 2,8 – 3,2 cm và leo cao đến trên 10 m. Berberin trong thân cũng đƣợc tích luỹ tăng dần theo tuổi, ở cây chồi 1 – 2 năm tuổi, hàm lƣợng hoạt chất là 0,3 – 0,4%, 10 – 12 năm tuổi tăng lên 1,8 – 2,0%. 9
- Với những dữ liệu đã nghiên cứu đƣợc về sự tái sinh và sinh trƣởng phát triển kể trên, chúng tôi đề xuất biện pháp khai thác Vàng đắng nhằm đảm bảo tái sinh tự nhiên nhƣ sau: - Mùa khai thác: tháng 11 – 4 là thời gian mùa khô dễ vận chuyển và trƣớc khi cây có hoa quả. - Tiêu chuẩn khai thác: cây có đƣờng kính thân từ 3 cm trở lên. - Cách khai thác: chừa lại phần gốc từ 15 – 20 cm để cây tái sinh chồi. - Chu kỳ khai thác: 10 – 15 năm/lần. Trƣớc mắt nên chừa lại toàn bộ cây mang hoa cái, để có quả gieo giống vào những năm sau. Việt Nam vốn có nguồn Vàng đắng tƣơng đối dồi dào. Vào những năm 1980 – 1995, cây đã bị khai thác nhiều. Mỗi năm, ở các tỉnh phía nam đã có vài trăm đến vài ngàn tấn nguyên liệu tƣơi đƣợc đƣa vào sản xuất công nghiệp. Do khai thác ồ ạt và liên tục, nên nguồn cây thuốc này ở Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng. Tất cả những vùng rừng có Vàng đắng trƣớc kia đƣợc coi là những trung tâm phân bố phong phú, nhƣ tiểu cao nguyên An Khê (tỉnh Gia Lai và Bình Định); Đắc Nông (Đắc Lắc) và Trà My, Phƣớc Sơn (Quảng Nam), nay không còn cây để khai thác lớn. Trong vài năm gần đây, việc khai thác Vàng đắng ở các tỉnh phía nam đã trở nên vô cùng khó khăn, do phải đi rất xa hoặc khai thác tận thu cả những cây con nhỏ. Do đó, từ năm 1996 loài cây thuốc này đã đƣợc đƣa vào Sách Đỏ Việt Nam để lƣu ý bảo vệ và khai thác hợp lý [4]. 2.1.2.4. Bộ phận dùng Thân và rễ [4]. 2.1.2.5. Thu hái, chế biến Ngƣời ta dùng thân và rễ, thu hái gần nhƣ quanh năm, cạo vỏ, cắt thành đoạn dài 10 – 13 cm, phơi hoặc sấy khô (có rễ chiết berberin) [4], [8]. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Tiêu chuẩn cơ sở cao giàu saponin của dược liệu Sâm vũ diệp (Panax Bipinnatifidus Seem.)
51 p | 65 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát kiến thức - thái độ - thực hành trong điều trị của bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
99 p | 16 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu bào chế nano berberin
51 p | 46 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát các yếu tố nguy cơ và tình hình điều trị nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
96 p | 19 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu chiết xuất, phân lập một số thành phần hóa học của lá cây dâu tằm Morus alba L
52 p | 86 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Chiết xuất, phân lập một số hợp chất trong lá trà hoa vàng Cúc Phương (Camellia cucphuongensis)
56 p | 67 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
100 p | 24 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020
129 p | 15 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
90 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
110 p | 28 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
77 p | 14 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Định lượng eurycomanone trong cây bá bệnh (Eurycoma longifoila) bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
62 p | 56 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu tác dụng ức chế enzym α-glucosidae và enzym PTP1B in vitro của dịch chiết lá cây ổi (Psidium Guajava L.) trồng tại Việt Nam
49 p | 43 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu phương pháp nhuộm răng đen của người dân tộc Tày
54 p | 52 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Xây dựng quy trình định lượng rutin trong dược liệu nụ Hòe (Styphnolobium japonicum (L.) Schott.) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
63 p | 26 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ dâu tằm (Moraceae) - Lê Nguyễn Ý Nhi
57 p | 17 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn Ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ Dâu tằm (Moraceae) - Nguyễn Thị Tố Uyên
50 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến protein niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
78 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn