GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đời sống con người được<br />
nâng cao thì nhu cầu được đi nhiều nơi, được tham quan du lịch,…ngày càng được<br />
quan tâm nhiều hơn và càng thiết thực hơn đối với mỗi người.<br />
Với những thành tựu đã đạt được trong hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt<br />
Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng thành một trong những quốc gia có tốc<br />
độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới với mức tăng trường bình quân hàng năm từ<br />
7%-8%. Cơ cấu kinh tế cũng đang có những bước chuyển dịch mạnh mẽ, các ngành<br />
dịch vụ thương mại chiếm tỷ trọng cao hơn và giữ vị trí quan trọng hơn. Trong xu thế<br />
đó, ngành du lịch cũng ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của ngành “công<br />
nghiệp không khói” trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay xu thế toàn cầu hóa diễn ra<br />
ngày càng nhanh chóng, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế<br />
giới WTO, ngành du lịch có thêm những điều kiện thuận lợi để phát triển vững chắc,<br />
tiêu biểu là hoạt động lữ hành. Nắm băt được cơ thời cơ đó, các công ty và trung tâm<br />
du lịch tại Huế đã thành lập nhanh chóng và hình thành một hệ thống lớn có sự cạnh<br />
tranh khá gay gắt, tập trung chủ yếu ở mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó<br />
để đứng vững trên thương trường các doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược<br />
kinh doanh hiệu quả để giành ưu thế trong cạnh tranh. Theo chiến lược dài hạn của<br />
doanh nghiệp, xây dựng Công ty TNHH Lữ Hành Hương Giang trở thành một thương<br />
hiệu mạnh trong nước và quốc tế, công ty cần có một chiến lược và chính sách kinh<br />
doanh hiệu quả để làm “vũ khí” trong cạnh tranh và thực hiện được mục tiêu đề ra.<br />
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài:<br />
“Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ Hành Hương Giang”.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan đến năng lực cạnh tranh trong<br />
doanh nghiệp.<br />
<br />
Đánh giá sức cạnh tranh của Công ty thông qua mô hình 5 tác lực cạnh tranh<br />
của Michael Porter.<br />
<br />
Đề xuất các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của Công ty TNHH lữ<br />
hành Hương Giang.<br />
SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM<br />
<br />
Trang 1<br />
<br />
GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ hành<br />
Hương Giang.<br />
Thời gian nghiên cứu: do những hạn chế về thời gian và khả năng nên đề tài<br />
tập trung nghiên cứu các dữ liệu sơ cấp từ năm 2009- 2011. Đồng thời thu thập dữ liệu<br />
thứ cấp từ tháng 3-4/2012.<br />
Không gian nghiên cứu:<br />
Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang – Huế<br />
Địa chỉ: Số 07. Lê Hồng Phong, Tp Huế.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Dữ liệu thứ cấp: sách báo,báo cáo của công ty,internet…<br />
Dữ liệu sơ cấp: lấy thông tin bằng phát bảng hỏi điều tra khách du lịch.<br />
Phương pháp chọn mẫu:<br />
Xác định cỡ mẫu:<br />
Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo đại diện cỡ mẫu tổng thể nghiên cứu, ta<br />
áp dụng công thức Cochran(1977).<br />
n=<br />
<br />
z 2 p (1 p )<br />
e2<br />
<br />
n: Số lượng mẫu cần cho nghiên cứu<br />
Z: Là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn<br />
e: Mức độ sai lệch trong chọn mẫu<br />
Tính chất của p + q =1 vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p =q = 0,5 nên p.q = 0,25. Do<br />
gặp phải nhiều khó khăn trong thu nhập số liệu, cũng như những giới hạn về thời gian,<br />
nên tôi xác định mức độ chính xác là 95% tương ứng với Z = 1.96 và sai số cho phép<br />
e= 0,09. Lúc đó cỡ mẫu ta cần chọn sẽ là:<br />
n<br />
<br />
1,96 2 * 0,5 * 0,5<br />
= 118,57<br />
0,09 2<br />
<br />
Vậy n= 119 khách<br />
Phương pháp điều tra: Thông qua hướng dẫn viên đi theo tour để phát bảng<br />
hỏi cho khách du lịch trên đường di chuyển về điểm trả khách.<br />
SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương<br />
<br />
Tiến hành phỏng vấn trong vòng 4 tuần, trên tổng cộng 8 tour, mỗi tour điều tra<br />
trung bình từ 15 – 20 khách và thu được kết quả như sau:<br />
+ Số bảng hỏi phát ra: 150 bảng<br />
+ Số bảng hỏi thu về: 127 bảng<br />
+ Số bảng hỏi hợp lệ: 124 bảng<br />
Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn<br />
<br />
khách hàng tôi tiến hành tổng hợp để nhập dữ liệu vào phần mềm spss, làm sạch dữ<br />
liệu.<br />
Sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả.<br />
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 với kiểm định One Sample T- Test để khẳng<br />
định xem giá trị có ý nghĩa về mặt thống kê hay không.<br />
* Kiểm định One-sample T-test.<br />
+ Giả thiết H0: giá trị trung bình của tổng thể bằng giá trị kiểm định.<br />
+ Đối thiết H1: giá trị trung bình của tổng thể khác giá trị kiểm định.<br />
H0 : 0 .<br />
H1: 1 .<br />
+ Nguyên tắc bác bỏ giả thiết:<br />
Sig. < 0,05: bác bỏ giả thiết H0.<br />
Sig. > 0,05: chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.<br />
1.1. Doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch.<br />
1.1.1. Khách du lịch.<br />
1.1.1.1. Khái niệm.<br />
Khách du lịch có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau.<br />
Theo khoản 2, Điều 4, Chương I Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Khách du<br />
lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành<br />
nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.<br />
Theo Tổ chức Du Lịch Thế Giới (WTO): “Khách du lịch là những người rời<br />
khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với mục đích<br />
khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao nơi đến, có thời gian lưu trú ở nơi<br />
đến từ 24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) và không quá một khoảng<br />
thời gian quy định tuỳ từng quốc gia.”<br />
1.1.1.2. Phân loại khách du lịch<br />
Khách du lịch quốc tế (Internation Tourist): là khách du lịch mà có điểm<br />
xuất phát và điểm đến thuộc phạm vi lãnh thổ của 2 quốc gia khác nhau.<br />
Khách du lịch quốc tế bao gồm 2 loại:<br />
Khách du lịch quốc tế đi vào ( Inbound Tourist ): Khách du lịch quốc tế đi<br />
vào là khách du lịch là người nước ngoài và người của một quốc gia nào đó định cư ở<br />
nước ngoài vào quốc gia nào đó đi du lịch.<br />
Khách du lịch quốc tế đi ra (Outbound Tourist): Khách du lịch quốc tế đi ra<br />
bao gồm những khách du lịch là công dân của một quốc gia và những người nước<br />
ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch.<br />
Khách du lịch nội địa (Internal Tourist): Khách du lịch nội địa là những công<br />
dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang định cư của quốc gia đó đi du<br />
lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.<br />
Ngoài ra người ta còn phân khách du lịch ra thành các loại như khách du lịch<br />
công vụ, khách du lịch thương gia…<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương<br />
<br />
1.1.2. Kinh doanh lữ hành.<br />
Để hiểu được kinh doanh lữ hành là gì chúng ta có thể tiếp cận theo hai cách<br />
sau đây dựa trên những nội dung của hoạt động kinh doanh du lịch.<br />
Thứ nhất, Hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di<br />
chuyển của con người cũng như tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động di<br />
chuyển đó. Theo cách tiếp cận này thì kinh doanh lữ hành là việc tổ chức các hoạt<br />
động nhằm cung cấp các dịch vụ được sắp đặt từ trước nhằm thoả mãn đúng các nhu<br />
cầu của con người trong sự di chuyển đó để thu lợi nhuận.<br />
Thứ hai, đề cập phạm vi hẹp hơn nhiều. Để phân biệt hoạt động kinh doanh du<br />
lịch trọn gói với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, vui chơi giải<br />
trí, người ta giới hạn hoạt động lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các<br />
chương trình du lịch trọn gói. Theo cách tiế cận này thì có hai định nghĩa sau đây của<br />
Tổng cục Du Lịch Việt Nam (TCDL- quy chế quản lý lữ hành ngày 29/4/1995).<br />
Định nghĩa về kinh doanh lữ hành.<br />
Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business) là việc thực hiện các hoạt động<br />
nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch chọn gói hay từng phần,<br />
quảng cáo và bán chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn<br />
phòng đại diện, tổ chức thực hiện các chương trình và hướng dẫn du lịch nhằm mục<br />
đích thu lợi nhuận.<br />
Định nghĩa về kinh doanh đại lý lữ hành<br />
Kinh doanh đại lý lữ hành (Travel-Agency-Business) là việc thực hiện các dịch<br />
vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu chú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương<br />
trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp các thông tin du lịch và tư vấn du<br />
lịch nhằm hưởng hoa hồng.<br />
1.1.3. Công ty lữ hành.<br />
1.1.3.1. Khái niệm<br />
Xuất phát từ những mục tiêu khác nhau trong việc nghiên cứu lữ hành, cùng với<br />
sự biến đổi theo thời gain của hoạt động du lịch nói chung và lữ hành nói riêng trong<br />
từng giai đoạn, những quan điểm về lữ hành luôn có nhũng nội dung mới.<br />
Về công ty lữ hành, ở thời kì đầu tiên chủ yếu tập trung vào các hoạt động trung<br />
gian, làm đại lý sản phẩm cho các hãng ô tô, tàu biển, khách sạn…mà thực chất là đại<br />
SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM<br />
<br />
Trang 5<br />
<br />