intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

28
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao được thực hiện với mục tiêu nhằm hệ thống một số quan niệm về phép thế. Trên cở sở đó, khảo sát các dạng thức của phép thế được sử dụng trong tác phẩm của Nam Cao. Bước đầu phân tích để làm nổi bật tác dụng của một số dạng thức cơ bản. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, người viết hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời việc nghiên cứu đề tài còn tạo tiền đề cho người viết trong những công trình nghiên cứu sau này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC PHÉP THẾ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO NGUYỄN THỊ CHÚC BÌNH Hậu Giang, 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA NGỮ VĂN ĐỀ TÀI PHÉP THẾ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Khoá 2 (2009 – 2013) Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp Nguyễn Thị Chúc Bình MSSV:0956010516 Lớp: Ngữ Văn khóa 2 Hậu Giang, 2013
  3. LỜI CẢM ƠN ….… Khoảng thời gian học tập và rèn luyện dưới giảng đường đại học là khoảng thời gian tuyệt vời nhất, đã giúp cho chúng tôi tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm sống. Trong suốt khoảng thời gian ấy, các thầy cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, không chỉ truyền đạt kiến thức về chuyên ngành mà còn giúp chúng tôi có thêm kinh nghiệm để chúng tôi tự tin hơn khi bước vào đời. Dù khoảng thời gian bốn năm học tập không quá ngắn cũng không quá dài nhưng đủ để chúng tôi cảm nhận được những giá trị, những tình cảm quý báu mà quý thầy cô đã dành cho chúng tôi. Và giờ đây, khoảnh khắc tích tắc ấy đã gần kề khi thời gian học tập dưới giảng đường đại học dần đi vào kết thúc. Dù khá vất vả khi phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp nhưng chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì luôn có thầy cô, bạn bè bên cạnh động viên, giúp đỡ. Nhân đây, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến: - Trường Đại học Võ Trường Toản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, rèn luyện và thực hiện luận văn này. - Quý thầy cô, cán bộ Khoa cơ bản và quý thầy cô thỉnh giảng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản, bổ ích trong quá trình học tập và kịp thời giải quyết những thắc mắc tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. - Cán bộ thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản đã nhiệt tình cung cấp tài liệu cần thiết. - Đặc biệt là Cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp - người đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn đúng thời hạn. - Đồng thời, chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành đối với những người thân, bạn bè đã luôn tận tình giúp đỡ, động viên người viết trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì chưa có kinh nghiệm, hạn chế về kiến thức và hạn định về thời gian nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô góp ý, bổ sung để người viết hoàn thiện thêm kiến thức về luận văn này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Hậu Giang, ngày ……tháng ……năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Chúc Bình
  4. LỜI CAM ĐOAN ….… Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, kết quả các số liệu thu thập và phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu nào. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Chúc Bình
  5. TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn gồm có 2 phần chính: phần mở đầu và phần nội dụng. 1. Phần mở đầu có những nội dung như sau: - Lý do chọn đề tài - Mục đích nghiên cứu - Lịch sử vấn đề - Phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu 2. Phần nội dung: chúng tôi chia làm ba chương chính: - Chương 1: khái lược về phép thế trong liên kết văn bản Trong chương này, chúng tôi đã tham khảo quan điểm của một số tác giả về phép thế như: Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thị Ảnh, Nguyễn Chí Hòa… sau đó định hướng về phép thế. Qua quá trình nhận xét quan điểm của các tác giả, chúng tôi đã tìm ra hướng giải quyết là thống nhất theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm. - Chương 2: Các dạng thức thế trong một số truyện ngắn của Nam Cao Ở phần này, ngoài việc tìm hiểu về tác giả Nam Cao, chúng tôi tập trung đi vào từng dạng thức thế cụ thể trong từng tác phẩm. Thống nhất theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm, chúng tôi phân phép thế thành hai dạng thức: thế đồng nghĩa và thế đại từ (trong đó thế đồng nghĩa miêu tả và đại từ nhân xưng ngôi ba được sử dụng phổ biến). + Thế đồng nghĩa  Đồng nghĩa từ điển  Đồng nghĩa miêu tả + Thế đại từ  Đại từ nhân xưng ngôi ba  Đại từ hóa  Đại từ chỉ định - Chương 3: Chức năng của phép thế trong một số truyện ngắn Nam Cao Trong phần này, chúng tôi sẽ khảo sát ba chức năng chính của phép thế: + Chức năng liên kết văn bản và tránh lặp từ vựng + Chức năng rút gọn văn bản + Chức năng cung cấp thông tin và biểu thị tình thái
  6. Kết luận Thông qua quá trình chọn đề tài, tìm hiểu và giải quyết vấn đề, chúng tôi đã hiểu rõ hơn về phép thế cũng như cách sử dụng ngôn từ của nhà văn Nam Cao. Ngoài việc biết được khái niệm, cách phân loại, chúng tôi còn biết được chức năng của phép thế. Với ba chức năng đặc trưng của phép thế đã đem lại hiệu quả đáng kể trong văn bản đặc biệt là văn bản nghệ thuật. Qua đó, chúng tôi thấy được nghệ thuật đặc sắc trong sử dụng ngôn từ của nhà văn Nam Cao.
  7. Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phép thế là phương thức liên kết được sử dụng phổ biến trong văn bản đặc biệt là văn bản nghệ thuật. Ngoài chức năng liên kết văn bản, tránh lặp từ vựng, phép thế còn góp phần làm phong phú thông tin cung cấp, rút gọn văn bản cũng như kèm theo thái độ, sự đánh giá của người viết. Trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, có rất nhiều nhà văn nổi tiếng, tiêu biểu nhất là nhà văn Nam Cao. Nam Cao được biết đến qua hàng loạt các tác phẩm có giá trị nhân văn rất cao như: Chí Phèo, Lão Hạc, Giăng sáng, Đời thừa, Một bữa no,… Đó là những tác phẩm đã đánh dấu tên tuổi của Nam Cao trong suốt quá trình sáng tác. Vì sao Nam Cao lại được độc giả yêu thích và có vị trí trong nền văn học? Bởi ông là một nhà văn tài ba, sáng tạo biết “ đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” để thể hiện trong các tác phẩm văn học. Điều đó không chỉ thể hiện trong phần nội dung mà cả về phương diện hình thức. Đặc biệt trong các tác phẩm của ông, phép thế được sử dụng với tần số rất cao và giữ vai trò quan trọng trong tác phẩm. Xuất phát từ sự yêu thích tác giả cũng như nhu cầu tìm hiểu sâu hơn phép thế và tài năng sử dụng phép thế trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn Nam Cao, người viết chọn đề tài Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao làm luận văn tốt nghiệp. Đồng thời qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có cái nhìn bao quát hơn về nhà văn Nam Cao trong việc sử dụng ngôn từ khi sáng tạo nghệ thuật. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Về phép thế Có thể nói, một trong số công trình nghiên cứu được xem là sớm và chi tiết liên quan đến phép thế là Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đi sâu ở hai phương diện liên kết của văn bản: liên kết nội dung và liên kết hình thức. Trong đó, tác giả đề cập phần nhiều đến liên kết hình thức. Trong các phương thức liên kết hình thức, tác giả đề cập đến phép thế và cho rằng phép thế có hai dạng thức: thế đồng nghĩa và thế đại từ. Ở mỗi dạng thức thế, tác giả đi sâu vào phân tích, khái quát hình thức, phạm vi sử dụng và giá trị của nó. Đây là công trình nghiên cứu có tính hệ thống, được đánh giá cao và còn được xem là nền tảng cho những công trình nghiên cứu sau. Tiếp thu quan điểm của Trần Ngọc Thêm trong Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Diệp Quang Ban cũng đề cập đến phép thế theo hai quan niệm: liên kết nội dung và liên kết hình thức, liên kết phi cấu trúc tính. Trong phần liên kết nội GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 1 SVTH: Nguyễn Thị Chúc Bình
  8. Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao dung và liên kết hình thức, tác giả cũng chia phép thế thành hai dạng thức là thế đồng nghĩa và thế đại từ. Trong Tiếng Việt thực hành, Nguyễn Thị Ảnh cũng đề cập đến phép thế nhưng được phân biệt ở hai dạng thức là thế đồng sở chỉ và thế đại từ. Dù có sự khác biệt về mặt thuật ngữ nhưng xét ở cấp độ ý nghĩa thì cũng không có gì khác so với những công trình trước đó. Bên cạnh đó, còn có một số tài liệu đề cập đến phép thế nhưng chỉ mang tính chất khái quát. Trong Tiếng Việt thực hành (1997) các tác giả Bùi Minh Toàn, Lê A, Đỗ Việt Hùng cũng đề cập đến phép thế và chia thành hai dạng thức: thế đại từ và thế bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa nhưng cũng chỉ điểm qua vài nét sơ lược về phép thế trong liên kết văn bản. Công trình gần đây nhất là Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt của Nguyễn Thị Việt Thanh và Các phương tiện liên kết và tổ chức văn bản của Nguyễn Chí Hòa. Trong đó, Nguyễn Thị Việt Thanh đề cập đến phép thế trong liên kết văn bản để từ đó thấy được phép thế trong liên kết lời nói. Riêng Nguyễn Chí Hòa không đề cập đến phép thế nhưng ông xây dựng lý thuyết cho quan hệ móc xích ở các dạng thức: quan hệ móc xích đồng nghĩa và quan hệ móc xích đại từ. Nhìn chung, việc nghiên cứu về phép thế trong liên kết văn bản chủ yếu tập trung ở các dạng thức của phép thế. Những công trình nghiên cứu của tác giả ít nhiều còn tồn tại những điểm chưa thống nhất. 2.2. Về nhà văn Nam Cao Nam Cao là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Và ông được mệnh danh là nhà văn hiện thực xuất sắc, với nhiều tác phẩm có giá trị và được đánh giá rất cao. Cũng như Trần Đăng Suyền trong Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn (1998) đã khẳng định: “Nam Cao là một nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945. Trong số các nhà văn hiện thực, ông là cây bút có ý thức sâu sắc nhất về quan điểm nghệ thuật của mình. Ông phê phán khá toàn diện và triệt để tính chất thoát ly, tiêu cực của văn chương lãng mạn đương thời, coi đó là thứ “ánh trăng lừa dối”, đồng thời yêu cầu nghệ thuật chân chính phải trở về với đời sống, phải nhìn thẳng vào sự thật, nói lên được nỗi thống khổ của hàng triệu nhân dân lao động lầm than” [10;tr.31]. Nam Cao – Một con người đầy tài năng và sáng tạo. Cùng những tìm tòi, khám phá, Nam Cao có những đóng góp đáng kể vào tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. Chính vì lẽ đó, có rất nhiều tác giả có những bài viết, những công trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm Nam Cao. Đa số các nhà phê bình tập trung GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 2 SVTH: Nguyễn Thị Chúc Bình
  9. Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao vào phân tích nội dung, giá trị nghệ thuật, phong cách, quan điểm nghệ thuật, con người và những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Việt Nam. Quyển Nam Cao về tác giả và tác phẩm của Bích Thu được xem là tiêu biểu nhất. Đây là công trình nghiên cứu tập hợp nhiều bài viết của các tác giả về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nam Cao. Trong quyển này bốn phần. Phần một: Văn và người gồm những bài viết về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao trong giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Phần hai: Tác phẩm – Tiếp nhận và thưởng thức, từ cái nhìn đa chiều, các bài viết đã đi sâu vào phân tích và cảm thụ tác phẩm đặc sắc của Nam Cao. Phần ba: Phong cách nghệ thuật gồm những bài viết về giá trị tiềm ẩn của một tài năng văn chương trong nghệ thuật ngôn từ với một phong cách độc đáo và hiện đại. Phần bốn: Hồi ức và kỉ niệm gồm những bài viết về những kỉ niệm thân thiết, cảm động của người thân, bạn bè, đồng nghiệp về con người nhà văn. Trong Nam Cao – Đời văn và tác phẩm, Hà Minh Đức đã đưa độc giả đến gần hơn với nhà văn Nam Cao. Tác giả đã đi sâu để tìm hiểu, ghi nhận những giá trị độc đáo, những đóng góp đáng kể cũng như những vấn đề còn tiềm ẩn ở nhà văn. Ngoài những công trình nghiên cứu trên, còn có một số công trình khác như: Đọc văn – Học văn (Trần Đình Sử), Nam Cao – Một đời văn (Lê Tiến Dũng), Người kết thúc trào lưu văn học hiện thực (Phong Lê),… Nhìn chung, chưa có về mảng đề tài nào nghiên cứu về “Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao. Các công trình trên chỉ nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của nhà văn trong sự phát triển của nên văn học Việt Nam. Song, các công trình trên sẽ là nguồn tài liệu phong phú cho đề tài luận văn mà chúng tôi thực hiện. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao, luận văn hệ thống một số quan niệm về phép thế. Trên cở sở đó, khảo sát các dạng thức của phép thế được sử dụng trong tác phẩm của Nam Cao. Bước đầu phân tích để làm nổi bật tác dụng của một số dạng thức cơ bản. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, người viết hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời việc nghiên cứu đề tài còn tạo tiền đề cho người viết trong những công trình nghiên cứu sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Để hoàn thành đề tài Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi tiến hành tìm hiểu phép thế cũng như những dạng thức cụ thể trong liên kết văn bản qua GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 3 SVTH: Nguyễn Thị Chúc Bình
  10. Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao các công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả: Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thị Ảnh, Nguyễn Chí Hòa,…Từ đó, tiến hành khảo sát phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao qua một số tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo (1941), Lão Hạc (1942), Giăng sáng (1942), Một bữa no (1943), Đời thừa (1943). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài một cách khoa học, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Trước tiên, chúng tôi tham khảo những công trình nghiên cứu có đề cập đến phép thế trong liên kết văn bản, với những phương pháp tổng hợp chúng tôi hệ thống hóa những quan điểm khác nhau của các tác giả về phép thế. Tiếp theo, chúng tôi tiến hành thống kê các dạng thức của phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao. Sau đó, phân tích ngữ liệu để làm sáng tỏ giá trị, tác dụng của phép thế mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 4 SVTH: Nguyễn Thị Chúc Bình
  11. Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: KHÁI LƢỢC VỀ PHÉP THẾ TRONG LIÊN KẾT VĂN BẢN 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ VỀ PHÉP THẾ VÀ CÁC DẠNG THỨC THẾ 1.1.1. Quan điểm của Trần Ngọc Thêm Trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, tác giả chia phép thế thành hai dạng: thế đồng nghĩa và thế đại từ. 1.1.1.1. Phép thế đồng nghĩa Theo tác giả, “phép thế đồng nghĩa là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc cụm từ) khác nhau có cùng một nghĩa (chỉ cùng một đối tượng)” [ 13; tr.114]. Trong phép thế đồng nghĩa, sự đồng nhất về nghĩa (biểu vật hoặc biểu niệm) của chủ tố và thế tố tức là mối quan hệ thông qua đối tượng mà chúng biểu thị, chính là cơ sở cho chức năng liên kết phát ngôn. Ví dụ: Sài Gòn đã làm cho thế giới kinh ngạc. ( Sài Gòn là một thành phố). Sức sống của thành phố mãnh liệt không sao lường nổi. Tác giả cho rằng: phép thế đồng nghĩa là một sự đồng nhất được thừa nhận mà không cần tuyên bố [13; tr.114]. Căn cứ vào đặc điểm của các phương tiện dùng làm chủ tố và thế tố, tác giả chia phép thế đồng nghĩa thành bốn dạng: thế đồng nghĩa từ điển, thế đồng nghĩa lâm thời, thế đồng nghĩa phủ định và thế đồng nghĩa miêu tả. - Thế đồng nghĩa từ điển Theo tác giả: “ thế đồng nghĩa từ điển là kiểu thế đồng nghĩa ổn định mà cả hai yếu tố liên kết là những từ đồng nghĩa (thường được cố định trong các từ điển đồng nghĩa)” [13; tr.115]. Ví dụ: Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ sẽ đỏ tươi nếu chị đẻ con trai. ( Anh Đức - Con chị Lộc) Trong thế đồng nghĩa từ điển, kiểu thế hay gặp nhất là động từ, tính từ và danh từ đồng nghĩa (ở mọi loại văn bản). GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 5 SVTH: Nguyễn Thị Chúc Bình
  12. Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao - Thế đồng nghĩa phủ định Theo tác giả, đây là kiểu thế ổn định mà một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ cấu tạo từ từ trái nghĩa của yếu tố liên kết kia cộng với từ phủ định [13; tr.116]. Ví dụ : Người Pháp đổ máu đã nhiều. Dân ta hi sinh cũng không ít. ( Hồ Chí Minh - Thư gởi đồng bào...,5-1947) - Thế đồng nghĩa miêu tả Đây là kiểu thế không ổn định có ít nhất một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ miêu tả một thuộc tính điển hình nào đó đủ để đại diện cho đối tượng mà nó biểu thị [13; tr.117]. Ví dụ: Ông lão há miệng ra như bị bò cạp chích. Ông biết thừa là bọn chúng chẳng lạ gì gia đình ông, nhưng ông vẫn cứ phải ngạc nhiên như vậy. (Nguyễn Thi - Ở xã Trung Nghĩa) Có trường hợp cùng một đối tượng có thể đặc trưng từ nhiều góc độ khác nhau, có nhiều dấu hiệu điển hình khác nhau. Ví dụ: Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp (...). Chị Dậu nghiến hai hàm răng (...) túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất (...). Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị nắm ngay được gậy của hắn (...). kết cục anh chàng “hầu cận ông Lí yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (Ngô Tất Tố - Tắt đèn) - Thế đồng nghĩa lâm thời Thế đồng nghĩa lâm thời là kiểu thế không ổn định mà chủ tố và thế tố là những từ vốn không phải là từ đồng nghĩa song có quan hệ ngữ nghĩa bao hàm (theo kiểu giống – loài ), trong đó từ có ngoại diện hẹp hơn (chỉ giống) bao giờ cũng phải làm chủ tố còn từ kia (có ngoại diện rộng hơn) bao giờ cũng làm thế tố [13; tr.119]. Ví dụ: Năm 23 tuổi, cụ Võ An Ninh đã có những bức ảnh đầu tiên đăng trên báo. Từ đó đến nay, tác giả đã đi khắp đất nước say mê ghi lại hình ảnh quê hương GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 6 SVTH: Nguyễn Thị Chúc Bình
  13. Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao với tình yêu tha thiết. ( Báo Nhân dân, 25-1-1984) Để có thể xác định và tránh nhầm lẫn trong phân loại phép thế, tác giả tóm tắt như sau: Theo độ phức tạp của hai yếu tố liên kết Cả hai là từ Ít nhất có một là cụm từ I II Thế ổn định THẾ ĐỒNG THẾ ĐỒNG Theo độ ổn định NGHĨA TỪ ĐIỂN NGHĨA PHỦ ĐỊNH của quan hệ đồng IV III nhất Thế không ổn THẾ ĐỒNG THẾ ĐỒNG định NGHĨA LÂM THỜI NGHĨA MIÊU TẢ 1.1.1.2. Phép thế đại từ Tác giả cho rằng “ phép thế đại từ là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn mà đại từ (hoặc từ đại từ hóa) để thay thế cho một ngữ đoạn nào đó ở chủ ngôn” [13; tr.142]. Ví dụ: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. (Hồ Chí Minh - Đạo đức cách mạng) Ở đây phép thế đại từ khác với phép thế đồng nghĩa chủ yếu ở việc sử dụng đại từ làm thế tố. Bên cạnh đó, đại từ còn là một trong số những từ loại có chức năng liên kết và rút gọn văn bản. Ví dụ: Đáng lẽ, vấn đề được trình bày rõ ràng, gãy gọn, thì anh đã nói một cách úp mở, lờ mờ và chẳng có qua cái gì gọi là bằng cớ. Chính anh, anh cũng tự cảm thấy là anh đã nói một cách úp mở, lờ mờ và chẳng có qua cái gì gọi là bằng cớ. Và khi đã biết rằng chính anh, anh cũng tự cảm thấy là anh đã nói một cách úp mở, lờ mờ và chẳng có qua cái gì gọi là bằng cớ thì anh càng hoang mang. => Đáng lẽ, vấn đề được trình bày rõ ràng, gãy gọn, thì anh đã nói một cách úp mở, lờ mờ và chẳng có qua cái gì gọi là bằng cớ. Chính anh, anh cũng tự cảm thấy thế. Và khi đã biết thế anh càng hoang mang. (Vũ Thị Thường - Cái Lạt) GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 7 SVTH: Nguyễn Thị Chúc Bình
  14. Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao Để nắm rõ chức năng liên kết của các đại từ, Trần Ngọc Thêm phân loại đại từ theo hai hướng: - Theo đối tượng thay thế, các đại từ có thể chia thành 7 tiểu loại: Chỉ người (N), chỉ vật (V), chỉ số lượng (L), chỉ thời gian (T), chỉ không gian (K), chỉ dấu hiệu (D), chỉ cách thức (C). - Theo quan hệ với tọa độ gốc thì chúng ta có thể chia làm 4 tiểu loại: chỉ điểm gốc (1), chỉ điểm gần (2), chỉ điểm xa (3) và có tính nghi vấn phiếm chỉ (4). Để tiện việc xem xét, Trần Ngọc Thêm đã hệ thống bảng phân loại các đại từ như sau: 1 2 3 4 Điểm Điểm gần Điểm xa Nghi vấn- gốc phiếm chỉ TÔI (*) MÀY, cậu, anh, y, HẮN, NÓ, AI TAO, ông, đồng chí... THỊ, CHÚNG, N Người tớ... Y, TẤT CẢ HỌ TA MÌNH, NHAU GÌ V Sự vật L Số lượng BẤY BẤY NHIÊU BAO NHIÊU NHIÊU T Thời gian BÂY BÂY GIỜ GIỜ , NÃY, MAI BAO GIỜ NAY K Không ĐÂY ĐẤY, ĐÓ KIA gian trên, sau... D Dấu hiệu NÀY NỌ, ẤY NÀO C Cách thức THẾ,VẬY SAO (* Những đại từ thực thụ được kí hiệu bằng chữ in hoa, những đại từ hóa kí hiệu chữ in thường) GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 8 SVTH: Nguyễn Thị Chúc Bình
  15. Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao Theo Trần Ngọc Thêm, đại từ làm thế tố là một trong “những từ loại có chức năng liên kết rõ rệt nhất” và tác giả cũng đã chỉ ra chức năng liên kết của các nhóm đại từ trong văn bản. Trần Ngọc Thêm xét thế đại từ trong liên kết văn bản theo hai hướng: -Thế đại từ liên kết khiếm diện và dự báo - Thế đại từ liên kết hiện diện hồi quy Trong thế đại từ liên kết khiếm diện và dự báo, tác giả chỉ ra những nhóm từ thường chủ yếu thực hiện chức năng liên kết khiếm diện (đó là những nhóm từ chỉ tọa độ gốc) bao gồm: người phát tin (N1) – người nhận tin (N2) – thời gian gốc (T1) – không gian gốc (K1) và tất cả những nhóm khác của tiểu loại 1 (L1, D1,...) Ví dụ: Ấy là ánh sáng mùa đông. Trên con đường nhựa ven cửa ô thành phố có hai dòng người... ( Hoàng Tích Chỉ - Em bé Hà Nội) Bây giờ là đầu mùa hè. Trời ít mưa.. (Tô Hoài - Nhà nghèo) Ở những đoạn đối thoại trong văn bản truyện, kí... thì các đại từ với những mối liên kết khiếm diện của chúng bao giờ cũng đã được văn bản hóa bằng cách diễn đạt các “chủ tố” vốn vắng mặt thành lời. Tức là các liên kết thế đại từ khiếm diện đã được hiện diện hóa (biểu hiện này thường được diễn ra giữa lời tác giả với lời nhân vật). Ví dụ: Xe chúng tôi lướt nhanh trên con đường quốc lộ số một giữa những cánh đồng lúa xanh rì của huyện Tiên Sơn. Như sực nhớ ra điều gì, tiến sĩ Thái Lâm quay sang phía tôi: - Anh có thuộc vùng này không? Tôi gật đầu, đáp: - Có quê tôi cũng ở gần đây. (Lê phương - Bạch đàn) Huấn cầm lấy tay Hằng nói: - Tay em có hơi đen đi nhưng anh lại thấy em đẹp hơn ngày anh mới gặp. ( Nguyễn Thị Ngọc Tú - Buổi sáng) Trong các bài nói trên được ghi lại thì các mối liên kết khiếm diện thường chuyển thành liên kết hiện diện giữa văn bản với đầu đề của nó. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 9 SVTH: Nguyễn Thị Chúc Bình
  16. Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao Ví dụ: BÀI NÓI CHUYỆN CỦA HỒ CHỦ TỊCH TẠI ĐẠI HỘI VĂN NGHỆ TOÀN QUỐC LẦN THỨ III NGÀY 1/12/1962 Tôi thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ thân ái (...) khen ngợi các đồng chí đã có những thành tích trong thời gian qua (...). Hôm nay, tôi chỉ kể vài kinh nghiệm cũ... Chính nhờ việc hiển hiện hóa các liên kết khiếm diện như vậy mà văn bản có được sự hoàn chỉnh cần thiết và giúp cho người đọc hiểu được nó một cách dễ dàng, không cần phải có hoàn cảnh nói năng trực tiếp. Bên cạnh xu hướng hiện diện hóa liên kết khiếm diện còn có xu hướng khiếm diện hóa giả tạo liên kết thế đại từ hiện diện. Hiện tượng này thường được xảy ra trong các văn bản văn học. Ở khiếm diện hóa giả tạo, đối tượng tưởng như khiếm diện ngay từ đầu văn bản thì đến một lúc nào đó sẽ hiện diện trong văn bản. Trần Ngọc Thêm cho rằng: đây là một hiện tượng “dự báo hóa liên kết hồi quy”. Ví dụ: LUYỆN VỚI BIỂN Ông bị ngọng từ bé. Tại sao? Không thể biết rõ. Nhưng ông quyết chữa bằng được. Ông tập đọc, tập nói ở trong phòng một mình. Đọc, nói từng chữ, từng câu. Rồi ông ra bãi biển, mồm ngậm sỏi, gào thi với sóng nước. Chẳng những chữa khỏi tật, mà ông còn trở thành nhà hùng biện của một thời CÓOCNÂY. (Tiền phong, số 19, 1984) Các đại từ ở tiểu loại 4 có thể mang chức năng liên kết dự báo khi chúng được sử dụng với nghĩa nghi vấn. Ví dụ: Tri thức là gì? Tri thức là hiểu biết. ( Hồ Chí Minh - Sửa đổi lối làm việc) Nguồn gốc của các trào lưu lệch lạc về văn học, nghệ thuật phương Tây ở đâu? Nói gọn, nguồn gốc cơ bản của nó là sự bế tắc của văn học phương Tây. ( Phạm Văn Đồng - Nói chuyện tại đại hội văn nghệ IV) Các đại từ ở tiểu loại 4 không chỉ dùng với nghĩa nghi vấn mà còn dùng với nghĩa phiếm chỉ. Khi có từ phủ định đứng trước (không ai, không bao giờ, không đâu, chẳng sao...) hay khi có từ “cũng” đứng sau để diễn tả nghĩa phiếm chỉ khẳng định (ai cũng = “ tất cả mọi người”, đâu cũng = “khắp nơi”, bao giờ cũng = “luôn luôn”,...). Với nghĩa phiếm chỉ, đại từ không có chức năng liên kết. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 10 SVTH: Nguyễn Thị Chúc Bình
  17. Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao Trong thế đại từ liên kết hồi quy, những nhóm đại từ thuộc các tiểu loại 1-2-3 có thể mang chức năng liên kết hồi quy. Riêng đại từ mình (số ít) và nhau (số nhiều) chỉ liên kết hồi quy trong phát ngôn. Ở đây, tác giả chỉ rõ những đại từ liên kết hồi quy có tần số sử dụng cao nhất tập trung vào hai khu vực N, V-3 và K, D, C. - Ở khu vực N, V-3, các đại từ trong khu vực nay thay thế cho các danh từ hoặc danh ngữ chỉ người hoặc sự vật. Được sử dụng phổ biến là đại từ nó, chúng. Ví dụ: Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hóa dân tộc chúng ta. ( Hồ Chí Minh - Nhiệm vụ cấp bách, 9-1945) Thực dân phản động Pháp động viên hải lục không quân hàng chục vạn người. Chúng chi tiêu vào quân phí mỗi ngày hàng chục triệu bạc. ( Hồ Chí Minh - Kỉ niệm 6 tháng kháng chiến, 6-1947) Trần Ngọc Thêm cho rằng: những danh từ biểu thị khái niệm tập hợp thường được nhận thức dưới dạng số nhiều và thay thế bằng chúng (họ). Ví dụ: Điều kiện sống thích hợp của tre là nơi có nhiệt độ trung bình năm trên 220C. Chúng mọc trên niều loại đất khác nhau. ( Tin tức hoạt động khoa học, 8-1976) Điền nghĩ đến cái tính bủn xỉn của đàn bà. Họ may áo để cất đi. ( Nam Cao - Giăng sáng) Tuy đại từ nó, chúng được dùng chung cho hai tiểu loại N và V, nhưng ở mọi tiểu loại chúng lại có những đặc điểm riêng về sắc thái nghĩa và cách sử dụng. Ở N3, bên cạnh nó, chúng còn có nhiều đại từ và từ đại từ hóa khác chúng được phân hóa rõ rệt về sắc thái nghĩa: a) Các từ đại từ hóa dùng một mình phần nhiều có sắc thái kính trọng (người, ông , bà, anh, chị....). b) Các kết hợp X+ ấy (X = từ đại từ hóa) và đại từ họ với chúng có sắc thái trung hòa. c) Các kết hợp X+ ta và đại từ y có sắc thái xuông xã (nói chung ranh giới giữa nhóm b và c không được rõ rệt lắm. d) Các đại từ hắn, nó, chúng có sắc thái coi thường. Ở V3, đại từ nó, chúng dùng chung cho mọi trường hợp và không có sự phân hóa về sắc thái. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 11 SVTH: Nguyễn Thị Chúc Bình
  18. Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao Tác giả nói thêm, trong nhóm NV-3 còn có đại từ tất cả chỉ toàn bộ phần tử của tập hợp. Chủ tố của nó thường ở dạng liệt kê. Ví dụ: Bàn tay nhỏ của em ta cũng trở thành vũ khí. Bộ ngực nở nang của người yêu ta cũng trở thành vũ khí. Tấm thân còm cõi của mẹ ta cũng trở thành vũ khí. Lời nói duyên dáng đậm đà cùa cô hàng xóm ở góc chợ nay cũng trở thành vũ khí. Tất cả đều gieo tan rã và cái chết trên đầu giặc. ( Nguyễn Trung Thành - Đường chung ta đi) Tuy nhiên cần phân biệt tất cả với chức năng liên kết đại từ với phụ từ chỉ toàn bộ tất cả đứng ở vị trí đầu danh ngữ. Phụ từ này không làm nhiệm vụ thay thế và không có chức năng liên kết phát ngôn. Mặt khác, nếu chủ tố không chỉ người hoặc sự vật thì tùy theo đặc điểm của nó mà lựa chọn đại từ trong các tiểu loại L, T, K, C. Ví dụ: Chắc chắn là mấy đêm trước vẫn cử người lần mò vào tận đây tìm tôi. Hẳn là đơn vị anh Nhâm cũng thế. ( Triệu Bôn - Mầm sống) Về mặt sử dụng, Trần Ngọc Thêm cho rằng: các đại từ N, V, L, T, K, C cũng giống như các từ loại danh từ, động từ, số từ mà chúng thay thế - có thể sử dụng độc lập nhưng cũng có thể đi kèm với các từ nối (tại đây, từ bây giờ, bằng bấy nhiêu, tuy thế, vì vậy,...). Và có rất nhiều những kết hợp “từ nối + đại từ” có xu hướng cố định hóa [13; tr.153]. Ví dụ: Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta không cho phép đọc dài,(...) thì giờ của ta không cho phép xem lâu. Vì vậy cho nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy. ( Hồ Chí Minh - cách viết, 8-1952) Phần lớn các đại từ chỉ thay thế được cho một từ hoặc một cụm từ. Song các nhóm đại từ K và C có khả năng thay thế cho một phát ngôn, chuỗi phát ngôn. Theo tác giả, nếu ở kết ngôn nói đến một không gian, một vị trí , một sự vật (sự vật thường mang tính không gian) thì phải dùng các đại từ K; còn nếu ở kết ngôn nói đến chủ tố như một sự việc, một sự kiện, một cách thức thì phải dùng các đại từ C [13; tr.154]. Ví dụ: Không chỉ tham gia các cuộc họp của chi hội mà thôi, tôi còn đến những chi hội khác để bệnh vực lập trường “của tôi”. Ở đây tôi cần nhắc thêm rằng các GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 12 SVTH: Nguyễn Thị Chúc Bình
  19. Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao đồng chí MácSenCaSanh, Vaiăng Cutuyariê, MôngMútxô và nhiều đồng chí khác đã giúp đỡ tôi hiểu biết thêm. ( Hồ Chí Minh - Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin) Ở đại từ nhóm C có thể sử dụng độc lập thay thế cho phát ngôn, chuỗi phát ngôn trong hai trường hợp: a) Khi đại từ làm vị ngữ hoặc bổ ngữ trong kết ngôn. Ví dụ: Nước ta là một nước văn hiến. Ai cũng bảo thế. ( Nguyễn Công Hoan - Công dụng của cái miệng) b) Khi đại từ làm chủ ngữ trong nồng cốt quan hệ đồng nhất (đứng trước từ là). Ví dụ: Cỏ may trên bờ đường đi đã tàn. Người trong làng ra đồng gặt lúa. Trên mênh mông chỉ còn trơ lại những gốc rạ khô. Thế là mùa rét đã tới. (Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lưu kí) Còn các đại từ K thì chỉ có thể sử dụng độc lập để thay thế cho phát ngôn, chuỗi phát ngôn khi nó làm chủ ngữ trong nòng cốt quan hệ đồng nhất (đứng trước từ là). Ví dụ: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. ( Hồ Chí Minh - Báo cáo Chính trị tại Đại hội II, 2-1951) Trường hợp các đại từ D theo tác giả cần có sự kết hợp “ danh ngữ khái quát (danh từ loại thể) + đại từ dấu hiệu D”. Các danh từ khái quát dùng kèm với đại từ phổ biến nhất là: điều, việc, chuyện, cái, thứ, ... Các đại từ dấu hiệu thường dùng kèm với danh từ khái quát là: này, ấy, đó [13; tr.156]. Ví dụ: Keng phải may một bộ cánh. Việc này không thể cho bố biết được. ( Nuyễn Kiên - Anh Keng) Mẹ chồng chị cu Sứt chết vừa nãy. Tin ấy chẳng mấy chốc bay đi khắp làng. ( Nguyễn Công Hoan - Công dụng của cái miệng) Trần Ngọc Thêm khẳng định, đại từ nhóm D trong sự kết hợp với các danh từ khái quát “ Có sức thay thế lớn và là những đại từ có tần số sử dụng cao nhất”. Tuy nhiên, khi đứng trước đại từ D không phải là danh từ khái quát nữa mà GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 13 SVTH: Nguyễn Thị Chúc Bình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2