intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp đại học: trung Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Chia sẻ: Tomcangnuongphomai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

34
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là theo dõi quy trình gieo ươm cây Keo tai tượng giai đoạn vườn ươm. Chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái nguyên. Góp phần nâng cao chất lượng giống cây Keo phục vụ trồng rừng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp đại học: trung Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG A XU THỰC HIỆN QUY TRÌNH GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY KEO TAI TƯỢNG TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản Lí Tài Nguyên Rừng Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Thái nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG A XU THỰC HIỆN QUY TRÌNH GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY KEO TAI TƯỢNG TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản Lí Tài Nguyên Rừng Lớp : K47 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn Thái nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, sinh viên đã bước đầu được tiếp cận với những kiến thức thực tế, và làm đề tài giúp người học nâng cao kiến thứcvà trải nghiệm với nhũng gì em đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay và hoàn thành khóa học của mình Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin chân trọng cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa lâm nghiệp, cảm ơn các quý thầy, cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quý bấu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường đại học nông lâm thái nguyên. Đặc biệt em xin chân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn – Giảng Viên Khoa Lâm Nghiệp đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để hoàng thành khóa luận tốt nghệp này. Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này có nhiều lí do chủ quan và khách quan cho nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sinh viên.
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Hồ sơ theo dõi sản xuất, kinh doanh vật liệu giống cây lâm nghiệp năm 2019 ........................................................................................... 18 Bảng 4.2. Phân bố bệnh hại lá Keo giai đoạn vườn ươm ............................... 29 Bảng 4.3. Phân bố sâu hại lá keo .................................................................... 32
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Hạt giống đã nảy mầm sau khi xử lí xong ...................................... 19 Hình 4.2: Kĩ thuật làm đất, đóng bầu gieo ươm.............................................. 21 Hình 4.3. Hạt sau khi xử lý đã trương hạt và bắt đầu nứt nanh ...................... 22 Hình 4.4: Tra hạt Keo vào bầu ươm................................................................ 23 Hình 4.5: Tưới nước, làm cỏ phá váng ........................................................... 24 Hình 4.6: Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh trong vòm chống rét............. 25 Hình 4.7. Cây sau khi được dặm ..................................................................... 26 Hình 4.8: Bón phân NPK + Đạm .................................................................... 26 Hình 4.9: Bón thúc để cây phát triển đều, cân đối trước khi đảo bầu............. 27 Hình 4.10: Hình ảnh cây khi được đảo bầu .................................................... 28 Hình 4.11: Bệnh phấn trắng trên lá Keo ở các giai đoạn cây con................... 30 Hình 4.12: Bệnh lở cổ rễ trên lá Keo .............................................................. 31 Hình 4.13: Một số sâu hại lá keo phổ biến...................................................... 33 Hình 4.14: Hình pha chế dung dịch bordeaux ................................................ 34 Hình 4.15: Dùng loại thuốc AnVil 5SC và Daconil 75WP + RidomiGold .... 35 Hình 4.16: Hình ảnh loại thuốc ABATIMEC 3.6EC và thuốc trừ sâu KARATIMEC Gold 2EC.............................................................. 36 Hình 4.17: Tỷ lệ sống qua các lần đánh giá .................................................... 37 Hình 1.18: xuất cây ra khỏi vườn ươm ........................................................... 38
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật HĐ MB Hợp đồng mua bán NN & PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu................................................................ 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ........................................................ 4 2.1. Tổng quan về cây Keo tai tượng. ............................................................... 4 2.2. Tổng quan về nguồn gốc lô hạt .................................................................. 8 2.3. Các nghiên cứu về kĩ thuật gieo ươm cây Keo tai tượng ở thế giới và Việt Nam ................................................................................................................... 9 2.4 Tổng quan cơ sở thực tập .......................................................................... 12 2.4.1. Điều kiện vườn ươm ............................................................................. 12 2.4.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn ................... Error! Bookmark not defined. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 14 3.1. Thời gian và phạm vi thực hiện ............................................................... 14 3.1.1. Thời gian ............................................................................................... 14 3.1.2. Phạm vi thực hiện.................................................................................. 14 3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 14 3.2.1. Thực hiện các bước quy trình gieo ươm ............................................... 14 3.2.2. Thực hiện các bước chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm ................ 14 3.2.3.Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh hại cây con trong giai đoạn vườn ươm ................................................................................................................. 14 3.2.4. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn .............................................................. 14
  8. vi 3.2.5. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 14 3.3 Các bước thực hiện.................................................................................... 14 Phần 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN ................................ 17 4.1. Kết quả theo dõi và đánh giá các bước quy trình thực hiện gieo ươm .... 17 4.1.1. Nguồn gốc giống và hồ sơ vườn ươm ................................................... 19 4.1.2. Kỹ thuật đóng bầu gieo ươm. ................................................................ 20 4.1.3 Kỹ thuật xử lý hạt giống......................................................................... 21 4.1.4. Kỹ thuật tra hạt ...................................................................................... 22 4.2. Thực hiện các bước chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm ................... 23 4.2.1. Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh hại ...................................................... 28 4.3. Đánh giá tỉ lệ sông cây con và xác định tiêu chuẩn cây con xuất vườn phục vụ trồng rừng .......................................................................................... 36 4.3.1. Tỷ lệ sống của cây con theo thời gian ................................................... 36 4.3.2. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn phục vụ trồng rừng..................................... 37 4.4. Bài học kinh nghiệm ................................................................................ 38 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 40 5.1. Kết luận .................................................................................................... 40 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42 PHỤ LỤC
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Rừng và đất rừng Việt Nam chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích tự nhiên của đất nước, đó là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và là cơ hội tạo việc làm cho nhiều người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển rừng, trong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư thực hiện nhiều chương trình, dự án, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát triển lâm nghiệp đã được quan tâm chú trọng hơn như đầu tư thực hiện Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng... Để tăng tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân sống ở miền núi, đặc biệt là đồng bào sống trong và gần rừng đồng thời đáp ứng được nhu cầu về gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, thì việc trồng rừng bằng các loài cây có giá trị kinh tế cao và thời gian sinh trưởng nhanh là yêu cầu cấp bách hiện nay. Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) là loài cây lá rộng, mọc nhanh, mọc được trên nhiều loại đất, có biên độ sinh thái rộng, phù hợp cho trồng rừng trên quy mô lớn. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy, ván nhân tạo, gỗ của loài cây này còn được sử dụng cho các mục đích khác như xây dựng, trang trí nội thất, gỗ củi... Đây cũng là loài cây có nốt sần chứa cả Rhizobium và Bradyrhiobium, có khả năng tổng hợp nitơ tự do trong không khí rất cao, có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu đất đai ở nước ta từ vùng cát ven biển tương đối khô hạn đến vùng núi thấp dưới 400m ở Tây Nguyên. Keo Tai tượng đã được lấy giống để gây trồng ở nhiều nơi. Nếu nguồn giống tốt, điều kiện sinh thái và lập địa phù hợp sẽ tạo ra khối lượng gỗ
  10. 2 lớn không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu sang nước ngoài. Việc gieo ươm là một công việc vô cùng quan trong trong ngành lâm nghiệp, quy định những nguyên tắc, nội dung và kỹ thuật trồng rừng Keo tai tượng gồm các khâu: xác định điều kiện trồng, giống, tạo cây con, trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ nhằm cung cấp gỗ nhỏ kết hợp gỗ lớn và tạo cây đến trước cho trồng rừng cây bản địa. Hướng dẫn kỹ thuật này là cơ sở để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và lập kế hoạch cụ thể trồng cây Keo tai tượng, cũng là cơ sở để quản lý và nghiệm thu cho các đơn vị thuộc các chương trình trồng rừng. Với những đặc điểm như vậy, Keo tai tượng là một trong những loài cây đáp ứng được mục tiêu của trồng rừng sản xuất của nước ta trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Đây là loài cây có khả năng thích ứng lớn có thể trồng trên đất trống đồi núi trọc, vừa có khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu vừa có khả năng cung cấp gỗ lớn có giá trị để làm đồ mộc . Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài “Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” được đặt ra là hết sức cần thiết nhằm giúp ta hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh trưởng của loài cây này đồng thời góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển lâm nghiệp của vùng. 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu * Mục đích - Theo dõi quy trình gieo ươm cây Keo tai tượng giai đoạn vườn ươm - Chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái nguyên. - Góp phần nâng cao chất lượng giống cây Keo phục vụ trồng rừng
  11. 3 * Yêu cầu đề tài - Hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng vào thực tiễn sản xuất. - Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể. - Học tập và tìm hiểu thêm kinh nghiệm về kĩ thuật được áp dụng trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu - Rèn luyện kĩ năng làm việc, kỹ năng viết đề tài tốt nghiệp cho người thực hiện.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về cây Keo tai tượng. Cây Keo tai tượng có nguồn gốc ở Australia, được trồng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, mãi đến những năm gần đây, loại cây này mới được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Vậy bạn đã biết cây Keo tai tượng là gì chưa? Bạn hiểu về giống cây này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những điều đó. - Đặc điểm hình thái Cây gỗ trung bình, chiều cao biến động từ 7-30m, đường kính từ 25-35 cm đôi khi trên 50cm. Thân thẳng, vỏ có màu nâu xám đến nâu, xù xì, có vết nứt dọc. Tán lá xanh quanh năm, hình trứng hoặc hình tháp, thường phân cành cao. Cây mầm giai đoạn vài tháng tuổi có lá kép lông chim 2 lần, cuống lá thường dẹt gọi là lá thật, các lá ra sau là lá đơn, mọc cách, gọi là lá giả, phiến lá hình trứng hoặc hình trái xoan dài, đầu có mũi lồi tù. Lá giả có 4 gân dọc song song nổi rõ và cũng là loại lá trưởng thành tồn tại đến hết đời của cây Hoa tựa hình bông dài gần bằng lá, mọc lẻ hoặc tập trung 2-4 hoa tựa ở nách lá. Hoa đều lưỡng tính có màu trắng nhạt hoặc màu kem, cây 18-24 tháng tuổi đã có thể ra hoa nhưng hoa nhiều nhất vào 4-5 tuổi, màu hoa chính thường vào tháng 6-7 Quả đậu, dẹt, mỏng khi già khô vỏ quả cong xoắn lại. Hạt hình trái xoan hơi dẹt, màu đen và bóng, vỏ dày, cứng, có dính dải màu đỏ vàng, khi chín và khô vỏ nứt hạt dơi ra mang theo dải đó hấp dẫn kiến và chim giúp phán tán hạt đi xa hơn. Một kg hạt có từ 52.000-95.000 hạt Rễ phát triển mạnh cả rễ cọc và rễ bàn, đầu rễ cám có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm - Đặc điểm sinh thái
  13. 5 Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước được sự tài trợ của một số tổ chức quốc tế, cùng với một số loài keo vùng thấp khác, Keo tai tượng đã được đưa vào gây trồng khảo nghiệm ở 1 số vùng sinh thái chính của nước ta. Ngày nay, bên cạnh việc nguồn giống ngày càng được cải thiện về chất lượng 1 phần thì diện tích trồng Keo tai tượng cũng được mở rộng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước với khoảng 200.000 ha tính đến năm 2006 Đây là loài có biên độ sinh thái rộng, thích nghi được với nhiều vùng lập địa khác nhau, có thể trồng trên đất bị xói mòn, nghèo dinh dưỡng, đất chua, bồi tụ, đất phù sa, với độ pH từ 4-4,5. Cũng có thể kiếm sống được ở những vùng ngập úng, thoát nước kém. Tuy nhiên ở những nơi này chúng sinh trưởng kém và thường phân cành sớm, chiều cao không quá 10m. Sinh trưởng tốt nhất trên đất sâu, ẩm, giàu dinh dưỡng, thoáng khí và thoát nước tốt, cùng với độ pH trung tính hoặc hơi chua. - Ưu điểm Cây con được Bộ NN & PTNT cho phép các nguồn giống ươm từ hạt được thông qua hình thức cải thiện và chọn lọc về giống có chất lượng về di truyền tốt nhất từ các vườn giống, rừng giống… Cây Keo tai tượng là loài cây họ đậu, có bộ rễ có nốt sần cố định đạm và được phục hồi và sinh trưởng trên các loại đất đai nghèo sinh dưỡng, bạc màu và cải tạo môi tường đất rất tốt trong vòng 5-7 năm là loài cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn loài cây Keo lai giâm hom Việc trồng rừng Keo tai tượng cho sản phẩm gỗ trong vòng 6-7 năm là mục tiêu chủ yếu để kinh doanh rừng và làm nguyên liệu giấy, gỗ dăm… ít sản phẩm làm gỗ lớn. Cây Keo tai tượng chỉ cho một thân nên việc nuôi dưỡng rừng dễ dàng hơn các loài cây khác. Cây con gieo ươm từ hạt (sinh sản hữu tính), nên hệ rễ cây Keo tai tượng luôn luôn là hệ rễ phát triển là rễ cọc ăn sâu xuống đất nên việc lấy nước ở tầm sâu sẽ dễ dàng khi có mùa khô hạn
  14. 6 Lá cây Keo tai tượng dễ phân hủy, các thảm mục để lại là nguồn phân hữu cơ là thức ăn côn trùng có lợi cho đất, cho nên đất đai luôn bồi đắp và màu mỡ qua hàng năm là mục tiêu để hướng đến phục hồi trồng các loài cây bản địa lá rộng có giá trị như các loài họ Đậu; họ sao Dầu;… - Tiêu chuẩn đối với cây giống đạt chất lượng “có thể đưa ra trồng rừng” Hạt giống Keo tai tượng phải được thu hái từ các cây mẹ trong các rừng giống hoặc rừng giống chuyển hóa đã được công nhận. Ưu tiên lấy giống của các xuất xứ Pongaki, Cardwell, Iron range và một số xuất xứ có nguồn gốc Papua Niu Ghine đã được công nhận là giống tiến bộ kĩ thuật để được trồng rừng Là nhóm loài cây có hệ số nhân giống cao, có thể tạo giống bằng gieo hạt nhưng dùng phương pháp nhân giống sinh dưỡng cho kết quả còn hạn chế Cây 2 tuổi có thể ra hoa kết quả, tuy nhiên để đảm bảo có được nguồn giống tốt cho trồng rừng chỉ thu hạt của những cây mẹ từ 6 tuổi trở lên ở rừng giống hoặc rừng giống chuyển hóa đã được công nhận. Chọn cây mẹ có hình dáng thân đẹp, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh. Khi quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu thì thu hái rồi phơi trên nền gạch cho vỏ quả khô đều. Sau đó cho vào bao tải và đập để tách hạt ra. Làm sạch hạt và phơi trong nắng nhẹ cho đến khi độ ẩm của hạt còn khoảng 6-8% trong điều kiện các chữ thông thường sau 2 năm vẫn đảm bảo sức nảy mầm của hạt khoảng 60%. Nếu được xử lý tốt, tỷ lệ nảy mầm ban đầu của hạt có thể đạt trên 80% và 1kg hạt cho 30.000-35.000 cây con đạt tiêu chuẩn Xử lý hạt trước khi gieo bằng cách cho hạt vào chậu rồi đổ nước sôi vào với tỷ lệ 1/10 và ngâm trong khoảng 30 phút, sau đó vớt ra đem ngâm vào nước lã khoảng 1h và rửa sạch. Có thể đem gieo ngay hoặc ủ trong túi vải 2-3 ngày thì hạt nứt nanh và đem cấy vào bầu hoặc gieo trên luống. Cần lưu ý trong quá trình ủ hạt phải rửa chua và thay túi hằng ngày. Kỹ thuật tạo bầu, gieo cây, chăm sóc cây con tương tự như đối với Keo lá tràm.
  15. 7 Tiêu chuẩn cây con đem trồng: khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, chiều cao cây: 25-30cm, đường kính cổ rễ: 2-3mm, tuổi cây: 2-3 tháng. Ngoài các tiêu chuẩn trên, cây giống phải thể hiện các đặc tính sau: + Một thân, thẳng, mạnh khỏe + Cây giống có nhiều nốt sần lớn ở rễ + Bộ rễ phát triển tốt và chặt + Cây đã được huấn luyện trước khi trồng, thân đã hóa gỗ, không cụt ngọn, không nảy cành non và không có nhiều rễ vươn ra ngoài bầu + Cây khỏe mạnh, không có dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc bị tổn thương - Trồng và chăm sóc rừng. Ở nước ta Keo tai tượng thường được trồng thuần loài hoặc cũng có một số nơi được trồng hỗn giao với bạch đàn, phi lao, trám… Nhưng chưa mấy thành công. Để tận dụng khả năng cải tạo đất của những loài cây có nốt sần cố định đạm tự nhiên, qua đó cung cấp dinh dưỡng cho cây, góp phần cải tạo đất, nên Keo tai tượng thường được trồng ở những nơi đất trống đồi núi trọc thích hợp gây trồng ở những nơi có lượng mưa bình quân năm 1500-2200mm, nhiệt độ bình quân năm 22-27 độ C, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất < 30 độ C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất trên 22 độ C, nhiệt độ tối cao tuyện đối < 32 độ C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối > 15 độ C, có 0-3 tháng mưa ít hơn 50mm, độ cao 1-500m so với mực nước biển, địa hình dốc
  16. 8 tốt, có thể tận dụng khả năng đó sau khai thác luân kì 1 để phục hồi rừng mà không cần phải trồng lại - Khai thác sử dụng Cũng giống như Keo lá tràm, Keo tai tượng là cây đa tác dụng, gỗ có giác lõi phân biệt, với tỷ trọng từ 0,5-0,6; sợi dài từ 1-1,2mm; dùng làm gỗ giấy, gỗ dăm, gỗ xẻ, đóng đồ mộc cao cấp, làm ván ghép thanh, bao bì,… Gỗ có nhiệt lượng khá cao 4800 kcal/kg do đó cũng có thể dùng để đốt than, làm củi đun rất tốt Là loại cây mọc nhanh, tán lá dày, thường xanh nên còn được trồng làm cây bóng mát ở công viên, đường phố. Hoa có thể dùng để nuôi ong, vỏ chứa tan nin dùng cho công nghệ thuộc da, lá cây có thể làm thức ăn cho gia súc Rừng keo tai tượng trồng 10 tuổi ở nơi đất trùng bình có thể cho 12- 15m3/ha/năm, nơi đất tốt với xuất xứ phù hợp và trồng thâm canh có thể cho 18-20, thậm trí đạt 25m3/ha/năm. Tăng trưởng bình quân ở giai đoạn 10-13 tuổi đạt tới 24m3/ha/năm, ở Nam Phi rừng trồng bằng cây con từ hạt đạt 21,9m3/ha/năm và từ các dòng vô tính đạt 30m3/ha/năm Nếu kết hợp kinh doanh gỗ xẻ sau 15-18 năm khai thác gỗ dùng để đóng đồ mộc cao cấp nhất là cho xuất khẩu thì càng có giá trị cao, cũng vì vậy mà những năm gần đây nhiều nơi đã rất trú trọng trồng Keo tai tượng nhất là các tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh… Ở một số lập địa hoặc 1 số xuất sứ thường gặp có cây bị rỗng ruột làm giảm giá trị sử dụng của gỗ nhưng chưa xác định được nguyên nhân một cách chắc chắn và cũng chưa tìm được biện pháp khắc phục có hiệu quả 2.2. Tổng quan về nguồn gốc lô hạt - Mã số lô hạt: 20128 (Lô nhập: ngày 3/10/2017 và 15/10/2018 - Xuất xứ từ: Trung tâm giống cây rừng CSIRO, nguồn gốc : Australia. - Sức nảy mầm: 728 mầm/10 gram cho lô hạt 20128 (kiểm tra trong phòng thí nghiệm).
  17. 9 - Tỷ lệ xuất vườn đạt 85 – 90 % (Tương đương: 60,000 – 63.000 cây xuất vườn/ kg. 2.3. Các nghiên cứu về kĩ thuật gieo ươm cây Keo tai tượng ở thế giới và Việt Nam * Trên Thế giới - Thu hái hạt giống cây Keo tai tượng nên lựa chọn hạt giống chất lượng. Tốt nhất nên ưu tiên lấy giống của các xuất xứ Pongaki, Cardwell, Iron range và một số xuất xứ tốt có nguồn gốc Papua Niu Ghinê đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật để trồng rừng. - Lựa chọn cây trên 6 tuổi để lấy hạt, thu hái tháng 5 khi quả trên cây chín đều, vỏ có màu nâu. Hái quả về trải ra sân phơi trong bóng râm cho đến khô, đập cho vỏ quả gãy và sàng bỏ tạp chất. Hạt bảo quản thông thường trong túi nilông hay túi vải, có điều kiện thì cất giữ ở nhiệt độ 4-50C. - Xử lý hạt bằng nước sôi 1000C trong 30 giây, sau đó rửa sạch và ngâm vào nước lạnh trong 12 giờ, vớt ra rửa sạch hạt rồi đem gieo lên luống. Hoặc ủ hạt 2-3 ngày rồi chọn hạt nứt nanh đem gieo vào bầu, mỗi bầu một hạt. Cây mầm gieo trên luống khi được 3 lá thì cấy vào bầu. - Tạo bầu: vỏ bầu bằng túi Polyêtylen, thủng đáy, cỡ 9x12cm. Ruột bầu bằng đất mặt vườn ươm đập nhỏ, sàng kỹ loại bỏ cục đất và tạp vật có đường kính trên 4-5mm, trộn với 2,5kg supe lân vào 100kg đất. - Gieo hạt và chăm sóc: tưới đẫm bầu trước khi gieo hoặc cấy cây, sau khi cấy tưới nước thường xuyên đủ ẩm cho cây, cứ 15 ngày nhổ cỏ phá váng một lần và tưới thúc đạm urê nồng độ 0,1%, liều lượng 4 lít/m2. - Vệ sinh vườn ươm: Phải thường xuyên vệ sinh vườn ươm sạch cỏ tránh nơi trú ẩn của các loài sâu hại trong vườn ươm. - Phòng trừ sâu bệnh trong vườn ươm: Cây Keo thường xuất hiện bệnh phấn trắng trong vườn ươm, cần chú ý biện pháp phòng ngừa, nếu bệnh xuất hiện cần xử lý ngay. Khi bệnh được phát hiện sớm, việc phòng trừ bệnh cũng
  18. 10 đạt được hiệu quả cao bằng việc chọn đúng thuốc diệt nấm. Theo kết quả nghiên cứu của Lim và Khoo năm 1985 ở Malaysia, sử dụng dung dịch Bordeaux có thành phần và tỷ lệ như sau: CuSO4:CaO:H2O = 1:2:10 rất có hiệu quả. - Tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn là 3-3,5 tháng, cây thẳng đẹp, 1 thân, cao 20-25cm, đường kính cổ rễ 15-30mm, không gãy ngọn * Tại Việt Nam - Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 8 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín: Vỏ khô có màu nâu hoặc xám. - Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Tiến hành phân loại quả, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2-3 ngày cho quả chín đều, đóng ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần. Quả chín thì rải đều phơi dưới nắng để tách hạt ra khỏi quả. Sau khi hạt tách ra khỏi quả phải thu ngay để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao, loại bỏ tạp chất, hạt lép. Khi phơi phải đảo trộn nhiều lần trong ngày. Không phơi quả trên nền xi măng; chỉ phơi trên vải, cót, nong, nia, … - Hạt sau khi thu tiếp tục được phơi 2-3 nắng cho khô, sàng sảy, thu hạt tốt cho vào bao vải hoặc chum, vại để nơi khô thoáng - Xử lý hạt giống Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút; sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo, đổ nước sôi vào ngâm hạt và để nguội dần sau 4-6 giờ. Chọn những hạt trương (kích thuớc của hạt lúc trương lớn hơn kích thước hạt bình thường từ 2 – 3 lần) vớt ra và ủ trong túi vải (những hạt chưa trương tiếp tục xử lý trong nước sôi lại như lần đầu).Hằng ngày rửa chua bằng nước sạch, túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm. Sau 2 – 3 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo hoặc cấy hạt trực tiếp vào bầu.
  19. 11 - Chuẩn bị bầu đất Dùng túi bầu PE 7 x 12 cm đựng hỗn hợp ruột bầu, thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai (phân chuồng, phân xanh, phân rác).Đất làm ruột bầu được đập nhỏ trộn đều với phân và tiến hành đóng bầu. Bầu đất đóng xong được xếp đứng, thẳng hàng theo từng luống có chiều rộng 0,8 – 1 m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống là 0,4 m. - Gieo hạt Trước khi gieo hạt, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa vót nhọn một đầu tạo lỗ giữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào (mỗi bầu gieo từ 1 – 2 hạt), phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt, dùng rơm (hoặc cỏ khô, lá) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che phủ mặt luống, bên trên dùng dàn che bằng lưới che nắng 50% – 70%. Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm. Sau 6 – 7 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm, rạ, cỏ, lá khô) và chăm sóc luống bầu, bầu nào cây chết phải được cấy dặm ngay. Chú ý đề phòng nấm bệnh và côn trùng phá hoại cây mầm. Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ dần dàn che ra, đến khi cây con được 1 – 1,5 tháng thì dỡ bỏ hoàn toàn và tiến hành đảo bầu. - Kĩ thuật chăm sóc + Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm trong 03 tháng đầu, mỗi ngày tưới 4 – 5 lít/m2/1 lần, 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần và tưới nước phân chuồng hoai hoặc phân NPK pha loãng 1%. Nếu cây bị vàng còi hoặc bạc lá dùng sulphát đạm và supe lân để tưới cho cây, pha nồng độ 0,1% - 0,2% tưới 2,5 lít/m2 hai ngày tưới 1 lần, sau khi tưới nước phân phải tưới rửa sạch bằng nước lã. + Phòng trừ bệnh thối cổ rễ cho cây con bằng dung dịch Boocđo 1% họăc thuốc Benlate (1g/1lít) phun đều trên mặt luống. Nếu bệnh xuất hiện pha nồng độ 6g/10 lít nước phun cho 100 m2, tuần hai lần, phun liên tục trong 2 – 3 tuần.
  20. 12 + Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 3 - 4 tháng, cây có chiều cao 35 - 40 cm, đường kính cổ rễ 3,5 – 4 mm thì đem xuất vườn. - Phòng trừ sâu + Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Boocđo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 2 tuần/1 lần. + Khi phát hiện nấm bệnh thì tưới dung dịch boocđo 1% hay COC 85 liều lượng 25 gram/1 - 2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 10 – 15 ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3 lần liền. 2.4 Tổng quan cơ sở thực tập 2.4.1. Điều kiện vườn ươm * Vị trí địa lý; Vườn ươm được bố trí tại khu vực mô hình CAQ - chè Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Tây và nằm trong địa bàn xã Quyết Thắng. - Phía Nam vườn ươm giáp với phường Thịnh Đán - Phía Bắc vườn ươm giáp với phường Quán Triều - Phía Đông vườn ươm giáp với khu dân cư - Phía Tây vườn ươm giáp với xã Phúc Hà * Vườn ươm có diện tích 1000 m2, được xây dựng bán cố định với công suất 500.000 cây giống 2.4.2. Điều kiện dân sinh-kinh tế xã hội Xã Quyết Thắng có tổng số dân là 10.474 nhân khẩu, người dân nơi đây đa số sống chủ yếu dựa vào nghề sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi, 16 hoạt động dịch vụ hoặc đi làm thuê ngoài trong những lúc nông nhàn. Trình độ dân trí ở đây tương đối cao nhưng tỉ lệ hộ sống trong ngành nông nghiệp vẫn còn cao. Số người trong độ tuổi lao động là 5.523 người chiếm 59,92% trong tổng số nhân khẩu của xã.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2