Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
lượt xem 8
download
Khoá luận này hướng tới mục đích nhằm phân tích những điểm yếu/mạnh, cơ hội/thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG THỦY TIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG THỦY TIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Hoài An Thái Nguyên, năm 2020
- i LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Với sự tiếp nhận của Ban giám đốc, tôi đã về thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Thái Nguyên. Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã lựa chọn chuyên đề “ Đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệ và Phát triển nông thôn trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên” làm đề tài báo cáo thực tập cho mình. Để hoàn thành bài khóa luận này: Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Dương Hoài An, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình làm báo cáo mà còn là hành trang quý báu để Tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Tôi chân thành cảm ơn Ban giám đốc, đồng cảm ơn Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng Kế toán ngân quỹ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Thái Nguyên đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại Ngân hàng. Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Thái Nguyên đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
- ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại HQKT Hiệu quả kỹ thuật EFCH Thay đổi hiệu quả ky thuật PECH Thay đổi hiệu quả thuần TECHCH Thay đổi tiến bộ công nghệ SECH Thay đổi hiệu quả quy mô TFPCH Thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp DMU Đơn vị ra quyết định ROS Thu nhập ròng / doanh thu ROA Thu nhập ròng / tổng tài sản ROE Thu nhập ròng / vốn chủ sở hữu DEA Phân tích bao dữ liệu MI Chỉ số malmquist XLRR Xử lý rủi ro TPTN Thành phố Thái Nguyên CN 1 Ngân hàng Agribank Chi nhánh Nam Thái Nguyên CN 2 Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên CN 3 Ngân hàng Agribank Chi nhánh Sông Cầu
- iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Thống kê mô tả cho các biến đầu vào và đầu ra................................ 21 Bảng 2: Các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn TP Thái Nguyên ... 23 Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 của Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên . ....................................... 30 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của 3 chi nhánh Ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (2017- 2019). ............................................................................................. 32 Bảng 5: Tình hình huy động vốn của 3 chi nhánh Ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (2017-2019) ....................... 35 Bảng 6: Tổng hợp tình hình sử dụng vốn của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (2017 – 2019) .... 37 Bảng 7: Hiệu quả kĩ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn thành phố Thái Nguyên theo năm ........................................... 40 Bảng 8: Hiệu quả kĩ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên theo chi nhánh ................................. 41 Bảng 9: Đánh giá việc thay đổi hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. .......... 43
- iv DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Agribank CN Nam Thái Nguyên ... 25 Sơ đồ 2: Thuận lợi trong việc tăng lượng tiền cho vay (% số ý kiến) ............ 44 Sơ đồ 3: Khó khăn trong việc tăng lượng tiền cho vay (% số ý kiến) ............ 45 Sơ đồ 4: Giải pháp tăng lượng tiền cho vay (% số ý kiến) ............................. 46 Sơ đồ 5: Thuận lợi trong tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng (% số ý kiến) 47 Sơ đồ 6: Khó khăn trong việc tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng (% số ý kiến) ...... 47 Sơ đồ 7: Giải pháp tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng (% số ý kiến) .......... 48 Sơ đồ 8: Thuận lợi trong việc tăng thu nhập từ hoạt động khác (% số ý kiến) ....... 49 Sơ đồ 9: Khó khăn trong việc tăng nguồn thu từ hoạt động khác (% số ý kiến) .. 49 Sơ đồ 10: Giải pháp tăng thu nhập từ hoạt động khác (% số ý kiến) ............. 50 Sơ đồ 11: Thuận lợi trong việc tăng lượng vốn huy động (% số ý kiến) ........ 51 Sơ đồ 12: Khó khăn trong việc huy động vốn (% số ý kiến) .......................... 52 Sơ đồ 13: Giải pháp tăng lượng vốn huy động (% số ý kiến) ......................... 53 Sơ đồ 14: Thuận lợi trong giảm chi phí cho hoạt động tín dụng (% số ý kiến) .... 54 Sơ đồ 15: Khó khăn trong giảm chi phí cho hoạt động tín dụng (% số ý kiến) .... 55 Sơ đồ 16: Giải pháp giảm chi phí cho hoạt động tín dụng (% số ý kiến) ....... 55 Sơ đồ 17: Thuận lợi trong việc giảm chi phí cho các hoạt động khác (% số ý kiến) ... 56 Sơ đồ 18: Khó khăn trong giảm chi phí cho các hoạt động khác (% số ý kiến) ...... 57 Sơ đồ 19: Giải pháp giảm chi phí cho hoạt động khác (% số ý kiến) ............. 58
- v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... iii DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................................... iv MỤC LỤC ................................................................................................................................ v PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................................... 1 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 4 1. Mục tiêu ................................................................................................................................. 4 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................................. 4 2.1. Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................................4 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................4 3. Thời gian và địa điểm thực tập .............................................................................................. 5 4. Bố cục của đề tài: .................................................................................................................. 5 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................................... 6 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................................. 6 1. Một số vấn đề về hiệu quả ..................................................................................................... 6 1.1. Hiệu quả .............................................................................................................................6 1.1.1. Khái niệm: ....................................................................................................................... 6 1.1.2. Các loại hiệu quả............................................................................................................. 7 1.2. Hiệu quả kinh tế (EE) ........................................................................................................9 1.3. Hiệu quả kỹ thuật (TE) ....................................................................................................10 2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng. ................................................. 13 II. PHÂN TÍCH CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...................................................................... 14 1. Các nghiên cứu quốc tế ....................................................................................................... 14 PHẦN III:.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 16 I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 16 1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................... 16
- vi 2. Không gian nghiên cứu ....................................................................................................... 16 3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................................... 16 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 16 III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 17 1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................................. 17 2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................................ 17 3. Phương pháp thống kê ......................................................................................................... 18 4. Chỉ số Malmquist ................................................................................................................ 18 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................. 23 I. CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN................................................................................................................................. 23 1. Giới thiệu về các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên ... 23 2. Mô tả về cơ sở thực tập: Ngân hàng Agibank chi nhánh Nam Thái Nguyên ..................... 24 2.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................................24 2.2. Nhiệm vụ ..........................................................................................................................24 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động ....................................................................................25 2.3.1. Ban giám đốc ................................................................................................................ 25 2.3.2. Các phòng ban .............................................................................................................. 25 2.4. Khái quát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank Chi Nhánh Nam Thái Nguyên ......................................................................................................................................28 2.5. Kết quả thực hiện của toàn Chi nhánh Agribank Nam Thái Nguyên năm 2019 .............30 II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ........................................... 31 1. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh Ngân Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. ............................................................................................ 31 2. Phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên ............................................................................................. 35 2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động .........................................................................35 2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn .....................................................................................37
- vii 3. Phân tích hiệu quả kĩ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên theo thời gian (năm) ........................................................................................... 40 4. Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên theo chi nhánh .................................................................................................... 41 5. Phân tích SWOT đối với việc thay đổi hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên ...................................................................... 42 6. Khảo sát nhân viên ngân hàng ............................................................................................. 43 PHẦN V: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ................................................................................................................................................. 60 I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2020................................................................................................... 60 1. Định hướng .......................................................................................................................... 60 1.1. Đối với các doanh nghiệp ................................................................................................60 1.2. Đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng ......................................................................61 2. Mục tiêu ............................................................................................................................... 61 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ......................................................................................................... 62 III.KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ........................................ 64 IV.KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 66 I. Tiếng Việt ............................................................................................................................ 66 II. Tiếng Anh ............................................................................................................................ 66 III.Các tài liệu tham khảo từ internet ....................................................................................... 67
- 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu và là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển của nền kinh tế. Xu thế này đang dần bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Trước xu thế đó, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thì đòi hỏi phải có nhiều vốn để thực hiện mục tiêu phát triển đó. Do đó, sự phát triển của các tổ chức tín dụng mà đặc biệt là hệ thống ngân hàng sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển nhanh hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế, góp phần làm giảm tỷ lệ đói nghèo ở thành thị và nông thôn, từng bước làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tuy nhiên, để có nguồn vốn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của người dân, các tổ chức tín dụng cũng như hệ thống ngân hàng nói trên cần hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng thương mại nói riêng không chỉ đơn thuần chỉ là hiệu quả về mặt kinh tế mà còn là hiệu quả xét về mặt xã hội, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế vùng. Cùng với sự phát triển nền kinh tế của cả nước, nền kinh tế thành phố Thái Nguyên ngày càng phát triển. Thành công này có sự góp phần của hệ thống ngân hàng trong đó có các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố. Sự có mặt của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không chỉ đơn thuần đáp ứng kịp thời vốn cho nền kinh tế của thành phố , phục vụ nền kinh tế phát triển cao hơn mà còn góp phần giúp đỡ đời sống của nhiều bà con vùng nông thôn được cải thiện, qua đó đã xóa bỏ dần nạn cho vay nặng lãi tại nông thôn, tạo điều kiện tăng nguồn thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân ở độ tuổi lao động.
- 2 Ngày nay, hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày trở nên sôi nổi và quyết liệt hơn. Do đó, mục tiêu của các nhà quản trị ngân hàng cần phải làm gì để có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh, đồng thời hạn chế tối thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh tiền tệ. Để hiệu quả kinh doanh ngày càng cao thì các hoạt động chủ yếu của ngân hàng như: tình hình huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn mà hoạt động chính là cho vay, mảng dịch vụ của ngân hàng phải hoạt động ngày càng có hiệu quả, từ đó sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp làm cho hiệu quả của toàn hệ thống tốt hơn. Cũng như những ngân hàng khác, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần thực hiện công việc phân tích hiệu quả hoạt động trên từng lĩnh vực hoạt động của mình. Từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn, đồng thời có thể phát hiện ra những rủi ro để có biện pháp phòng ngừa kịp thời, góp phần nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng. Ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngân hàng, song các nghiên cứu có xu hướng tập trung nhiều hơn vào đánh giá hiệu quả nhưng hầu hết ở mức độ vi mô. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2012) đã ứng dụng phương pháp bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra rằng phần lớn các ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả và việc tái cơ cấu ngân hàng hiện nay là cần thiết. Cụ thể : HQKT trung bình của 20 NHTM trong giai đoạn 2007-2010 là 76,7%, có nghĩa là để tạo ra sản lượng đầu ra như nhau thì các NHTM này chỉ sử được 76,7% đầu vào lãng phí 30,4 % đầu ra, kết quả cũng cho thấy HQKT của NHTM cổ phần cao hơn NHTM nhà nước ( 78,3% so với 63%) Như vậy, trong giai đoạn này NHTM cổ phần hoạt động có hiệu quả hơn. Điều này cho thấy, các NHTM cổ phần cạnh tranh hơn trong việc huy động vốn, quản trị rủi ro tốt hơn, mở thêm nhiều chi nhánh và độ tin cậy cao hơn. Nguyễn Minh
- 3 Sáng (2013) cũng đã áp dụng phương pháp phân tích DEA để phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các NHTM trên địa bàn TP. HCM vẫn chưa sử dụng tối đa các nguồn lực đầu vào như nguồn nhân lực, tài sản cố định và tiền gửi khách hàng và quy mô đầu ra của ngân hàng chưa tương xứng. Tác giả đã ứng dụng mô hình Tobit để định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng. Kết quả của ước lượng cho thấy vốn chủ sở hữu/tổng tài sản = -0,421 và nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng = 1,817 với mứ ý nghĩa 10% là hai yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM tại TPHCM. Nguyễn Thị Thu Thương (2017) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, kết quả về phân tích chỉ số MI cho thấy: Chỉ số MI giảm trung bình cho cả giai đoạn 2011-2015 là 0,9%. Cả hai chỉ số tiến bộ công nghệ và hiệu quả thuần đều có sự gia tăng nhẹ 0,5%. Song sự gia tăng này không đủ để bù đắp sự sút giảm trong HQKT 1,4%, do đó MI trong thời kỳ nghiên cứu vẫn bị giảm. MI của năm 2014 có sự giảm mạnh 51,9%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do chỉ số thay đổi tiến bộ công nghệ chỉ là 47,7% trong khi đó thay đổi của HQKT là 1,008%. Sự thay đổi ngược chiều về xu hướng giữa hiệu quả kĩ thuật và tiến bộ công nghệ chỉ ra rằng giai đoạn này các ngân hàng thương mại quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả kĩ thuật. Kết quả này cho thấy tiến bộ công nghệ đóng vai trò rất lớn trong việc giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho các ngân hàng. Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ và hệ thống đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của một tỉnh từ góc độ vi mô và vĩ mô. Việc áp dụng phương pháp DEA và chỉ số Malmquist để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở phạm vi không gian nghiên cứu của
- 4 một thành phố vẫn còn rất hạn chế. Do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu - Đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. - Phân tích những điểm yếu/mạnh, cơ hội/thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học Đây là đề tài có ý nghĩa nghiên cứu và thực tiễn, là tài liệu góp phần cung cấp thêm cái nhìn khái quát về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn - Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là nguồn tham khảo khách quan cho khách hàng, cho ngân hàng chi nhánh thành phố về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp: nguồn tài chính, huy động vốn, sử dụng vốn, hoạt động dịch vụ ngân hàng. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao và mở rộng hoạt động kinh doanh của từng lĩnh vực, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
- 5 3. Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian thực tập: từ ngày 10 tháng 01 năm 2020 đến ngày 10 tháng 05 năm 2020. - Địa điểm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Thái Nguyên 4. Bố cục của đề tài: Phần I: Mở đầu Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn Phần III: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần V: Kết luận và khuyến nghị
- 6 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Một số vấn đề về hiệu quả 1.1. Hiệu quả 1.1.1. Khái niệm: Hiệu quả trong tiếng Anh gọi là: Efficiency. (Hiệu quả kinh doanh, TS. Vũ Trọng Nghĩa, Đại học Kinh tế quốc dân) - Hiệu quả xét ở góc độ kinh tế học vĩ mô: Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó. Hiệu quả là không lãng phí. - Hiệu quả xét ở góc độ chung và doanh nghiệp: Hiệu quả được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Mối quan hệ tỉ lệ giữa chi phí kinh doanh phát sinh trong điều kiện thuận nhất và chi phí kinh doanh thực tế phát sinh được gọi là hiệu quả xét về mặt giá. Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Công thức: H = K/C Trong đó: H: Hiệu quả K: Kết quả đạt được C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó
- 7 1.1.2. Các loại hiệu quả - Hiệu quả xã hôi, kinh tế, kinh tế - xã hội và kinh doanh - Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh - Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và kinh doanh trên từng lĩnh vực - Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn Hiệu quả xã hội - Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. - Các mục tiêu xã hội đạt càng cao càng tốt: Giải quyết công ăn, việc làm Xây dựng cơ sở hạ tầng Nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động Đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động Cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiệu quả kinh tế - Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu kinh tế của một thời kì nào đó. - Các mục tiêu kinh tế đạt càng cao càng tốt: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm quốc nội Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân; Hiệu quả kinh tế gắn với nền kinh tế thị trường thuần túy và thường được nghiên cứu ở giác độ quản lí vĩ mô. Hiệu quả kinh tế - xã hội - Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.
- 8 - Các mục tiêu kinh tế - xã hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm quốc nộ Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân Giải quyết công ăn, việc làm… - Hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ quản lý vĩ mô. Hiệu quả kinh doanh - Hiệu quả kinh doanh phạm là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Hiệu quả kinh doanh gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Chỉ xem xét ở các doanh nghiệp kinh doanh. Hiệu quả đầu tư - Hiệu quả đầu tư là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đầu tư xác định. Hiệu quả đầu tư gắn với hoạt động đầu tư cụ thể. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp - Phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực để đạt mục tiêu toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phận của nó; - Đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của toàn doanh nghiệp trong một thời kì xác định. Hiệu quả ở từng lĩnh vực - Phản ánh trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ thể theo mục tiêu đã xác định; - Hiệu quả ở từng lĩnh vực không đại diện cho tính hiệu quả của doanh nghiệp, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực cá biệt cụ thể. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn - Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn:
- 9 Là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn như: tuần, tháng, quí, năm, vài năm… - Hiệu quả kinh doanh dài hạn: Là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá trong từng khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn, lâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Mối quan hệ biện chứng giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và hiệu quả kinh doanh ngắn hạn: Vừa có quan hệ biện chứng với nhau, và có thể mâu thuẫn nhau Chỉ có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh dài hạn Nếu xuất hiện mâu thuẫn thì chỉ có hiệu quả kinh doanh dài hạn phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Hiệu quả kinh tế (EE) Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực ( nhân lực, vật lực, tài lực) để đạt các mục tiêu kinh tế của một thời kì nào đó. (Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân ) Hiệu quả kinh tế là phạm trù phải được quan tâm nghiên cứu ở các hai góc độ vĩ mô và vi mô. Cũng vì vậy, nếu xét ở phạm vi nghiên cứu, có: - Hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân - Hiệu quả kinh tế ngành - Hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ - Hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành cũng như hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ cao, vai trò điều tiết vĩ mô là cực kỳ quan trọng. Các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế
- 10 Do có nhiều quan niệm khác nhau về công thức tính định nghĩa hiệu quả kinh tế nên ở phương diện lý thuyết cũng như thực tế cũng có thể có nhiều cách biểu hiện cụ thể khác nhau, có thể sử dụng hai công thức đánh giá hiệu quả phản ánh tính hiệu quả xét trên phương diện giá trị dưới đây: Tính hiệu quả kinh tế (H) (theo chi phí tài chính) Với QG là sản lượng tính bằng giá trị và CTC là chi phí tài chính. Tính hiệu quả kinh tế (H) (theo chi phí kinh doanh ) Với CTT là chi phí kinh doanh thực tế và CPĐ là chi phí kinh doanh “phải đạt”. 1.3. Hiệu quả kỹ thuật (TE) Trong mô hình của Farrell, hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra mức sản lượng cao nhất tại một mức sử dụng đầu vào và công nghệ hiện có của một hộ sản xuất. Hướng tiếp cận biên được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về ứng dụng trong sản xuất và lý thuyết trong những năm qua. Có 2 phương pháp tiếp cận chủ yếu được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật là: phương pháp tham số (parametric methods) và phương pháp phi tham số (non-parametric methods) (Quan Minh Nhựt, 2012) - Phương pháp phi tham số dựa vào kỹ thuật chương trình tuyến tính toán học (mathematical linear progamming) để ước lượng cận biên sản xuất. Phương pháp này được các nhà nghiên cứu sử dụng với tên gọi phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (data envelopment analysis – DEA.) Phương pháp DEA xây dựng đường biên sản xuất dựa vào số liệu thu thập của mẫu nghiên
- 11 cứu bằng công cụ lập trình toán học tuyến tính . Mức hiệu quả đươc đo lường dưa trên so sánh tương đối với đường biên này (Coelli, 2005). (Quan Minh Nhựt, 2012) - Phương pháp tham số: về góc độ kỹ thuật, SFA là phương trình có chứa tham số, thiết lập mô hình hiệu năng sản xuất, có hai sai số là sai số thống kê với phân phối chuẩn và sai số khác liên quan đến tính không hiệu quả kỹ thuật với phân phối khác ( bán chuẩn, grama,…) (Quan Minh Nhựt, 2012) Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả kỹ thuật còn có thể sử dụng chỉ số năng suất Malmquist (MI): - Khi xem xét về phân tích xu hướng thời gian, hầu hết các học giả đều có xu hướng xem hiệu quả là năng suất tổng hợp (TFP) và sử dụng hàm khoảng cách (Shephard, 1970) để đo lường sự thay đổi năng suất (hoặc hiệu quả). Caves et al. (1982) đã áp dụng các chỉ số năng suất từ hàm khoảng cách của Shephard để làm khung lý thuyết cho việc đo lường năng suất và sự thay đổi của nó mà sau này trở thành phương pháp tiếp cận chỉ số năng suất Malmquist. Trong ngành ngân hàng, cách tiếp cận này được áp dụng rộng rãi để tính toán những thay đổi về công nghệ và tăng năng suất, bao gồm: ( Berg et al. (1992), Berger and Mester (1997), Grifell-Tatje and Lovell (1997)) - Chỉ số Malmquist (MI) sử dụng dể xác định sự khác biệt hiệu quả giữa hai đơn vị hoặc một đơn vị trong hai khoảng thời gian. Để ước tính thay đổi HQKT và thay đổi tiến bộ công nghệ trong giai đoạn nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ sổ Malmquist phân tích dựa trên tỷ lệ của các sản lượng đầu ra. Chỉ số Malmquist cho phép so sánh hiệu quả giữa các thời kỳ khác nhau. - Trong phương pháp DEA, việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật được thực hiện dựa trên một đường giới hạn (frontier) xác định, và do đó, so sánh hiệu quả giữa hai giai đoạn dựa trên hai đường giới hạn khác nhau là rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu quy về cùng một gốc tọa độ thì vấn đề trở nên đơn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 380 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn