Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất rau tại làng Kawakami Nhật Bản
lượt xem 7
download
Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu: Thực trạng sản xuất rau xà lách tại làng Kawakami; đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau công nghệ cao trên cơ sở điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại trang trại Mashahito Shinohara; tìm ra các giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp ứng dụng được ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất rau tại làng Kawakami Nhật Bản
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG ĐỨC THỊNH Tên đề tài: HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU TẠI LÀNG KAWAKAMI NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính : quy Chuyên ngành : Quản : lí đất đai Khoa : Quản : lý Tài nguyên Khóa học : – 2018 : 2014 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG ĐỨC THỊNH Tên đề tài: HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU TẠI LÀNG KAWAKAMI NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính : quy Chuyên ngành : Quản : lí đất đai Lớp : K46 : QLĐĐ N03 Khoa : Quản : lý Tài nguyên Khóa học : 2014 : - 2018 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. : Nguyễn Ngọc Nông Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của một sinh viên trước khi hoàn thành chương trình đào tạo. Thực tập giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, có cơ hội tiếp cận và thực hành với công việc trong thực tế, qua đó giúp sinh viên tích lũy thêm kỹ năng và kinh nghiệm với công việc trong tương lai. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên,Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã thực tập theo chương trình thực tập sinh của Trung tâm đào tạo và phát triển quốc tế ITC tại trang trại: Mashahito Shinohara Nhật Bản từ ngày 08/05/2018 đến ngày 04/11/2018 với tên đề tài: “Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất rau tại làng Kawakami Nhật Bản” Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Để có được kết quả này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm của Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa, và đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của cô giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, đã trực tiếp hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, cũng như sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của ông chủ và người lao động Nhật Bản; các thầy giáo,cô giáo đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em tiếp cận công việc thực tế, hoàn thành tốt kỳ thực tập và khóa luận tốt nghiệp. Trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận em đã cố gắng hết mình nhưng do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều, kiến thức và thời gian thực tập có hạn; bước đầu tiếp cận, làm quen công việc thực tế và phương pháp nghiên cứu nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Hoàng Đức Thịnh
- ii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Số dân năm 2016 ............................................................................ 38 Bảng 4.2. Số dân sản xuất nông nghiệp năm 2016 ......................................... 38 Bảng 4.3. Thu nhập của người dân làng Kawakami ....................................... 38 Bảng 4.4. Cơ cấu diện tích đất canh tác của làng Kawakami năm 2017 ....... 39 Bảng 4.5. Số lượng xuất khẩu rau của làng Kawakami năm 2017 ................. 40 Bảng 4.6. Giá trị kinh tế thu được sản lượng rau bán ra năm 2017 ................ 41 Bảng 4.7. Tổng thu và tiêu thụ sản lượng sản xuất rau làng Kawakami qua các năm ........................................................................................... 41 Bảng 4.8. Tỷ lệ (%)sản lượng sản xuất rau của làng Kawakami .................... 42 Bảng 4.9. Lượng phân bón để trộn với đất trước khi lên luống trồng rau ...... 45 Bảng 4.10. Lượng xuất khẩu rau của trang trại Mashahio Shinohara ............ 48 Bảng 4.11. Chi phí cho 1ha cây xà lách tại trang trại Mashahito Shinohara .. 48 Bảng 4.12. Tổng thu từ sản xuất rau xà lách tại trang trại Mashahito Shinohara.....48
- iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ về đất nước Nhật Bản ............................................................. 4 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện đặc trưng khí hậu tại một số thành phố lớn theo Cục Khí Tượng Thủy Văn Nhật Bản .............................................. 10 Hình 2.3: Hệ thống nhà kính ........................................................................... 19 Hình 2.4: Máy móc sản xuất phân bón ........................................................... 20 Hình 2.5: Máy móc trong sản xuất nông nghiệp ............................................. 21 Hình 2.6: Thu hoạch và sau thu hoạch ............................................................ 23 Hình 4.1: Vị trí từ thủ đô Tokyo đến làng Kawakami .................................... 36 Hình 4.2: Lợi nhuận thu được chi/lãi .............................................................. 49
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu .....................................................................................2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .......................................2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4 2.1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản................................................................4 2.1.1. Giới thiệu chung .......................................................................................4 2.1.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................5 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Nhật Bản .................................................17 2.3. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất ..................................23 2.3.1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................23 2.3.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ...............25 2.4. Quan điểm về hiệu qủa sử dụng đất nông nghiệp .....................................26 2.4.1. Quan điểm sử dụng đất bền vững ..........................................................26 2.4.2. Vấn đề hiệu quả sử dụng đất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất ............................................................................................................27 2.5. Những nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả sử dụng đất .........................31 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 34 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................34
- v 3.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................34 3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................34 3.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................34 3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp .........................................................................34 3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp...........................................................................34 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................36 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu ................................36 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................36 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .........................................................................37 4.2. Thực trạng sản xuất, xuất khẩu và giá trị kinh tế rau của làng Kawakami38 4.2.1. Khái quát chung về làng Kawakami ......................................................38 4.2.2. Thực trạng xuất khẩu rau của làng Kawakami ......................................39 4.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất rau cảu trang trại Mashahito Shinohara........43 4.3.1. Quy mô, diện tích ...................................................................................43 4.3.2. Loại cây trồng trong trang trại ...............................................................43 4.4. Những thuận lợi và khó khăn về giải pháp khi áp dụng mô hình sản xuất rau ở Nhật Bản vào Việt Nam ..........................................................................49 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................51 5.1. Kết luận .....................................................................................................51 5.2. Kiến nghị ..................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................53
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và tất cả các sinh vật khác trên trái đất; là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đất đai đóng vai trò quan trọng trong mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế và hoạt động của con người. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển của các ngành khác. Song đất đai lại là nguồn tài nguyên không thể tái tạo được, nó cố định về vị trí, hạn chế về số lượng và giới hạn về diện tích. Thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa con người chỉ chú trọng phát triển các ngành công – dịch vụ mà quên mất ngành nông nghiệp truyền thống, ngành tạo ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc phát triển cơ sở hạ tầng, các khu dự án, nhà máy công nghiệp đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp cùng với sự tác động của thiên tai và quá trình canh tác của con người đã làm cho đất ngày càng suy thoái. Do đó, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý đầy đủ và đem lại hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết của xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai khác nhau, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu khác nhau; vì vậy tính chất ở mỗi nơi là không giống nhau, điều đó đã tạo sự khác nhau cũng như đặc trưng về nền nông nghiệp
- 2 cho từng vùng, từng quốc gia “sự phát triển thần kỳ” về nông nghiệp. Bất chấp điều kiện địa lý khá phức tạp cho nông nghiệp, Nhật Bản là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. nông nghiệp đã cung cấp 70% lượng nông sản xuất khẩu cho Nhật Bản.Sự phát triển thần kỳ của đất nước Nhật Bản như một bài học quý, tạo động lực mạnh mẽ để sinh viên, thế hệ trẻ của Việt Nam không ngừng quyết tâm rèn luyện, học tập nhiều hơn nữa đặc biệt là ở tại những quốc gia tiên tiến trên thế giới, áp dụng những kỹ thuật hiện đại vào phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Được sự đồng ý của khoa Quản lý đất đai trường đại học Nông lâm Thái Nguyên em đã đăng kí tham gia chương trình thực tập nghề nghiệp 7 tháng ở Nhật Bản , đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất rau tại làng Kawakami Nhật Bản” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Thực trạng sản xuất rau xà lách tại làng Kawakami. - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau công nghệ cao trên cơ sở điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại trang trại Mashahito Shinohara. - Tìm ra các giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp ứng dụng được ở Việt Nam. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường làm quen với thực tế. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Tích luỹ được kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này. - Bổ sung tư liệu cho học tập.
- 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Để góp phần bảo vệ bền vững và hiệu quả đất nông nghiệp thì công tác xây dựng báo cáo hiện trạng đất sản xuất là rất cần thiết, nhằm giúp cho chủ trang trại, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách về kinh tế, về đất đai chủ động nắm vững diễn biến đất nông nghiệp tại từng nơi, từng khu vực. - Biết được mặt mạnh, mặt yếu kém, những khó khăn và tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng tài đất nông nghiệp ở trang trại. - Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hợp lí, hiệu quả sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của trang trại trên cơ sở phát triển bền vững.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản 2.1.1. Giới thiệu chung Hình 2.1: Sơ đồ về đất nước Nhật Bản Dân số: 127 triệu người (năm 2017), xếp thứ 11 trên thế giới Thể chế: quân chủ lập hiến và cộng hoà đại nghị Thủ đô: Tokyo Các thành phố lớn: thủ đô Tokyo, Nagoya, Osaka, Fukuoka, Hiroshima, Sapporo, Kyoto, Naha. Đơn vị tiền tệ: đồng Yên Nhật (JPY), 1JPY ~ 270 VND GDP bình quân: đứng thứ 2 trên thế giới
- 5 Quốc kỳ: có tên là Nisshoki hay còn được gọi là Hinomaru (vầng mặt trời) Quốc ca: tên gọi là Kimi Ga Yo Quốc hoa: Hoa anh đào (sakura) được mệnh danh là “hồn hoa xứ Phù Tang”) Bốn hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Kyushu và Okinawa. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1. Vị trí địa lí Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km. Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau: Điểm cực Đông: 24°16′59″B 153°59′11″Đ. Điểm cực Tây: 24°26′58″B 122°56′1″Đ. Điểm cực Bắc: 45°33′21″B 148°45′14″Đ. Điểm cực Nam: 20°25′31″B 136°04′11″Đ. Trên biển, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ biển 200 hải lý, song trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đông Hải thì phạm vi hẹp hơn nhiều do đây là các biển chung. Tương tự, vùng lãnh hải của Nhật Bản không phải hoàn toàn có đường viền cách bờ biển 12 hải lý. Đường bờ biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km
- 6 Nhật Bản có vị trí nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Phần chính của Nhật Bản được cấu thành từ bốn đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. ・ Diện tích: 377.944 km², đứng hàng 62 trên thế giới. ・ Lãnh hải: 3.091 km². ・ Biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km. Nhật Bản là một đảo quốc hoàn toàn không tiếp giáp với quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km. Xung quanh Nhật Bản là một loạt các biển thông nhau. + Phía Đông và phía Nam: Thái Bình Dương. + Phía Tây Bắc: Biển Nhật Bản. + Phía Tây: Biển Đông Hải. + Phía Đông Bắc: Biển Okhotsk. + Vùng biển xung quanh các quần đảo Izu, Ogasawara, Nansei: biển Philippines theo cách gọi của thế giới, song các văn kiện của chính phủ Nhật Bản vẫn chỉ gọi đó là Thái Bình Dương. + Vùng biển nằm giữa Honshu và Shikoku gọi là biển Seito Naikai. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau: + Điểm cực Đông: Đảo Minami Tori-shima + Điểm cực Tây: Mũi Irizaki + Điểm cực Nam: Đảo Okino Tori-shima + Điểm cực Bắc: Mũi Kamoiwakka (hiện đang trong tình trạng tranh chấp, vì cả Nhật và Nga đều tuyên bố chủ quyền với đảo Iturup (trong tiếng Nhật là Etorofu-to)
- 7 + Nơi cao nhất Nhật Bản: Núi Phú Sĩ (cao 3.776m) + Thấp nhất Nhật Bản: Hachinohe mine (sâu 160m do nhân tạo) và hồ Hachirogata (sâu 4m một cách tự nhiên) Các quần đảo của Nhật Bản hình thành do các đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm nên xét về mặt địa chất học, như vậy là rất trẻ. Do đó, Nhật Bản có đặc trưng tự nhiên là nhiều núi lửa và động đất. Mỗi năm Nhật Bản chịu khoảng 1.000 trận động đất. Các hoạt động địa chấn này đặc biệt tập trung vào vùng Kanto. Động đất cấp 3, 4 xảy ra thường xuyên và cấp 7 - 8 cũng đã từng xảy ra. Động đất là mối đe dọa lớn nhất đối với Nhật Bản nên chính phủ Nhật mỗi năm đã phải bỏ ra hàng tỉ Yên Nhật để tìm kiếm một hệ thống báo động sớm về động đất, và khoa học địa chấn tại Nhật Bản được coi là tiến bộ nhất trên thế giới. Nhật Bản có 186 núi lửa còn hoạt động trong đó có núi Phú Sĩ. Đi kèm với núi lửa là các suối nước nóng cũng có rất nhiều ở Nhật Bản. 2.1.2.2. Địa hình, địa mạo Có thể gọi Nhật là một Sơn quốc nghĩa là một quốc gia của núi. Dù nhỏ hơn bang California của Mỹ, 67% địa hình của Nhật là núi, chỉ có 13% địa hình là đồng bằng. Các dòng sông bắt nguồn từ những địa hình núi đó tạo ra nhiều thung lũng và làm cho địa hình biến đổi rất phong phú. Ở các cửa sông, các đồng bằng hình cánh quạt được tạo ra nhưng trừ các đồng bằng Kanto (Quan Đông), đồng bằng Osaka, đồng bằng Nobi ra, tất cả đều là đồng bằng nhỏ. Bờ biển Nhật Bản cực kì dài, khoảng 34 nghìn km. Sự phức tạp trong việc hình thành bờ biển làm cho phong cảnh trở nên đẹp một cách hùng vĩ từ vùng này tới vùng khác.
- 8 2.1.2.3 Khí hậu, thủy văn Khí hậu Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương của ChâuÁ.Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō, Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó thường được biết đến với tên gọi "Quần đảo Nhật Bản". Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với mặt nước biển, khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất mềm và mưa nặng. Điều này đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất cao tại các vùng có thể sinh sống được, chủ yếu nằm ở các vùng eo biển. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới. Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế kỷ. Những cơn động đất lớn gần đây nhất là động đất Chūetsu năm 2004 và đại động đất Hanshin năm 1995. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng. Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu: Hokkaidō: Vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông.
- 9 Biển Nhật Bản: Trên bờ biển phía tây đảo Honshū', gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn. Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ. Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm. Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam. Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường. Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C - đo được vào 16 tháng 8 năm 2007. Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshū, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng. Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim vào mùa đông lạnh trên các phần phía bắc các đảo.
- 10 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện đặc trưng khí hậu tại một số thành phố lớn theo Cục Khí Tượng Thủy Văn Nhật Bản Thủy văn Sông Tone (kanji: 利根川, rōmaji: Tonegawa, phiên âm Hán-Việt: Lợi Căn Xuyên) là một dòng sông ở Nhật Bản, bắt nguồn từ núi Ōminakami, chảy từ phía Bắc sang phía Đông của vùng Kantō, đổ ra Thái Bình Dương ở địa phận thành phố Chōshi tỉnh Chiba, riêng phân lưu Edo của nó chảy qua Tōkyō và đổ vào vịnh Tōkyō ở địa phần thành phố Ichikawa tỉnh Chiba. Đây là sông có chiều dài hàng thứ hai và lưu vực rộng lớn hàng thứ nhất ở Nhật Bản, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế của vùng thủ đô Tōkyō, nhất là thủ đô Tōkyō. Tone là một trong những sông tiêu biểu ở Nhật Bản. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Kinh tế Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu.
- 11 Tuy nhiên, nhờ công cuộc Minh Trị duy tân cũng như việc chiếm được một số thuộc địa, vào trước Thế Chiến thứ Hai, quy mô kinh tế Nhật Bản đã đạt mức tương đương với các cường quốc châu Âu. Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật bản (quy đổi theo thời giá USD năm 1990) đã đạt 192 tỷ USD, so với Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 164 tỷ USD, Italy là 147 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD. Sau Thế Chiến 2, kinh tế Nhật bản bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) và triển cao độ (1955-1973) làm thế giới phải kinh ngạc. Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Tuy nhiên, từ năm 1974 tới 1989, kinh tế tăng trưởng chậm lại, và đến năm 1990 thì lâm vào khủng hoảng trong suốt 10 năm. Người Nhật gọi đây là Thập niên mất mát. Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ,... Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và tăng trưởng trở lại, tuy nhiên trong giai đoạn 2001-2015, kinh tế Nhật vẫn chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng rất chậm, trung bình chỉ dưới 1% mỗi năm. Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trong 20 năm (từ 1990 tới 2010), Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai về kinh tế nhưng đã bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2010 Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tính đến năm 2016 là 4.730 tỷ USD, GDP trên đầu người là 40,090 USD (2017), đứng thứ 3 thế giới và đứng thứ hai châu Á (sau Trung Quốc). Cán cân thương mại thặng dư và dự trữ ngoại tệ đứng hàng
- 12 đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư của Nhật bản ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật. Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản. Nhật Bản là trụ sở của một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 3.500 tỉ Yên (2013). Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishivà Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỷ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính của Toyota và Sony. Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên
- 13 nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng . Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc. Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự thần kì": tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969. So với năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm GDP của Nhật tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, chỉ kém hơn Hoa Kỳ và Liên Xô. Sự phát triển rất nhanh của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952- 1973 bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau: Nhân tố lịch sử: Kể từ Minh Trị duy tân đến trước Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã có 70 năm phát triển đất nước theo mô hình hiện đại và đã trở thành cường quốc số 1 châu Átrong thập niên 1930. Dù bị tàn phá nặng nề trong Thế Chiến, nhưng những nhân tố và kinh nghiệm quý báu của Nhật Bản vẫn còn nguyên vẹn, họ có thể tận dụng kinh nghiệm này để nhanh chóng xây dựng lại nền kinh tế. Nhân tố con người: trước Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã có đội ngũ chuyên gia khoa học và quản lý khá đông đảo, có chất lượng cao. Dù bại trận trong Thế Chiến 2 nhưng lực lượng nhân sự chất lượng cao của Nhật vẫn còn khá nguyên vẹn, họ đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước. Người Nhật được giáo dục theo những luân lý của Nho giáo với những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung thành, tính
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng NN&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng
52 p | 305 | 75
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Giang Sơn
57 p | 572 | 59
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
68 p | 118 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
70 p | 171 | 36
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Một Thành viên Cảng Sông Tp.HCM
89 p | 130 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Phát triển Công nghệ cao
71 p | 122 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Đức Phú
84 p | 131 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2011 tại phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
71 p | 91 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả của phương pháp cổ phần hóa trong cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
89 p | 110 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
93 p | 117 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty TNHH in bao bì TM – DV Tân Thái Phương
54 p | 77 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần giống cây trồng vật nuôi Thừa Thiên Huế
89 p | 80 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH tư vấn xây dựng tổng hợp Quảng Ninh
79 p | 82 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế và phát triển: Hiệu quả nuôi tôm ở Xã Phú Xuân, huyện Phú Vang
64 p | 77 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Đá xây dựng Ga Lôi - trực thuộc công ty cổ phần Khai thác đá Thừa Thiên Huế
73 p | 71 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần giống cây trồng vật nuôi Thừa Thiên Huế111
90 p | 64 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp TNTM Hoàng Long
76 p | 76 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Crystal Martin VietNam
70 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn