Khóa luận tốt nghiệp: Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 13
download
Mục tiêu của đề tài là xác định phản ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu khi có thông tin mua cổ phiếu quỹ; xác định phản ứng của thị trường thông qua khối lượng giao dịch của cổ phiếu khi có thông tin mua cổ phiếu quỹ; xác định phản ứng của thị trường thông qua cung cầu của cổ phiếu khi có thông tin mua cổ phiếu quỹ.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------oo0oo------ TRỊNH TẤN LỰC LỢI NHUẬN BẤT THƯỜNG VÀ CUNG CẦU CỦA CỔ PHIẾU ĐỐI VỚI THÔNG BÁO MUA CỔ PHIẾU QUỸ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành : 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Võ Xuân Vinh Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn này là một nghiên cứu về sự phản ứng của thị trường khi doanh nghiệp công bố thông tin mua cổ phiếu quỹ. Các thay đổi đột biến của giá và khối lượng giao dịch là các hình thức thể hiện phản ứng của thị trường chứng khoán đã được tìm hiểu và phân tích. Bên cạnh đó, luận văn cũng xem xét các tác động của cung cầu cổ phiếu, khối lượng giao dịch bất thường, quy mô của đợt mua lại cổ phiếu quỹ và các yếu đặc trưng của doanh nghiệp lên lợi nhuận bất thường mà đại diện là lợi nhuận bất thường tích lũy từ ngày sự kiện và một ngày sau đó. Dữ liệu được sử dụng bao gồm các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2014. Áp dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện trong tài chính, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thị trường phản ứng nhưng phản ứng chậm thông qua việc giá cổ phiếu tăng trong một giai đoạn sau khi thông tin được công bố. Nghiên cứu cho thấy không tồn tại hiện tượng rò rỉ thông tin hoặc nếu tồn tại thì nhà đầu tư dường như không phản ứng cho đến khi thông tin được chính thức công bố. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thị trường có sự phản ứng thông qua khối lượng giao dịch và khối lượng giao dịch đã tăng trong một giai đoạn. Nhà đầu tư thật sự phản ứng mạnh sau ngày doanh nghiệp chính thức bắt đầu tiến hành mua cổ phiếu quỹ. Mặt khác, qua đây cũng hàm ý sự hoài nghi của nhà đầu tư về thông tin công bố và dường như họ có động thái quan sát đón chờ hành động thật sự của doanh nghiệp. Ngoài ra, luận văn còn xem xét các tác động của cung cầu cổ phiếu, khối lượng giao dịch bất thường, quy mô của đợt mua lại cổ phiếu quỹ và các yếu đặc trưng của doanh nghiệp lên lợi nhuận bất thường mà đại diện là lợi nhuận bất thường tích lũy từ ngày sự kiện và một ngày sau đó. Kết quả cho thấy sự chênh lệch cung cầu càng cao thì kỳ vọng mang lại lợi nhuận bất thường cao. Kết quả cũng chỉ ra dường như các yếu đặc trưng doanh nghiệp như chỉ số thư giá trên thị giá (BM), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của năm liền trước năm xảy sự kiện không có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đối với việc mua cổ phiếu quỹ mà các yếu tố thị trường có sự phản ánh rõ ràng hơn đối với hiện tượng này. iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ............................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1 Lý do nghiên cứu ....................................................................................... 1 1.2 Vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 4 1.5 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 4 1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5 1.7 Ý nghĩa và điểm mới của luận văn ............................................................ 5 1.8 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6 1.9 Kết cấu luận văn ........................................................................................ 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ........................................................ 8 2.1 Lý thuyết tài chính truyền thống (Modern Finance) ................................. 8 2.1.1 Thị trường hiệu quả ................................................................................... 9 2.1.2 Mô hình CAPM ....................................................................................... 13 2.2 Lý thuyết tài chính hành vi (Behavioural Finance) ................................. 15 2.3 Các vấn đề liên quan mua lại cổ phiếu .................................................... 16 2.3.1 Cổ phiếu quỹ ............................................................................................ 17 2.3.2 Nguồn vốn mua lại cổ phiếu .................................................................... 18 2.3.3 Các hình thức mua lại cổ phiếu ............................................................... 18 2.3.4 Lý thuyết tín hiệu “dưới giá trị thực” và cung cầu cổ phiếu ................... 20 2.4 Các công trình nghiên cứu về mua lại cổ phiếu ...................................... 20 iv
- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 25 3.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ......................................................................... 25 3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 25 3.2.1 Ngày sự kiện ............................................................................................ 25 3.2.2 Cửa sổ nghiên cứu ................................................................................... 26 3.2.3 Đo lường phản ứng của giá...................................................................... 26 3.2.4 Đo lường phản ứng của khối lượng giao dịch ......................................... 29 3.2.5 Tác động của cung cầu cổ phiếu, khối lượng giao dịch bất thường, tỷ lệ dự kiến mua lại và một số yếu tố đặc thù doanh nghiệp lên lợi nhuận bất thường xung quanh ngày thông báo mua cổ phiếu quỹ ........................... 31 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 33 4.1 Phản ứng thị trường đối với giá chứng khoán ......................................... 33 4.2 Phản ứng thị trường đối với khối lượng giao dịch .................................. 39 4.3 Mối quan hệ giữa lợi nhuận bất thường tích lũy với cung cầu cổ phiếu, khối lượng giao dịch bất thường, tỷ lệ dự kiến mua lại và một số yếu tố đặc thù doanh nghiệp xung quanh sự kiện mua cổ phiếu quỹ ................. 42 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ............................................................. 50 5.1 Kết luận .................................................................................................... 50 5.2 Hàm ý....................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 52 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 55 Phụ lục A1: Danh sách toàn bộ các đợt mua cổ phiếu quỹ của các Công ty từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2014. .......................................................... 55 Phụ lục A2: Danh sách các cổ phiếu trong mẫu nghiên cứu ................................ 62 Phụ lục B: Mẫu công bố thông tin giao dịch cổ phiếu quỹ .................................. 67 Phụ lục C: Kết quả xử lý từ phần mềm SPSS....................................................... 69 v
- DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1: Số đợt mua và khối lượng mua cổ phiếu quỹ từ 2008 đến 2014 .. [2] Hình 2.1: Các cấp độ của thị trường hiệu quả ............................................... [10] Hình 4.1: Lợi nhuận bất thường trung bình xung quanh ngày thông báo ..... [33] Hình 4.2: Khối lượng giao dịch bất thường trung bình ................................ [40] vi
- DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 4.1: Kết quả lợi nhuận bất thường cho toàn bộ mẫu nghiên cứu ......... [35] Bảng 4.2: Kết quả lợi nhuận bất thường cho nhóm có tỷ lệ đăng ký mua lại trên tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành cao nhất (INT > 4.96%) ... [36] Bảng 4.3: Kết quả lợi nhuận bất thường cho nhóm có tỷ lệ đăng ký mua lại trên tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành thấp nhất (INT < 1.27%) . [38] Bảng 4.4: Kết quả khối lượng giao dịch bất thường cho toàn bộ mẫu nghiên cứu ..................................................................................................... [41] Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ....................................... [42] Bảng 4.6: Mối tương quan giữa các biến ...................................................... [44] Bảng 4.7: Kiểm định phương sai thay đổi .................................................... [46] Bảng 4.8: Kết quả hồi quy của mô hình ........................................................ [46] Bảng 4.9: Kết quả hồi quy của mô hình khi thay đổi biến ROE bằng biến ROA .............................................................................................................. [47] vii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AAR Average Abnormal Return Lợi nhuận bất thường trung bình AAV Average Abnormal Volume Khối lượng giao dịch bất thường trung bình APT Arbitrage Price Theory Lý thuyết định giá chênh lệch AR Abnormal Return Lợi nhuận bất thường AV Abnormal Volume Khối lượng giao dịch bất thường CAAR Cumulative Average Abnormal Lợi nhuận bất thường trung bình Return tích lũy CAPM Capital Asset Price Model Mô hình định giá tài sản vốn EHM Efficient Market Hypothesis Giả thuyết thị trường hiệu quả HOSE HoChiMinh Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh OLS Ordinary Lease Square Phương pháp bình phương bé nhất thông thường PE Price per Earning Per Share Tỷ số thị giá trên lợi nhuận trên một cổ phần viii
- Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do nghiên cứu Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, kênh đầu tư vào chứng khoán luôn là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn, nó luôn thu hút nhiều nhà đầu tư, các chuyên gia cũng như các nhà nghiên cứu tham gia. Việc đưa ra cơ sở chọn lựa chứng khoán để thực hiện đầu tư là điều mà nhiều trường phái, nhiều lý thuyết cũng như có nhiều nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, chưa thật sự có phương cách chung nhất có thể làm kim chỉ nam nhằm giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận vượt trội. Hiện tượng có lợi nhuận bất thường xung quanh ngày công bố chương trình mua lại cổ phiếu đã được nghiên cứu và đề cập khá nhiều ở các nước có thị trường chứng khoán lâu đời như Mỹ, Canada, Anh và một số nước Châu Âu, ... nhằm giúp nhà đầu tư nhận diện cơ hội và thực hiện đầu tư nhằm có được mức lợi nhuận tốt hơn. Ở Châu Á, cụ thể là Thái Lan, một số nghiên cứu như nghiên cứu của Vithessonthi (2007) hay của Nittayagasetwat & Nittayagasetwat (2013) đã cho thấy về sự tồn tại lợi nhuận bất thường xung quanh ngày thông báo chương trình mua lại cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan. Một loạt các động cơ được đưa ra để giải thích tại sao doanh nghiệp thực hiện mua lại cổ phiếu của chính mình hay gọi là cổ phiếu quỹ được thảo luận trong nhiều nghiên cứu của Vermaelen (1981), Asquith & Mullins Jr (1986), Constantinides & Grundy (1989) và Grullon & Ikenberry (2000). Một số các động cơ tiêu biểu có thể tập hợp và liệt kê ra như sau: điều chỉnh cấu trúc vốn, chống lại sự thâu tóm, phát tín hiệu cho thị trường, phân phối nguồn tiền dư thừa, thay thế cho việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt, trưng dụng tài sản từ các trái chủ. Cụ thể hơn, theo Jensen (1986) thì lý do mua cổ phiếu quỹ là nhà quản lý công ty muốn phân bổ nguồn tiền nhàn rỗi lại cho các cổ đông hoặc như phát hiện của Vermaelen (1981) thì việc mua lại cổ phiếu của chính mình là do nhà quản lý cho rằng cổ phiếu của họ đang bị thị trường định giá thấp. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Bagwell & Shoven (1988), thì động cơ mua lại cổ phiếu của chính công ty là nhằm gia tăng hệ số đòn bẩy. Tựu Trịnh Tấn Lực Trang 1
- Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam trung lại, theo như đúc kết của Grullon & Ikenberry (2000), hầu hết các giải thích của các nhà kinh tế xung quanh lý do mua lại cổ phiếu của chính mình là đều xuất phát từ việc nhà quản lý công ty muốn phát đi thông điệp lạc quan của họ đối với công ty đến thị trường. Hình 1.1: Số đợt mua và khối lượng mua cổ phiếu quỹ từ 2008 đến 2014 Số đợt mua cổ phiếu quỹ Khối lượng đăng ký mua 90 160,000,000 80 140,000,000 70 120,000,000 60 100,000,000 50 80,000,000 40 30 60,000,000 20 40,000,000 10 20,000,000 0 - 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2008200920102011201220132014 Nguồn: Tổng hợp của tác giả Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua hơn 14 năm hình thành và phát triển. Tuy nhiên, so với các nước phát triển có thị trường chứng khoán với lịch sử lâu đời thì vẫn được xem là một trường còn khá non trẻ. Do vậy, các quy luật về phản ứng của thị trường trước các thông tin mới có thể có sự khác biệt nhất định so với các phát hiện ở thị trường phát triển. Nói cách khác, các nghiên cứu sử dụng dữ liệu và bối cảnh các nước mới nổi hay các nước đang phát triển có kỳ vọng không tương đồng với các phát hiện từ các nghiên cứu ở thị trường chứng khoán các nước phát triển khác. Do vậy, luận văn có ý nghĩa khoa học trong việc nghiên cứu phản ứng của thị trường đối với thông tin mua lại cổ phiếu quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hơn nữa, luận văn còn mang ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam, khi mà hiện tượng các công ty mua lại cổ phiếu xuất hiện nhiều vào giai đoạn năm 2010 đến năm 2011 cả về số đợt mua cũng như khối lượng mua Trịnh Tấn Lực Trang 2
- Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam (Hình 1.1). Đỉnh điểm là năm 2011 với hơn 81 đợt mua lại, không kể các đợt chào mua lại cổ phiếu của chính nhân viên công ty, chủ yếu được thực hiện bằng hình thức mua lại trên thị trường mở, khi đó, tổng khối lượng cổ phiếu được đăng ký mua làm cổ phiếu quỹ đạt trên 137 triệu đơn vị và chiếm trên 40% tổng khối lượng đăng ký mua từ đầu năm 2008 đến hết năm 2014. Từ các lý do trên, đề tài nghiên cứu về sự phản ứng của thị trường đối với thông tin mua lại cổ phiếu quỹ là một chủ đề cần thiết nghiên cứu xuất phát cả từ khía cạnh học thuật lẫn thực tiễn. 1.2 Vấn đề nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện trong tài chính để xem xét sự phản ứng của thị trường khi doanh nghiệp công bố thông tin mua cổ phiếu quỹ. Phản ứng của thị trường được đo lường bởi nhiều khía cạnh, có thể nói, bên cạnh sự biến động của giá cổ phiếu thì khối lượng giao dịch là một trong những yếu tố quan trọng đo lường phản ứng của thị trường. Nghiên cứu cũng xem xét các tác động của cung cầu cổ phiếu, khối lượng giao dịch bất thường, quy mô của đợt mua lại cổ phiếu quỹ và các yếu đặc trưng của doanh nghiệp lên lợi nhuận bất thường. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài này hướng đến các nội dung như sau: Xác định phản ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu khi có thông tin mua cổ phiếu quỹ. Xác định phản ứng của thị trường thông qua khối lượng giao dịch của cổ phiếu khi có thông tin mua cổ phiếu quỹ. Xác định phản ứng của thị trường thông qua cung cầu của cổ phiếu khi có thông tin mua cổ phiếu quỹ. Cung cầu của cổ phiếu, khối lượng giao dịch, tỷ lệ dự kiến mua lại và một số yếu tố đặc trưng của Công ty tác động tới thị trường thông qua Trịnh Tấn Lực Trang 3
- Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam giá cổ phiếu thể hiện ở lợi nhuận bất thường khi có thông tin mua cổ phiếu quỹ. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, thì các câu hỏi sau đây sẽ lần lượt được giải quyết: Phản ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu thể hiện ở lợi nhuận bất thường khi có thông tin mua cổ phiếu quỹ như thế nào? Phản ứng của thị trường thông qua khối lượng giao dịch của cổ phiếu thể hiện ở khối lượng giao dịch bất thường khi có thông tin mua cổ phiếu quỹ như thế nào? Phản ứng của thị trường thông qua cung cầu của cổ phiếu khi có thông tin mua cổ phiếu quỹ như thế nào? Cung cầu của cổ phiếu, khối lượng giao dịch, tỷ lệ dự kiến mua lại và các yếu tố đặc trưng của Công ty có ảnh hưởng tới phản ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu thể hiện ở lợi nhuận bất thường khi có thông tin mua cổ phiếu quỹ hay không? 1.5 Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu được sử dụng trong đề tài này là dữ liệu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và có công bố mua cổ phiếu quỹ trong giai đoạn từ đầu tháng 01 năm 2008 đến hết tháng 12 năm 2014 (7 năm). Dữ liệu về ngày thông báo mua, khối lượng đặt mua, giá đóng cửa được thu thập từ Website của tổ chức niêm yết có mua cổ phiếu quỹ và trên Website Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu tài chính được lấy từ nguồn dữ liệu của Công ty Stoxplus. Đặc điểm của dữ liệu: Trịnh Tấn Lực Trang 4
- Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam (i) Các công ty phi tài chính có mua cổ phiếu quỹ không kể các trường hợp mua lại cổ phiếu của nhân viên và vẫn còn đang hoạt động cũng như không bị hủy niêm yết trong giai đoạn nghiên cứu. (ii) Thời điểm niêm yết trên HOSE trước thời điểm thông báo mua cổ phiếu quỹ ít nhất là 90 ngày giao dịch. (iii) Nếu ngày công bố thông tin là ngày nghỉ giao dịch thì ngày sự kiện được lấy là ngày giao dịch gần nhất liền sau đó. 1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa lợi nhuận bất thường, cung cầu của cổ phiếu thể hiện qua chênh lệch khối lượng đặt mua đặt bán và khối lượng giao dịch của cổ phiếu xung quanh ngày công bố thông tin mua cổ phiếu quỹ. Phạm vi nghiên cứu là các công ty phi tài chính niêm yết có mua cổ phiếu quỹ và được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn từ đầu tháng 01 năm 2008 đến hết tháng 12 năm 2014. 1.7 Ý nghĩa và điểm mới của luận văn Nghiên cứu về phản ứng của giá đối với các sự kiện đặc biệt liên quan cổ phiếu như chia tách cổ phiếu, thông báo chia cổ tức bằng tiền, thông báo chia cổ tức bằng cổ phiếu, … đã được thực hiện khá nhiều ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam. Tuy vậy, nghiên cứu về sự kiện mua cổ phiếu quỹ vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Hơn nữa, việc xem xét lợi nhuận bất thường và cung cầu thị trường xung quanh sự kiện mua cổ phiếu quỹ thật sự chưa thấy thực hiện tại thị trường Việt Nam. Do vậy, kết quả đề tài này sẽ có ý nghĩa thực tiễn cũng như có sự đóng góp nhất định vào cơ sở lý luận liên quan sự kiện mua cổ phiếu quỹ nói riêng và lĩnh vực tài chính tại Việt Nam nói chung. Trịnh Tấn Lực Trang 5
- Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả nghiên cứu cũng giúp nhà đầu tư và nhà quản lý danh mục đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư chiến lược nhằm mang lại lợi nhuận vượt trội. Đối với nhà quản lý công ty sẽ có sự cân nhắc liên quan thông tin công bố, thời điểm công bố, thời gian tiến hành mua, khối lượng đăng ký mua, .... Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra có hay không sự rò rỉ thông tin ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường, qua đó góp phần làm cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán sẽ có sự điều chỉnh chính sách liên quan nhằm tạo lập một thị trường minh bạch, lành mạnh và phát triển bền vững. 1.8 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu như trên, phương pháp nghiên cứu sự kiện, phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê và phương pháp ước lượng mô hình hồi quy OLS cho dữ liệu chéo được áp dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra. Phương pháp nghiên cứu sự kiện được sử dụng ở đây nhằm xác định phản ứng của thị trường thông qua giá và tính thanh khoản của cổ phiếu xung quanh ngày thông báo mua cổ phiếu quỹ. Phản ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu thể hiện bởi lợi nhuận bất thường của cổ phiếu. Cung cầu của thị trường được đo lường bằng tổng khối lượng đặt mua, tổng khối lượng đặt bán và tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu. Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê là phương pháp hỗ trợ trong việc khẳng định một kết quả có đủ độ tin cậy mang tính thống kê hay không (Statistically Significant). Qua đó, giúp cho việc xem xét liệu lợi nhuận bất thường xung quanh ngày thông báo mua cổ phiếu quỹ có đủ độ tin cậy mang tính thống kê hay không. Việc sử dụng ước lượng mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) để nghiên cứu tác động cung cầu Trịnh Tấn Lực Trang 6
- Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam cổ phiếu và của các yếu tố đặc thù Công ty như mức vốn hóa thị trường (SIZE), lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay trên tổng tài sản đến phản ứng của thị trường thông qua hành vi biến động của giá cổ phiếu khi công bố thông tin mua cổ phiếu quỹ. Trong mô hình hồi quy, hành vi biến động của giá cổ phiếu là biến phụ thuộc và được đo lường bằng lợi nhuận bất thường. 1.9 Kết cấu luận văn Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý Trịnh Tấn Lực Trang 7
- Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Lý thuyết về tài chính rất đa dạng và phong phú, song có thể được phân thành hai trường phái lớn là: (i) Tài chính truyền thống (Modern Finance), và (ii) Tài chính hành vi (Behavioural Finance). Tài chính truyền thống với lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH) theo đó nó cho rằng thị trường là hợp lý và luôn hiệu quả tại mọi thời điểm, không có quy tắc kinh doanh nào có thể đánh bại thị trường. Khi giá trị của của một tài sản trên thị trường bị định giá thấp hoặc cao hơn giá trị nội tại thì luôn tồn tại một cơ chế để đưa giá của các tài sản về với giá trị nội tại – cơ chế chênh lệnh giá. Để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư phải đa dạng hóa một cách triệt để danh mục đầu tư. Các nghiên cứu tiêu biểu trong tài chính truyền thống là mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) và mô hình định giá chênh lệch giá (APT). Bên cạnh đó, một trường phái khác, trường phái tài chính hành vi với triết lý cho rằng “thị trường không luôn luôn đúng”. Theo đó, thị trường không phải lúc nào cũng tồn tại cơ chế đưa giá của các tài sản về với giá trị nội tại. Nói cách khác, thị giá của các tài sản trên thị trường chưa hẳn là chỉ báo tốt của giá trị nội tại tại một thời điểm. Những nhà nhiên cứu của trường phái tài chính hành vi tin rằng chúng ta có thể đưa ra các chiến lược đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận thay vì đa dạng hóa danh mục đầu tư. 2.1 Lý thuyết tài chính truyền thống (Modern Finance) Một trong những yếu tố cốt lõi của tài chính truyền thống đó là lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH). Người đặt nền tảng cho lý thuyết này là Fama, theo lý thuyết này thì thị trường hiệu quả được xem như các thông tin sẵn có phản ảnh vào giá của chứng khoán và không có cơ hội cho nhà đầu tư tìm thấy các khoảng lợi nhuận bất thường (Fama 1970). Trịnh Tấn Lực Trang 8
- Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam Trên nền tảng lý thuyết thị trường hiệu quả và các giả định liên quan lý thuyết tài chính truyền thống đã làm cơ sở cho sự ra đời và phát triển của mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Mô hình CAPM được Harry Markowitz đặt nền tảng năm 1952, sau đó Sharpe, Lintner và Mossin là các tác giả có công phát triển tiếp theo mô hình CAPM từ nền tảng ban đầu của Markowitz. 2.1.1 Thị trường hiệu quả Trong thị trường hiệu quả, giá cổ phiếu là không thể dự đoán trước được và do đó lợi nhuận từ cổ phiếu cũng sẽ là ngẫu nhiên và hầu như tuân theo phân phối chuẩn. Thị trường được chia thành ba cấp độ hiệu quả: (i) Hiệu quả dạng yếu (weak form), (ii) Hiệu quả dạng vừa (semi-strong form) và (iii) Hiệu quả dạng mạnh (strong form). Cấp độ hiệu quả dạng yếu cho rằng giá hiện tại của cổ phiếu được phản ánh đầy đủ các thông tin giá trong quá khứ. Ở cấp độ hiệu quả dạng vừa thì giá hiện tại của cổ phiếu được phản ánh đầy đủ các thông tin đã công bố cũng như các thông tin về Công ty như lợi nhuận, cổ tức, các thông báo của ban quản lý. Đối với cấp độ hiệu quả dạng mạnh thì không thể thực hiện các quy luật thương mại dựa trên những thông tin nội bộ vì giá cả thị trường đã phản ánh những thông tin đó rồi (Fama 1970). Có thể cô đọng các cấp độ của thị trường hiệu quả bằng Hình 2.1 dưới đây: Trịnh Tấn Lực Trang 9
- Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam Hình 2.1: Các cấp độ của thị trường hiệu quả Dạng yếu Thông tin trong quá khứ không cho phép nhà đầu tư sử dụng để đạt được lợi nhuận cao hơn lợi nhuận bình quân thị trường hay lợi nhuận vượt trội. THỊ TRƯỜNG Dạng mạnh Dạng vừa HIỆU QUẢ Mọi thông tin liên Mọi thông tin đã công quan kể cả thông tin bố không cho phép nội bộ không cho nhà đầu tư sử dụng để phép nhà đầu tư sử đạt được lợi nhuận dụng để đạt được lợi cao hơn lợi nhuận nhuận cao hơn lợi bình quân thị trường nhuận bình quân thị hay lợi nhuận vượt trường hay lợi nhuận trội. vượt trội. Nguồn: Tổng hợp của tác giả Bên cạnh đó, theo Andrikopoulos (2005), điều kiện để cho thị trường hiệu quả có thể tóm tắt lại ở bốn đặc điểm sau: (i) Tính sẵn có của thông tin. (ii) Tốc độ mà thông tin được hấp thụ và dẫn đến mức cân bằng giá mới. (iii) Nhà đầu tư tư lợi. (iv) Nhà đầu tư bình thường (hợp lý) và mức độ biểu hiện những hành vi có tính nhận thức năng lực và hiệu quả. Các điều kiện trên sẽ dẫn tới thị trường hiệu quả nhưng nó chỉ mang tính lý tưởng và chưa mang tính thực tiễn. Trịnh Tấn Lực Trang 10
- Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả Theo Arnold (2008), hiệu quả được phân thành ba loại như sau: Hiệu quả hoạt động: loại hiệu quả này quan trọng khi những giao dịch chứng khoán trên sàn được thực hiện. Những giao dịch là hiệu quả khi chúng được thực hiện nhanh chóng, đáng tin cậy với giá thành thấp tới mức có thể. Hiệu quả phân phối: Các nguồn tài nguyên trong xã hội là hữu hạn. Do đó, cơ chế chính là nên phân phối tài nguyên vào những nơi thật sự cần thiết, hay nói cách khác là những dự án hiệu quả nhất nên được tài trợ. Hiệu quả về giá: Đây là điểm nhấn của EMH. Thị giá của tài sản sẽ phản ánh hợp lý vào tất cả các thông tin được công bố. Nhà đầu tư chỉ có thể kiếm lợi nhuận dựa trên rủi ro hệ thống. 2.1.1.2 Nhà đầu tư bình thường (hợp lý) Một trong những giả định quan trọng trong EMH là về nhà đầu tư bình thường (hợp lý). Trong thị trường hiệu quả, giá cổ phiếu được định giá bởi nhà đầu tư bình thường (hợp lý), những người sẽ mua và bán cổ phiếu vì những lý do chính đáng và thông minh. Nhà đầu tư hợp lý theo dõi thông tin và gần như phản ứng với thông tin và thiết lập giá trị cho cổ phiếu ngay lập tức. Lý thuyết về nhà đầu tư hợp lý đã tồn tại rất lâu trong ngành tài chính với tên gọi ban đầu là kinh tế gia hợp lý (homo economicus). Theo Andrikopoulos (2005), kinh tế gia hợp lý có những đặc điểm như sau: (i) Hoàn toàn vì lợi ích cá nhân (ii) Hoàn toàn bình thường (hợp lý) (iii) Tự do tiếp cận thông tin đầy đủ và nhanh chóng trong điều kiện nhất định. Trong thị trường hiệu quả, nhà đầu tư phi lý hoặc không tồn tại hoặc tồn tại nhưng hành động của họ triệt tiêu lẫn nhau, kết quả là giá cổ phiếu không bị ảnh hưởng. Trịnh Tấn Lực Trang 11
- Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam Có thể giải thích hiện tượng này như sau: Thị trường hiệu quả tạo môi trường cạnh tranh gay gắt giữa những nhà đầu tư chênh lệch giá (nhà đầu tư bình thường (hợp lý)), sự chênh lệch giá tạo ra bởi nhà đầu tư phi lý sẽ được các nhà đầu tư chênh lệch giá tận dụng và làm triệt tiêu sự chênh lệch. 2.1.1.3 Kinh doanh chênh lệch giá Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá đóng vai trò quan trọng trong thị trường hiệu quả (EMH). Kinh doanh chênh lệch giá là mua và bán cùng một loại chứng khoán trên hai thị trường khác nhau tại cùng một thời điểm để hưởng lợi nhuận từ sự khác biệt giá của chúng (Bodie et al. 2011). Còn Madura (2012) thì cho rằng có thể định nghĩa kinh doanh chênh lệch giá là việc lợi dụng vào sự khác biệt giữa các giá niêm yết để kiếm lời mà không chịu rủi ro và sẽ khiến cho các mức giá được điều chỉnh thống nhất với nhau. Giá của cổ phiếu có thể quá đắt trong một thị trường nhưng cùng lúc đó có thể quá rẻ trong một thị trường khác. Khi đó, nhà đầu tư chênh lệch giá sẽ mua bên rẻ và bán bên đắt để tạo lợi nhuận, cùng lúc đó triệt tiêu chênh lệch giá và đưa giá trị cổ phiếu về giá trị nội tại. 2.1.1.4 Quy luật ngẫu nhiên Theo Bodie et al. (2011), thuật ngữ bước ngẫu nhiên “Random walk” thường được nhắc tới như là sự thay đổi của giá cổ phiếu là ngẫu nhiên không thể dự báo. Giá cổ phiếu theo quy luật ngẫu nhiên (Random walk), nói cách khác sự thay đổi tiếp theo của giá cổ phiếu không có mối tương quan. Giá trị nội tại của cổ phiếu được tính toán dựa trên nguyên tắc chiết khấu dòng tiền hoặc cổ tức trong tương lai. Khi thông tin tốt xuất hiện, nhà đầu tư sẽ điều chỉnh dự báo dòng tiền và cổ tức theo chiều tăng khiến giá cổ phiếu tăng. Ngược lại, khi thông tin xấu xuất hiện, giá cổ phiếu sẽ giảm cũng theo nguyên tắc trên. Thông tin mới được định nghĩa là những thông tin có tính ngẫu nhiên và không thể đoán trước được. Do đó, sự thay đổi về giá của cổ phiếu sẽ theo quy luật ngẫu nhiên. Trịnh Tấn Lực Trang 12
- Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.2 Mô hình CAPM Như đã giới thiệu, mô hình CAPM được phát triển bởi Sharpe (1964), Lintner (1965) và Mossin (1966). Mô hình CAPM chỉ đúng trong môi trường bình thường hợp lý. Trong môi trường hợp lý, nhà đầu tư ra quyết định hợp lý và thông minh nhất. Nhà đầu tư không quan tâm đến bất kỳ yếu tố nào khác ngoài rủi ro và lợi nhuận. Do đó, CAPM thể hiện chính xác mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng: E(R) = Rf + β*[E(RM) - Rf] Rf: lãi suất phi rủi ro. Trên thực tế các chuyên gia phân tích lấy lợi suất trái phiếu chính phủ 5 năm đến 10 năm làm lãi suất phi rủi ro. Rf trên thị trường hiện nay vào khoảng 6.45%, điều này căn cứ vào báo cáo kết quả đấu thầu trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành đợt 113/2014, kỳ hạn 10 năm, đấu thầu ngày 13 tháng 11 năm 2014 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Hệ số Beta (β): đo lường rủi ro hệ thống – yếu tố duy nhất quyết định lợi nhuận kỳ vọng của tài sản. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn. Rủi ro trong mô hình CAPM là rủi ro hệ thống bởi vì giả định quan trọng trong tài chính truyền thống là nhà đầu sẽ nắm giữ danh mục dàn trải do đó, rủi ro phi hệ thống đã bị triệt tiêu. Hệ số Beta có thể được tính bằng công thức sau: βi = Cov(Ri, RM)/Var(M) [E(RM) - Rf]: phần bù rủi ro thị trường (Risk Premium), đây là phần bù đắp cho việc chấp nhận rủi ro để đầu tư vào một loại tài sản vốn thay vì đầu tư vào những tài sản phi rủi ro (ví dụ: Trái phiếu chính phủ). Nếu sử dụng chỉ số VN-Index như là danh mục thị trường và E(RM) là lợi nhuận bình quân của danh mục này thì E(RM) khoảng 11.7%/năm (tính từ tháng 11/2008 – 12/2014), Rf là 6.45%/năm, như vậy, phần bù rủi ro thị trường (Risk Premium) của Việt Nam ước tính là 5.25%/năm. Ưu nhược điểm của mô hình CAPM: Trịnh Tấn Lực Trang 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 493 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Lợi nhuận và một số biện pháp tài chính nhằm nâng cao lợi nhuận tại ngân hàng Đông Á
82 p | 181 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Thép và Vật tư công nghiệp
84 p | 197 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Trung Tâm Công nghệ Phần mềm Thái Nguyên
82 p | 130 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí - lợi nhuận và đề xuất một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội
77 p | 176 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng
120 p | 113 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tại Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Hàng không Việt Nam
75 p | 147 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các giải pháp tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần May xuất khẩu Sông Đà
71 p | 115 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng đô thị Việt Nam
80 p | 145 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và đề xuất một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất của Công ty TNHH Hoàng Thiên
55 p | 108 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Thương mại và Xây lắp Hợp Thành
79 p | 100 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ giai đoạn 2009-2011
86 p | 23 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Toàn Gia
66 p | 74 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty cổ phần Sản xuất Dịch vụ Thương mại tổng hợp Sơn Tùng Cần Thơ
75 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hải Sơn giai đoạn 2009-2011
91 p | 16 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Cần Thơ
92 p | 23 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Việt - Hàn trên thị trường Việt Nam
49 p | 22 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV DV – TM Thiết kế đồ họa In bao bì và sản xuất Lí Tưởng
68 p | 16 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn