intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

70
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận làm rõ một số khái niệm, các nội dung cơ bản về lao động trẻ em, xóa bỏ lao động trẻ em trong pháp luật Việt Nam và một số công ước mà Việt Nam là thành viên, xác định nguyên nhân của vấn nạn lao động trẻ em. Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, từ đó nêu ra những bất cập, hạn chế và có những giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ------------------ NGUYỄN PHƯƠNG ANH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH 2016 HÀ NỘI, 2020 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ------------------ NGUYỄN PHƯƠNG ANH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH 2016 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS. TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ HÀ NỘI, 2020 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài: “Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế. Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác. Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra. NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Phương Anh 3
  4. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................................... 12 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH .................................................................................................................... 12 1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Lao động:..................................................... 12 1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình: ...................................... 12 1.3. Khái niệm trẻ em:........................................................................................................................ 12 1.4. Pháp luật và nguyên tắc quốc tế về quyền trẻ em ..................................................................... 13 1.4.1. Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em: .................................................................................... 13 1.4.2. Nguyên tắc quốc tế về quyền trẻ em: ................................................................................. 14 1.5. Bảo vệ trẻ em trong pháp luật lao động: .................................................................................... 16 1.5.1. Khái niệm lao động trẻ em: ................................................................................................. 16 1.5.2. Một số khái niệm liên quan đến lao động trẻ em:.............................................................. 17 1.5.3. Phân biệt “lao động trẻ em” và “trẻ em tham gia làm việc” .............................................. 18 1.5.4. Nguyên nhân và tác động tiêu cực của lao động trẻ em: ................................................... 20 1.6. Bảo vệ trẻ em trong pháp luật hôn nhân gia đình: ..................................................................... 24 1.6.1. Một số khái niệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: .......................................................... 24 1.6.2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con:........................................................................ 26 1.6.3. Căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với con: ............................................................... 27 1.6.4. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn:................................................. 28 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................................... 31 THỰC TRẠNG BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH .................................................................................................................................................................... 31 2.1. Thực trạng lao động trẻ em tại Việt Nam: .................................................................................. 31 2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động: ................ 33 2.2.1. Quy định tại Bộ luật lao động: ............................................................................................ 34 4
  5. 2.2.2. Quy định tại Bộ luật Hình sự: ............................................................................................. 37 2.2.3. Các văn bản dưới luật: ........................................................................................................ 37 2.2.4. Một số chương trình, kế hoạch hành động cấp Quốc Gia: .................................................. 39 2.2.5. Giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về lao động trẻ em:....................................... 40 2.3. Thực trạng vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình: .......................................... 41 2.4. Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân gia đình:.. 43 2.4.1. Quy định về độ tuổi kết hôn: ............................................................................................... 43 2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con: ....................................................................... 44 2.4.3. Quyền của trẻ em trong vấn đề nuôi con nuôi: ................................................................... 52 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................................... 54 GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH ....................................................................................................... 54 3.1. Giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động: .............................. 54 3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế độ pháp lý về vấn đề lao động trẻ em: ...................... 54 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về hệ thống pháp lý: .......................................................................... 55 3.1.3. Bổ sung các quy định về thanh tra, kiểm tra, cơ chê giám sát phát hiện, đánh giá thực hiện . ............................................................................................................................................. 56 3.1.4. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức của người dân: .................................... 56 3.2. Giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: ........... 57 3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế độ pháp lý nhằm bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: ...................................................................................................................................... 57 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý: .............................................................................................. 59 3.2.3. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ trẻ em ..................................... 59 KẾT LUẬN ................................................................................................................................................ 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 63 5
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ LĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Công ước 138 Công ước về tuổi lao động tối thiểu, 1973 Công ước 182 Công ước nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999 ILO Tổ chức lao động Quốc tế LĐTE Lao động trẻ em MICS Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ UNICEF Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc 6
  7. DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.5 Số giờ làm việc của trẻ em bị 18 coi là lao động trẻ em Bảng 2.1 Lao động trẻ em 32 Bảng 2.2 Thời giờ làm việc của lao 36 động chưa thành niên Bảng 2.3 Kết hôn sớm ở trẻ em 42 7
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Bảo vệ trẻ em luôn là vấn đề được nhà nước quan tâm. Vào năm 1991, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc. Nằm trong chính sách chung về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, vấn đề phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em và bảo vệ trẻ em trong gia đình đã được đề cập từ lâu và trong những năm gần đây được Nhà nước ngày quan tâm nhiều hơn. Việc Việt Nam là một nước đang phát triển càng đặt ra rất nhiều vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em trong xã hội bởi lẽ nguyên nhân của nhiều vấn đề liên quan đến trẻ em thường xuất phát từ sự nghèo đói và nhu cầu phát triển của các gia đình. Lao động trẻ em là một vấn đề rất phức tạp, do đó cần có những chính sách và hành động của thể để đảm bảo trẻ em được phát triển đầy đủ, không phải tham gia lao động quá mức dưới độ tuổi cho phép. Ở Việt Nam, số lượng lao động trẻ em vẫn còn cao, tình trạng sử dụng lao động trẻ em có xu hướng ngày càng tăng. Nhiều trẻ phải có hoàn cảnh khó khăn đã phải sớm tham gia lao động với mong muốn có được một cuộc sống tốt hơn. Trong thời gian qua đã có rất nhiều cá nhân, đơn vị nhất là các cơ sở tư nhân thực hiện chưa tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên. Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng chưa được thực hiện thường xuyên, việc xử lý vi phạm còn bị coi nhẹ, nhận thức của người dân về vấn đề này vẫn chưa cao khiến cho nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình sử dụng trẻ em để lao động. Việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về vấn đề này còn chưa được sâu rộng. Đây là một thực trạng đáng chú ý hiện nay. Ngoài ra, ở Việt Nam nói riêng và nhiều nước Châu Á nói chung, với quan niệm giáo dục thì cần phải nghiêm khắc, “yêu cho roi cho vọt”, vấn đề bạo lực giữa cha mẹ với con cái thì được xã hội chấp nhận và khá phổ biến. Rất nhiều ông bố bà mẹ coi việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để 8
  9. chúng nhận ra sai lầm và sửa chữa. Trên thực tế cách làm này phần nào phù hợp với tâm lý của người Việt và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi những chuẩn mực tiến bộ về quyền con người đã và đang phổ biến trên thế giới thì những tư tưởng, cách làm này cần được sớm loại bỏ. Đặc biệt, là những trường hợp bạo lực với con cái vượt ra ngoài phạm vi giáo dục - một tình trạng ngày càng gia tăng thì cần phải bị trừng trị nghiêm khắc. Những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình như kết hôn sớm cũng cần bị loại bỏ. Mặc dù pháp luật Việt Nam có quy định khá cụ thể về việc bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tuy nhiên, ở nhiều nơi, tình trạng trẻ em bị bạo hành bởi chính người thân của mình, bị ép kết hôn sớm hay chưa thật sự được cha mẹ quan tâm và bị thờ ơ, bỏ mặc vẫn còn xuất hiện rất nhiều. Bảo vệ trẻ em trong chính gia đình là điều mà rất nhiều nhà làm luật, những nhà hoạt động và toàn thể xã hội mong muốn hướng tới. Chính vì những lý do đó, em quyết định chọn vấn đề “Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích của khóa luận: Khóa luận làm rõ một số khái niệm, các nội dung cơ bản về lao động trẻ em, xóa bỏ lao động trẻ em trong pháp luật Việt Nam và một số công ước mà Việt Nam là thành viên, xác định nguyên nhân của vấn nạn lao động trẻ em. Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, từ đó nêu ra những bất cập, hạn chế và có những giải pháp hoàn thiện pháp luật. Ngoài ra, khóa luận còn phân tích tình hình bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái theo Luật hôn nhân và gia đình. Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực tế và thực trạng bảo vệ trẻ em trong Luật hôn nhân à 9
  10. gia đình, xác định những hạn chế còn tồn đọng để có những giải pháp cụ thể góp phần bảo vệ trẻ em. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đưa ra cái nhìn cụ thể về quyền trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy phạm pháp luật cụ thể nhằm bảo vệ trẻ em trong các lĩnh vực luật lao động và hôn nhân gia đình; thực tiễn áp dụng của những quy định đó hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận đề cập đến những vấn đề lý luận, thực tiễn pháp lý về việc xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam theo luật lao động năm 2012, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Bên cạnh đó khóa luận cũng đề cập đến những thực trạng hiện nay về vấn đề bảo vệ trẻ em, những điểm bất cập trong quy định của pháp luật và một số giải pháp để giải quyết những bất cập trên.  Phạm vi về thời gian: theo thực tiễn, các báo cáo và pháp luật từ năm 2012 đến nay.  Phạm vi về không gian: nghiên cứu pháp luật và thực tiễn về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao đông và hôn nhân gia đình tại Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài: Phương pháp luận: Khóa luận sử dụng lý luận chung về lao động, hôn nhân gia đình, pháp luật về bảo vệ trẻ em theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam ví dụ như: Pháp luật Quốc tế: - Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989, - Các điều ước quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em như: Công ước số 138 năm 1973 của ILO về tuổi lao động tối thiểu; Công ước 182 về cấm và 10
  11. hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất Pháp luật Việt Nam: - Hiến pháp năm 2013, - Bộ luật lao động năm 2012 - Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - Luật nuôi con nuôi năm 2016 - Các thông tư, nghị định quy định về việc bảo vệ trẻ em - Đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ trẻ em. Ngoài ra khóa luận còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp và các phương pháp khác kết hợp giữa lý luận với thực tiễn từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn đã phù hợp hay chưa, xem xét nội dung quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo vệ quyền lời của trẻ em với thực tiễn đời sống xã hội. 11
  12. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Lao động: Pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động là những quy định được đặt ra trong hệ thống quy phạm pháp luật với mục đích phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi sử dụng người dưới 18 tuổi tham gia vào những công việc nặng nhọ, độc hại, gây nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi. 1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình: Pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình là những quy định được đặt ra trong hệ thống quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Hôn nhân và gia đình ví dụ như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật nuôi con nuôi, Luật phòng chống bạo lực gia đình nhằm mục đích bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi bạo hành trẻ em,… và những hành vi có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 1.3. Khái niệm trẻ em: Trong em có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận của từng lĩnh vực cụ thể. Về mặt sinh học, “trẻ em” là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì. Dưới góc độ pháp lý, trẻ em được xác định theo độ tuổi tùy thuộc vào sự quy định của mỗi quốc gia. Trong Luật Quốc tế, trẻ em được được định nghĩa là những người dưới 18 tuổi: Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn. (Điều 1, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, 1989). Công ước số 182 của ILO cũng quy định “Trong phạm vi Công ước này, thuật ngữ “trẻ em” được áp dụng để chỉ tất cả những người dưới 18 tuổi” (Điều 1). 12
  13. Pháp luật Việt Nam quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi. (Điều 1, Luật Trẻ em, 2016). Như vậy, Việt Nam ghi nhận độ tuổi trẻ em cần được pháp luật bảo vệ là dưới 16 tuổi (thấp hơn so với độ tuổi được quy định bởi các Công ước Quốc tế). Ngoài Luật Trẻ em năm 2016, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn quy định về vấn đề trẻ em ở các ngành luật khác nhau: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Lao động,… Bên cạnh khái niệm trẻ em, pháp luật Việt Nam còn có khái niệm “người chưa thành niên”: Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. (Khoản 1, Điều 21, Bộ luật Dân sự, 2015) 1.4. Pháp luật và nguyên tắc quốc tế về quyền trẻ em 1.4.1. Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em: Pháp luật quốc tế hiện nay có khoảng hơn 80 văn kiện quốc tế (Công ước, tuyên ngôn, chương trình…) trực tiếp hoặc gián tiếp quy định hoặc có liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em. Một số văn kiện quốc tế về quyền trẻ em có thể kể đến như: - Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em năm 1924: Đây là văn kiện quốc tế đầu tiên về quyền trẻ em. Năm 1924 Hội quốc liên đã chấp thuận thông qua Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em do Hiệp hội quốc tế về quỹ cứu trợ trẻ em soạn thảo trên cơ sở Hiến chương về quyền trẻ em năm 1923. Trong Tuyên bố này, vấn đề quyền trẻ em được liệt kê cụ thể theo 5 nhóm quyền như: (1) Trẻ em phải được phát triển một cách bình thường cả về thể chất và tinh thần; (2) Trẻ đói phải được cho ăn, trẻ ốm phải được chữa trị, trẻ lạc hậu phải được giúp đỡ, trẻ phạm tội phải được giáo dục, trẻ mồ côi và lang thang phải có nơi trú ẩn và phải được chăm sóc; (3) Khi xảy ra tai họa, trẻ em là người đầu tiên được cứu trợ; (4) Trong đời sống, trẻ em phải có quyền được kiếm sống và phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức bóc lột; (5) Trẻ em phải được nuôi dưỡng theo nhận thức rằng, tài năng của chúng phải phục vụ cho đồng bào mình. 13
  14. - Tuyên ngôn về quyền trẻ em: Tuyên ngôn được Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1959, đưa ra những nguyên tắc tiến bộ hơn với phương châm loài người phải dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có; các quyền trẻ em cũng được mở rộng hơn so với Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em năm 1924. Trẻ em được hưởng các quyền trên đây không phân biệt mầu da, giới tính, tín ngưỡng, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội. Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959 chỉ mang tính chất khuyến nghị nên chỉ có giá trị về mặt chính trị và đạo đức, không có giá trị pháp lý bắt buộc. - Công ước về quyền trẻ em năm 1989: Công ước này được Liên hợp quốc thông qua 20/11/1989 và có hiệu lực từ 2/9/1990. Công ước về quyền trẻ em năm 1989 là Công ước đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em theo hướng tiến bộ, thừa nhận mọi trẻ em đều có quyền được sống, được phát triển, được tham gia và được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Công ước là văn bản có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em trên toàn thế giới. Việt nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước. Hiện nay, Công ước có 192 quốc gia thành viên. - Ngoài ra còn còn có một số Công ước, văn kiện quốc tế khác có đề cập đến từng lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em như: Công ước về trấn áp buôn bán người và bóc lột mại dâm; Quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên; Công ước La hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác giữa các nước về con nuôi nước ngoài; Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em, buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; Công ước số 138 năm 1973 của ILO về tuổi lao động tối thiểu; Công ước 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất… 1.4.2. Nguyên tắc quốc tế về quyền trẻ em: 14
  15. Theo Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 1990, xuyên suốt Công ước là 4 nguyên tắc cơ bản về quyền trẻ em: - Không phân biệt đối xử trong việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em: Tất cả các quyền đều áp dụng cho tất cả trẻ em, không có ngoại lệ. Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em chống lại bất kỳ hình thức phân biệt, đối xử nào và có những biện pháp tích cực để đẩy mạnh quyền trẻ em. Trẻ em phải được đối xử như nhau, không bị phân biệt bởi bất kì lý do nào “Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền của trẻ em mà không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào, bất kể trẻ em, cha mẹ hay người giám hộ pháp lý của trẻ em đó thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, xuất thân gia đình và những mối tương quan khác” (Điều 2) - Dành cho trẻ em những lợi ích tốt đẹp nhất: Tất cả các hành động của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trẻ em cần tính đến đầy đủ lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nhà nước phải đem lại cho trẻ em sự chăm sóc đầy đủ trong trường hợp cha mẹ hoặc những người khác có trách nhiệm không làm được việc ấy. “Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em, dù do cơ quan phúc lợi xã hội công hay tư nhân, tòa án, các nhà chức trách hành chính hay những cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu” (Điều 3) - Trẻ em có quyền được xác lập và thể hiện ý kiến riêng của mình: trẻ em có quyền tự do phát biểu ý kiến về tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng đến mình và những ý kiến đó phải được coi trọng. Nhà nước phải tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ em nói lên ý kiến của mình trong quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính có ảnh hưởng đến trẻ em hoặc thông qua người đại diện phù hợp với pháp luật quốc gia. “Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ em có đủ khả năng hình thành các quan điểm riêng của mình được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất 15
  16. cả các vấn đề có ảnh hưởng đến các em và những quan điểm của các em phải được coi trọng một cách phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của các em” (Điều 12) - Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống: Quyền được sống còn bao gồm Quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh sau khi ra đời. “Các Quốc gia thành viên công nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em” (Điều 6) - Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống: Quyền được sống còn bao gồm Quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh sau khi ra đời. “Các Quốc gia thành viên công nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em” (Điều 6) 1.5. Bảo vệ trẻ em trong pháp luật lao động: 1.5.1. Khái niệm lao động trẻ em: “Lao động” là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Từ đó có thể hiểu lao động trẻ em là lao động của người còn ở lứa tuổi trẻ em đã phải đi làm cho bản thân và cho sự sống của gia đình. Trong luật pháp quốc tế, “lao động trẻ em” là thuật ngữ thường dùng để chỉ tình trạng một người dưới 18 tuổi phải làm các công việc có hại đến tinh thần, thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách của các em; hoặc phải làm việc từ độ tuổi nhỏ khiến cho các em mất đi cơ hội học tập và phát triển[13]. Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 1989: “Lao động trẻ em là người lao động chưa đủ 18 tuổi 16
  17. trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi trưởng thành sớm hơn”. Theo quan điểm của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), “Lao động trẻ em là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em (những người dưới 18 tuổi) phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi”. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm “lao động trẻ em”. Tuy nhiên, gắn với khái niệm “người chưa thành niên”, pháp luật Việt Nam định nghĩa “người lao động chưa thành niên”: Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi (Điều 161, Bộ luật Lao động 2012). Như vậy, có thể nói, pháp luật Việt Nam đã bao hàm lao động trẻ em trong khái niệm người lao động chưa thành niên. 1.5.2. Một số khái niệm liên quan đến lao động trẻ em: Lao động trẻ em được nhận diện thông qua các tiêu chí về độ tuổi, thời giờ làm việc, loại công việc và nơi làm việc được xem là nguy hại cho người dưới 18 tuổi theo là Công ước số 138 năm 1973 của ILO về tuổi lao động tối thiểu và Công ước số 182 năm 1999 của ILO về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. a. Tuổi lao động tối thiểu: Công ước số 138 của ILO quy định tuổi lao động tối thiểu, bao gồm tuổi tối thiểu cơ bản, tuổi tối thiểu áp dụng với công việc nguy hại; tuổi tối thiểu áp dụng với công việc nhẹ. Theo đó, độ tuổi lao động tối thiểu được ILO quy định như sau:  Tuổi tối thiểu chung: Không dưới 15 tuổi; hoặc Không dưới 14 tuổi (đối với các nước đang phát triển) 17
  18.  Tuổi tối thiểu áp dụng với các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Không dưới 18 tuổi; hoặc Không dưới 16 tuổi (sức khỏa, an toàn và phẩm hạnh phải được đảm bảo)  Tuổi tối thiểu áp dụng với các công việc nhẹ: 13-15 tuổi; hoặc 12-14 tuổi (đối với các nước đang phát triển) b. Các loại công việc: Các loại công việc được chia làm công việc nhẹ và công việc nguy hại. Trong đó, công việc nhẹ được định nghĩa là những công việc trẻ em có thể thực hiện mà không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn, hoặc không cản trở việc học tập hoặc đào tạo nghề của các em. Công việc nguy hại là một trong những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Đây là những công việc có thể có hại cho sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của thanh thiếu niên do tính chất nguy hiểm độc hại hoặc được tiến hành trong những điều kiện có nguy cơ đặc biệt cao đối với các em. c. Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất: Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được định nghĩa cụ thể tại Điều 3 Công ước số 182 về Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất của ILO. Theo đó, những hành vi như: nô lệ, buôn bán và vận chuyển trẻ em, gán nợ, lao động nô lệ và lao động cưỡng bức, trong đó có tuyển mộ cưỡng bức trẻ em tham gia vào các xung đột vũ trang; sử dụng, mua bán hay chào mời trẻ em tham gia vào hoạt động mại dâm, sản xuất các sản phẩm phim ảnh khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm; các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt cho việc sản xuất, tàng trữ, buôn bán và vận chuyển chất ma tuý; những công việc có khả năng làm hại đến sức khỏe, an toàn hay đạo đực của trẻ em, do bản chất công việc hay do hoàn cảnh, điều kiện tiến hành công việc thì được coi là “những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất”. 1.5.3. Phân biệt “lao động trẻ em” và “trẻ em tham gia làm việc” 18
  19. Không phải tất cả các công việc do trẻ em thực hiện đều bị coi là lao động trẻ em. Hiện nay chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa “lao động trẻ em” và “trẻ em tham gia làm việc”, tuy nhiên, hai khái niệm này có thể được phân biệt dựa trên các tiêu chí: Loại công việc và nơi làm việc; Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất khác; và Thời giờ làm việc. Trẻ em và người chưa thành niên là lao động trẻ em nếu vi phạm bất kỳ một tiêu chí nào trong các tiêu chí trên. Theo “Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ” (MICS) năm 2014, trẻ em tham gia vào “lao động trẻ em” khi: (1) thực hiện các hoạt động kinh tế với thời gian vượt ngưỡng thời gian cho phép đối với độ tuổi quy định; (2) làm việc trong môi trường nguy hiểm; (3) làm công việc nhà với thời gian vượt ngưỡng thời gian cho phép đối với độ tuổi tương ứng. Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 (Bộ LĐTBXH) chỉ xem xét những trẻ em thuộc hai hình thức (1) và (2) của MICS 2014 là lao động trẻ em. Bảng 1.5: Số giờ làm việc của trẻ em bị coi là lao động trẻ em: Trẻ em tham gia lao động trẻ em Trẻ em tham gia lao động trẻ em (ILO – (UNICEF – hoạt động kinh tế và các hoạt động kinh tế) công việc trong gia đình) Trẻ từ 5-11 tuổi thực hiện các hoạt động Trẻ từ 5-11 tuổi thực hiện các hoạt động kinh tế ít nhất 1 giờ hoặc làm công việc kinh tế ít nhất 1 giờ trong một tuần nhà ít nhất 28 giờ trong một tuần Trẻ từ 12-14 tuổi thực hiện các hoạt Trẻ từ 12-14 tuổi thực hiện các hoạt động kinh tế ít nhất 14 giờ hoặc làm động kinh tế ít nhất 14 giờ trong một công việc nhà ít nhất 28 giờ trong một tuần tuần Trẻ từ 15-17 tuổi thực hiện các hoạt Trẻ từ 15-17 tuổi thực hiện các hoạt 19
  20. động kinh tế hoặc làm công việc nhà ít động kinh tế ít nhất 43 giờ trong một nhất 43 giờ trong một tuần tuần Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào làm việc Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào làm việc trong điều kiện nguy hiểm trong điều kiện nguy hiểm Nguồn: Báo cáo phân tích tình hình trẻ em năm 2016 – UNICEF Khác với “lao động trẻ em”, “trẻ em tham gia làm việc” đề cập đến những công việc trẻ có thể làm, góp phần vào sự phát triển lành mạnh mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, trí tuệ của trẻ. Trẻ em tham gia làm việc không những không gây ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của trẻ mà còn giúp trẻ tăng cường kỹ năng sống cho các em. Nếu lao động trẻ em hướng tới lợi nhuận, trẻ em phải liên tục làm việc để tăng năng suất lao động, tạo ra hàng hóa, vật chất thì trẻ em tham gia làm viêc lại hướng đến việc rèn luyện kỹ năng sống, tạo cho trẻ những kỹ năng cần thiết vì các hoạt động này đều là những công việc tự nguyện, những công việc trong gia đình. 1.5.4. Nguyên nhân và tác động tiêu cực của lao động trẻ em: a. Nguyên nhân của lao động trẻ em: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lao động trẻ em, có thể phân chia thành 2 loại: “nguyên nhân bên trong” và “nguyên nhân bên ngoài”. Nguyên nhân bên trong bao gồm các yếu tố xuất phát từ gia đình, ví dụ như: tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, ly hôn của cha mẹ. Những nguyên nhân bên ngoài là những yếu tố xá hội tác động đến trẻ em, có thể kể đến như: hệ thống giáo dục yếu kém, khủng hoảng kinh tế, nhận thức và quan niệm của xã hội về lao động trẻ em,… Theo “Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2012”, ở Việt Nam có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lao động trẻ em: vấn đề kinh tế; vấn đề giáo dục; vấn đề về nhận thức, tâm lý.  Vấn đề kinh tế: có thể nói, đói nghèo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đền lao động trẻ em. Trẻ em thường phải lao động sớm nếu gia đình đang ở trong 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0