Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động hạch toán kế toán các chế độ BHXH tại BHXH quận Dương Kinh
lượt xem 11
download
Khóa luận lý luận chung về BHXH và kế toán BHXH, trình bày thực trạng hoạt động hạch toán kế toán các chế độ BHXH tại BHXH quận Dương Kinh và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động hạch toán kế toán các chế độ BHXH tại quận Dương Kinh. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động hạch toán kế toán các chế độ BHXH tại BHXH quận Dương Kinh
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời từ rất sớm và đến nay đã đƣợc thực hiện ở hầu hết tất cả các nƣớc trên thế giới. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi chính sách BHXH là một chính sách lớn, quan trọng nhằm không ngừng nâng cao những điều kiện sống, lao động và luôn tạo sự an toàn trong cuộc sống cho nhân dân. Ngày nay, khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì hoàn thiện và phát triển hệ thống BHXH là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam cũng nhƣ ở các nƣớc trên thế giới. Cùng với sự phát triển của hệ thống BHXH, đòi hỏi hệ thống kế toán BHXH cũng phải không ngừng hoàn thiện và phát triển. Mặc dù hiện nay, hệ thống kế toán BHXH ở nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý ngày càng cao của hệ thống BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động nó vẵn còn bộc lộ một số hạn chế cần phải có biện pháp khắc phục để hệ thống kế toán BHXH Việt Nam không những phù hợp với sự phát triển của hệ thống BHXH ở nƣớc ta hiện nay, mà còn có thể hoàn nhập với hệ thống kế toán ở các nƣớc phát triển trên thế giới. 1 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp Do đó, em nhận thấy việc nghiên cứu và hoàn thiện hoạt động kế toán BHXH ở nƣớc ta hiện nay là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam. Là một sinh viên chuyên ngành Kế Toán, sau một thời gian học tập ở trƣờng; tiếp cận thực tế tại BHXH quận Dƣơng Kinh đƣợc sự chỉ bảo tận tình của cán bộ BHXH Quận; và sự hƣớng dẫn tận tình Thầy giáo Trần Thành Công, em đã mạnh dạn chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp là : "Hoạt động hạch toán kế toán các chế độ BHXH tại BHXH quận Dƣơng Kinh". Kết cấu của đề tài gồm 3 chƣơng : Chƣơng 1 : Lý luận chung về BHXH và kế toán BHXH. Chƣơng 2 : Thực trạng hoạt động hạch toán kế toán các chế độ BHXH tại BHXH quận Dƣơng Kinh. Chƣơng 3 : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động hạch toán kế toán các chế độ BHXH tại quận Dƣơng Kinh. 2 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ KẾ TOÁN BHXH 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI. 1.1.1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của BHXH. 1.1.1.1. Sự cần thiết khách quan của BHXH. Con ngƣời muốn tồn tại và phát triển thì cần phải đáp ứng đƣợc các nhu cầu tối thiểu của mình đó là đủ ăn, mặc và có chỗ ở, đi lại. Muốn vậy, ngƣời ta phải lao động để tạo ra của cải vật chất. Để lao động đƣợc con ngƣời phải có sức khoẻ và khả năng lao động nhất định. Trong thực tế không phải lúc nào con ngƣời nói chung và ngƣời lao động nói riêng cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thƣờng. Trái lại, có rất nhiều trƣờng hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho ngƣời ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm... Khi rơi vào những trƣờng hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, mà trái lại còn tăng lên, thậm trí còn xuất hiện một số nhu cầu mới nhƣ: cần đƣợc khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đau, tai nạn thƣơng tật nặng cần phải có ngƣời chăm sóc nuôi dƣỡng. Bởi vậy, muốn tồn tại ổn định cuộc sống, con ngƣời và xã hội phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau nhƣ: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng; đi vay, hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nƣớc. Rõ ràng, những cách đó hoàn toàn thụ động và không chắc chắn. 3 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp Nhƣ ở thời cổ đại, do chƣa có tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất, mọi ngƣời phải tự lực, đoàn kết, cùng nhau hái lƣợm, săn bắn, sản phẩm thu đƣợc phân phối bình quân. Khi gặp rủi ro, tai biến thì họ vừa tự mình gánh chịu, vừa đƣợc các thành viên trong cộng đồng san sẻ, cƣu mang. ở thời kỳ này, sự tƣơng trợ lẫn nhau mang tính tự phát theo bản năng và mới thực hiện trong phạm vi cộng đồng nhỏ nhƣ gia đình, thôn xóm. Trong xã hội phong kiến, quan lại thì dựa vào chế độ bổng lộc của nhà vua, dân cƣ thì dựa vào sự đùm bọc lẫn nhau trong họ hàng, cộng đồng làng xã hoặc sự giúp đỡ của những ngƣời hảo tâm và của triều đình. Ngoài ra, họ có thể đi vay hoặc đi xin. Với những cách này, ngƣời gặp khó khăn hoàn toàn thụ động trông chờ vào sự hảo tâm, giúp đỡ của ngƣời khác. Do vây, sự giúp đỡ mới chỉ là khả năng có thể có, có thể không, có thể nhiều hoặc ít và không hoàn toàn chắc chắn. Từ khi nền kinh tế hàng hoá phát triển và đã xuất hiện việc thuê mƣớn nhân công. Lúc đầu, giới chủ cam kết trả công lao động. Dần dần về sau, phải cam kết đảm bảo cho ngƣời làm thuê có một thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu sinh sống thiết yếu. Nếu ngƣời làm thuê bị ốm đau, tai nạn, sinh con... phải nghỉ việc và không có lƣơng, cuộc sống lập tức bị đe doạ. Đến lúc này, những rủi ro uy hiếp ngƣời làm công ăn lƣơng không chỉ còn là sinh, lão, bệnh, tử mà còn là tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Ngƣời lao động cần có sự đảm bảo, sự bảo vệ tốt hơn cho mình, nhƣng tiền lƣơng không thể trang trải đƣợc tất cả những khoản đó trong khi ngƣời sử dụng lao động chỉ muốn tối thiểu hoá chi phí của mình. Trong thực tế, nhiều khi các trƣờng hợp rủi ro không xảy ra, nhƣng cũng có khi lại xảy ra dồn dập, buộc giới chủ phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền mà họ không muốn. Chính vì thế những ngƣời lao động phải liên kết nhau để đấu tranh buộc giới chủ phải thực hiện 4 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp những điều đã cam kết là đáp ứng nhu cầu cần thiết đó. Cuộc tranh chấp giữa giới chủ và thợ diễn ra rất lâu, nhƣng chƣa bao giờ quyết liệt và đến nay càng trở nên gay gắt hơn và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Đứng trƣớc hoàn cảnh đó, Nhà nƣớc là ngƣời thứ ba đứng ra giải quyết mâu thuẫn và điều hoà lợi ích giữa chủ và thợ. Sự can thiệp này một mặt làm tăng đƣợc vai trò của Nhà nƣớc, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng đƣợc tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với ngƣời làm thuê. Sự đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi một quốc gia. Quỹ này còn đƣợc bổ xung từ ngân sách Nhà nƣớc khi cần thiết nhằm đảm bảo cho ngƣời lao động khi gặp những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro bất lợi của ngƣời lao động đƣợc dàn trải, cuộc sống của ngƣời lao động và gia đình họ đƣợc đảm bảo ổn định. Hạn chế những tệ nạn xã hội xảy ra do nguyên nhân của thất nghiệp và nghèo đói; xây dựng một nền an ninh xã hội bền vững. Mặt khác, giúp giới chủ có thể ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh do năng suất lao động của ngƣời lao động tăng lên. Bởi lẽ, khi ngƣời lao động đƣợc đảm bảo về lợi ích thì họ sẽ trung thành với doanh nghiệp, làm việc có hiệu quả. Nhƣ vậy, nền kinh tế sẽ đƣợc phát triển nhanh chóng và bền vững bởi đƣợc tăng trƣởng về chất. Nhƣ vậy, toàn bộ những hoạt động đối với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên thế giới quan niệm là BHXH đối với ngƣời lao động. Hay nói cách khác, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với ngƣời lao động khi họ không may gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhăm đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo an toàn xã hội. 5 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp Có thể nói rằng, BHXH là nhu cầu khách quan của ngƣời lao động và đã trở thành một trong những quyền con ngƣời và đƣợc Đại hội đồng liên hiệp quốc thừa nhận và ghi vào bản tuyên ngôn Nhân quyền ngày 10/2/1984 nhƣ sau: “Tất cả mọi ngƣời, với tƣ cách là thành viên của xã hội có quyền hƣởng BHXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển của con ngƣời”. 1.1.1.2. Vai trò của BHXH. Hoạt động của BHXH là hoạt động sự nghiệp vì lợi ích chung của toàn xã hội, phục vụ cho mọi thành viên trong xã hội, lợi nhuận không phải mục tiêu của hoạt động BHXH. Do đó, BHXH có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của con ngƣời, đƣợc thể hiện trên các mặt sau: Đối với ngƣời lao động: Trong cuộc sống hàng ngày, các loại rủi ro nhƣ: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, già yếu rồi chết, có thể xảy ra với bất kỳ ngƣời lao động nào, tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống con ngƣời. Nhất là trong giai đoạn ngày nay, khi mà đất nƣớc đang ngày càng hoàn thiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì những rủi ro này xảy ra một cách thƣờng xuyên và có tính chất ngày càng phổ biến hơn và sự biến động của thị trƣờng lao động và sản xuất kinh doanh đa dạng hơn, phức tạp hơn. Khi những rủi ro này xảy ra đối với ngƣời lao động gây cho họ khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, gây nên mất hoặc giảm thu nhập, từ đó gây ra những ảnh hƣởng không tốt không chỉ cho chính anh ta, gia đình anh ta mà còn cho cả cộng đồng xã hội loài ngƣời. Với tƣ cách là một trong những chính sách kinh tế xã hội của Nhà nƣớc, BHXH sẽ góp phần trợ giúp cho cá nhân những ngƣời lao động gặp phải rủi ro, bất hạnh khắc phục những khó khăn bằng 6 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp cách tạo ra cho họ thu nhập thay thế, những điều kiện lao động thuận lợi, giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm trong công tác, tạo cho họ một niềm tin vào tƣơng lai, từ đó góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao động cũng nhƣ chất lƣợng công việc cho xí nghiệp, cơ quan họ đang làm việc nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Vì vậy, từ khi BHXH ra đời đối tƣợng tham gia ngày càng tăng. Cho đến nay, khái niệm BHXH khá quen thuộc và gần gũi với ngƣời lao động thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Đối với ngƣời sử dụng lao động: Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc đảm bảo thì ngƣời chủ phải có vốn, có công nghệ nhƣng bên cạnh đó cần thiết hơn là phải tạo đƣợc mối quan hệ tốt với ngƣời lao động, giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình đối với ngƣời lao động thật tốt để họ yên tâm lao động sản xuất và có niềm tin vào cuộc sống từ đó họ lao động sản xuất hăng hái hơn, tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của ngƣời chủ sử dụng lao động hoạt động đạt kết quả cao, thu nhiều lợi nhuận. Muốn vậy, ngƣời chủ sử dụng lao động phải tham gia đóng BHXH cho những ngƣời lao động của mình để có thể đảm bảo những khoản chi cần thiết, kịp thời đến ngƣời lao động khi họ gặp phải những rủi ro bất chắc. Việc tham gia đóng BHXH cho ngƣời lao động của ngƣời chủ sử dụng lao động là góp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động sản xuất của doanh nghiệp cũng nhƣ nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động và đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế của đất nƣớc. Nói cách khác, ngoài tiền công thì BHXH là động lực thúc đẩy hoạt động của ngƣời lao động. Chính vì vậy, ngƣời chủ sử 7 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp dụng lao động tham gia BHXH không chỉ đem lại lợi ích cho ngƣời lao động mà còn cho chính bản thân họ. Đối với xã hội: Thứ nhất, cần phải khẳng định rằng hoạt động BHXH là một hoạt động dịch vụ, BHXH là một “doanh nghiệp” sản xuất ra những dịch vụ “ bảo hiểm” cho ngƣời lao động, một dịch vụ mà bất cứ ai cũng cần đến. Nếu các doanh nghiệp này ngày càng sản xuất ra nhiều loại dịch vụ bảo hiểm thì giá trị của những sản phẩm dịch vụ này cũng đƣợc tính trực tiếp vào tổng sản phẩm xã hội. Thứ hai, với tƣ cách là một trong những chính sách kinh tế xã hội của Nhà nƣớc, BHXH sẽ “bảo hiểm” cho ngƣời lao động, hoạt động BHXH sẽ giải quyết những “trục trặc”, “rủi ro” xảy ra đối với ngƣời lao động, góp phần tích cực của mình vào việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của sức lao động. Sự góp phần này tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất lao động cá nhân và xã hội với sự trợ giúp của ngƣời lao động khi họ gặp rủi ro bằng cách tạo ra thu nhập thay thế thì BHXH đã gián tiếp tác động đến chính sách tiêu dùng quốc gia làm tăng sự tiêu dùng cho xã hội. Thứ ba, với tƣ cách là một quỹ tiền tệ, BHXH tác động mạnh mẽ đến hệ thống tài chính Nhà nƣớc, tới hệ thống tín dụng tiền tệ ngân hàng. Chính vì vậy, đặt ra yêu cầu cho quỹ BHXH phải bảo tồn và phát triển quỹ bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó có hình thức phát triển phần “nhàn rỗi” của quỹ. Phần này có tác động không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc, góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc làm mới, góp 8 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp phần quan trọng trong việc tạo ra việc làm cho ngƣời lao động. Từ đó, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp của đất nƣớc, góp phần tăng thu nhập cho cá nhân ngƣời lao động nói riêng và tăng tổng sản phẩm quốc nội cũng nhƣ tổng sản phẩm quốc gia nói chung. 1.1.2. Những nội dung cơ bản của BHXH. 1.1.2.1. Bản chất của BHXH. Ngày nay, Bảo hiểm xã hội phát triển mạnh và là một bộ phận quan trọng nhất của hệ thống đảm bảo xã hội (hay còn gọi là an sinh xã hội) và ở nhiều quốc gia có xu hƣớng hoà nhập giữa Bảo hiểm xã hội và Bảo đảm xã hội. Tuy nhiên sự hoà hợp này không có nghĩa là hai thuật ngữ này là một. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu: “ Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm vì những rủi ro xã hội, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội, góp phần đảm bảo an toàn cuộc sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội.” Bảo hiểm xã hội là một loại hình bảo hiểm đặc biệt. Nó khác với những loại hình bảo hiểm khác bởi tính xã hội và tính chất phi lợi nhuận. Ngƣời tham gia bảo hiểm chỉ đóng một khoản trích từ tiền lƣơng, nhƣng lại đƣợc hƣởng 6 chế độ: hƣu trí, tử tuất, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, ốm đau và nghỉ dƣỡng sức. Tiền bảo hiểm không đƣợc tính toán dựa trên sự tƣơng quan giữa phí bảo hiểm, lƣợng khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng nhƣ trong Bảo hiểm thƣơng mại, mà số tiền Bảo hiểm xã hội đƣợc căn cứ theo thu nhập của ngƣời lao động trƣớc khi gặp rủi ro hoặc theo mức lƣơng tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc. 9 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp Với cách hiểu nhƣ trên, bản chất của Bảo hiểm xã hội đƣợc thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau: - Về phƣơng diện cá nhân. BHXH là một nhu cầu của con ngƣời, mục đích chính của BHXH là ổn định cuộc sống cho ngƣời lao động và gia đình họ khi không may bị ốm đau, tai nạn, ... Mục đích này đáp ứng đƣợc tất cả mọi ngƣời lao động trong xã hội. Tuy nhiên, không phải nhu cầu nào con ngƣời cũng đƣợc thoả mãn mà nó dựa vào giá trị trong cuộc sống tối thiểu trƣớc khi thoả mãn nhu cầu rộng lớn hơn trong đời sống của con ngƣời. Còn đối với ngƣời chủ sử dụng lao động, họ mạnh dạn mở rộng sản xuất kinh doanh thuê mƣớn lao động kể cả lao động phổ thông, từ đó góp phần mở rộng quy mô sản xuất. - Về phƣơng diện kinh tế - xã hội. Có thể nói BHXH vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chất xã hội: Về bản chất kinh tế: BHXH là phạm trù kinh tế tổng hợp. Trong đó đối với những ngƣời lao động hƣởng các chế độ xã hội thì là sự đảm bảo thu nhập khi họ gặp phải rủi ro. Trong phạm vi của nền kinh tế quốc dân, BHXH mang nội dung của quá trình phân phối và phân phối lại một phần thu nhập trong dân cƣ thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ BHXH. Nền kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế, có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vƣợt qua trạng thái kinh tế của mỗi nƣớc. Về mặt xã hội: Nhờ thực hiện nguyên tắc “số đông bù số ít” mà quỹ BHXH luôn có một lƣợng đủ lớn, đủ trang trải mọi chi phí cho 10 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp những rủi ro do xã hôi gây ra. BHXH đƣợc xem nhƣ một loạt các hoạt động mang tính xã hội, nhằm đảm bảo đời sống cho ngƣời dân và làm lành mạnh xã hội. Thông qua đó, BHXH bảo vệ và phát triển nguồn lao động xã hội, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội nói chung. BHXH mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, vì lợi ích của con ngƣời trong những lúc khó khăn, vì an sinh xã hội và có ý nghĩa xã hội lâu dài. Bản chất kinh tế và bản chất xã hội của BHXH luôn có sự đan xen, hoà quyện. Khi nói đến tính kinh tế thì bao hàm cả tính xã hội và ngƣợc lại. - Về phƣơng diện chính trị. BHXH là sự liên kết giữa các nhóm ngƣời lao động khác nhau trong xã hội cùng vì lợi ích chung của cộng đồng. Trong đó, các cá nhân tham gia BHXH cũng phản ánh bản chất của một chế độ xã hội nhất định. Đối với một quốc gia, đây còn là một hoạt động thể hiện thái độ trách nhiệm của Chính phủ đối với ngƣời dân trong xã hội. Trong rất nhiều nƣớc, sự ổn định hay rối loạn của hệ thống BHXH là một bộ phận trong hệ thống chính sách xã hội quản lý đất nƣớc của quốc gia đó. Đây là mối quan hệ ba bên (Nhà nƣớc, ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động) rất chặt chẽ. 1.1.2.2. Đối tượng tham gia và đối tượng hưởng Bảo hiểm xã hội. BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỷ 19, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nƣớc châu Âu. Từ năm 1883, ở nƣớc Phổ (CHLB Đức ngày nay) đã ban hành luật bảo hiểm y tế. Một số nƣớc châu Âu và Bắc Mỹ mãi đến cuối năm 1920 mới có đạo luật về BHXH. 11 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp Tuy ra đời lâu nhƣ vậy, nhƣng đối tƣợng của BHXH vẫn có nhiều quan điểm chƣa thống nhất. Đôi khi còn có sự nhầm lẫn giữa đối tƣợng BHXH với đối tƣợng tham gia BHXH. Chúng ta đều biết, BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất đi do lao động bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động, mất việc làm vì các nguyên nhân nhƣ ốm đau, tai nạn, già yếu, Chính vì vậy, đối tƣợng của BHXH chính là thu nhập của ngƣời lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những ngƣời lao động tham gia BHXH. Đối tƣợng tham gia BHXH là ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Tuy vậy, tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nƣớc mà đối tƣợng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những ngƣời lao động nào đó. Trong từng điều kiện phát triển khác nhau, trƣớc hết là trình độ phát triển kinh tế, hay trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định của mỗi nƣớc mà nội dung và phạm vi thực hiện khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện trong ba cấp độ hoạt động của BHXH nhƣ sau: - Cấp độ thứ nhất: BHXH áp dụng cho mọi thành viên trong xã hội, dƣới hình thức nhƣ là bảo trợ xã hội. Đối tƣợng đƣợc hƣởng ở đây là những ngƣời nghèo không có khả năng đóng phí BHXH. Đó là những ngƣời nghèo có thu nhập thấp, ngƣời già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa, Những ngƣời này vẫn có những bảo trợ nhất định khi cần thiết. Việc chi trả cho các đối tƣợng này đƣợc nhà nƣớc đứng ra bảo đảm, đó là trách nhiệm của Nhà nƣớc. Nguồn chi trả cho các khoản trợ cấp đƣợc bao cấp từ ngân sách Nhà nƣớc là chủ yếu, và một phần từ sự quyên góp của các tổ chức, các cá nhân trong xã hội. 12 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp - Cấp độ thứ hai: BHXH thực hiện đối với những ngƣời có công ăn việc làm tại các doanh nghiệp trong các cơ quan, các tổ chức của Nhà nƣớc, Chính phủ, họ là những ngƣời có thu nhập. Những ngƣời này thuộc đối tƣợng bắt buộc tham gia đóng phí BHXH để hoàn thành quỹ BHXH. Quỹ BHXH là cơ sở về tài chính cho các chế độ BHXH mà ngƣời đóng góp sẽ đƣợc hƣởng. Những ngƣời này là đối tƣợng chính, chiếm phần chủ yếu trong tổng số những ngƣời tham gia và đƣợc hƣởng quyền lợi, lợi ích của BHXH. - Cấp độ thứ ba: BHXH mang tính tự nguyện, ở cấp độ này sẽ có những hình thức áp dụng cho những ngƣời tự nguyện lựa chon một hay một số chế độ bảo hiểm mà họ có nhu cầu, hoặc những ngƣời có thu nhập cao tự nguyện lựa chọn mức đóng để sau đó có mức hƣởng tƣơng ứng. Ngành BHXH sẽ có chế độ và quy định riêng cho các đối tƣợng này kể cả về quản lý và tổ chức thực hiện cũng nhƣ trên phƣơng diện hạch toán. Hầu hết các nƣớc khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXH đối với các viên chức Nhà nƣớc, những ngƣời làm công hƣởng lƣơng. Việt Nam cũng không vƣợt ra khỏi thực tế này, mặc dù biết rằng nhƣ vậy là chƣa bình đẳng giữa tất cả những ngƣời lao động. Ngày nay, đối tƣợng tham gia BHXH không ngừng đƣợc mở rộng, từ đó góp phần đảm bảo sự công bằng giữa tất cả những ngƣời lao động thuộc mọi thành phần, lĩnh vực kinh tế khác nhau. 1.1.2.3. Hệ thống các chế độ BHXH. Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia. Nó là những quy định chung, rất khái quát về cả đối tƣợng, phạm vi, các mối quan hệ và những giải pháp lớn nhằm đạt đƣợc mục tiêu 13 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp chung đã đề ra đối với BHXH. Việc ban hành các chính sách BHXH phải dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong từng thời kỳ và xu hƣớng vận động khách quan của toàn bộ nền kinh tế – xã hội. Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phƣơng tiện để thực hiện BHXH đối với ngƣời lao động. Nói cách khác, đó là một hệ thống các quy định đƣợc pháp luật hoá về đối tƣợng hƣởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trƣờng hợp BHXH cụ thể. Chế độ BHXH thƣờng đƣợc biểu hiện dƣới dạng các văn bản pháp luật và dƣới luật, các thông tƣ, điều lệ, Tuy nhiên, dù có cụ thể đến đâu thì các chế độ BHXH cũng khó có thể bao hàm đầy đủ mọi chi tiết trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. Vì vậy, khi thực hiện mỗi chế độ thƣờng phải nắm vững những vấn đề mang tính cốt lõi của chính sách BHXH, để đảm bảo tính đúng đắn và nhất quán trong toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH. Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã nêu trong Công ƣớc 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH bao gồm: 1.Chăm sóc y tế. 2.Trợ cấp ốm đau. 3.Trợ cấp thất nghiệp. 4.Trợ cấp tuổi già. 5.Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 6.Trợ cấp gia đình. 7.Trợ cấp sinh đẻ. 14 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp 8.Trợ cấp khi tàn phế. 9.Trợ cấp cho ngƣời còn sống. Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tuỳ điều kiện kinh tế – xã hội mà mỗi nƣớc tham gia công ƣớc Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhƣng ít nhất phải thực hiện đƣợc 3 chế độ. Trong đó, ít nhất phải có một trong năm chế độ : (3), (4), (5), (8), (9). Toàn bộ hệ thống cũng nhƣ mỗi chế độ BHXH trong hệ thống trên khi xây dựng đều phải dựa vào những cơ sở kinh tế – xã hội nhƣ : Cơ cấu ngành kinh tế quốc dân, tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động, hệ thống tài chính của quốc gia, Đồng thời tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học, yếu tố môi trƣờng nhƣ: tuổi thọ bình quân của ngƣời lao động, nhu cầu dinh dƣỡng, xác suất tai nạn lao động và tử vong, độ tuổi sinh đẻ của lao động nữ, môi trƣờng lao động. Để áp dụng các chế độ BHXH phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta đã không ngừng đổi mới các chính sách BHXH và ngày càng hoàn thiện. Hiện nay, theo điều 2 của điều lệ BHXH Việt Nam, BHXH nƣớc ta bao gồm 5 chế độ : chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, chế độ hƣu trí, chế độ tử tuất. Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội. Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nƣớc. Mục đích của tạo lập quỹ BHXH là dùng để bù đắp hoặc thay thế thu nhập cho ngƣời lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khoẻ, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết ; nhằm đảm bảo cuộc sống cho bản thân ngƣời lao động và những ngƣời ruột thịt của ngƣời 15 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp lao động trực tiếp phải nuôi dƣỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội và phát triển kinh tế đất nƣớc. Quỹ đƣợc hình thành chủ yếu từ các nguồn sau : - Ngƣời sử dụng lao động đóng góp. - Ngƣời lao động đóng góp. - Nhà nƣớc đóng và hỗ trợ thêm. - Các nguồn khác (nhƣ cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tƣ phần quỹ nhàn rỗi). Trong nền kinh tế hàng hoá, trách nhiệm tham gia đóng BHXH cho ngƣời lao động đƣợc phân chia cho cả ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trên cơ sở quan hệ lao động. Điều này không phải là sự phân chia rủi ro mà là lợi ích giữa hai bên. Về phía ngƣời sử dụng lao động, sự đóng góp một phần BHXH cho ngƣời lao động sẽ tránh thiệt hại khi có rủi ro xảy ra với lao động của họ, đồng thời nhằm cải thiện mối quan hệ chủ thợ. Về phía ngƣời lao động, sự đóng góp vừa thể hiện sự tự gánh chịu trực tiếp với rủi ro của minh vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ. Mối quan hệ chủ - thợ trong BHXH thực chất là mối quan hệ lợi ích. Vì thế, cũng nhƣ nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ lao động, BHXH không thể thiếu đƣợc sự tham gia đóng góp của Nhà nƣớc. Trƣớc hết là luật lệ về BHXH, ngoài ra bằng nhiều hình thức, biện pháp và mức độ can thiệp khác nhau, Nhà nƣớc không chỉ tham gia đóng góp và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH mà còn trở thành chỗ đứng để đảm bảo cho BHXH chắc chắn và ổn định. Phần lớn các nƣớc trên thế giới, quỹ BHXH đều đƣợc hình thành từ các nguồn trên. Tuy nhiên, phƣơng thức đóng góp và mức đóng góp của các bên có khác nhau. 16 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp Về phƣơng thức đóng góp BHXH của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động hiện vẫn còn 2 quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải căn cứ vào mức lƣơng cá nhân và quỹ lƣơng của cơ quan, doanh nghiệp. Quan điểm thứ hai lại nêu lên, phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của ngƣời lao động đƣợc cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp. Về mức đóng góp BHXH, một số nƣớc quy định ngƣời sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí cho chế đội tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại cả ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động cùng đóng góp mỗi bên một phần bằng nhau. Một số nƣớc khác lại quy định, Chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc toàn bộ chi phí quản lý BHXH. Mức đóng góp BHXH thực chất là phí BHXH, phí BHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu chi quỹ BHXH. Vì vậy, quỹ này thƣờng đƣợc tính toán một cách khoa học. Trong thực tế, việc tính phí BHXH là chuyên sâu của BHXH và ngƣời ta thƣờng sử dụng các phƣơng pháp toán học khác nhau để xác định. Khi tính phí BHXH, có thể có những căn cứ tính toán khác nhau : - Dựa vào tiền lƣơng và thang lƣơng để xác định mức trợ cấp BHXH, từ đó có cơ sở xác định mức phí đóng. - Quy định mức phí BHXH trƣớc rồi từ đó mới xác định mức hƣởng. - Dựa vào nhu cầu khách quan của ngƣời lao động để xác định mức hƣởng, rồi từ mức hƣởng BHXH này có thể xác định đƣợc mức phí phải đóng. 17 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp Mặc dù chỉ thuần tuý mang tính kỹ thuật nhƣng xác định phí BHXH lại khá phức tạp vì nó liên quan đến cả ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và Nhà nƣớc. Liên quan đến khả năng cân đối thu nhập của ngƣời lao động và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, khi xác định phí vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc : Cân bằng thu chi, lấy số đông bù số ít và có dự phòng. Mức phí xác định phải đƣợc cân đối với mức hƣởng, với nhu cầu BHXH và điều chỉnh sao cho tối ƣu nhất. Phí BHXH đƣợc xác định theo công thức sau : P = f1 + f2 + f3 Trong đó : P – phí BHXH. f1 – phí thuần tuý trợ cấp BHXH. f2 – phí dự phòng. f3 – phí quản lý. Phí thuần tuý trợ cấp BHXH cho cả chế độ ngắn hạn và dài hạn. Đối với các chế độ BHXH ngắn hạn, việc đóng và hƣởng BHXH xảy ra trong thời gian ngắn (thƣờng là 1 năm) nhƣ : ốm đau, thai sản, tai nạn lao động nhẹ,.. Vì vậy, số đóng góp BHXH phải đủ cho số phát sinh chi trả trong năm. Đối với các chế độ BHXH dài hạn nhƣ : Hƣu trí, trợ cấp mất ngƣời nuôi dƣỡng, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp nặng, quá trình đóng và quá trình hƣởng BHXH tƣơng đối độc lập với nhau và diễn ra trong khoản thời gian nhất định. 18 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp Cho nên, sự cân bằng giữa đóng góp và hƣởng BHXH phải đƣợc dàn trải trong cả thời kỳ dài. Vì thế , ngoài phí thuần tuý phải có phí dự phòng để đảm bảo quỹ BHXH có dự trữ đủ lớn. Nhƣ vậy, để xác định đƣợc mức phí phải đóng và mức hƣởng BHXH phải dựa vào nhiều yếu tố và nhiều thông tin khác nhau về nguồn lao động, cơ cấu nguồn lao động theo độ tuổi, giới tính, ngành nghề. Ngoài ra, còn phải xác định và dự báo đƣợc tuổi thọ bình quân của mỗi quốc gia, xác suất ốm đau, tai nạn, tử vong của ngƣời lao động. 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN BHXH. 1.2.1. Bản chất của hoạt động kế toán BHXH. 1.2.1.1. Khái niệm. Kế toán Bảo hiểm xã hội là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tƣ, tài sản công ; tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nƣớc ở đơn vị. Chế độ kế toán Bảo hiểm xã hội áp dụng cho tất cả các đơn vị Bảo hiểm xã hội quận, huyện, tỉnh, thành phố và Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các đơn vị BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là đơn vị dự toán cấp III. Các đơn vị Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các đơn vị Bảo hiểm xã hội khác trực thuộc BHXH Việt Nam là đơn vị dự toán cấp II. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị dự toán cấp I. Các đơn vị Bảo hiểm xã hội phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nƣớc về kế toán và các quy định trong Chế độ kế toán Bảo hiểm xã hội. Kế toán Bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ sau : 19 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
- Trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Thực Phẩm Khóa Luận Tốt Nghiệp - Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về các khoản thu, các khoản chi BHXH, về các nguồn kinh phí đƣợc cấp, đƣợc tài trợ và tổng hợp tình hình sử dụng các khoản kinh phí tại đơn vị. - Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành chế độ thu, chi Bảo hiểm xã hội, chấp hành dự toán thu, chi ; tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nƣớc ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tƣ, tài sản công ở đơn vị ; kiểm tra tình hình chấp hành kỷ luật thu nộp Bảo hiểm xã hội lên cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp trên, chấp hành kỷ luật thanh toán và các chế độ, chính sách tài chính của Nhà nƣớc. - Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị Bảo hiểm xã hội cấp dƣới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán sử dụng kinh phí của các đơn vị Bảo hiểm xã hội cấp dƣới. - Lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định. Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng định mức chi tiêu. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ ở đơn vị. 1.2.1.2. Nội dung hoạt động của kế toán BHXH Việt Nam. Bảo hiểm xã hội là một loại hình bảo hiểm đặc biệt. Nó khác với những loại hình kinh doanh khác bởi tính xã hội và tính phi lợi nhuận. Đặc trƣng của hệ thống Bảo hiểm xã hội là có nguồn tài chính đƣợc hình thành từ sự đóng góp bắt buộc của ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động, tài trợ của Nhà nƣớc và các loại trợ cấp đều đƣợc chi dùng từ nguồn tài chính riêng. Nhƣ vậy, hoạt động của kế toán BHXH bao gồm những nội dung sau : 20 Sinh viên : Hoàng Minh Thái Lớp : CĐKT01A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing mix của Công ty Yamaha thực trạng và giải pháp
106 p | 1995 | 440
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing mix của công ty P&G Việt Nam
114 p | 1505 | 357
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing truyền thông xã hội (Social Media Marketing) trên thế giới và tại Việt Nam
109 p | 1372 | 206
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động quan hệ công chúng (PR) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
114 p | 800 | 94
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim
113 p | 621 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà nội - thực trạng và giải pháp
101 p | 331 | 84
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Thực trạng và giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập
99 p | 401 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động bảo hiểm P & I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam
98 p | 292 | 61
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
94 p | 248 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại một số nước có nền kinh tế thị trường và bài học kinh nghiệm với Việt Nam
102 p | 220 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp
111 p | 440 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây
113 p | 207 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam
99 p | 209 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động nhập khẩu ô tô cũ và tác động của nó tới ngành sản xuất ô tô Việt Nam
109 p | 232 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007
88 p | 181 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam và thách thức đối với doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
107 p | 139 | 16
-
Khoá luận tốt nghiệp: Hoạt động chứng thực tại UBND Thị trấn Đình Cả, Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên
70 p | 28 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động của mạng Vinaren phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam
5 p | 105 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn