intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Những quan điểm cơ bản của Trần Nhân tông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

57
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ việc phân tích một số quan điểm cơ bản của Trần Nhân Tông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục từ đó, khóa luận chỉ ra những giá trị nổi bật của các quan điểm của Trần Nhân Tông về vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Những quan điểm cơ bản của Trần Nhân tông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ----------------------- ĐÀO VĂN MẠNH Hà Nội, 2019. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRẦN NHÂN TÔNG VỀ CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, NGOẠI GIAO, VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X HÀ NỘI, 2020
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ----------------------- ĐÀO VĂN MẠNH NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRẦN NHÂN TÔNG VỀ CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, NGOẠI GIAO, VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS Nguyễn Thanh Bình HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả nội dung trong khóa luận với đề tài “Những quan điểm cơ bản của Trần Nhân tông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục” là công trình nghiên cứu cá nhân tôi và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thanh Bình. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong khóa luận này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Các nguồn tài liệu tham khảo đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định, nếu phát hiện ra có sự gian lận tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng và kết quả của khóa luận. Hà Nôi, ngày 30 tháng 5 năm 2020 Tác giả Đào Văn Mạnh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm cụ nghiên cứu ..............................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................2 4. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................2 5. Ý nghĩa khóa luận .......................................................................................3 6. Kết cấu của đề tài ........................................................................................3 NỘI DUNG.....................................................................................................4 Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA TRẦN NHÂN TÔNG VỀ CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, NGOẠI GIAO, VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC ........................ .4 1.1 Điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội Việt Nam cho sự hình thành những quan điểm của Trần Nhân Tông về chính trị, quân sự, ngoại giao, vắn hóa và giáo dục .......................................................................................4 1.2. Tiền đề lý luận cho sự hình thành những quan điểm của Trần Nhân Tông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục ................. 10 1.3. Trần Nhân Tông – cuộc đời và sự nghiệp ......................................... 18 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRẦN NHÂN TÔNG VỀ CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, NGOẠI GIAO, VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC................................................................................................. 25 2.1. Quan điểm của Trần Nhân tông về chính trị, quân sự và ngoại giao 2.1.1. Quan điểm của Trần Nhân Tông về chính trị ................................... 25 2.1.2. Quan điểm của Trần Nhân Tông về quân sự .................................... 35
  5. 2.1.3. Quan điểm của Trần Nhân Tông về ngoại giao ................................ 38 2.2 Quan điểm của Trần Nhân Tông về giáo dục và văn hóa ............... 45 2.2.1. Quan điểm của Trần Nhân Tông về giáo dục ................................... 45 2.2.2. Quan điểm của Trần Nhân Tông về văn hóa .................................... 47 2.3. Những giá trị nổi bật trong các quan điểm của Trần Nhân Tông về chính trị, quân sự, ngoại giao,văn hóa và giáo dục ................................ 52 KẾT LUẬN ................................................................................................ 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 62
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vương triều Trần rực rỡ để lại những giá trị đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước: Một triều đại vừa sinh Phật, vừa sinh Thánh. Cả Phật và Thánh nhà Trần cho đến tận ngày hôm nay, sau gần một thiên niên kỷ bão táp, vẫn giữ một vị trí sừng sững trong tâm thức dân tộc. Cùng với thời gian, những tư tưởng của vị Hoàng đế thứ 3 của triều đại nhà Trần - Trần Nhân Tông để lại càng có giá trị với tầm vóc vượt thời gian. Ngay từ thế kỷ XIII, trí tuệ và tư tưởng Trần Nhân Tông đã đạt tới đỉnh cao, đặc biệt là những tư tưởng của ông về chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục. Trần Nhân Tông là ông vua minh triết trong lãnh đạo, dũng cảm, kiên quyết trong đánh giặc và ân tình trong việc trị dân, trị nước, và sâu sắc trong tu hành. Với tình thương và tâm từ bi rộng lớn, tấm lòng yêu nước và thương dân kết hợp với khuynh hướng chính trị nhạy bén của Trần Nhân Tông, Trần Nhân Tông đã tiếp tục biên khảo bộ Hình luật, chú trọng nhiều hơn đến đời sống của thần dân Đại Việt thời ông trị vì. Hội nghị Diên Hồng và hội nghị Bình Than dưới sự dẫn dắt của Trần Thánh tông và Trần Nhân tông đã nói lên điều đó. Đối diện với vận mệnh của đất nước đang lâm nguy trước giặc ngoại xâm, ông đã kêu gọi tiếng nói và sự đồng lòng của vua tôi, quần thần và nhân dân trong việc bảo vệ đất nước. Vua Trần Nhân Tông đã sống một cuộc đời oanh liệt, có những đóng góp vô cùng to lớn và thiết thực do dân tộc Việt Nam và Phật giáo.Vậy thì ,vì sao Trần Nhân Tông lại có những tư tưởng đó, những tư tưởng tiến bộ của ông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn háo, giáo dục là gì?. Ngày nay, những tác phẩm của Trần Nhân Tông do Thánh đăng ngữ lục ghi lại như Thiền Lâm thiết chủy ngữ lục, Thiền lâm thiết chủy hậu lục, Đại hương ải ấn thi tập, Tăng già toát sự và Thạch thất mị ngữ hoàn toàn đã thất tán. Những gì còn lại chỉ gồm một số bài thơ ,văn và ngữ lục được ghi chép rải rác. Cho 1
  7. nên, việc nghiên cứu tư tưởng của của Trần Nhân Tông không hề dễ dàng. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì hiện hữu về vua Trần Nhân Tông còn lưu lại, tôi xin phép được phác họa sơ qua một số quan điểm cơ bản của Trần Nhân Tông trong vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao văn hóa và giáo dục. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Từ việc phân tích một số quan điểm cơ bản của Trần Nhân Tông về chính trị, quân sự, ngoại giao,văn hóa và giáo dục từ đó, khóa luận chỉ ra những giá trị nổi bật của các quan điểm của Trần Nhân Tông về vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục. Nhiệm vụ: Để hoàn thành mục đích trên, khóa luận có nhiệm vụ làm rõ: -Điều kiện và tiền đề cho sự hình thành quan điểm của Trần Nhân Tông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục. -Những nội dung cơ bản trong các quan điểm cơ bản của Trần Nhân Tông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục. -Những giá trị nổi bật của các quan điểm của Trần Nhân Tông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Các quan điểm cơ bản của Trần Nhân Tông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục. Phạm vi: Một số tác phẩm của Trần Nhân Tông và các bộ quốc sử đề cập đến con người và sự nghiệp của Trần Nhân Tông. 4. Cở sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận dựa trên sơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xã hội và con người. 2
  8. Khóa luận áp dụng phương pháp biện chứng, duy vật lịch sử trong triết học Mác – Lênin. Ngoài ra khóa luận còn vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phân tích ,tổng hợp, so sánh… 5. Ý nghĩa khóa luận Khóa luận góp một phần vào việc nghiên cứu về các quan điểm của Trần Nhân Tông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục, để trên cơ sở đó thấy được những giá trị nổi bật. Khóa luận có thể làm tài liệu để nghiên cứu và học tập lịch sử tư tưởng Việt Nam. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 2 chương 6 tiết. 3
  9. NỘI DUNG Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA TRẦN NHÂN TÔNG VỀ CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, NGOẠI GIAO, VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC. 1.1.Điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội Việt Nam cho sự hình thành những quan điểm của Trần Nhân Tông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục. Để nghiên cứu tư tưởng về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục của Trần Nhân Tông trước tiên chúng ta cần tìm hiểu điều kiện lịch sử xã hội và những tiền đề lý luận hình thành tư tưởng của ông. Giống như C.Mác đã nói “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong tư tưởng triết học” [1, tr.156]. Từ cuối thế kỷ XII khi nhà Lý ngày càng suy yếu, triều đình lục đục, vua quan ngày đêm chỉ lo ăn chơi sa đọa không màng đến đời sống của người dân cực khổ, khó khăn, sản xuất đình trệ, mất mùa đói kém xảy ra liên miên, nhân dân khắp nơi cùng nhau nổi lên chống lại triều đình, xã hội ngày càng loạn lạc, các thế lực trong nước mất đoàn kết, đánh giết lẫn nhau…Không lâu sau đó, tháng 12 năm Ất Dậu (1226) công chúa Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Lý nhường ngai vàng cho nhà Trần, nhà Trần được thành lập từ đó. Về tổ chức hành chính và bộ máy quan lại, thời Trần tổ chức hành chính và bộ máy quan lại nhìn chung hoàn thiện hơn so với thời Lý. Sau khi giành được chính quyền, nhà Trần đã phân chia lại Đại Việt thành 12 lộ thay vì 24 lộ như ở thời Lý. Bộ máy hành chính được củng cố theo hướng tăng tính tập quyền quan liêu. Các quan được cấp lương bổng theo ngạch, bậc; cứ 10 năm thăng tước một cấp, 15 thăng tước một bậc. 4
  10. Về quốc phòng an ninh, nhà Trần một mặt, nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, xã hội, xây dựng chính quyền mới; mặt khác, tổ chức lại quân đội, củng cố quốc phòng. Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua. Ở các làng xã, có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu. Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông" và theo chủ trương : "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía bắc. Vua Trần thường đi tuần tra việc phòng bị ở các nơi này. Về pháp luật, năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều hình luật. Cơ quan pháp luật nhà Trần được tăng cường hoàn thiện hơn. Trong triều có thẩm hình viện chuyên xét xử việc hình ngục. Cuối thế kỷ XIII, nhà Trần lập ra Viện đăng văn kiểm pháp, lấy các đại thần phụ trách. Việc tuyển chọn các quan làm chức vụ này có tiêu chuẩn thanh liêm, thẳng thắn. Các tầng lớp đại quý tộc như Vua và hoàng gia được pháp luật bảo hộ đặc biệt, xã hội còn chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, chú trọng đến việc bảo vệ sản xuất nông nghiệp, ban hành các luật về đất đai, chuyển nhượng vật nuôi trong nông nghiệp như trâu bò, coi việc xây dựng, bảo vệ đê điều là việc làm của toàn nhà nước và nhân dân. Về ngoại giao, dưới triều Trần các vua đã tiến hành ngoại giao kiên quyết và cứng rắn để bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Sau chiến thắng quân Mông Cổ lần 1 (1258), công việc ngoại giao được tiến hành qua những biện pháp làm sáng tỏ uy lực của mình: Các vua thời Trần đã cử sứ bộ là tướng vừa thắng Mông Cổ sang chầu và lệnh cho sứ bộ khi sang chầu không kê khai số dân, quân dịch, cống nạp và phải chống việc đòi nước ta phải theo nghi lễ Mông Cổ. 5
  11. Trong hai lần kháng chiến chống quân Nguyên sau đó (1285 và 1288), nhà Trần đã thi hành chính sách ngoại giao vừa kiên quyết vừa mềm dẻo để kiềm chân quân xâm lược Nguyên Mông, nêu cao chính nghĩa của nhân dân ta. Sau chiến thắng, triều Trần tiếp tục đấu tranh ngoại giao làm tan rã ý chí xâm lược của kẻ thù, vừa tố cáo tội ác xâm lược, chỉ trả nhà Nguyên những tù binh ít nguy hiểm đối với đất nước. Triều Trần đã lợi dụng lúc địch gặp khó khăn, lúng túng, vận dụng sách lược ngoại giao uyển chuyển, linh hoạt “khi cương, khi nhu” vì vậy địch phải chấp nhận hòa hoãn, thậm chí cam kết không xâm phạm lãnh thổ và danh dự nước ta. Các vua Trần đã biết dựa vào sức mạnh đoàn kết của dân tộc và chính nghĩa, tìm hiểu kỹ về âm mưu của kẻ địch, linh hoạt trong việc áp dụng các chính sách ngoại giao. Khi thì kìm chân địch bằng ngoại giao, lúc tiến công ngoại giao tiếp theo chiến thắng quân sự để làm lung lay tiến tới làm tan rã ý chí xâm lược của địch như sau lần thắng Nguyên - Mông lần thứ ba. Nền kinh tế đất nước thời nhà Trần, về mặt nông nghiệp: để tránh nạn ngập lụt, vua Trần Thái Tông sai đắp đê hai bên bờ sông và cử quan đặc trách trông coi việc đê gọi là “Hà đê sứ”. Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân chúng. Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương. Về mặt thuế má: Có 2 loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được đóng bằng tiền và ít nhiều tùy theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được miễn thuế. Thuế điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có thuế trầu cau, rau quả, tôm cá v.v. Về mặt tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng - vàng, bạc được đúc thành phân, lượng và có hiệu của nhà vua. 6
  12. Nhìn chung, lịch sử phát triển của đất nước ở triều Trần có thể chia ba thời kỳ: thời thứ nhất từ Thái Tông đến Nhân Tông là thời xây dựng và chống Mông - Nguyên, thời thứ hai từ Anh Tông đến Hiến Tông (có Thượng hoàng Minh Tông) là thời kế tục, thời thứ ba từ Dụ Tông (sau khi Thượng hoàng Minh Tông mất) tới khi kết thúc là thời suy tàn. Các vua Trần thời hậu kỳ, kể cả Minh Tông, đều không biết chiêu mộ nhân tài; lực lượng quan lại đều kém tài. Nếu thế hệ trước thắng Mông Nguyên khổng lồ một cách oai hùng bao nhiêu thì đời con cháu phải chạy trốn một Chiêm Thành nhỏ bé, từng núp bóng mình trong chiến tranh chống Mông - Nguyên xưa kia, một cách thảm hại bấy nhiêu. Đến khi bị Chiêm Thành xâm lấn, không hề có một gương mặt nào của dòng họ Trần đứng ra chống được giặc mà phải dựa vào một tướng ngoài hoàng tộc (Trần Khát Chân vốn mang họ Lê). Nếu trong tông thất nhà Trần thời kỳ sau có những nhân tài như giai đoạn đầu thì dù Quý Ly có manh tâm cũng không thể tính chuyện cướp ngôi. Nhà Trần trượt dốc từ Trần Dụ Tông, sau sự kiện Dương Nhật Lễ và cái chết của Duệ Tông đã không gượng dậy được nữa. Đó chính là thời cơ cho Hồ Quý Ly làm việc chuyên quyền và chiếm lấy ngôi nhà Trần. Dù sao, nhà Trần vẫn là một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam. Trang sử về nhà Trần trong sử sách nằm trong số những trang sáng nhất và để lại nhiều bài học cho đời sau. Về văn hóa nghệ thuật, nhà Trần đã đào tạo được khá nhiều học giả nổi tiếng như Lê Văn Hưu soạn bộ Đại Việt sử ký và đây cũng là sách bộ sử đầu tiên của Việt Nam. Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng là một ông trạng rất mực thanh liêm, đức độ và có tài ứng đối đã làm cho vua quan nhà Nguyên phải kính phục. Chu Văn An là một bậc cao hiền nêu gương thanh khiết, một thầy giáo mẫu mực, tiêu biếu cho tính cương trực. Các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông đều là những người giỏi văn chương và 7
  13. có soạn “Ngự tập” và danh tướng Trần Quốc Tuấn có làm những tác phẩm giá trị như Hịch tướng sĩ. Hàn Thuyên tức Nguyễn Thuyên có công làm thơ bằng chữ Nôm và đặt ra luật thơ Nôm. Vì thế đã có nhiều học giả, văn nhân đã theo gương của Hàn Thuyên mà làm những bài thơ Nôm rất giá trị. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Bấy giờ (năm 1282) có cá sấu đến sông Lô. Vua sai hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu bỏ đi. Vua cho việc này giống như việc của Hàn Dũ, bèn ban gọi là Hàn Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc ngữ. Thơ phú nước ta dùng nhiều quốc ngữ, thực bắt đầu từ đấy” [9, tr.301]. Nghệ thuật điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, tinh xảo hơn so với thời Lý, trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn mang phong cách Chiêm Thành. Cách trang trí hoa dựa trên nghệ thuật dân dụng. Âm nhạc Đại Việt thời Trần chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, Chiêm Thành và Trung Quốc . Một số nhạc công bị bắt từ Chiêm Thành và Trung Quốc trong các cuộc chiến đã truyền nghề ca hát cho dân Đại Việt, càng ngày càng phổ biến. Về giáo dục, thời nhà Trần, văn học rất được mở mang, Nho học cũng phát triển hơn so với thời Lý. Ngoài Quốc tử giám có tại kinh đô từ đời nhà Lý, nhà Trần cho lập thêm Quốc học viện để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tại các lộ cũng cho mở trường học để dạy cho dân chúng. Trước kia dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi tam trường để lấy cử nhân, nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài giỏi ra giúp nước chứ chưa có mở định kỳ. Năm 1232, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi thái học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm thì có một kỳ thi. Năm 1247, nhà vua lại cho đặt ra khảo thi tam khôi để lấy trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu bảng nhãn. 8
  14. Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã tổ chức 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy 283 người đỗ . Có 2 khoa thi năm 1256 và 1266 lấy 2 trạng nguyên là Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên nên tổng số có 12 người đỗ đầu trong các kỳ thi. Về tôn giáo, vào đầu đời nhà Trần Phật giáo còn thịnh. Các nhà vua đều sùng đạo cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng để phụng thờ khắp nơi. Vua Nhân Tông còn sai sứ sang Trung Hoa để thỉnh kinh về truyền bá đạo Phật, và ông chính là ông tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm. Nhưng cuối đời Trần, Phật giáo bị pha thêm các hình thức mê tín bùa chú cho nên ngày càng suy vi. Về Lão giáo thì cũng được nhân dân ngưỡng mộ. Do đó, nhà Trần cũng cho mở những khảo thi tam giáo như đời nhà Lý. Năm 1277, Thượng hoàng Trần Thái Tông mất. Mùa đông ngày 22 tháng Mười âm lịch năm sau (tức 8 tháng 11 năm 1278), Trần Thánh Tông nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm - tức Hoàng đế Trần Nhân Tông - và lên làm Thái thượng hoàng, với tôn hiệu là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế Thể theo phép tắc triều Trần, Thượng hoàng tiếp tục cùng Hoàng đế điều hành chính sự. Trong bối cảnh Nguyên – Mông đang từng bước chuẩn bị tấn công Đại Việt, hai vua Trần đã đề ra các biện pháp khuyến khích phát triển nông nghiệp, thương mại, đồng thời đảm bảo sự ổn định và đoàn kết trong nước. Khi thủ lĩnh người dân tộc Trịnh Giác Mật nổi dậy ở Đà Giang vào đầu năm 1280, hai vua ra lệnh cho Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đi thuyết phục quân nổi dậy quy hàng. Nhật Duật nhờ giỏi ngoại giao và am hiểu phong tục dân bản địa nên đã thu phục được Giác Mật mà "không tốn một mũi tên"[12, tr.222-223]. Từ năm 1278 đến 1281, Nhà Nguyên đã ba lần sai Lễ bộ thượng thư Sài Thung dụ Trần Nhân Tông đến chầu, nhưng vua Trần cự tuyệt [19, tr 202]. Năm 1282, Thượng hoàng cử chú họ là Trần Di Ái thay mặt vua sang Nguyên. Không thỏa mãn, Nhà Nguyên cử một số quan lại sang giám sát các 9
  15. địa phương của Đại Việt, nhưng đều bị hai vua Trần trục xuất. Khoảng năm 1281–1282, Hốt Tất Liệt lập Trần Di Ái làm An Nam Quốc vương và sai Sài Thung đem 1 nghìn quân hộ tống Di Ái về nước [16, tr.78]. Hai vua Trần đã sai quân chặn ở biên giới, đánh tan đội quân hộ tống của Nhà Nguyên và bắt được Di Ái, nhưng vẫn nghênh đón Sài Thung về Thăng Long. Thất bại trong việc đưa Di Ái về Đại Việt đã khiến Sài Thung giận dữ đến mức khi "vua Trần Nhân Tông sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Xuân [cách gọi khác của Sài Thung] nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp." [10, tr. 188-189] Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn phải giả làm tu sĩ Phật giáo người Hán đến bắt chuyện, Sài Thung mới chịu tiếp. Sau vụ Trần Di Ái, quan hệ hai bên căng thẳng và đến cuối năm 1282, vua Nguyên một mặt cử nguyên soái Toa Đô từ Quảng Châu đánh Chiêm Thành, mặt khác sai Trấn Nam vương Thoát Hoan tập trung 50 vạn quân chuẩn bị “mượn đường đánh Chiêm” (trên thực tế là tiến công Đại Việt). Hai vua Trần lập tức bắt tay vào việc chuẩn bị tổ chức kháng chiến. Tháng 10 âm lịch năm 1282, Thánh Tông và Nhân Tông phong Hưng Đạo vương làm Quốc công Tiết chế – tức tổng chỉ huy toàn bộ quân đội Đại Việt. Hai tháng sau, Thượng hoàng mời các bô lão trong cả nước về điện Diên Hồng (Thăng Long) để bàn kế đánh Nguyên. Đại Việt sử ký toàn thư thuật lại rằng, khi được Thượng hoàng hỏi có nên chống lại người Nguyên hay không, các bô lão đã “cùng nói như từ một miệng: “Đánh!””[10, tr 188-189]. 1.2. Tiền đề lý luận cho sự hình thành những quan điểm của Trần Nhân Tông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục Tiền đề lý luận tư tưởng của Trần Nhân Tông có sự kế thừa trong việc tiếp thu những truyền thống văn hóa Việt Nam mà tập trung chủ yếu ở trong tư tưởng về ý thức quốc gia, dân tộc, về tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường và tinh thần yêu nước bất diệt - Một trong những yếu tố tinh thần quý báu của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.Nhưng chủ 10
  16. yếu đề hình thành nên tư tưởng của ông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục là sự kế thừa và phát triển tử tưởng của Trần Nhân Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ. Về tư tưởng triết học của Trần Thái Tông: Trần Thái Tông (1218-1277) tên thật là Trần Cảnh, là vị vua khai nghiệp nhà Trần. Ông lên ngôi năm 1225. Năm 1258, với tài năng quân sự kiệt xuất ông đã dẫn dắt nhân dân Đại Việt chiến thắng vó ngựa xâm lược của quân Mông Cổ, bảo vệ nền hòa bình đất nước, xây dựng nền thái bình thịnh trị. Dưới triều đại của ông, “chính trị, văn hóa, tôn giáo đều cực thịnh”. Ông cũng chuyên tâm nghiên cứu Phật học và sùng mộ đạo Phật nhưng không xem thường cái học của các trường phái khác. Học thuật nước nhà do đó phát triển. Ông là vị vua đỡ đầu việc phát triển Phật giáo Việt Nam, khiến cho Thiền học phát triển rực rỡ, và Thiền học cũng là yếu tố tư tưởng tiểu biểu trong tư tưởng triết học của Trần Thái Tông ảnh hưởng trực tiếp đến những quan điểm của Trần Nhân Tông về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và giáo dục. Dưới ảnh hưởng của ông, Phật giáo thiền tông không chỉ tạo nên những giá trị tinh thần độc đáo trong sự phát triển đời sống văn hóa - tôn giáo Đại Việt thế kỷ XIII - XIV mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ đất nước chống quân xâm lược Nguyên Mông và xây dựng nền hòa bình, thịnh vượng của triều đại nhà Trần. Bên cạnh đó, tư tưởng Thiền định của Trần Thái Tông là cơ sở, nền tảng quan trọng cho sự ra đời, phát triển của dòng thiền Trúc Lâm - thành tựu rực rỡ nhất của Phật giáo thời Trần - hình thành và phát triển. Trần Thái Tông đã kế thừa quan niệm bản thể thế giới là không của thiền học thời Lý: “Nguyên lai, tứ đại vốn là không, ngũ uẩn cũng chẳng có. Từ không khởi ra hư vọng, từ hư vọng thành ra sắc tướng mà sắc tướng là từ cái chân không”; “Bốn núi chót vót muôn khóm xanh, Hiểu ra thì tất cả là hư vô, vạn vật là không” dẫn theo[14, tr.34]. Bên cạnh khái niệm về 11
  17. tính không, Trần Thái Tông còn đưa ra các khái niệm “bản tính”, “chân tâm”, “bản tâm” để chỉ bản thể của thế giới: “Bản tính huyền ngưng, chân tâm trạm tịch, dứt tuyệt ý niệm về tròn khuyết, nếu không phải là người trí thì không truy cứu đến giềng mối của nó. Nó không hợp, không tan, không mất, không còn… Vì nó không phải hữu cũng không phải vô, không đạo cũng không tục, nó độc tồn, siêu nhiên, ngoài nó không có gì khác, vì vậy nó là tự tính kim cương” dẫn theo[21, tr.219-220]. Quan niệm chân tâm đồng nhất với tính không như trên của Trần Thái Tông có rất nhiều điểm đồng nhất với quan niệm về “đạo” của Lão Tử. Điều này cũng được thể hiện rõ nét khi ông kế thừa quan điểm thiền học thời nhà Lý, khi ông cho rằng tất cả mọi người đều có Phật tính, bất kỳ ai cũng có thể đạt được thành tự trong quá trình tu tập nếu họ thực sự tập trung và cố gắng: “Nào biết bồ đề giác tính, ai nấy viên thành; hay đâu trí tuệ thiện căn, người người đều đủ. Chẳng cứ đại ẩn tiểu ẩn; đâu nền tại gia xuất gia. Chẳng nề tăng tục, chỉ cốt tỏ lòng; nào kể gái trai, cớ sao nề tướng? Người chưa hiểu chia bừa thành tam giáo; giác ngộ rồi cùng thấu một chữ tâm”dẫn theo[14, tr.50]. Trần Thái Tông đã đưa ra những giải thích từ quan niệm tâm không đồng nhất với Phật tính, đồng nhất với bản thể của vũ trụ, Trần Thái Tông đi tới những kiến giải nhận thức luận về thế giới sự vật, hiện tượng bên ngoài. Ông cho rằng, sự xuất hiện của thế giới giả tượng là do niệm khởi, duyên hội, ngũ uẩn hợp thành. Chân tâm vốn như gương, do vọng niệm mà trở nên mờ tối, từ đó mà có thế giới giả tượng: “Pháp tính như như, không vướng mảy may niệm lự. Chân tâm lặng lặng xưa nay vốn dứt bụi nhơ. Chỉ vì bị che lấp nên vọng duyên mới khởi, ảo thể hiện thành”. Do vậy, theo Trần Thái Tông, cần phải làm cho chân tâm trở lại tĩnh lặng, trong sáng để dập tắt vọng duyên, có vậy mới thấy được chân tính, bản thể. 12
  18. Trần Thái Tông tuân thủ nguyên lý căn bản của thiền học là “kiến tính thành Phật”. Ông cho rằng, “người học đạo chỉ cốt thấy được bản tính”dẫn theo[14, tr.62]. Theo nguyên tắc thiền học, Trần Thái Tông quan niệm, để kiến tính, thấy được bản tính Phật, thấy được chân tể, phải “cố thủ nội khán” (quay đầu nhìn vào bên trong), hướng vào tu tập nội tâm để thấy tính: “Nếu hay phản chiếu hồi quang, đều được rõ tính thành Phật”dẫn theo [14, tr.48]. Như vậy, Trần Thái Tông tiếp tục xu hướng thiền học Vô Ngôn Thông, chú trọng việc chiêm nghiệm tính không là bản thể vũ trụ, là chân tể của vạn vật. Khi quay đầu nhìn vào bên trong (nguyên tắc thanh lọc nội tâm), tu tập để cho tâm bình lặng, đạt tới trạng thái tâm không (dứt mọi niệm), là khi đó đã đạt tới cảnh giới Phật. Do vậy, Phật tại tâm, không cần tìm kiếm đâu xa. Càng tìm kiếm ở ngoại giới thì càng xa rời “quê hương” - xa rời Phật tính - bởi quá trình tìm kiếm ở ngoại giới đó sẽ bị lục căn, lục tặc (các giác quan) làm cho mê lầm: “Mũi quyện mùi thơm, lưỡi tham vị ngọt, Mắt mờ vì sắc đẹp, tai mê tiếng hát hay. Mãi mãi làm khách phong trần trôi dạt, Ngày càng xa quê hương muôn vạn dặm đường” dẫn theo[14, tr.37]. Điểm qua một số tư tưởng thiền học căn bản của Trần Thái Tông trong Khóa hư lục, chúng ta thấy, những tư tưởng này của ông một mặt là sự tiếp nối tư tưởng thiền học của phái Vô Ngôn Thông dưới thời Lý, mặt khác là sự lý giải cụ thể hơn và sâu sắc hơn các nguyên lý tư tưởng mang tính siêu hình của thiền học. Nhờ đó, người học đạo dễ dàng tiếp cận tới chân lý thiền học hơn là những bài kệ súc tích mang tính yếu chỉ thiền dưới thời Lý. Cũng do vậy, thiền học, qua cách diễn giải của Trần Thái Tông, trở nên gần gũi với nhận thức của người tu thiền và dân chúng. Đó là đặc trưng tư tưởng thiền học của Trần Thái Tông. 13
  19. Ảnh hưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đối với tư tưởng của Trần Nhân Tông: Tuệ Trung Thượng Sĩ là một ngôi sao sáng trong nền tư tưởng thiền học. Là thầy của vua Trần Nhân Tông, được vua Trần Thánh Tông đã hết sức kính trọng, tặng danh hiệu Thượng Sĩ, và gửi gắm con mình (Trần Nhân Tông) cho ông dạy dỗ. Vua Trần Nhân Tông từng viết: "...Một hôm tôi xin hỏi Ngài về "bổn phận của tông chỉ", Thượng Sĩ đáp: "Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được, (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc), nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy” dẫn theo[22, tr.59]. Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, được Thái Tông phong tước Hưng Ninh Vương, ông giữ trọng trách và vai trò to lớn không chỉ với triều đình mà đối với phật pháp ông cũng có một ví trí quan trọng. Ông từng được triều đình tin tưởng giao phó cho việc giữ quân dân đất Hồng Lô. Ngoài ra, ông từng hai lần tham gia chống giặc phương bắc, đều lập những chiến công hiển hách và được giữ chức tiết độ sứ, giữ cửa biển Thái Bình. Trần Nhân Tông là đệ tử nối giáo của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Tư tưởng và sự giác ngộ phật pháp của Thượng Sĩ đã ảnh hưởng rất lớn tới một phật tử thuần thành, một bậc chân tu cẩn mật tinh tiến, vị tổ của phái Trúc Lâm Yên Tử, và cũng là người gây dựng một nền Phật giáo thống nhất. Trần Nhân Tông đã thực hiện trọn vẹn cả hai trọng trách to lớn giữa đời và đạo. Khi còn làm Vua, ông luôn quan tâm đến đời sống nhân dân, chăm lo tới việc hình thành, xây dựng và gìn giữ nền văn hóa, thuần phong mĩ tục nước nhà. Đương thời khi còn trị vì, bên cạnh việc triều chính, ông còn thể hiện rõ mình là một phật tử, thường đi chu du khắp các đạo, loại bỏ những ngôi đền thờ có dấu hiệu mê tín, không chính đáng, luôn thực hiện bố thí và ban phát lương thực, thuốc men cho dân thường. Khi đất nước rơi vào lửa giáo chiến tranh, ông đã bộc lộ rõ phẩm chất của một vị vua anh hùng 14
  20. trên chiến trận, giàu lòng yêu nước thương dân, nhưng ẩn sâu trong những hành động của ông vẫn thầm nhuần tinh thần từ bi hỉ sả và trí tuệ của một người Phật tử. Trần Nhân Tông rất tin tưởng vào luật nhân quả và nghiệp báo. Tinh thần này nhà vua tiếp thu được từ Tuệ Trung Thượng Sĩ. Có thể thấy rõ điều này qua câu chuyện được thuật lại trong Thượng Sĩ ngữ lục: Nhân Tông hỏi: "Chúng sinh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?". Thượng Sĩ bảo: "Giả sử có người đứng quay lưng lại, chợt có vua đi qua sau lưng, người kia thình lình hoặc cầm vật gì ném trúng vua, người ấy có sợ không? Vua có giận chăng? Như thế nên biết, hai việc này không liên hệ gì nhau", Thượng Sĩ liền đọc kệ để dạy: “Vô thường các pháp hạnh Tâm nghi tội liền sinh Xưa nay không một vật Chẳng giống cũng chẳng mầm Ngày ngày khi đối cảnh Cảnh cảnh từ tâm sinh Tâm cảnh xưa nay không Chốn chốn Ba la mật” Tôi lãnh hội ý chỉ hai bài tụng, giây lâu hỏi: "Tuy nhiên như thế, vấn đề tội phước đâu đã rõ ràng". Thượng Sĩ lại dùng kệ giải rõ: Ăn rau cùng ăn thịt Chúng sinh mỗi sở thuộc Xuân về trăm cỏ sinh Chỗ nào thấy tội phúc 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2