intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp plasma lạnh trên một số bệnh nhân có tổn thương da

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

34
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đóng góp những bằng chứng chứng minh hiệu quả điều trị plasma lạnh trong chữa lành vết thương da, để bổ sung thêm một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân, đặc biệt là trên những loại tổn thương da chậm liền với thiết bị chiếu tia CAP được sản xuất trong nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp plasma lạnh trên một số bệnh nhân có tổn thương da

  1. Hả ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HÀ MINH HOÀN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP PLASMA LẠNH TRÊN MỘT SỐ BỆNH NHÂN CÓ TỔN THƯƠNG DA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: BÁC SĨ ĐA KHOA Hà Nội – 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HÀ MINH HOÀN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP PLASMA LẠNH TRÊN MỘT SỐ BỆNH NHÂN CÓ TỔN THƯƠNG DA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BÁC SĨ ĐA KHOA Khóa: QHY.2015 Người hướng Lời cảm ơn dẫn: 1. ThS. NGUYỄN ĐÌNH MINH LỜI CẢM ƠN 2. ThS. ĐỖ THỊ QUỲNH LỜI CẢM ƠN Hà Nội – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, nhà trường, cơ quan, bệnh viện, gia đình và bè bạn. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS. Nguyễn Đình Minh, ThS. Đỗ Thị Quỳnh đã luôn quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn tôi, để tôi có thể hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Tôi trân trọng cảm ơn đề tài “Nghiên cứu hiệu quả điều trị của plasma lạnh áp suất khí quyển (CAP) trên 1 số bệnh nhân có tổn thương da tại Bệnh viện E, năm 2020” – mã số: CS.20.06 đã cho phép tôi tham gia nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi xin gửi tới các thầy cô Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô Bộ môn Y dược học cơ sở lòng biết ơn sâu sắc. Sự dìu dắt, quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình và chu đáo của các thầy cô trong suốt 6 năm học vừa qua đã giúp tôi có thêm hành trang kiến thức, bản lĩnh và nhiệt huyết để có thể thực hiện thật tốt công tác thực tế sau này. Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn của mình tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ và cho tôi sự hỗ trợ tuyệt vời nhất. Bản khóa luận còn có những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2021 Hà Minh Hoàn
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CAP Plasma lạnh áp suất khí quyển ROS, RNS Gốc oxy hóa hoạt động chứa oxy, nitro ECM Chất nền ngoại bào
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Một số đặc điểm vết thương của bệnh nhân áp dụng điều trị plasma lạnh trong nghiên cứu ................................................................................................................................. 21 Bảng 3.2. Tiến triển vết thương hoại tử đầu ngón tay trong quá trình điều trị plasma lạnh...... 23 Bảng 3.3: Tiến triển của vết thương hàm mặt trong quá trình điều trị plasma lạnh .................... 25 Bảng 3.4: Tiến triển vết thương lóc da cẳng tay phải trong quá trình điều trị plasma lạnh........ 26 Bảng 3.5: Tiến triển vết thương loét sau phẫu thuật của trong quá trình điều trị plasma lạnh .. 28 Bảng 3.6: Tiến triển vết thương loét tỳ đè vùng cùng cụt trong quá trình điều trị plasma lạnh 31 Bảng 3.7: Tiến triển vết thương loét hoại tử sau phẫu thuật tháo khớp bàn ngón chân trong quá trình điều trị plasma lạnh......................................................................................................... 33 Bảng 3.8: Tiến triển vết thương loét lộ gân mu bàn chân trái của bệnh nhân trong quá trình điều trị plasma lạnh .................................................................................................................. 34 .
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Cấu trúc đại thể của da ..............................................................................................................3 Hình 1.2: Cấu trúc vi thể của biểu bì ........................................................................................................4 Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo biểu bì .................................................................................................................5 Hình 1.4: Quá trình liền thương ở vết thương thông thường ..............................................................8 Hình 1.5: Sơ đồ minh họa một thiết bị plasma lạnh........................................................................... 14 Hình 3.2: Tiến triển của vết thương hoại tử đầu ngón tay trong quá trình điều trị plasma lạnh 23 Hình 3.4: Tiến triển của vết thương lóc da cẳng tay phải của trong quá trình điều trị plasma lạnh .............................................................................................................................................. 27 Hình 3.5: Tiến triển của vết thương loét sau phẫu thuật trong quá trình điều trị plasma lạnh... 29 Hình 3.6: Hình ảnh tiến triển trong quá trình điều trị của vết thương loét tỳ đè vùng cùng cụt 31 Hình 3.7: Hình ảnh tiến triển trong quá trình điều trị của vết thương loét hoại tử hậu phẫu tháo ngón I bàn chân trái.................................................................................................................. 34 Hình 3.8: Hình ảnh tiến triển trong quá trình điều trị của vết thương loét lộ gân mu bàn chân chân trái....................................................................................................................................... 35
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH MỤC LỤC .......................................................................................................... ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3 1.1. Đại cương về tổn thương da.............................................................. 3 1.1.1. Mô học da: ...................................................................................... 3 1.1.2. Chức năng của da: .......................................................................... 6 1.1.3. Cơ chế liền thương: ........................................................................ 7 1.1.4. Phân loại vết thương da: ................................................................. 9 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền thương: ........................ 10 1.1.6. Một số phương pháp chăm sóc vết thương tiêu chuẩn: ............... 12 1.2. Đại cương về plasma lạnh:............................................................... 13 1.2.1. Khái niệm plasma lạnh: ................................................................ 13 1.2.2. Sự hình thành của plasma lạnh: ................................................... 13 1.2.3. Tác dụng sinh học của plasma trong quá trình liền thương: ........ 14 1.3. Nghiên cứu về điều trị plasma lạnh trong chữa lành vết thương trên lâm sàng: ............................................................................................. 15 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................... 17 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ................................................. 17 2.3. Phương pháp nghiên cứu:................................................................ 17 2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu: ........................................................... 17 2.5. Quy trình thu thập dữ liệu: ............................................................. 18
  8. 2.6. Xử lý và phân tích số liệu: ............................................................... 19 2.7. Đạo đức nghiên cứu:......................................................................... 20 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................. 21 3.1. Mô tả một số đặc điểm vết thương của một số bệnh nhân được điều trị plasma lạnh tại Bệnh viện E ........................................................ 21 3.2. Mô tả kết quả điều trị của phương pháp plasma lạnh trên một số tổn thương da tại Bệnh viện E. ................................................................. 22 KẾT LUẬN .................................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Da là cấu trúc bao bọc toàn bộ diện tích bên ngoài cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì các hoạt động sống của môi trường bên trong của cơ thể . Khi cấu trúc hoặc chức năng của da bị tổn thương, cơ thể sẽ xuất hiện các phản ứng hóa sinh, sinh lý liên quan đến quá trình liền vết thương với mục đích khôi phục tính toàn vẹn của mô da. Cơ chế liền vết thương là một cơ chế phức tạp bao gồm giai đoạn cầm máu, viêm, tăng sinh, di cư tế bào và hình thành mô liên kết nhằm hàn gắn và sửa chữa tổn thương. Đối với các vết thương mạn tính đặc trưng bởi giai đoạn viêm kéo dài quá mức, nhiễm trùng dai dẳng kéo theo nguy cơ nhiễm trùng cơ hội,... dẫn đến vết thương không thể chữa lành. Đây là một trong những thách thức lớn đối với việc chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh lý nền mạn tính như đái tháo đường, gút hay tim mạch đi kèm với các tổn thương da chậm liền [7]. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều thành tựu khoa học đa lĩnh vực đã bước đầu được áp dụng cho y tế và cho những kết quả khả quan. Plasma được coi như là “trạng thái thứ tư của vật chất”, đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực y tế liên quan đến khử khuẩn và tiệt trùng. Tuy nhiên gần đây, dạng plasma lạnh tồn tại trong điều kiện áp suất khí quyển (CAP) đã được chứng minh là duy trì được khả năng diệt khuẩn, virus, nha bào, nấm và không gây thương tổn đến các tế bào và mô trong cơ thể [24, 26]. Nhiều nghiên cứu in vitro, in vivo được thực hiện gần đây đã cho thấy CAP có hiệu quả khử khuẩn rất tốt với nhiều chủng vi khuẩn khác nhau so với các chất khử trùng hóa học thông thường [17, 43]. Thêm vào đó, CAP còn cho thấy khả năng kích thích sự phát triển các tế bào nguyên bào sợi và tế bào biểu mô da trên nhiều loại tổn thương da khác nhau [35, 42]. Đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân được thực hiện tại nhiều nước với các thiết bị chiếu CAP khác nhau, kết quả điều trị cho thấy CAP có hiệu quả làm giảm tải lượng vi khuẩn tại giường vết thương của những tổn thương da khác nhau, tăng tốc độ chữa lành vết thương, làm giảm thời gian điều trị và không ghi nhận thấy tác dụng phụ không mong muốn trên bệnh nhân bao gồm cả những bệnh nhân có các bệnh lý nền như đái tháo đường [33]. 1
  10. Hiện nay tại các cơ sở y tế, việc điều trị và chăm sóc vết thương đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp điều trị vết thương góp phần hỗ trợ sự phục hồi của bệnh nhân tốt hơn, đi kèm với đó là thời gian điều trị được rút ngắn, giảm thời gian nằm viện, giúp tránh các biến chứng phát sinh trong quá trình điều trị. Từ sử dụng các phương pháp phổ thông như phẫu thuật ghép da, băng vết thương cho đến những phương pháp trị liệu mới hiện đại như ghép tế bào tự thân, tuy nhiên với mỗi phương pháp trên đều có hạn chế riêng [22]. Nhằm đóng góp những bằng chứng chứng minh hiệu quả điều trị plasma lạnh trong chữa lành vết thương da, để bổ sung thêm một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân, đặc biệt là trên những loại tổn thương da chậm liền với thiết bị chiếu tia CAP được sản xuất trong nước, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp plasma lạnh trên một số bệnh nhân có tổn thương da” với mục tiêu: 1. Mô tả kết quả điều trị trên một số bệnh nhân có tổn thương da được điều trị plasma lạnh tại Bệnh viện E. 2
  11. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về tổn thương da 1.1.1. Mô học da: Da là một trong những cơ quan lớn, chiếm tới khoảng 16% trong lượng cơ thể. Da bao bọc toàn bộ diện tích mặt ngoài cơ thể, gồm ba lớp chính: lớp biểu bì, trung bì và hạ bì. Cả ba lớp này khác nhau đáng kể về mặt giải phẫu cũng như chức năng của chúng. Cấu trúc của da được tạo thành từ một mạng lưới phức tạp, đóng vai trò như hàng rào ban đầu của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tia UV, hóa chất và các tổn thương cơ học. Hình 1.1: Cấu trúc đại thể của da [1] Chú thích ảnh: A. Biểu bì; B. Trung bì; C: Hạ bì; D. Cơ 1. Nhú chân bì, 2. Lớp lưới, 3. Lớp mỡ ở hạ bì Lớp biểu bì: Biểu bì là loại biểu mô lát tầng sừng hóa, gồm 2 dòng tế bào khác nhau: dòng tế bào sừng hóa và dòng tế bào không sừng hóa. Phần lớn tế bào biểu mô sừng hóa hình thành những lớp trên mặt của da. Các tế bào được sinh ra từ 3
  12. ngoại bì lợp mặt ngoài của phôi. Những tế bào nằm ở lớp sâu của biểu bì không sừng hóa. Biểu bì bao gồm hàng chục lớp tế bào tạo thành, từ trong ra ngoài, biểu bì được phân thành 5 lớp: lớp đáy, lớp sợi, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng. Hình 1.2: Cấu trúc vi thể của biểu bì [1] Chú thích ảnh: 1. Nhú chân bì; 2. Màng đáy, 3. Lớp đáy, 4. Lớp sợi, 5. Cầu nối, 6. Lớp hạt, 7. Lớp bóng, 8. Lớp sừng, 9. Lớp bong vẩy Lớp đáy được tạo thành bởi một hàng tế bào nằm trên màng đáy. Tế bào lớp này có khả năng sinh sản nền lớp này còn được gọi là lớp sinh sản. Những tế bào mới sinh sẽ di chuyển dần lên trên, do vậy biểu bì luôn luôn được đổi mới. Lớp sợi (hay còn gọi lớp gai) có nhiều hàng tế bào. Giữa các tế bào thuộc lớp này, có thể nhìn thấy rõ những cầu nối bào tương. Trong bào tương của những tế bào thuộc lớp sợi và lớp đáy có thể thấy các hạt sắc tố đen mà chúng thu nhân từ hắc tố bào tiết ra. Các tế bào thuộc lớp đáy và lớp sợi có khả năng phân chia cao bằng gián phân nên biểu bì được đổi mới rất nhanh. Lớp hạt gồm các hàng tế bào đa diện dẹt. Bào tương của các tế bào này chứa nhiều các hạt keratohyalin. Các hạt keratohyalin chứa các tiền chất 4
  13. keratin cuối cùng tập hợp lại, liên kết chéo và tạo thành các bó. Các hạt phiến chứa các glycolipid được tiết ra bề mặt của tế bào và hoạt động như một chất keo, giữ cho các tế bào dính lại với nhau. Các tế bào lớp bóng 2-3 lớp tế bào, chỉ có ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, là một lớp mỏng trong suốt bao gồm eleidin là sản phẩm biến đổi của keratohyalin. Lớp sừng, 20-30 lớp tế bào, là lớp trên cùng, được tạo thành từ keratin và vảy sừng được tạo thành từ các tế bào sừng chết. Đây là lớp có độ dày thay đổi nhiều nhất, đặc biệt là ở vùng da bị chai. Lớp sừng đảm bảo tính không thấm nước và ngăn cản sự bốc hơi nước qua da. Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo biểu bì [1] Chú thích ảnh: 1. Lớp đáy; 2. Lớp sợi; 3. Lớp hạt; 4. Lớp bóng; 5. Lớp sừng; 6. Lớp bong vẩy; 7. Cấu trúc cầu nối; 8. Tế bào hắc tố Các loại tế bào của biểu bì: - Tế bào sừng là loại tế bào chiếm đa số của biểu bì và bắt nguồn từ lớp đáy, sản xuất keratin và chịu trách nhiệm hình thành hàng rào nước của biểu bì bằng cách tạo và tiết lipid. Tế bào sừng cũng điều chỉnh sự hấp thụ canxi bằng cách kích hoạt các tiền chất cholesterol bởi ánh sáng UVB để tạo thành vitamin D. 5
  14. - Tế bào hắc tố có nguồn gốc từ các tế bào mào thần kinh và chủ yếu tạo ra sắc tố melanin, quyết định đến sắc tố của da. Chúng được tìm thấy giữa các tế bào của tầng đáy và tạo ra sắc tố melanin. - Tế bào Langerhans, tế bào đuôi gai, là tuyến đầu bảo vệ của da và đóng một vai trò quan trọng trong việc trình diện kháng nguyên. Các tế bào này bắt nguồn từ các tế bào gốc tạo máu CD34+ của tủy xương và là một phần của hệ thống thực bào đơn nhân. Các tế bào này có cả hai phân tử MHC I và MHC II, thu thập các kháng nguyên trong da và vận chuyển đến hạch bạch huyết. - Tế bào Merkel, là tế bào biểu mô đã biệt hóa thành thụ thể cảm giác. Tế bào Merkel phân bố không đồng đều ở các vùng khác nhau trên cơ thể, chúng được tìm thấy chủ yếu ở các đầu ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạch miệng và bộ phận sinh dục. Lớp trung bì: Lớp trung bì được kết nối với lớp biểu bì ở mức của màng đáy và bao gồm hai lớp, mô liên kết, lớp nhú và lớp lưới hợp nhất với nhau mà không có sự phân chia rõ ràng. Lớp nhú là lớp trên, mỏng hơn, được cấu tạo bởi mô liên kết lỏng lẻo và tiếp xúc với biểu bì. Lớp lưới là lớp sâu hơn, dày hơn, ít tế bào hơn và bao gồm các mô/bó sợi collagen liên kết dày đặc. Lớp trung bì chứa các tuyến mồ hôi, tóc, nang lông, cơ, tế bào thần kinh cảm giác và mạch máu. Lớp hạ bì: Lớp hạ bì nằm sâu đến lớp hạ bì và còn được gọi là lớp dưới da. Đây là lớp da sâu nhất và chứa các tiểu thùy mỡ cùng với một số phần phụ của da như nang lông, tế bào thần kinh cảm giác và mạch máu. 1.1.2. Chức năng của da: Da hoạt động như hàng rào bảo vệ chống lại các tác động cơ học và hóa học, ngăn cản các loại vi sinh vật và tác hại của tia UV cũng như là vật liệu chống thấm nước, chống bay hơi nước. Da cũng là nơi hàng rào miễn dịch đầu tiên của cơ thể do hoạt động của các tế bào Langerhans ở lớp biểu bì, là tế bào lympho T biểu bì đuôi gai và là một phần của hệ thống miễn dịch thích ứng. 6
  15. Chức năng nội tiết bao gồm sản xuất vitamin D, tế bào sừng có vai trò chuyển hóa 7-dehydrocholesterol trong lớp biểu bì thành vitamin D, với sự hỗ trợ của tia UV từ mặt trời. Tế bào sừng có các thụ thể vitamin D và cũng chứa các enzym cần thiết để chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động của nó là 1, 25-dihydroxy vitamin D. Chức năng ngoại tiết của da là do các tuyến mồ hôi và bã nhờn. Một vai trò quan trọng khác của da là tiếp nhận các cảm giác xúc giác, nhiệt và đau qua thụ thể cảm giác nông. Ngoài ra, da cũng tạo nên ngoại hình, dáng vẻ và các phẩm chất khác cũng cho ta cái nhìn sâu sắc về sức khỏe chung của cơ thể [1, 23]. 1.1.3. Cơ chế liền thương: Thông thường, sự chữa lành vết thương là một quá trình sửa chữa mô được thực hiện bởi nhiều yếu tố bao gồm tiểu cầu, tế bào sừng, tế bào vi mạch và nguyên bào sợi cùng các chất trung gian hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục tính toàn vẹn của mô. Quá trình này có thể được chia thành 4 giai đoạn chính xảy ra chồng chéo: Giai đoạn cầm máu, giai đoạn viêm , giai đoạn tăng sinh, giai đoạn sửa chữa. 7
  16. Hình 1.4: Quá trình liền thương ở vết thương thông thường. Chú thích ảnh: Quá trình lành thương sinh lý được chia thành 4 giai đoạn chính: giai đoạn cầm máu/viêm (A), tăng sinh (B) và sửa chữa (C).[7]. Giai đoạn cầm máu/viêm: Giai đoạn cầm máu và giai đoạn xảy ra đồng thời và chồng chéo lên nhau. Cầm máu là một quá trình ngăn ngừa xuất huyết bằng cách giữ và giữ máu trong thành mạch bị tổn thương. Khi mạch máu bị tổn thương làm lộ thành phần collagen ra và sau khi tiếp xúc với dòng máu sẽ giải phóng các chất trung gian gây viêm thu hút đại thực bào, kích thích tiểu cầu bám dính, kết tập tạo thành nút tiểu cầu ngăn chặn máu tiếp tục chảy qua vị trí mạch bị tổn thương. Các tiểu cầu trong máu giải phóng các yếu tố tăng trường, cytokine và hàng loạt các tác nhân gây quá trình chết tế bào theo chương trình. Sự phân giải của giai đoạn viêm đi kèm với sự chết đi của các tế bào viêm, xảy ra dần dần trong vài ngày sau khi bị thương [7]. 8
  17. Giai đoạn tăng sinh: Khi giai đoạn viêm giảm đi, giai đoạn tăng sinh bắt đầu. Ở giai đoạn này, các yếu tố tăng trưởng được tạo ra bởi tế bào viêm còn lại, các tế bào biểu bì và hạ bì di cư để gây ra và duy trì sự tăng sinh tế bào. Khi các tế bào biểu bì và hạ bì di cư và tăng sinh bên trong vết thương cần có nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng dồi dào, do đó cần phải duy trì sự tăng sinh mạch máu một cách mạnh mẽ. Quá trình hình thành mạch máu chữa lành vết thương bắt đầu ngay sau khi bị thương, khi xảy ra tình trạng thiếu oxy cục bộ thứ phát do vỡ mạch. Qua một loạt cơ chế phối hợp phức tạp của các chất trung gian truyền tín hiệu điều chỉnh quá trình hình thành mạch máu làm lành vết thương diễn ra bình thường [7]. Hình thành sẹo: Việc tái lập nguồn cung cấp máu bình thường tạo nên một môi trường vi mô có lợi cho sự di cư và tăng sinh tế bào. Đổi lại, điều này dẫn đến tái biểu mô vết thương và phục hồi tính toàn vẹn của biểu bì. Nguyên bào sợi tăng sinh trong vết thương và tổng hợp ECM tạo thành mô hạt được tưới máu với các mạch máu tân sinh. Cuối cùng, quá trình chết theo chương trình của các tế bào nguyên bào sợi xảy ra, dấn đến một mô sẹo. Sự chết theo chương trình không kịp thời của nguyên bào sợi có liên quan đến các bệnh lý lành thương bao gồm cả sẹo phì đại và sự hình thành sẹo lồi [34]. 1.1.4. Phân loại vết thương da: Vết thương có thể được phân loại thành vết thương cấp tính và vết thương mạn tính. Vết thương cấp tính nói chung được định nghĩa là vết thương diễn tiến thông qua các giai đoạn của quá trình liền thương thông thường và thời gian chữa lành trong vòng chưa đầy 4 tuần. Các vết thương cấp tính thường là vết thương phẫu thuật, vết thương chấn thương hoặc vết bỏng và tiến triển qua các giai đoạn chữa lành một cách kịp thời và có trật tự [36]. Vết thương mạn tính là những vết thương không tuân theo quá trình liên thương thông thường và không có dấu hiệu chữa lành trong 4 tuần. Tất cả các vết thương mạn tính bắt đầu như một vết thương cấp tính thông thường nhưng thay vì bất cứ lý do gì, thay vì tiến triển qua các giai đoạn của quá trình liền thương bình thường, vết thương mạn tính trở nên mắc kẹt trong giai đoạn 9
  18. viêm kéo dài dẫn đến không thể lành lại được [44]. Các hình thái của vết thương mạn tính đa dạng bao gồm loét do mạch máu, loét do tỳ đè, loét bàn chân do bệnh đái tháo đường. Đặc điểm chung của các loại tổn thương này là tình trạng viêm kéo dài, nồng độ cytokine, gốc tự do oxy hóa trong nền vết thương cao. Việc huy động quá nhiều tế bào viêm vào vị trí vết thương dẫn đến tích tụ nhiều sản phẩn gốc oxy hóa ROS khác nhau làm hỏng các yếu tố cấu trúc của ECM và màng tế bào, dẫn đến lão hóa tế bào trước khi trưởng thành [36]. Không giống như vết thương cấp tính, có thể tự lành mà không cần can thiệp đáng kể, tất cả các loại vết thương mạn tính đều là những thách thức lớn đối với bệnh nhân và người chăm sóc. Việc chẩn đoán đúng nguyên nhân, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và ngăn ngừa tái phát đóng quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị nhưng đó vẫn là một vấn đề đối với những bác sĩ lâm sàng và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền thương: Việc chữa lành vết thương chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng này có thể được phân loại thành yếu tố tại chỗ và yếu tố toàn thân. Yếu tố tại chỗ là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm của vết thương, bao gồm nhiễm trùng, dị vật. Trong khi đó yếu tố toàn thân là tình trạng sức khỏe hoặc cơ thể trên nền một loại bệnh tật nào đó làm ảnh hưởng đến khả năng chữa lành của người đó, có thể kể đến tuổi tác, hormon giới tính, các bệnh lý nền như đái tháo đường, béo phì, suy giảm miễn dịch... Nhiễm trùng Khi da bị thương, các vi sinh vật thường được cô lập ở bề mặt da sẽ tiếp cận được các mô bên dưới. Viêm là một phần bình thường của quá trình chữa lành vết thương và rất quan trọng đối với việc loại bỏ các vi sinh vật gây ô nhiễm. Tuy nhiên, trong trường hợp không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, tình trạng viêm có thể kéo dài do quá trình loại bỏ vi sinh vật không hoàn toàn. Cả vi khuẩn và nội độc tố đều có thể dẫn đến sự gia tăng kéo dài của các cytokine tiền viêm và kéo dài giai đoạn viêm. Nếu điều này tiếp tục, vết thương có thể chuyển sang trạng thái mãn tính và không thể chữa lành [44]. Thiếu oxy: Oxy đóng vai trò rất quan trọng đối với sự trao đổi chất tế bào, đặc biệt là sản xuất năng lượng dưới dạng ATP, và rất quan trọng đối với gần như tất 10
  19. cả các quá trình chữa lành vết thương. Nó ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng, gây ra sự hình thành mạch, tăng sự biệt hóa tế bào sừng, di chuyển và tái biểu mô, tăng cường sự tăng sinh nguyên bào sợi và tổng hợp collagen, và thúc đẩy sự co lại của vết thương. Mức oxy thích hợp là rất quan trọng để chữa lành vết thương tối ưu, tình trạng thiếu oxy tạm thời sau khi bị thương sẽ kích hoạt quá trình lành vết thương, nhưng tình trạng thiếu oxy kéo dài hoặc mãn tính sẽ làm chậm quá trình lành vết thương [32]. Ở các vết thương thông thường, các gốc tự do chứa oxy ROS được coi là tác nhân kích thích quá trình lành vết thương. Cả tình trạng thiếu oxy và tăng nồng độ oxy tại vết thương đều làm tăng sản xuất ROS, nhưng mức độ tăng ROS vượt quá tác dụng có lợi sẽ gây thêm tổn thương mô [2]. Tuổi: Nhiều nghiên cứu lâm sàng và động vật ở cấp độ tế bào đã xem xét những thay đổi liên quan đến tuổi tác các vết thương chậm liền. Người ta thường công nhận rằng, ở người lớn tuổi khỏe mạnh, sự lão hóa gây nên sự chậm trễ của quá trình liền thương. Chậm lành vết thương ở người già có liên quan đến phản ứng viêm bị thay đổi, chẳng hạn như sự xâm nhập chậm của tế bào T vào vùng vết thương với sự thay đổi trong sản xuất chemokine và giảm khả năng thực bào của đại thực bào [37]. Một số phương pháp điều trị để giảm sự suy giảm khả năng chữa bệnh do tuổi tác đã được nghiên cứu. Một điều thú vị là, tập thể dục đã được báo cáo để cải thiện quá trình chữa lành vết thương trên da ở người lớn tuổi cũng như chuột già và sự cải thiện này có liên quan đến việc giảm mức độ cytokine gây viêm trong mô vết thương [9]. Bệnh đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Những người mắc bệnh tiểu đường có biểu hiện suy giảm khả năng chữa lành vết thương cấp tính đã được ghi nhận. Hơn nữa, dân số này có xu hướng bị loét chân do đái tháo đường không lành ước tính xảy ra ở 15% tổng số người mắc bệnh đái tháo đường. Loét bàn chân là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường, và dẫn đến 84% trường hợp cắt cụt chân dưới liên quan đến bệnh đái tháo đường [4]. Ở bệnh nhân đái tháo đường, sự cân bằng giữa việc thúc đẩy hình thành mạch máu và sự trưởng thành của chúng cũng bị xáo trộn. Sự hình thành mạch bị rối loạn chức năng tế bào nội mô tiếp 11
  20. xúc với lượng glucose cao và mật độ mao mạch ở vùng vết thương không đủ. Tăng đường huyết ảnh hưởng đến sự ổn định và hoạt hóa yếu tố cảm ứng do sự thiếu oxy máu HIF-1α – một yếu tố phiên mã quan trọng trong việc chữa lành vết thương. Ngoài ra, một số chức năng tế bào bị rối loạn có liên quan đến các vết thương do đái tháo đường gây ra, chẳng hạn như khả năng miễn dịch tế bào T bị suy giảm, bạch cầu suy giảm khả năng thực bào và khả năng diệt khuẩn, và rối loạn chức năng của nguyên bào sợi và tế bào biểu bì [44]. Béo phì: Béo phì được biết đến là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh và tình trạng sức khỏe, bao gồm bệnh tim mạch, đái tháo đường tuýp II, ung thư, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đột quỵ, ngưng thở khi ngủ, các vấn đề về hô hấp và khó chữa lành vết thương. Những người béo phì thường phải đối mặt với các biến chứng vết thương, bao gồm nhiễm trùng vết thương trên da, mất máu, tụ máu, loét tỳ đè và loét tĩnh mạch [41]. 1.1.6. Một số phương pháp chăm sóc vết thương tiêu chuẩn: Ghép da: Ghép da là việc chuyển mô da từ phần này sang phần khác của cơ thể, thường được sử dụng để che các vết thương lớn. Cơ sở lý luận của việc ghép da là lấy da từ nơi cho có khả năng lành và chuyển da đến vùng cần thiết. Sau khi kết hợp, da được ghép giúp bảo vệ vết thương, tránh nhiễm trùng và không bị mất nước tương tự da bình thường. Mặc dù phương pháp này được sử dụng phổ biến nhưng nó thường liên quan đến một số vấn đề về biến chứng co rút và tạo sẹo vết thương. Ngoài ra, hạn chế về số lượng da ghép của người cho cũng như đối với những vết thương rộng gây khó khăn trong tìm kiếm nguồn da ghép phù hợp [22]. Băng vết thương: Phương pháp này được áp dụng phổ biến hiện nay tại các cơ sở y tế. Mục đích của phương pháp này nhằm giữ nước trong vết thương nhằm tối ưu hóa quá trình tái tạo, bào vệ chống nhiễm trùng và tránh phá vớ nền vết thương. Băng vết thương hiện được sử dụng với nhiều loại vật liệu khác nhau, đặc biệt đáng chú ý đến các vật liệu sinh học như acid hyaluronic, collagen, heparin, gelatin [8]. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0