
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4
lượt xem 1
download

Khóa luận tốt nghiệp đại học "Xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá trong phân môn Địa lí lớp 4; Xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON & NGHỆ THUẬT ---------- NGUYỄN THỊ THU THÚY XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2019
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON & NGHỆ THUẬT ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4 Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THU THÚY MSSV: 2115010567 CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA 2015 – 2019 Cán bộ hƣớng dẫn Th.S LÊ THỊ BÌNH MSCB: 1006 Quảng Nam, tháng 5 năm 2019
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô giáo ở Trƣờng Đại học Quảng Nam cũng nhƣ Trƣờng tiểu học Võ Thị Sáu và bạn bè cùng khóa. Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo – Th.S Lê Thị Bình, giảng viên khoa Tiểu học – Mầm non và Nghệ thuật, Trƣờng Đại học Quảng Nam. Cô là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, góp ý chân thành và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tiểu học – Mầm Non và Nghệ thuật đã dạy dỗ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em HS ở trƣờng tiểu học Võ Thị Sáu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành điều tra và thực nghiệm. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, gia đình, ngƣời thân đã luôn ủng hộ và đã tin tƣởng tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực hết mình để hoàn thành bài khóa luận nhƣng với khả năng còn hạn chế của bản thân, tôi chắc chắn rằng đề tài của mình vẫn còn nhiều thiếu sót cần bổ sung và sửa chữa. Vì vậy, những lời nhận xét, góp ý của các thầy cô và các bạn chính là điều kiện để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Quảng Nam, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Thúy
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây lả công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và các kết quả nghiên cứu trong đề tài khóa luận này là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác. Quảng Nam, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Thúy
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 DHMT Duyên hải miền Trung 2 ĐBBB Đồng bằng Bắc Bộ 3 ĐBNB Đồng bằng Nam Bộ 4 ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long 5 ĐG Đánh giá 6 ĐN Đà Nẵng 7 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 8 GV Giáo viên 9 HCM Hồ Chí Minh 10 HLS Hoàng Liên Sơn 11 HP Hải Phòng 12 HS Học sinh 13 KT Kiểm tra 14 MQH Mối quan hệ 15 NXB Nhà xuất bản 16 TDBB Trung du Bắc Bộ 17 TL Tự luận 18 TN Trắc nghiệm 19 TNKQ Trắc nghiệm khách quan
- DANH MỤC BẢNG STT Tên Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Vai trò của việc kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy 31 học phân môn Địa lí 2 Bảng 1.2 Mức độ quan trọng của việc xây dựng hệ thống bài tập 32 trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí 3 Bảng 1.3 Mức độ sử dụng các bài tập TL và TNKQ trong kiểm tra 32 đánh giá thƣờng xuyên 4 Bang 1.4 Mức độ quan trọng của việc kiểm tra đánh giá ở các thời 33 điểm trong tiết học phân môn Địa lí 5 Bảng 1.5 Mức độ kiểm tra đánh giá ở các thời điểm trong tiết học 33 phân môn Địa lí 6 Bảng 1.6 Các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên đƣợc sử 34 dụng trong phân môn Địa lí 7 Bảng 1.7 Nguồn gốc của các bài tập đƣợc GV sử dụng trong kiểm tra 34 đánh giá thƣờng xuyên phân môn Địa lí 8 Bảng 1.8 Mức độ hiệu quả của các bài tập đƣợc sử dụng để kiểm tra 35 đánh giá thƣờng xuyên phân môn Địa lí 9 Bảng 1.9 Ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra 36 đánh giá phân môn Địa lí 10 Bảng 1.10 Khó khăn của việc xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm 36 tra đánh giá phân môn Địa lí 11 Bảng 1.11 Khó khăn của việc sử dụng hệ thống bài tập trong kiểm tra 37 đánh giá phân môn Địa lí 12 Bảng 1.12 Tầm quan trọng của phân môn Địa lí 38 13 Bảng 1.13 Mức độ hứng thú học tập phân môn Địa lí của HS 38 14 Bảng 1.14 Mức độ thực hiện các bài tập kiểm tra đánh giá phân môn 39 Địa lí 15 Bảng 1.15 Nguồn gốc của các bài tập trong phân môn Địa lí HS làm 39 16 Bảng 1.16 Thời gian thực hiện bài tập phân môn Địa lí 40 17 Bảng 1.17 Mong muốn của HS về thời điểm thực hiện các bài tập 41 phân môn Địa lí của các giờ học trên lớp 18 Bảng 1.18 Các dạng bài tập HS đƣợc làm trong kiểm tra đánh giá 41 phân môn Địa lí lớp 4 19 Bảng 1.19 Vai trò của kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong phân 42 môn Địa lí 20 Bảng 3.1 Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của lớp thực 85 nghiệm (Lớp 4/7 ) ở giai đoạn 1 21 Bảng 3.2 Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của lớp thực 87 nghiệm (Lớp 4/7 ) ở giai đoạn 2 22 Bảng 3.3 Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của lớp thực 88 nghiệm (Lớp 4/7 ) ở cả 2 giai đoạn 1 và 2 23 Bảng 3.4 Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của lớp đối 89 chứng (Lớp 4/4 ) ở giai đoạn 2 24 Bảng 3.5 Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của lớp thực 90 nghiệm (Lớp 4/7 ) và lớp đối chứng (Lớp 4/4) ở giai đoạn 2
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên Nội dung Trang Mức độ sử dụng các bài tập trong kiểm tra đánh giá 1 Biểu đồ 1.1 32 thƣờng xuyên Các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên đƣợc 2 Biểu đồ 1.2 34 sử dụng trong phân môn Địa lí Nguồn gốc của các bài tập đƣợc GV sử dụng trong 3 Biểu đồ 1.3 35 kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên phân môn Địa lí Khó khăn của việc xây dựng hệ thống bài tập trong 4 Biểu đồ 1.4 37 kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí 5 Biểu đồ 1.5 Mức độ hứng thú học tập phân môn Địa lí của HS. 38 Mức độ thực hiện các bài tập kiểm tra đánh giá 6 Biểu đồ 1.6 39 phân môn Địa lí Nguồn gốc của các bài tập trong phân môn Địa lí 7 Biểu đồ 1.7 40 HS làm 8 Biểu đồ 1.8 Thời gian thực hiện bài tập phân môn Địa lí 40 Mong muốn của HS về thời điểm thực hiện các bài 9 Biểu đồ 1.9 tập phân môn Địa lí của các giờ học phân môn Địa 41 lí trên lớp Các dạng bài tập HS đƣợc làm trong kiểm tra đánh 10 Biểu đồ 1.10 42 giá phân môn Địa lí lớp 4 Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của 11 Biểu đồ 3.1 86 lớp thực nghiệm (Lớp 4/7) ở giai đoạn 1 Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của 12 Biểu đồ 3.2 87 lớp thực nghiệm (Lớp 4/7) ở giai đoạn 2 Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm ở giai 13 Biểu đồ 3.3 88 đoạn 1 và 2 Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của 14 Biểu đồ 3.4 89 lớp đối chứng (Lớp 4/4) ở giai đoạn 2 Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của 15 Biểu đồ 3.5 lớp thực nghiệm (Lớp 4/7) và lớp đối chứng (Lớp 90 4/4) ở giai đoạn 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ............................................................................ 2 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................... 2 3.2. Khách thể nghiên cứu............................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................. 3 5.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ................................................................... 3 5.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................ 3 5.3. Phƣơng pháp thống kê toán học ............................................................................... 4 6. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................................... 4 7. Đóng góp của đề tài..................................................................................................... 5 7.1. Về lý luận ................................................................................................................. 5 7.2. Về thực tiễn .............................................................................................................. 5 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 6 9. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................... 6 NỘI DUNG ..................................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ................................................... 7 PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4 ........................................................................................... 7 1.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4 .............................................................................................................. 7 1.1.1. Một số vấn đề về kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên .............................................. 7 1.1.2. Một số vấn đề về bài tập ..................................................................................... 13 1.1.3. Một số vấn đề về xây dựng hệ thống bài tập ...................................................... 20 1.1.4. Đặc điểm nhận thức của HS giai đoạn lớp 4, 5 ................................................... 25 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4 ........................................................................................................................... 28 1.2.1. Mục tiêu chƣơng trình phân môn Địa lí lớp 4..................................................... 28 1.2.2. Nội dung, chƣơng trình phân môn Địa lí lớp 4 ................................................... 28 1.2.3. Thực trạng việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4 ..................................................................................................................................... 29
- 1.2.4. Nhận xét về thực trạng xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4..................................................................................................................... 42 Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................................... 43 CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG KT-ĐG PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4 ............................................................................................................... 44 2.1. Căn cứ xây dựng hệ thống bài tập KT-ĐG trong phân môn Địa lí lớp 4............... 44 2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập KT-ĐG trong phân môn Địa lí lớp 4........ 45 2.3. Xây dựng hệ thống bài tập KT-ĐG trong phân môn Địa lí lớp 4 ............................ 46 2.3.1. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập KT-ĐG trong phân môn Địa lí lớp 4 ....... 46 2.3.2. Hệ thống bài tập KT-ĐG trong phân môn Địa lí lớp 4 ....................................... 48 2.4. Sử dụng hệ thống bài tập KT-ĐG trong phân môn Địa lí lớp 4 ............................ 67 2.4.1. Sử dụng hệ thống bài tập để kiểm tra bài cũ ....................................................... 67 2.4.2. Sử dụng hệ thống bài tập để kiểm tra cuối tiết học ............................................. 70 Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................................... 77 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................. 78 3.1. Mô tả thực nghiệm sƣ phạm................................................................................... 78 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................ 78 3.1.2.Nội dung thực nghiệm .......................................................................................... 78 3.1.3. Đối tƣợng thực nghiệm ....................................................................................... 78 3.1.4. Thời gian thực nghiệm ........................................................................................ 79 3.1.5. Phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................................. 79 3.2. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................... 79 3.2.1. Tiến hành thực nghiệm........................................................................................ 79 3.2.2. Giáo án thực nghiệm ........................................................................................... 80 3.3. Kết quả thực nghiệm .............................................................................................. 85 Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................................... 92 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................... 93 1. Kết luận ..................................................................................................................... 93 2. Khuyến nghị .............................................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. PHỤ LỤC ..........................................................................................................................
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, việc đổi mới giáo dục đã diễn ra rất sôi nổi trên toàn quốc.Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đã xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Giáo dục Tiểu học là cấp học căn bản, nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lƣợng của giáo dục phổ thông phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở trƣờng tiểu học. Có thể nói, những kiến thức tiếp nhận đƣợc ở trƣờng tiểu học là viên gạch đầu tiên trong lâu đài tri thức của mỗi con ngƣời. Do đó, cần phải có sự đầu tƣ hợp lí trong dạy và học để giúp HS tƣ duy và lĩnh hội kiến thức đƣợc tốt hơn. Kiến thức trong phân môn Địa lí lớp 4 cũng là một trong những “viên gạch” đầu tiên ấy. Địa lí là phân môn quan trọng trong hệ thống các môn học ở cấp tiểu học. Phân môn Địa lí ở tiểu học cung cấp cho HS những kiến thức thực tế bao gồm: Kiến thức về tự nhiên, kinh tế - xã hội và cả các kĩ năng sống cần thiết. Hơn nữa, Địa lí còn khơi gợi cho các em lòng yêu thích, ham muốn khám phá thiên nhiên, đất nƣớc và con ngƣời. Qua đó, giáo dục lòng yêu tổ quốc, yêu quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam. Để nâng cao chất lƣợng dạy học phân môn Địa lí lớp 4, ngoài việc đổi mới về nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học thì đổi mới trong kiểm tra đánh giá cũng rất cần thiết. Để thực hiện tốt và hiệu quả việc kiểm tra đánh giá trong dạy học GV cần chủ động xây dựng một hệ thống bài tập phong phú, hiệu quả và chính xác. Thông qua hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá, HS dễ dàng tiếp 1
- thu, củng cố kiến thức. Ngoài ra, GV có thể sử dụng hệ thống bài tập nhƣ một công cụ để kiểm tra đánh giá kết quả ngƣời học một cách khách quan. Bên cạnh đó, hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá còn có thể kích thích hứng thú học tập của HS, tạo điều kiện phát huy tính nhạy bén, khả năng tƣ duy của HS. Việc xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá trong dạy học phân môn Địa lí lớp 4 là một yêu cầu cấp thiết và chiếm một vị trí rất quan trọng trong dạy học hiện nay. Tuy nhiên, vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu về đề tài này. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4 nhằm giúp cho quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong dạy học. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phân môn Địa lí lớp 4. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4. - Điều tra thực trạng của việc xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4. - Xây dựng hệ thống bài tập nhằm kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên kết quả học tập phân môn Địa lí lớp 4. - Hƣớng dẫn sử dụng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá trong dạy học phân môn Địa lí lớp 4. - Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi của hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá trong phân môn Địa lí lớp 4. 2
- 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận 5.1.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết - Nghiên cứu các bài tập trong SGK, vở bài tập Lịch sử và Địa lí 4 và phƣơng pháp dạy học các môn về Tự nhiên-Xã hội nhằm có định hƣớng đúng trong việc xây dựng bài tập. - Sƣu tầm, tìm đọc tài liệu từ đó xử lý, chọn lọc, phân tích, tổng hợp, so sánh…thu thập thông tin liên quan đến vấn đề xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá trong phân môn Địa lí lớp 4. - Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm cơ sở khoa học về mặt lý luận cho đề tài. 5.1.2. Phƣơng pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic và chặt chẽ từng mặt, từng đơn vị kiến thức làm cơ sở lý luận cho đề tài. 5.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1. Phƣơng pháp quan sát Quan sát, dự giờ các tiết dạy phân môn Địa lí lớp 4 của GV để biết đƣợc tình hình học tập, khả năng nắm bắt kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới của HS tạo cơ sở cho quá trình xây dựng hệ thống bài tập, tìm hiểu việc kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong tiết dạy Địa lí của GV. 5.2.2. Phƣơng pháp điều tra Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4 ở phần điều tra và thực nghiệm nhằm thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu. Thông qua trao đổi, phỏng vấn GV và HS tại trƣờng tiểu học để nắm tình hình thực tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 5.2.3. Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia Tiếp thu các ý kiến của cô hƣớng dẫn cũng nhƣ các thầy (cô) giáo Khoa Tiểu học - Mầm non - Nghệ thuật, các thầy (cô) giáo tại trƣờng tiểu học và 3
- những ngƣời có kinh nghiệm, có hiểu biết về vấn đề này để định hƣớng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu của đề tài. 5.2.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm Thiết kế giáo án dạy thực nghiệm, sử dụng hệ thống bài tập trong một số tiết dạy thực nghiệm để kiểm tra thƣờng xuyên kết quả học tập của HS, kết quả thực nghiệm là cơ sở để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của hệ thống bài tập cũng nhƣ mức độ hứng thú học tập phân môn Địa lí của HS. 5.3. Phƣơng pháp thống kê toán học Sử dụng công thức toán học để xử lý số liệu từ kết quả điều tra thực trạng và thực nghiệm, từ đó đƣa ra số liệu chính xác và khách quan. 6. Lịch sử nghiên cứu Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu đến vấn đề xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá cho HS Tiểu học, các vấn đề liên quan đến phân môn Địa lí, điển hình nhƣ: Nguyễn Trọng Phúc là tác giả của cuốn sách “TNKQ và vấn đề đánh giá trong giảng dạy Địa lí”. Tác giả đã nghiên cứu và đƣa ra những lý luận cơ bản về đặc điểm của hình thức kiểm tra TN, TNKQ trong giảng dạy Địa lí, các loại câu TNKQ, ý nghĩa, vai trò, hạn chế của hình thức TNKQ; Các khuynh hƣớng sử dụng TNKQ trong kiểm tra, đánh giá; quy trình sử dụng TNKQ trong kiểm tra – đánh giá môn Địa lí. TS. Nguyễn Tuyết Nga - Phạm Thị Sen là tác giả của cuốn sách “Dạy học Địa lí ở Tiểu học” Tác giả đã nghiên cứu mục tiêu và nhiệm vụ của dạy - học Địa lí ở Tiểu học, chƣơng trình nội dung Địa lí trong SGK và thực trạng dạy - học Địa lí ở Tiểu học. Mai Thị Thanh An (2016), “Giáo dục chủ quyền biển đảo cho HS lớp 4,5 thông qua dạy học phần Địa lí”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học - Trƣờng Đại học Quảng Nam. Nguyễn Thị Duyên (2010), “Xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá môn Khoa học 4”, Luận văn thạc sĩ - Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2. 4
- Trần Thị Hậu (2017), “Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong dạy học phân môn Địa lí lớp 4 nhằm tạo hứng thú cho HS”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học - Trƣờng Đại học Quảng Nam. Trƣơng Thị Mỹ Lê (2018), “Xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá chủ đề vật chất – năng lượng môn Khoa học lớp 4”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học - Trƣờng Đại học Quảng Nam. Trƣơng Thị Thúy Nga (2016), “Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng phân biệt từ loại cho HS lớp 4”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học - Trƣờng Đại học Quảng Nam. Phạm Thị Phƣơng Thảo (2015), “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử và Địa lí lớp 4”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học - Trƣờng Đại học Quảng Nam. Nguyễn Thị Thúy (2016), “Xây dựng hệ thống bài tập TN khách quan nhằm phát huy tính tích cực cho HS lớp 4 trong dạy học môn Toán”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học - Trƣờng Đại học Quảng Nam. Hầu hết các đề tài nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống bài tập sử dụng trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá cho HS tiểu học ở các môn Toán, Tiếng việt, Khoa học và nghiên cứu về các vấn đề khác liên quan đến dạy học phân môn Địa lí mà vẫn chƣa có một đề tài nào nghiên cứu về nội dung “Xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4”. 7. Đóng góp của đề tài 7.1. Về lý luận Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4. 7.2. Về thực tiễn - Đánh giá thực trạng của việc xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá trong phân môn Địa lí lớp 4. - Xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá trong phân môn Địa lí lớp 4. - Hƣớng dẫn sử dụng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá trong phân môn Địa lí lớp 4. - Bƣớc đầu kiểm tra tính khả thi của đề tài. 5
- 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Hệ thống bài tập TL và TNKQ trong kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên phân môn Địa lí lớp 4. - Đánh giá thực trạng, thực nghiệm tại trƣờng Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Tam Kỳ. 9. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm có 3 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá trong phân môn Địa lí lớp 4. Chƣơng 2: Xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4. Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm 6
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4 1.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí lớp 4 1.1.1. Một số vấn đề về kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên 1.1.1.1. Các khái niệm liên quan * Khái niệm kiểm tra Theo Từ điển Tiếng việt do Hoàng Phê chủ biên, kiểm tra đƣợc hiểu là: “Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”. Nhƣ vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá HS. Theo Bửu Kế, kiểm tra là: “Tra xét, xem xét, kiểm tra là soát xét lại công việc, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”. Còn theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là: “Cung cấp những dữ liệu, những thông tin cơ sở cho việc đánh giá”. Theo giáo trình “Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học” của Ths. Hoàng Thị Tuyết (Chủ biên), TS. Vũ Thị Phƣơng Anh cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động GV sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện, kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá”. Nhƣ vậy, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét. * Khái niệm đánh giá Có rất nhiều định nghĩa về đánh giá. Những định nghĩa khác nhau dẫn đến những kỹ thuật đánh giá khác nhau, cách nhìn nhận khác nhau về cùng một đối tƣợng đánh giá. 7
- Theo Trần Bá Hoành, khái niệm đánh giá có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc”. Theo giáo trình “Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học” của Ths. Hoàng Thị Tuyết (Chủ biên), TS. Vũ Thị Phƣơng Anh cho rằng: “Đánh giá kết quả học tập là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học, hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra. Trong khuôn khổ tài liệu này, đánh giá kết quả học tập được hiểu là đánh giá HS về học lực và hạnh kiểm thông qua quá trình học tập các môn học cũng như các hoạt động khác trong phạm vi nhà trường”. Nhƣ vậy, đánh giá đƣợc hiểu là việc đƣa ra những nhận xét, kết luận về trình độ, phẩm chất của ngƣời học dựa vào những thông tin thu thập đƣợc từ quá trình kiểm tra. * Khái niệm về kiểm tra thường xuyên Theo giáo trình “Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học” của Ths. Hoàng Thị Tuyết (Chủ biên), TS. Vũ Thị Phƣơng Anh cho rằng: “Kiểm tra thường xuyên là tiến trình thu thập thông tin về việc học tập của HS một cách liên tục trong lớp học. Các hình thức kiểm tra thường xuyên thường dùng để đánh giá những phương diện cụ thể hay những phần của chương trình học. Kết quả của kiểu kiểm tra này được dùng để theo dõi sự tiến bộ của người học trong suốt tiến trình giảng dạy (progressive achievement tests) và cung cấp những phản hồi liên tục cho HS và GV, nhằm giúp GV có những biện pháp điều chỉnh kịp thời việc giảng dạy, cũng như giúp HS nhận ra những tiến bộ và chưa tiến bộ của bản thân để từ đó tự điều chỉnh và phát triển”. Theo Cardinet (bản dịch 1999): “Kiểm tra thường xuyên là phương thức đánh giá mềm dẻo, không chính thức. Nó giúp GV hình dung được điểm yếu và điểm mạnh trong kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS. Kiểm tra thường xuyên 8
- còn được xem là một phương thức đánh giá tự nhiên, cần thiết cho mọi hoạt động sư phạm có giá trị, là nguồn kích thích HS phát triển kĩ năng và kiến thức và là cơ sở để định hình và hướng dẫn việc học trong tương lai, nhằm mục đích giúp đỡ người học đạt đến một sự lĩnh hội có ý thức những điều họ biết, họ hiểu và có thể làm. Ngoài ra, kiểm tra thường xuyên còn phát triển khả năng tự nhận thức của HS, một khả năng mà nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định là một tác nhân quan trọng cho sự thành công của quá trình học tập” (Brown & Knight, 1994). Nhƣ vậy, kiểm tra thƣờng xuyên đƣợc hiểu là cách thức thu thập thông tin về việc học tập của HS một cách liên tục, vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình học một bài học hoặc một chủ đề của HS. Hơn nữa, kiểm tra thƣờng xuyên là cơ sở để HS điều chỉnh việc học của mình, giúp các em lĩnh hội đƣợc tri thức, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. 1.1.1.2. Hình thức của kiểm tra, đánh giá thường xuyên Căn cứ vào thời điểm kiểm tra trong quá trình dạy học, ngƣời ta chia ra làm hai hình thức kiểm tra. Đó là: Kiểm tra thƣờng xuyên và kiểm tra định kì. Trong đó, kiểm tra thƣờng xuyên là một hoạt động rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với GV và HS trong quá trình dạy học. Kiểm tra thƣờng xuyên là tiến trình thu thập thông tin về việc học tập của HS một cách liên tục trong suốt quá trình học tập. Có thể kiểm tra thƣờng xuyên bằng các hình thức nhƣ: Kiểm tra vấn đáp (kiểm tra nói) và kiểm tra thực hành (làm bài tập theo nhóm hay cá nhân). Trong phạm vi của khóa luận này, chúng tôi tiến hành tập trung nghiên cứu hình thức kiểm tra thực hành. Kiểm tra thực hành (làm bài tập theo nhóm hay cá nhân): Là hình thức kiểm tra thƣờng đƣợc thực hiện ở cuối tiết học hay bất cứ thời điểm nào trong tiết. Trong đó, GV cho HS làm kiểm tra dƣới dạng bài tập (có thể làm cá nhân hoặc theo nhóm) hay một đề kiểm tra (làm cá nhân). Ở đầu tiết học, GV có thể cho HS làm cá nhân hay theo nhóm dƣới dạng phiếu bài tập nhằm kiểm tra lại kiến thức cũ, mức độ ghi nhớ kiến thức. Ở cuối tiết học, GV tổ chức cho HS làm bài kiểm 9
- tra thƣờng xuyên sau khi kết thúc một bài học để hệ thống hóa lại kiến thức của bài học đó, giúp GV nắm đƣợc mức độ tiếp thu kiến thức mới của HS. Bài kiểm tra thƣờng xuyên gồm nhiều bài tập với nhiều dạng khác nhau đƣợc xây dựng theo 4 mức độ nhận thức: Nhận biết, hiểu, vận dụng và vận dụng nâng cao sẽ giúp cho quá trình kiểm tra đánh giá đạt kết quả tốt nhất. 1.1.1.3. Cấu trúc của một bài kiểm tra, đánh giá thường xuyên Căn cứ vào mẫu các đề kiểm tra định kì, một bài kiểm tra thƣờng xuyên ở Tiểu học cũng thƣờng có cấu trúc gồm hai phần: phần TN và phần TL. Bởi mỗi hình thức đều có những ƣu điểm và hạn chế riêng. Cần có sự kết hợp giữa các hình thức một cách hợp lí sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trƣng môn học, phù hợp với từng mức độ nhận thức nhằm tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của HS một cách chính xác và có hiệu quả hơn. Sau khi học xong một bài học hoặc trƣớc khi bắt đầu học một bài học mới, GV có thể cho HS thực hiện một bài kiểm tra ngắn trong khoảng thời gian từ 5 – 10 phút, số lƣợng câu hỏi, bài tập trong một bài kiểm tra thƣờng từ 4 – 6 câu. - Phần TN gồm những dạng bài tập với nhiều hình thức đa dạng và phong phú nhƣ: TN nhiều lựa chọn, TN đúng – sai, TN ghép đôi, TN điền khuyết (trả lời ngắn) và TN mô hình. Với nhiều hình thức bài tập nhƣ trên sẽ tạo đƣợc hứng thú cho các em trong quá trình làm bài. Phần TN thƣờng đƣợc dùng để xây dựng các bài tập ở mức độ: nhận biết, hiểu, vận dụng, trong đó có một số ít bài tập ở mức độ vận dụng nâng cao [13; 81]. - Phần TL gồm những bài tập yêu cầu HS trình bày hay giải thích các vấn đề liên quan đến nội dung bài học, mang tính vận dụng hay liên hệ thực tiễn đời sống. Phần TL thƣờng đƣợc dùng để xây dựng các bài tập ở mức độ: hiểu, vận dụng và vận dụng nâng cao, trong đó rất hiếm các bài tập ở mức độ nhận biết. Các câu hỏi, bài tập TNKQ hay TL trong bài kiểm tra thƣờng xuyên thƣờng phân hóa theo 4 mức độ: nhận biết, hiểu, vận dụng và vận dụng nâng cao [6]. - Bài tập ở mức độ nhận biết: Yêu cầu HS nhận biết, nhắc lại kiến thức, kĩ năng đã học. Bài tập này phù hợp với tất cả các đối tƣợng HS trong lớp và 10
- chiếm khoảng 20% câu hỏi trong bài kiểm tra. Bài tập ở mức độ này có thể đảm bảo 90% - 95% HS trong lớp có thể làm đúng. - Bài tập ở mức độ hiểu: Yêu cầu HS phải hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích đƣợc kiến thức theo cách hiểu của cá nhân. Bài tập này chiếm khoảng 40% câu hỏi trong bài kiểm tra và có thể đảm bảo 70% - 80% HS trong lớp có thể làm đúng. - Bài tập ở mức độ vận dụng: Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tƣơng tự trong học tập, cuộc sống. Bài tập vận dụng có thể ở dạng TL hoặc TNKQ và chiếm khoảng 20% câu hỏi trong một bài kiểm tra. Bài tập này có thể đảm bảo 40% - 60% HS trong lớp thực hiện đúng. - Bài tập ở mức độ vận dụng nâng cao: Yêu cầu HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cùng với khả năng tƣ duy và suy luận để hoàn thành bài tập. Trong một hệ thống bài tập kiểm tra thƣờng xuyên thì câu hỏi ở mức độ vận dụng nâng cao chiếm khoảng 20% số lƣợng câu hỏi và có thể đảm bảo 10% - 20% HS trong lớp thực hiện đúng. Bài tập này chủ yếu phù hợp với đối tƣợng HS giỏi. Trong quá trình học tập của HS, kiểm tra thƣờng xuyên có vai trò rất quan trọng và kết quả của quá trình kiểm tra thƣờng xuyên sẽ mang tính chất quyết định đến sự phát triển tƣ duy và sự tiến bộ của các em. Vì vậy, khi xây dựng đề kiểm tra thƣờng xuyên cần phải chú ý đến số lƣợng câu hỏi cho phù hợp với thời gian đã quy định, lựa chọn và bố trí các câu hỏi sao cho hợp lí và đặc biệt phải phù hợp với khả năng nhận thức của HS. 1.1.1.4. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học Hiện nay, để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội thì giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nƣớc nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học một cách đồng bộ từ đổi mới mục tiêu, nội dung chƣơng trình SGK, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học đến kiểm tra và đánh giá chất lƣợng giáo dục. Đổi mới KT-ĐG thƣờng xuyên là một việc làm quan trọng trong dạy học hiện nay. 11

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán: Vận dụng phương pháp quy nạp toán học vào giải một số dạng toán ở trường trung học phổ thông
67 p |
2 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán: Vận dụng nguyên lí khởi đầu cực trị và nguyên lí Dirichlet để giải các bài toán thi học sinh giỏi Trung học phổ thông
52 p |
2 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tích vô hướng của hai vector và ứng dụng
43 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Sử dụng thơ, truyện thiết kế hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường Mầm non
112 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Xây dựng hệ thống bài tập sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Khoa học lớp 4
156 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Lý thuyết kiến tạo và ứng dụng dạy học chương phương trình hệ phương trình – Đại số 10
98 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Yếu tố thực tiễn trong chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán ở Việt Nam và xây dựng tình huống tăng cường yếu tố thực tiễn trong dạy học Đại số - Giải Tích ở trường THPT
78 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Vận dụng phương pháp học theo góc vào dạy học đại lượng và đo đại lượng trong môn Toán lớp 3
118 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng Xuân Cương
119 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Biện pháp hình thành kỹ năng so sánh cho trẻ 5 -6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với biểu tượng số lượng
128 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Tân Hoàng Hải NB
130 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm: Ứng dụng của phương pháp quy nạp toán học trong giải toán ở trường trung học phổ thông
82 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Minh Trang
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH May Áo cưới thời trang chuyên nghiệp
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Hải Nam
140 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục mầm non: Thực trạng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh
94 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Một số phương pháp cơ bản chứng minh bất đẳng thức và ứng dụng bất đẳng thức giải một số bài toán cực trị
43 p |
0 |
0
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Vận dụng phương pháp học theo góc vào dạy học môn Khoa học lớp 5
103 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
