intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

41
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở địa phương này trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ====== VŨ THỊ LUYẾN HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Triết học HÀ NỘI - 2019
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ====== VŨ THỊ LUYẾN HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Triết học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Trần Thị Hồng Loan HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Trần Thị Hồng Loan - người cô đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị cùng các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua. Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã góp ý, ủng hộ em hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô cũng như các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Ngƣời thực hiện Vũ Thị Luyến
  4. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Hồng Loan. Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và các số liệu trong khóa luận là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Ngƣời thực hiện Vũ Thị Luyến
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BQLDT&DT: Ban quản lý di tích và di tích CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CN: Công nghiệp DN: Doanh nghiệp DSVH: Di sản văn hóa DTLS: Di tích lịch sử HTX: Hợp tác xã KHKT: Khoa học kĩ thuật NN: Nông nghiệp PTNT: Phát triển nông thôn TP: Thành phố TTCN: Tiểu thủ công nghiệp TM – DV: Thương mại - dịch vụ UBND: Ủy ban nhân dân XD: Xây dựng
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................... 7 1.1. Các khái niệm cơ bản....................................................................................... 7 1.2. Một số giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội cần được bảo tồn và phát huy................................................................... 21 1.3. Sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội ...................................................... 25 1.4. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội ......... 31 Chương 2. THỰC TRẠNG MỘT SỐ GIÁ TRỊ CầN ĐƯỢC BẢO TÔN VÀ PHÁT HUY CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG ......................................................................................................... 37 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm hình thành có sự ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội ................................................................ 37 2.2. Thực trạng một số giá trị cần được bảo tồn và phát huy của các làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội........................................... 39 2.3. Nguyên nhân của thực trạng .......................................................................... 49 Chương 3. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN, ............. 52 THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................... 52 3.1. Một số nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội ................................................................... 52
  7. 3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội ................................................................................................................... 56 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 71
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, Việt Nam mang trong mình một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trong đó thấm nhuần nền văn hóa nông nghiệp, nông thôn. Thực tế lịch sử hình thành và phát triển nông thôn Việt Nam luôn gắn liền với các làng nghề, ngành nghề truyền thống cùng với các sản phẩm đa dạng của nó tạo nên sắc thái riêng của nền kinh tế và văn hóa dân tộc. Từ những đặc trưng về kinh tế - văn hóa - xã hội, tâm lý, tập quán và những điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Việt Nam đã tồn tại hàng trăm làng nghề truyền thống với bề dày lịch sử. Làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ và phát triển tinh hoa văn hóa của dân tộc với những kĩ năng truyền từ đời này sang đời khác và mỗi làng nghề là một kho báu trong đó lưu giữ một khối lượng đáng kể những tinh hoa văn hóa của dân tộc, nhất là tinh hoa văn hóa cổ truyền. Trong đó, việc hình thành, tồn tại và phát triển các làng nghề truyền thống là một phần không thể thiếu trong tính đa dạng của làng xã Việt Nam. Làng nghề luôn mang trong mình hai yếu tố cơ bản là truyền thống văn hóa và truyền thống nghề nghiệp, hai yếu tố ấy hòa quyện không tách rời nhau đã tạo nên văn hóa làng nghề. Văn hóa làng nghề là sự kết tinh, hội tụ các tập quán xã hội, nghi lễ, lễ hội; tri thức dân gian; nghề thủ công truyền thống của cộng đồng, là sắc thái riêng của từng động cồng, nhóm người ở trong mỗi cộng đồng đó. Phát triển làng nghề không những tạo động lực trực tiếp giải quyết việc làm, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lao động ở nông thôn mà còn giúp bảo tồn, duy trì, và phát triển được nhiều ngành nghề truyền thống của dân tộc, tạo điều kiện phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, bảo lưu và giữ gìn văn hóa dân tộc. Phú Xuyên là vùng đất nổi tiếng với ít nhất 15 làng nghề thủ công truyền thống (Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội, 2016) trong đó có các làng nghề đặc biệt nổi tiếng như: làng nghề mây tre đan xã Phú Túc, làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ, làng nghề sơn mài thôn Bối Khê, Làng nghề may comple veston xã Vân Từ, Làng nghề Tò he Xuân La, Làng nghề da giầy xã Phú Yên, Làng nghề mộc 1
  9. Đại Nghiệp, Đồng Phố xã Tân Dân, Làng thêu Đại Đồng, Làng nghề bánh kẹo Cổ Hoàng,… Các làng nghề với những sản phẩm sáng tạo văn hóa độc đáo có từ lâu đời được trao truyền tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay. Cùng với sự phát triển của đất nước trong những năm gần đây, các làng nghề truyền thống xưa dần thay đổi theo hướng mở rộng, phát triển kinh tế, các sản phẩm ngày một nhiều lên về số lượng, mẫu mã, loại hình. Nhưng tỷ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế xã hội là sự mai một của một số giá trị văn hóa cốt lõi tạo nên văn hóa làng nghề. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa làng nghề như là những di sản văn hóa phi vật thể của làng xã, địa phương và quốc gia, tôi quan tâm đến vấn đề này và mong muốn được thực hiện đề tài nghiên cứu để qua đó góp phần vào việc bảo tồn những giá trị văn hóa làng nghề đó. Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Xuyên dù đã có lịch sử mấy trăm năm thế nhưng phải thừa nhận rằng, mức độ quan tâm của các nhà chuyên môn cũng như sự đầu tư cho việc nghiên cứu để có thể đưa ra những công trình và những đầu sách mang tính chuyên sâu hay giáo trình giảng dạy thì hầu như chưa có, nếu có thì chỉ là những bài viết lẻ tẻ mang tính giới thiệu và quảng bá về nghề và làng nghề mà không hề có một hệ thống nhất định nào. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu hơn về làng nghề thủ công truyền thống như: Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội (2000) của tác giả Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo đã đề cập đến các vấn đề liên quan của làng nghề thủ công, vị trí làng nghề trong diễn trình lịch sử Việt Nam và một số quan điểm phát triển làng nghề mới trong đó có nghề mây tre đan như sau: + Duy trì hình thức sản xuất theo hộ gia đình vẫn là phương thức hiệu quả nhất với nghề thủ công mây tre đan nói riêng và nghề thủ công nói chung. + Tác giả nêu ra một loạt khó khăn cho các làng nghề trong đó có mây tre đan. 2
  10. + Hoàn thiện thể chế chính sách, tạo lập môi trường cho nghề thủ công phát triển là vấn đề cấp bách cần thực hiện sớm. Thúc đẩy du lịch làng nghề, khôi phục phát triển các giá trị làng nghề trong đó có mây tre đan. Đưa ra các giải pháp đi đôi với bảo vệ môi trường như vấn đề xử lý rác thải…[28] Cuốn“Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”của tác giả Mai Thế Hởn, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2003 chú tâm nghiên cứu về làng nghề truyền thống trước thách thức phát triển nhanh chóng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.[11] Trên Tạp chí Di sản văn hoá số 4 (2003) tác giả Lê Thị Minh Lý có bài viết “Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể”ở đó tác giả đã nêu lên được tầm quan trọng trong việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hoá vốn là di sản của dân tộc, như việc lưu truyền bí quyết nghề nghiệp trong phạm vi làng xã hay những giá trị tinh thần đậm nét được phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng… Những tư liệu viết về văn hoá làng nghề nhìn chung rất đa dạng và phong phú qua đó thấy được bức tranh toàn cảnh về lịch sử cũng như tình hình các làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay. Ngoài những công trình nghiên cứu có tính chất thống kê, khái quát về các ngành nghề thủ công thì đã có những khuyên khảo viết về một làng nghề cụ thể như Quê gốm Bát Tràng; làng Đại Bái gò đồng của tác giả Đỗ Thị Hảo. hai chuyên khảo này đã viết khá toàn diện từ phong tục tập quán tín ngưỡng thờ tổ nghề, lễ hội làng nghề đến diện mạo cảnh quan làng nghề, quy trình sản xuất và đặc trưng sản phẩm của làng nghề.[15, tr 68-71] Năm 2013, Tạp chí Doanh nghiệp và thương mại online có đăng bài “Đến với nghề mây tre đan Lưu Thượng xã Phú Túc”của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan [13,tr33-38]. Với cách tiếp cận văn hoá, tác giả bài viết đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản của nghệ thuật tạo ra sản phẩm mây tre. Trong đó tác giả đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu để thấy được người dân tại đây đã biết sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo từ nguyên liệu thô sơ như cỏ mọc hoang, rồi qua quá trình phát triển họ đã biết kết hợp nhiều nguyên liệu khác như: sợi cói, bèo tây, mây, tre, giang… Trên Tạp chí của Bộ xây dựng (2010) có bài viết “Đặc sắc làng nghề mây tre đan ở Hà Nội”trong đó có viết về làng nghề mây tre đan Phú Túc những năm gần đây việc 3
  11. xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Hơn nữa làng nghề còn là nơi thu hút số lượng lao động lớn và có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn nét văn hoá truyền thống để từ đó có tiền đề phát triển thành điểm du lịch văn hoá làng nghề.[13] Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều chú trọng đến nghề và làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, chứ chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, giá trị di sản của các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Xuyên. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu nêu trên là cơ sở nền tảng, tư liệu quan trọng không chỉ giúp tôi định hướng mà còn có thể kế thừa, tiếp thu trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Thông qua nghiên cứu chuyên sâu về đề tài tôi hy vọng góp một phần nào đó vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá cho sản phẩm thủ công truyền thống mang nhiều công sức và tâm huyết của người dân nơi đây trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở địa phương này trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nội dung khóa luận cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: Một là, nghiên cứu lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Hai là, nghiên cứu thực trạng các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của thực trạng. Ba là, đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 4
  12. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các giá trị văn hóa, giá trị lịch sử và giá trị kinh tế của một số làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. - Phạm vi không gian: Địa bàn khảo sát ở một số làng nghề truyền thống, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian: từ năm 2011 đến năm 2018. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế: khảo sát cảnh quan một số làng nghề, lễ hội làng nghề, các sản phẩm đặc trưng, các cơ sở sản xuất,… Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn cán bộ huyện Phú Xuyên và các nghệ nhân, thợ nghề, học viên, khách tham quan,… để tìm hiểu thông tin, số liệu liên quan đến thực trạng các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Phương pháp lôgic - lịch sử và phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh,…: từ các nguồn ấn phẩm, sách báo, tạp chí, khoá luận,… phân tích tổng hợp để lấy các thông tin cần thiết kết hợp với kết quả điền dã từ đó hình thành đề mục viết luận văn. 7. Ý nghĩa của khóa luận Khóa luận nhằm làm rõ sự vận dụng quan điểm toàn diện trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những thiếu sót trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tại các làng nghề Phú Xuyên. Ngoài ra, khóa luận còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập của sinh viên Khoa Giáo dục chính trị và các khoa, ngành có liên quan. 8. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Khoá luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về bảo tồn và phát huy các giá trị 5
  13. của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Chương 2: Thực trạng một số giá trị cần được bảo tồn và phát huy của các làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của thực trạng Chương 3: Một số nguyên tắc và biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 6
  14. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm Bảo tồn * Bảo tồn nguyên vẹn Trước đây đã từng có quan niệm bảo tồn nguyên vẹn, bảo tồn văn hóa được hiểu là các nỗ lực nhằm bảo vệ, gìn giữ sản phẩm văn hóa (vốn được chắt lọc, chưng cất, được thử thách qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử) và không gian tồn tại của nó theo dạng thức vốn có. Nghĩa là, những sản phẩm của quá khứ nên được bảo vệ một cách nguyên vẹn như nó vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật chất và tinh thần cũng như cố gắng cách ly di sản khỏi môi trường xã hội đương đại. Song vấn đề đặt ra, văn hóa luôn gắn bó với đời sống con người, với môi trường xã hội trong sự vận động của nó, nhất là di sản văn hóa phi vật thể. Chính vì vậy mà quan điểm bảo tồn nguyên vẹn sẽ không phải là cách tiếp cận của trường hợp nghiên cứu này. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liêm có bài viết “Bảo tồn và phát huy” hay “kế thừa và phát triển” văn hoá dân tộc trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” được in trong cuốn kỷ yếu hội thảo 60 năm đề cương văn hoá Việt Nam (1943-2013) có nêu ra quan điểm: “Bảo tồn” là giữ lại, không để bị mất đi, không thể bị thay đổi, biến hoá hay biến thái…Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn”.[13, tr.269]. * Bảo tồn trên cơ sở kế thừa Bảo tồn trên cơ sở kế thừa những giá trị độc đáo của quá khứ dường như là một xu thế khá phổ biến trong giới học giả hiện nay khi bàn đến giá di sản văn hoá 7
  15. nói chung và quản lý di sản văn hoá nói riêng. Quan điểm này dựa trên cơ sở mỗi di sản văn hoá cần phải thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian cụ thể. Khi giá trị di sản văn hoá ấy tồn tại ở không gian và thời gian hiện tại, di sản văn hoá ấy cần phát huy giá trị văn hoá - xã hội phù hợp với xã hội hiện nay và phải loại bỏ đi những gì không phù hợp với xã hội ấy. Tuy nhiên khi bàn về quan điểm này, nhà nghiên cứu văn hóa Ashworth đã nêu ra những đặc điểm cơ bản của bảo tồn trên cơ sở kế thừa như sau: Không chỉ những đồ tạo tác hay những toà nhà mà cả các bộ sưu tập và các di sản khác cũng được bảo tồn dựa vào kế thừa; Các tiêu chí lựa chọn không phụ thuộc vào bản chất bên trong của di sản mà còn phụ thuộc vào những yếu tố nằm bên ngoài, không thuộc về bản chất của di sản; Bảo tồn trên quan điểm kế thừa quan tâm không chỉ đến hình thức mà còn quan tâm đến cả các chức năng của di sản. [1, tr.176-177] * Ngoài hai quan điểm phổ biến trên, trong quan điểm về bảo tồn còn có Quan điểm bảo tồn để phát triển “Những người theo quan điểm này không bận tâm tới việc tranh cãi nên bảo tồn y nguyên như thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ, mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong bối cảnh đương đại. Nếu như quan điểm truyền thống cho rằng độ chân thực (hay tính xác thực) của di sản là cốt lõi của di sản và phải làm thế nào đề đảm bảo kế thừa được sự chân thực đó, thì quan điểm bảo tồn phát triển lại đánh giá thấp vai trò của tính chân thực này. Người ta cho rằng chân thực hay không không phải là một giá trị khách quan, mà nó được đo bằng trải nghiệm. Theo quan điểm này, đối với việc bảo tồn các giá trị làng nghề truyền thống không có mục đích nào được coi là duy nhất, là tốt thượng, là hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp”. Từ các giá trị văn hóa truyền thống mang tính đa nghĩa, nhiều mục đích và không ổn định theo thời gian. Đây chính là cách bảo tồn trong phát triển mà một số nhà hoạt động văn hóa đã thực hiện đối với một số loại hình di sản phi vật thể như tổ chức lễ hội như một sự kiện văn hóa, khai thác các diễn xướng dân gian, tổ chức các Festival văn hóa. Ta thấy điểm mạnh của mô hình này là tạo nên sức hấp dẫn 8
  16. đối với công chúng đương đại, tạo nên tính sinh động, độc đáo của di sản, tiếp thêm nguồn sinh khí cho di sản. Tuy nhiên, mặt trái của nó là dễ sa vào tình trạng sân khấu hóa, thương mại hóa di sản dẫn đến tình trạng tầm thường hóa, thậm chí giải thiêng hóa di sản như đã từng xảy ra đối với trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên, trình diễn nhạc cung đình Huế, trình diễn ca trù… phục vụ khách du lịch. 1.1.2. Khái niệm Phát huy Phát huy trên cơ sở sàng lọc, duy trì và làm phong phú thêm những nét đẹp văn hóa vốn có. Phát huy giá trị văn hóa là những hành động hướng đích nhằm đưa sản phẩm văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, trở thành tiềm năng và nội lực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người. Phát huy giá trị văn hóa - đó là những hành động hướng đích nhằm đưa giá trị văn hóa vào trong thực tiễn xã hội với tư cách vừa là môi trường an toàn để bảo tồn và làm giàu các giá trị văn hóa, vừa là năng lực nội sinh và tiềm năng mang lại những lợi ích về vật chất và tinh thần cho con người, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội. Phát huy các giá trị di sản văn hóa phải biết kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của đời trước để lại, làm cho các giá trị của di sản văn hóa thấm sâu, lan tỏa vào đời sống cộng đồng xã hội. “Xét về bản chất, mỗi di tích hay mọi sinh hoạt nghệ thuật, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, lối sống nếp sống, hoặc các tri thức dân gian về ngành nghề thủ công, y học, ẩm thực,... tất cả đều là những giá trị tồn tại dưới những dạng vật chất cụ thể ẩn chứa phía sau những hoạt động hoặc kết quả của các hoạt động tinh thần của con người trong mọi mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình”. Những giá trị ấy chính là cái “hồn”, một nơi thể hiện rõ nhất những thành tựu, trình độ và bản sắc văn hóa của một cộng đồng tại một không gian và ở một thời gian nhất định. Từ những tích lũy trong quá khứ, qua trường kỳ lịch sử các giá trị đó có thể trở thành một bộ phận quan trọng hợp thành vốn di sản văn hóa quý báu của dân tộc và có thể là của cả nhân loại. Vì vậy, phát huy các giá trị di sản văn 9
  17. hóa phải biết kế thừa có chọn lọc phần “hồn”ấy, sáng tạo thêm, làm cho nó thấm sâu, lan tỏa vào đời sống cộng đồng để cộng đồng nhận diện được giá trị, biết trân trọng những giá trị ấy và tránh có cái nhìn phiến diện và khơi lòng tự hào để chung tay vào bảo tồn di sản văn hóa của địa phương, của dân tộc và của cả nhân loại. Phát huy giá trị di sản văn hóa là để phát triển kinh tế và phát huy là phải biết kế thừa những tinh hoa của đời trước để lại. Những giá trị đó chính là sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn, nếu chúng phù hợp với thời đại mới thì cần được phát huy, nếu chúng lạc hậu, lỗi thời thì phải bỏ đi, đồng thời phải biết sáng tạo thêm những cái mới trên nền tảng những cái truyền thống để vừa làm giàu thêm bản sắc văn hóa, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cư dân đương đại đồng thời cũng là cơ hội để tạo ra thêm nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng giúp phát triển kinh tế bền vững cho địa phương. Phát huy các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống phải biết mở rộng giao lưu văn hóa để làm giàu thêm bản sắc văn hóa và làm thăng hoa giá trị văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa. Lịch sử xưa và nay không có nền văn hóa nào tự thân phát triển bằng sự “đóng kín”mà muốn phát triển phải luôn được bồi đắp bởi nhiều nền văn hóa khác. Do đó, việc giao lưu, mở rộng văn hóa để làm giàu thêm bản sắc văn hóa, đồng thời làm thăng hoa và lan tỏa văn hóa của mình đến khắp nơi luôn là khuynh hướng của mọi cộng đồng, mọi dân tộc, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, giao lưu, tiếp nhận những luồng văn hóa khác là cần thiết nhưng tiếp nhận những cái gì và biến đổi như thế nào để không đánh mất đi giá trị văn hóa của địa phương là việc không dễ dàng. Trong truyền thống làng nghề ở huyện Phú Xuyên các giá trị văn hóa làng nghề luôn có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa được thể hiện rất rõ nét. Các nền văn hóa Trung Hoa, Chămpa, phương Tây đã từng hội tụ tại các làng nghề Phú Xuyên, nhưng chúng không áp đặt đến văn hóa làng nghề truyền thống của người dân Phú Xuyên, nó được biến đổi và hòa cùng vào văn hóa của người dân nơi đây, tạo thành một văn hóa làng nghề đặc trưng riêng biệt cho huyện Phú Xuyên. Tuy nhiên, trong 10
  18. quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên cần phải làm cho văn hoá các làng nghề trong huyện thăng hoa hơn nữa trong nền văn hoá dân tộc và lan toả ra thế giới. Xung quanh vấn đề phát huy di sản văn hoá phi vật thể cũng đặt ra nhiều vấn đề. Song điều quan trọng hơn cả đối với việc phát huy những di sản văn hoá phi vật thể nói chung và giá trị văn hoá làng nghề nói riêng là làm sao khơi dậy được ý thức của cộng đồng, niềm tự hào của cộng đồng về di sản văn hoá phi vật thể, để di sản văn hoá ấy sống trong cộng đồng đúng như bản chất của nó. Trong công tác phát huy, vấn đề luôn được đặt ra đó là truyền dạy, tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ có những hiểu biết về làng nghề với những giá trị văn hoá truyền thống của nó. Chính đây là cây cầu để chúng ta đưa những giá trị văn hoá làng nghề với cộng đồng và hơn thế cộng đồng chính là môi trường không chỉ sản sinh ra văn hoá làng nghề, mà còn là nơi tốt nhất bảo tồn, làm giàu thêm và phát huy nó trong đời sống xã hội. 1.1.3. Khái niệm Giá trị Giá trị trước hết là một một phạm trù triết học, chỉ sự đánh giá những thành quả lao động sáng tạo vật chất và tinh thần của con người. Nó có tác dụng định hướng, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của xã hội nhằm vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Thuật ngữ “Giá trị”(values) có thể quy chiếu vào những mối quan tâm (interests), những thích thú (duties) trách nhiệm tinh thần (moral obligations), những ước muốn (desires), những đòi hỏi (wants), những nhu cầu(needs), những ác cảm (aversions), những lôi cuốn (attractions) và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn (Pepper, 1958, tr.7). Nói cách khác giá trị có mặt trong thế giới rộng lớn và đa dạng của hành vi lựa chọn, hoàn toàn có thể cho rằng hành vi theo phản xạ không biểu hiện các giá trị hay sự đánh giá: từ cái nháy mắt bất thần tới cái phản xạ bánh chè hay bất cứ quá trình sinh hóa nào trong cơ thể con người, đều không tạo ra hành vi giá trị. Tuy nhiên, bất kỳ định nghĩa mô tả nào cũng có thể xác định đầy đủ phạm vi và tính đa dạng của những hiện tượng giá trị được thừa nhận. 11
  19. Một khái niệm giá trị có nội hàm rộng, có thuận lợi là hướng sự chú ý vào những yếu tố giá trị có thể có trong mọi hành vi, tránh những yếu tố tự động hay bản năng nghiêm trọng nhất. Một định nghĩa hẹp có ưu điểm là giản đơn và xác định, nhưng có thể dẫn đến sai lầm nếu những hiện tượng bị gạt bỏ không được xem xét thông qua những khái niệm có liên hệ chặt chẽ với ý niệm “giá trị”. Một trong những định nghĩa được chấp nhận rộng rãi hơn trong các tài liệu khoa học xã hội là coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mong muốn (desirable) ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Trong định nghĩa hẹp này có sự phân biệt giữa cái được mong muốn và cái đáng mong muốn, chúng được xem như ngang hàng với cái mà chúng ta phải mong muốn. Đây là một cách nhìn giá trị đã được xã hội hóa cao, nó loại trừ, chẳng hạn, những giá trị thuần túy mang tính hưởng lạc. Trong cách nhìn rộng hơn, thì bất cứ cái gì tốt hay xấu đều là giá trị hay giá trị là điều quan tâm của một chủ thể là con người. Dường như mọi giá trị đều chứa đựng một số yếu tố nhận thức (mặc dù một số định nghĩa không hàm chứa điều này), chúng có tính chất lựa chọn hay hướng dẫn và chúng bao gồm một số yếu tố tình cảm. Các giá trị được sử dụng như là những tiêu chuẩn cho sự chọn lựa khi hành động. Khi đã được nhận thức một cách công khai và đầy đủ nhất, các giá trị trở thành những tiêu chuẩn cho sự phán xét, sự ưa thích và lựa chọn. Bản chất và ý nghĩa bao quát của giá trị là tính nhân văn. Chức năng cơ bản nhất của giá trị là định hướng, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và cộng đồng. Giá trị gắn liền với nhu cầu con người. Ta thấy nhu cầu của con người rất phong phú, đa dạng và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính nhu cầu là động cơ thúc đẩy mạnh mẽ hành động của con người, giúp con người tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần to lớn. Đó là phẩm chất cơ bản cần phải có để đảm bảo con đường sống, chỉ đạo mọi hoàn cảnh thực tiễn. Có những giá trị có thể định lượng bởi một giá, nhưng cũng có những giá trị không thể định giá - vô giá: lòng yêu nước, tình yêu tình bạn, các tác phẩm nghệ thuật, ... Những hành động của con người vì nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu trong quá trình tồn tại của mình ẩn chứa các giá trị văn hóa. Giá trị văn hóa là sự đánh giá mang tính cộng đồng đối với những hiện tượng, sản phẩm văn hóa do con người tạo ra trong bối cảnh xã hội nhất định. Những giá 12
  20. trị đó được coi là tốt đẹp, là có ích, đáp ứng nhu cầu của con người trong mọi thời đại. Một khi những giá trị đó hình thành và được định hình thì nó có tác dụng chi phối những nhận thức, quan niệm, hành vi, tình cảm của con người trong mỗi cộng đồng ấy. Giá trị văn hóa về thực chất là sự khẳng định của con người đối với sự tồn tại vật chất và tinh thần trong đời sống xã hội, quan hệ, trật tự của mình, hành vi, thái độ của mình, khích lệ con người sống và phát triển theo thang giá trị mà cộng đồng xã hội tôn vinh. Bên cạnh những giá trị tổng quát (yêu nước, cộng đồng, cần cù, hiếu học, gắn bó huyết thống và làng bản) còn tồn tại giá trị bộ phận. Giá trị này được thể hiện trong từng lĩnh vực hoạt động của con người như: trong khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong ăn uống, đi lại, phong tục tập quán, lễ hội… Những giá trị bộ phận không phải là những thực thể riêng biệt mà chúng góp phần chung đúc nên các giá trị văn hóa tổng quát và ngược lại. 1.1.4. Khái niệm Làng nghề Quan điểm thứ nhất: theo giáo sư Trần Quốc Vượng có viết thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Làng nghề sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm mặt hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài”(kỷ yếu hội thảo quốc tế “bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống việt nam”tháng 8/1996. [27, tr.38-39]. Quan điểm thứ hai: “Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố là làng và nghề, làng nghề đó tồn tại trong một không gian nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chủ yếu, giữa họ có những mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa”. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0