Khóa Luận Tốt Nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Bùi Văn Chiêm<br />
<br />
PHẦN I<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, đội ngũ nhân viên có thể quyết định<br />
sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh<br />
tranh hơn đối thủ cạnh tranh nếu có một đội ngũ lao động có chất lượng cao (có chuyên<br />
môn kỹ năng nghề nghiệp cao, thái độ làm việc tốt và gắn bó với doanh nghiệp).<br />
Ngày nay, nhu cầu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao động<br />
từng bước được nâng cao. Trong khi đó thu nhập của người lao động vẫn còn đang thấp<br />
thì chế độ đãi ngộ được xem là một công cụ quan trọng làm tăng thu nhập, kích thích tinh<br />
thần, là động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc với hiệu quả cao. Tiền lương, tiền thưởng,<br />
cổ phần, trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi, các loại bảo hiểm,… là những công cụ quan trọng<br />
trong chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất (nâng<br />
cao chất lượng cuộc sống của người lao động) mà còn có ý nghĩa về mặt tinh thần (thể<br />
hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động đối với gia đình, đồng nghiệp và xã hội).<br />
Đãi ngộ nhân sự thực sự là công cụ đắc lực giúp nhà quản trị thu hút nhân tài trong<br />
và ngoài nước, duy trì đội ngũ có tay nghề, trình độ cao, làm cho người lao động ngày<br />
càng gắn bó hơn với doanh nghiệp giúp nhà quản trị đạt được mục tiêu đề ra.<br />
Đãi ngộ nhân sự là một vấn đề quan trọng nhưng thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện<br />
nay dù các doanh nghiệp chú trọng nhiều vào việc thu hút nhân tài, đầu tư cho “chất<br />
xám”, nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp giành sự quan tâm thoả đáng cho vấn đề này.<br />
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần vận tải tư vấn và đầu tư Anh Ngọc em thấy<br />
chế độ đãi ngộ nhân sự của Công ty còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ lý do trên em mạnh<br />
dạn chọn đề tài “Đánh giá của nhân viên Công ty Cổ phần vận tải tư vấn và đầu tư<br />
Anh Ngọc về chế độ đãi ngộ nhân sự”.<br />
<br />
SVTT: Trịnh Văn Sơn<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa Luận Tốt Nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Bùi Văn Chiêm<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:<br />
- Hệ thống hoá những vấn đề về lý luận và thực tiễn về chế độ đãi ng ộ nhân sự.<br />
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả của chế độ đãi ngộ nhân sự của Công ty Cổ phần vận<br />
tải tư vấn và đầu tư Anh Ngọc.<br />
- Đề ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự của Công ty Cổ phần<br />
vận tải tư vấn và đầu tư Anh Ngọc trên kết quả thu được.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện các mục tiêu trên, nghiên cứu này sử dụng các phương pháp duy vật<br />
biện chứng để khái quát, tổng hợp vấn đề nghiên cứu; phương pháp chuyên gia, phương<br />
pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập thông tin; phương pháp thống kê kinh tế. Công cụ<br />
xử lý số liệu là phần mềm SPSS 16.0.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là sự đánh giá của nhân viên về chế độ đãi ngộ nhân sự.<br />
Việc điều tra được tiến hành đối với toàn bộ nhân viên đang làm việc tại Công ty Cổ<br />
phần vận tải tư vấn và đầu tư Anh Ngọc.<br />
Nội dung đề tài chỉ trong phạm vi giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về chế<br />
độ đãi ngộ nhân sự trong Công ty. Các số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu thuộc<br />
giai đoạn 2009 – 2011. Số liệu điều tra sơ cấp được thực hiện trong khoảng thời gian từ<br />
ngày 15/02/2012 đến ngày 25/04/2012.<br />
<br />
SVTT: Trịnh Văn Sơn<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa Luận Tốt Nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Bùi Văn Chiêm<br />
<br />
PHẦN II<br />
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
I. Cơ sở lý luận<br />
1.1 Đãi ngộ nhân sự<br />
1.1.1 Khái niệm, vai trò và chức năng của đãi ngộ nhân sự<br />
1.1.1.1 Khái niệm về đãi ngộ nhân sự<br />
Khi nền kinh tế Việt Nam vẫn đang còn trong tình trạng khó khăn, vật giá tăng<br />
giảm bất thường, việc làm sao để giảm thiểu các chi phí trong doanh nghiệp nhưng ít làm<br />
ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh là một vấn đề đau đầu của nhiều chủ doanh nghiệp.<br />
Nếu như trước đây, để điều chỉnh chế độ đãi ngộ sao cho phù hợp với tình hình doanh<br />
nghiệp (DN), phần lớn các nhà quản trị đã đưa ra cách “tinh giảm biên chế” trong hệ<br />
thống quản lý của Công ty. Thì ngày nay, những hình thức kiểu “vắt chanh bỏ vỏ” chắc<br />
chắn sẽ không thể đem lại một điều gì tốt lành cho doanh nghiệp, ngoài việc họ có thể<br />
tạm thời giảm thiểu được chi phí, nhưng cái giá mà họ phải trả sẽ là rất đắt: sự ra đi của<br />
hàng loạt nhân viên, danh tiếng, hình ảnh của DN cũng sẽ có nguy cơ bị tiêu tan. Như<br />
vậy, giờ đây các chủ DN buộc phải quan tâm đến biện pháp đãi ngộ nhân sự nhằm làm<br />
tăng thêm thu nhập cho nhân viên để họ làm việc với tất cả sự tận tâm, nhiệt tình và lòng<br />
trung thành mà quỹ lương vẫn nằm trong tầm kiểm soát của DN.<br />
Đãi ngộ nhân sự (ĐNNS) là quá trình chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của<br />
người lao động để họ có thêm động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, qua đó góp<br />
phần thực hiện mục tiêu của DN. Hay có thể hiểu: ĐNNS là quá trình bù đắp lao động về<br />
vật chất lẫn tinh thần thông qua các công cụ đòn bẩy đãi ngộ nhằm duy trì, củng cố, phát<br />
triển lực lượng lao động cũng như nâng cao đời sống cho người lao động để người lao<br />
động yên tâm làm việc, cống hiến hết mình cho DN. Như vậy, có thể khẳng định rằng,<br />
ĐNNS có một vai trò hết sức quan trọng.<br />
<br />
SVTT: Trịnh Văn Sơn<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa Luận Tốt Nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Bùi Văn Chiêm<br />
<br />
1.1.1.2 Vai trò của đãi ngộ nhân sự<br />
* Đối với người lao động<br />
Người lao động (NLĐ) bán sức lao động của mình để nhận được một quyền lợi,<br />
một lợi ích nào đó hay họ đi làm để có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Ngoài<br />
tiền lương bổng họ được nhận, NLĐ còn mong muốn có được một chế độ đãi ngộ xứng<br />
đáng với công sức và năng lực của mình bỏ ra. Đó cũng là một trong những yếu tố cơ bản<br />
đảm bảo cuộc sống nhân viên. Không chỉ có vậy, khi cuộc sống của NLĐ được đảm bảo,<br />
họ không còn phải lo lắng về cơm áo gạo tiền hàng ngày, chế độ đãi ngộ của Công ty sẽ<br />
là đòn bẩy thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn, kích thích sự sáng tạo trong công việc.<br />
Ngoài ra, chế độ đãi ngộ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới địa vị của NLĐ.<br />
* Đối với doanh nghiệp<br />
Đãi ngộ nhân sự là điều kiện đủ để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động<br />
kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu không thực sự chú trọng đến chế độ<br />
đãi ngộ cho NLĐ thì một điều tất yếu sẽ xảy ra đó làm nhân viên ngày càng chán nản với<br />
công việc của mình, họ sẽ cố gắng tìm một công việc khác. Nếu không, người lao động sẽ<br />
làm việc trong trạng thái mệt mỏi, không có động lực, như vậy sẽ làm cho công việc của<br />
doanh nghiệp bị trì trệ, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
Một doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ tốt sẽ góp phần duy trì nguồn nhân lực ổn<br />
định, có chất lượng và chuyên môn cao cho DN. Nhân viên trong Công ty sẽ làm việc với<br />
năng lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu đề ra. Nhân viên được quan tâm bằng các chế<br />
độ đãi ngộ, họ sẽ có tinh thần phấn trấn và sẽ tạo ra được những ý tưởng mới, cập nhật<br />
thông tin mới nhằm hỗ trợ trong công việc.<br />
Trong doanh nghiệp, ĐNNS còn có mối quan hệ khăng khít với các nội dung của<br />
quản trị nhân sự. Ngay trong những hoạt động tuyển dụng, sử dụng, đào tạo phát triển và<br />
đánh giá thành tích của NLĐ cũng thấy rất rõ những hoạt động ĐNNS: sắp xếp vị trí<br />
công việc phù hợp với năng lực của NLĐ, tạo điều kiện cho NLĐ được học tập nâng cao<br />
tay nghề, kỹ năng, trình độ chuyên môn. Có thể nói quản trị nhân sự là thước đo thành<br />
công cho công tác ĐNNS và ĐNNS là cơ sở để thúc đẩy các khâu còn lại của quản trị<br />
nhân sự. Như vậy, ĐNNS gúp nâng cao hiệu quả các chức năng quản trị nhân sự khác<br />
trong DN.<br />
SVTT: Trịnh Văn Sơn<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa Luận Tốt Nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Bùi Văn Chiêm<br />
<br />
* Đối với xã hội<br />
Khi doanh nghiệp có những chế độ ĐNNS hợp lý thì sự ổn định về mặt nhân sự<br />
trong Công ty sẽ càng cao hơn, giảm thiểu được tình trạng nhảy việc của nhân viên và<br />
không gây xáo trộn trong công việc. Nguồn nhân lực ổn định sẽ là nguồn nhân có chất<br />
lượng cho doanh nghiệp và ngoài xã hội.<br />
1.1.1.3 Chức năng của đãi ngộ nhân sự<br />
Chế độ đãi ngộ trong doanh nghiệp được xem như là công cụ, một phần thưởng bù<br />
đắp và ghi nhận công lao trong quá khứ, hiện tại và tương lai của nhân viên. Duy trì sự<br />
công bằng trong nội bộ DN, kết nối thành tích của nhân viên với mục tiêu của DN.<br />
Không chỉ vậy, chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp sẽ là nền tảng để thu hút những nhân<br />
viên mới và giảm thiểu tỷ lệ bỏ việc và chuyển công tác. Có như vậy DN mới duy trì<br />
được sức cạnh tranh trên thị trường lao động và kiểm soát được ngân sách.<br />
1.1.2 Các hình thức đãi ngộ nhân sự<br />
Đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp được thực hiện qua hai hình thức cơ bản: đãi<br />
ngộ tài chính và đãi ng ộ phi tài chính.<br />
1.1.2.1 Đãi ngộ tài chính<br />
Đãi ngộ tài chính trong doanh nghiệp là hình thức đãi ngộ thực hiện bằng các công<br />
cụ tài chính bao gồm đãi ngộ trực tiếp: tiền lương, tiền thưởng, cổ phần; đãi ngộ gián<br />
tiếp: trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi,...<br />
-<br />
<br />
Đãi ngộ trực tiếp:<br />
<br />
+ Tiền lương: Là một công cụ đãi ng ộ tài chính quan trọng nhất. Lương là số tiền mà<br />
người sử dụng lao động trả cho người lao động tương ứng với số lượng và chất lượng mà<br />
người lao động đã hao phí trong quá trình thực hiện những công việc được giao. Có hai<br />
hình thức mà các doanh nghiệp thường sử dụng trong việc trả lương: trả lương theo thời<br />
gian và theo sản phẩm.<br />
+ Tiền thưởng: Là những khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho NLĐ do có những đóng<br />
góp và thành tích vượt trên mức quy định của DN. Thông thường tiền thưởng và tiền<br />
lương luôn đi kèm với nhau và tạo nên khoản thu nhập chủ yếu của NLĐ vì vậy doanh<br />
nghiệp cần có những chế độ tiền thưởng hợp lý giúp NLĐ thỏa mãn các nhu cầu vật chất.<br />
Có nhiều loại tiền thưởng: thưởng khi đạt năng suất, chất lượng tốt; thưởng do tiết kiệm<br />
SVTT: Trịnh Văn Sơn<br />
<br />
5<br />
<br />