Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
lượt xem 12
download
Khóa luận này tập trung nghiên cứu vấn đề mua bán hàng hóa qua sở giao dịch chỉ dưới góc độ pháp luật. Cụ thể là phân tích các quy định về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch theo pháp luật hiện hành (Luật thương mại năm 2005; Nghị định 158/2006/NĐ-CP,…). Qua đó, khóa luận chỉ ra những điểm pháp luật quy định còn chưa hợp lý, chưa đầy đủ, còn thiếu sót và đề xuất phương hướng hoàn thiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ TIỀU ÂN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH Bộ môn: Luật kinh doanh Mã số: 52 39 01 09 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN ĐĂNG DUY HÀ NỘI - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng em.Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. TÁC GIẢ KHÓA LUẬN Trương Thị Tiều Ân
- LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cám ơn các thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận “Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch”.Đặc biệt em xin chân thành cám ơn thầy giáo - Thạc sỹ Nguyễn Đăng Duy, người đã dành thời gian hướng dẫn và có những nhận xét đánh giá hết sức quý báu, chỉ dẫn cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Tuy nhiên, việc tìm kiến số liệu và thu thập thông tin không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chính vì vậy, khóa luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót bất cập. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp để có thể sửa chữa và hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2016
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Kết cấu của khóa luận ........................................................................................ 3 Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA.................................................................................. 4 1.1. Khái niệm về hàng hóa, mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán hàng hóa ............................................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm về hàng hóa, mua bán hàng hóa............................................... 4 1.1.2. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa ............................................... 5 1.2. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.................................................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm và bản chất của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ..................................................................................................... 6 1.2.2. Đặc điểm của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ................... 8 1.3. Khái quát về sở giao dịch hàng hóa .....................................................10 1.3.1. Khái niệm về sở giao dịch hàng hóa........................................................10 1.3.2. Điều kiện thành lập và chức năng của Sở giao dịch hàng hóa ................11 1.3.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa ..........................11 1.4. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa .......................................................16 1.4.1. Đối với Doanh nghiệp .............................................................................16 1.4.2. Đối với Nhà nước ....................................................................................17
- Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA ...................18 2.1. Chủ thể tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa .........................................................................................18 2.1.1. Thành viên môi giới ................................................................................18 2.1.2. Thành viên kinh doanh ............................................................................21 2.1.3. Khách hàng ..............................................................................................23 2.2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa .................................................................................................24 2.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ..................26 2.3.1. Hợp đồng kỳ hạn .....................................................................................27 2.3.2. Hợp đồng quyền chọn..............................................................................30 2.4. Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch..............................................................................34 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH .............38 3.1. Thực trạng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa nước ta .......38 3.1.1. Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột...........................................39 3.1.2. Sở giao dịch VNX ...................................................................................43 3.2. Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam ...........................44 3.2.1. Cần xây dựng Luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ..............45 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về cơ quan quản lý Sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa .......................46 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về quy chế thành viên tham gia vào Sở giao dịch hàng hóa ...........................................................................................47 3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ...........................................................................................48 3.2.5. Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lý vi phạm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa .......................................................48 3.2.6. Một số kiến nghị khác .............................................................................49 KẾT LUẬN .........................................................................................................51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................52
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế là xu thế chung của tất cả các quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Qua 30 năm đổi mới, Việt Nam ngày càng tham gia hội nhập quốc tế một cách sâu rộng thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương với các quốc gia trên thế giới. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết ngày 04/02/2016, với sự tham gia của 12 nước, trong đó có Việt Nam là một ví dụ. Hiệp định TPP gồm 29 chương, trong đó có 5 chương liên quan đến việc xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa dịch vụ. Đây vừa là cơ hội lại vừa là thách thức cho Việt Nam do việc xóa bỏ hàng rào thuế quan, sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới nhưng cũng khiến cho hàng hóa nước ngoài dễ dàng xâm nhập vào thị trường nội địa Việt Nam. Mặc dù hội nhập kinh tế nhưng các quốc gia vẫn luôn phải giữ vững và phát huy các thế mạnh của riêng mình. Đối với Việt Nam, thế mạnh đến từ các sản phẩm nông nghiệp do hiện tại, Việt Nam vẫn là một nước có nền nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, với các sản phẩm mũi nhọn chủ yếu là nông phẩm như gạo, cà phê, bông, chè…. Khác với sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp thường có thời hạn sử dụng ngắn và giá cả lên xuống theo mùa vụ. Tốc độ lưu thông, tiêu thụ sản phẩm và ổn định giá cả luôn là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền nông nghiệp. Nhưng đáng tiếc đây vẫn luôn là vấn đề còn tồn tại ở Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc quy hoạch, xây dựng cơ sở chế biến, nâng cấp đường xá, phương tiện vận chuyển, việc xây dựng thị trường mua bán hàng hóa giao sau theo xu thế hiện đại như các nước khác cũng là một giải pháp hiệu quả. Do đó, Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định 158/2006/NĐ-CP lần 1
- đầu tiên đã đưa ra những quy định về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa – một phương thức mua bán hàng hóa giao sau có tổ chức. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, hoạt động này dường như vẫn chưa phát triển như mong muốn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là những văn bản pháp luật đã được ban hành vẫn có những bất cập thiếu sót, chưa xây dựng được đầy đủ các quy phạm về những vấn đề pháp lý cần thiết cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Vì vậy, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch, nhằm mục đích tạo điều kiện thành lập và phát triển thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch đang đặt ra rất cấp thiết ở Việt Nam. Đây là lý do em chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận này tập trung nghiên cứu vấn đề mua bán hàng hóa qua sở giao dịch chỉ dưới góc độ pháp luật. Cụ thể là phân tích các quy định về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch theo pháp luật hiện hành (Luật thương mại năm 2005; Nghị định 158/2006/NĐ-CP,…). Qua đó, khóa luận chỉ ra những điểm pháp luật quy định còn chưa hợp lý, chưa đầy đủ, còn thiếu sót và đề xuất phương hướng hoàn thiện. Với mục đích như trên, việc nghiên cứu đề tài có những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, đọc- hiểu, nghiên cứu một cách tổng quan các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, vai trò cũng như các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển Sở giao dịch hàng hóa ở nước ta Thứ hai, làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Từ những nội dung đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. 2
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các quy định về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận tập trung vào các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa theo các quy định của pháp luật. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận trình bày trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu sau đây: (i) Khoa học biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. (ii) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề phát triển thị trường mua bán hàng hóa qua sở giao dịch. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học… 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được chia thành các phần chính như sau: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH 3
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 1.1.Khái niệm về hàng hóa, mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán hàng hóa 1.1.1. Khái niệm về hàng hóa, mua bán hàng hóa Trong điều kiện nền kinh tế thị trường trên đà phát triển, mua bán là phương thức chủ yếu để dịch chuyển tài sản từ người này sang người khác. Hoạt động mua bán đang diễn ra rất sôi nổi không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Mua bán hàng hóa là hoạt động chính của hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nhiều cách định nghĩa khác nhau về hàng hóa đã được ghi nhận. Theo từ điển tiếng Việt: “Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được”. Theo khoản 1 Điều 4 Luật Giá năm 2012 thì: “Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản”. Từ đó có thể thấy hàng hóa là sản phẩm lao động do con người tạo ra nhằm mục đích trao đổi mua bán để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của xã hội. Nó chính là đối tượng trong các hoạt động thương mại trong xã hội, tuy nhiên hàng hóa thì được quy định trong Luật Thương mại 2005 một cách cụ thể như sau: Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005:“Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai”. 4
- Tuy khái niệm hàng hóa tại Khoản 2 Điều 3 như trên là khá rộng nhưng tại Điều 25 Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung thêm quy định về hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa cấm kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện; Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.Như vậy, không phải tất cả các hàng hóa nào cũng được phép mua bán, phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh thì mới được phép lưu thông, mua bán trên thị trường. Hành vi mua bán hàng hóa được hiểu là những hoạt động trao đổi hay giao lưu hàng hóa, dịch vụ dựa trên cơ sở thuận mua vừa bán. Hoạt động mua bán hàng hóa là một bộ phận chủ yếu của hoạt động thương mại và được định nghĩa tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. 1.1.2. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những loại hợp đồng đặctrưng và phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh thương mại, là thỏa thuận của hai bên gồm bên mua và bên bán nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Luật Thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo 5
- Điều 428 Bộ luật Dân sự hiện hành: hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Theo Điều 430 bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2015: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.” Hàng hóa được hiểu là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất. Như vậy, hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản. Từ đó cho thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Điểm phân biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản khác là: đối tượng hàng hóa, và mục đích sinh lời. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa 1.2.1. Khái niệm và bản chất của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Để đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất cũng như các nhà xuất khẩu nông sản trong nước mong muốn có một thị trường để giảm thiểu rủi ro do sự biến động bất thường về giá hàng hóa nông sản trên thị trường quốc tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, chúng ta đã bước đầu đưa vào Luật Thương mại 2005 những quy định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Khoản 1 Điều 63 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa qua sở Giao dịch hàng hóa là việc các bên thỏa thuận thực hiện mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.” 6
- Theo TS. Phạm Duy Liên thì“Thị trường sở giao dịch hàng hóa là thị trường ở đó người ta buôn bán, trao đổi với nhau không phải là hàng hóa, sản phẩm trực tiếp giao ngay mà là thông qua các hợp đồng cam kết mua bán, còn việc giao hàng và nhận tiền sẽ được thực hiện trong tương lai”. Hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa không giống với hoạt động mua bán hàng hóa thông thường, tức là khi người ta giao kết hợp đồng, giao tiền thì giao vật luôn. Mà ở đây, trong một thời điểm nào đó trong tương lai, hàng hóa mới được chuyển tới tay người mua. Bản chất của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa chính là mua bán hàng hóa giao sau. Mua bán hàng hóa giao sau là việc giao dịch, ký kết các hợp đồng mà việc giao hàng và nhận tiền diễn ra vào thời gian ấn định trong tương lai. Thị trường hàng hóa giao sau là thị trường diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa giao sau. Là thị trường mua bán hàng hóa, thị trường mua bán hàng hóa giao sau có những đặc tính riêng biệt. Bao gồm: Thứ nhất, về chủ thế: Mục đích của các chủ thể thường không giống nhau. Có những chủ thể tham gia với mục đích hạn chế rủi ro, có chủ thể lại tham gia với mục đích đầu tư kiếm lời… Thứ hai, về đối tượng: thường là một số loại hàng hóa đặc biệt mới được phép giao dịch trên thị trường này. Hàng hóa ở đây không chỉ tồn tại dưới dạng vật chất mà còn là các quyền tài sản; Thứ ba, đặc trưng của thị trường mua bán hàng hóa hình thành trong tương lai đó là phải có hợp đồng. Các hợp đồng phải là các thỏa thuận mang tính pháp lý, là cơ sở ràng buộc người bán và người mua. Ngoài ra khi giao kết hợp đồng, các bên chủ yếu thỏa thuận về giá cả và kỳ hạn, các điều khoản khác thường được chuẩn hóa; các bên trao đổi với nhau không phải là hàng hóa, sản phẩm trực tiếp giao ngay mà thông qua các hợp đồng cam kết mua bán, còn việc giao hàng và nhận tiền được thực hiện trong tương lai. 7
- 1.2.2. Đặc điểm của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán hàng hóa đặc biệt. Nó vừa mang các đặc điểm của mua bán hàng hóa thông thường vừa mang những đặc điểm của mua bán hàng hóa trong tương lai. Thứ nhất, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động mua bán hàng hóa thông thường. Do vậy nó mang các đặc điểm của một hoạt động thương mại. Hoạt độngthương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, do thương nhân tiến hành. Như vậy, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, hay nói cách khác là hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ thương mại này. Thứhai, thỏa thuận mua bán một lượng hàng hóa nhất định của các bên phải được thực hiện thông qua chủ thể thứ ba là sở giao dịch hàng hóa và phải tuân thủ các điều kiện cụ thể cho sở giao dịch đặt ra. Đây là điểm khác biệt cơ bản của hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa với hoạt động mua bán hàng hóa thông thường và hoạt động mua bán hàng hóa giao sau trên thị trường ngoài sở giao dịch. Trong hoạt động mua bán hàng hóa thông thường, các bên trực tiếp thỏa thuận với nhau về giá cả, số lượng, phẩm cấp hàng hóa, thời hạn giao nhận mà không cần phải thông qua chủ thể trung gian nào. Hay tại thị trường hàng hóa giao sau ngoài sở, các bên có thể chủ động thỏa thuận với nhau việc mua, bán một lượng hàng hóa nhất định với các điều khoản về chất lượng, giá cả và thời điểm giao hàng trong tương lai nhất định mà không thông qua tổ chức nào. Nhưng đối với hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa, thỏa thuận mua bán hàng hóa của các bên nhất thiết phải thực hiện thông qua sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa đóng vai trò trung gian, kết nối quan hệ mua bán hàng hóa của các bên mua bán hàng hóa. Để tham gia được vào quan hệ mua bán này, người mua và người bán phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định do sở giao dịch hàng hóa đặt ra. Việc mua bán được diễn ra theo trình tự, thủ tục chặt chẽ, thống nhất theo quy định của sở giao dịch hàng hóa. 8
- Thứ ba, chỉ một số hàng hóa nhất định đáp ứng các tiêu chuẩn do sở giao dịch hàng hóa quy định mới được mua bán thông qua sở giao dịch. Như vậy, không phải tất cả các loại hàng hóa trên thị trường thông thường đều được đưa vào giao dịch ở sở giao dịch hàng hóa. Những hàng hóa này có thể là những hàng hóa không phải đã có tại thời điểm thỏa thuận mua bán của hai bên mà nó sẽ hình thành trong tương lai, tại thời điểm giao hàng do hai bên thỏa thuận. Việc giới hạn loại hàng hóa được phép giao dịch thông qua sở giao dịch là phù hợp với tính chất của mua bán hàng hóa trên thị trường hàng hóa giao sau và phù hợp với quy định của pháp luật các nước trên thế giới. Thứ tư, giá cả của hàng hóa do các bên mua bán thỏa thuận là giá của hàng hóa đó tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại thời điểm trong tương lai. Đây cũng là điểm đặc trưng của mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa, là điểm khác biệt cơ bản đối với các hoạt động mua bán hàng hóa thông thường. Trong quan hệ mua bán hàng hóa thông thường, sau khi các bên mua, bán đã thỏa thuận xong với nhau về việc mua bán hàng hóa thì bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán và nhận hàng hóa, bên bán nhận tiền và có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua, khi đó quan hệ mua bán sẽ chấm dứt. Nhưng trong quan hệ mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa, tại thời điểm thỏa thuận, các bên đồng ý mua, bán một lượng hàng hóa với giá của hàng hóa đó tại thời điểm giao kết nhưng việc giao hàng của bên bán cho bên mua lại diễn ra tại thời điểm trong tương lai. Quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ phát sinh tại thời điểm giao kết hợp đồng và chấm dứt khi các bên hoàn thành nghĩa vụ giao nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai do hai bên ấn định. Điều này xuất phát từ đặc trưng của hàng hóa thông qua sở giao dịch là những hàng hóa có thể đã có, có thể được hình thành trong tương lai. Thứ năm, hình thức mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa là hợp đồng. Tuy tại khái niệm không chỉ rõ hình thức mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa là hợp đồng song quy định tại Điều 63 có sử dụng từ ngữ 9
- “tại thời điểm giao kết hợp đồng” trong Luật thương mại năm 2005 đã gián tiếp quy định hình thức của giao dịch này là hợp đồng. 1.3. Khái quát về sở giao dịch hàng hóa 1.3.1. Khái niệm về sở giao dịch hàng hóa Nhằm hạn chế rủi ro trong việc biến động giá cả, đồng thời cũng giúp các nhà đầu tư kinh doanh cũng như các người nông dân có thể chủ động trong việc gieo trồng, mua bán nông sản. Thông qua các giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa, người nông dân cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có thể đảm bảo lợi ích của mình bằng cách căn cứ vào các thông tin trên bảng niêm yết giao dịch. Trên thế giới, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa đã phát triển từ rất sớm ở các nước phát triển. Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên trên thế giới ra đời ở Chicago (Mỹ) từ năm 1984, tiếp đến là các sở giao dịch hàng hóa ở Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc… Đến năm 2005, Việt Nam lần đầu tiên đưa các quy định điều chỉnh các vấn đề liên quan đến Sở giao dịch hàng hóa vào Luật Thương mại. Đây là quan hệ thương mại thuộc loại mới và khá lạ lẫm với nhiều người. Sở giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết đế giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa tuân theo những quy tắc giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa. Trong thị trường hàng hóa tương lai, Sở giao dịch hàng hóa có vị trí chủ thể tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa tồn tại ờ các nước rất đa dạng về hình thức tổ chức và cơ chế vận hành, tuy vậy bản chất chung của Sở giao dịch hàng hóa là "một tố chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc độc lập”. Sở giao dịch hàng hóa là nơi để thỏa thuận và ký kết những hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa để thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay hoặc không trực tiếp giao ngay mà giao vào một thời điểm nào đó trong tương lai, đồng thời là nơi thỏa thuận việc mua bán quyền chọn bán và quyền chọn mua hàng hóa. 10
- 1.3.2. Điều kiện thành lập và chức năng của Sở giao dịch hàng hóa Sở giao dịch hàng hóa được Bộ trưởng Bộ thương mại (nay là Bộ công thương) cấp phép thành lập dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại và Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Sở giao dịch hàng hóa là một pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa(Điều 8 Nghị định 158/2006/NĐ-CP): Sở Giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Vốn pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên; 2. Điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nghị định này 3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; 4. Các điều kiện khác theo quy định của Luật doanh nghiệp. Thủ tục thành lập Sở giao dịch hàng hóa bao gồm các quy định về hồsơ đề nghị thành lập, trình tự, thủ tục thẩm tra, cấp phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá được quy định cụ thể tại NĐ 158/2006/NĐ-CP và TT 03/2009/TT-BCT. Giấy phép thành lập đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây là căn cứ pháp lý để các Sở giao dịch hàng hóa ra đời và hoạt động, đồng thời là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý các Sở giao dịch hàng hóa. 1.3.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Dù tồn tại dưới hình thức nào thì Sở giao dịch hàng hóa cũng là một chủ 11
- thể có cơ cấu tổ chức chặt chẽ với đầy đủ các bộ phận để vận hành các giao dịch; đó là: Ban Giám đốc, Sàn giao dịch, Trung tâm thanh toán (Phòng thanh toán bù trừ, Sở giao hoán), Hệ thống kho giao nhận hàng, Trung tâm thông tin, Phòng môi giới và Ban niêm yết giá. Mỗi một bộ phận đảm nhiệm một chức năng riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, phối hợp với nhau để cùng tổ chức, vận hành một cách tốt nhất. Trung tâm thanh toán Căn cứ Điều 26 NĐ 158/2006/NĐ-CP, Trung tâm thanh toán mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là tổ chức thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa có thể thànhlập Trung tâm Thanh toán trực thuộc hoặc uỷ quyền cho một tổ chức tín dụng thực hiện chức năng của Trung tâm Thanh toán. Trung tâm Thanh toán phải hoạt động độc lập với các thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm Thanh toán. Trung tâm thanh toán có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Điều 27 NĐ 158/2006/NĐ-CP quy định quyền của trung tâm thanh toán. 1. Yêu cầu các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm thanh toán. 2. Thu phí dịch vụ thanh toán. 3. Trong trường hợp thành viên mất khả năng thanh toán theo yêu cầu của Trung tâm Thanh toán để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa, Trung tâm Thanh toán có quyền giữ lại tất cả các khoản tiền ký quỹ, các chứng từ giao nhận hàng hoá và các tài sản khác, không phân biệt là tài sản của thành viên đó hay của khách hàng của họ. 12
- 4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ thanh toán và quy định của Nghị định này. Điều 28. Nghĩa vụ của Trung tâm Thanh toán 1. Lưu giữ tiền ký quỹ của các thành viên và các tài liệu liên quan đến các giao dịch. 2. Bảo đảm thanh toán chính xác các giao dịch. 3. Thông báo chính xác, kịp thời các thông tin liên quan đến tài khoản của các thành viên. 4. Thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến bảo mật thông tin. 5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ thanh toán và quy định của Nghị định này. Trung tâm giao nhận hàng hóa Trung tâm giao nhận hàng hóa là tổ chức thực hiện chức năng lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hóa cho các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Trung tâm giao nhận hàng hóa có thể do Sở giao dịch hàng hóa thành lập hoặc ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện chức năng của Trung tâm giao nhận hàng hóa.(Điều 29 Nghị định 158/2006/NĐ-CP) Trường hợp các bên giao dịch lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hóa, người bán sẽ đưa hàng đến Trung tâm giao nhận của Sở giao dịch mà không giao trực tiếp cho người mua, người mua sẽ nhận hàng tại Trung tâm giao nhận được chỉ định bởi Sở giao dịch mà không nhận trực tiếp từ người bán. Trung tâm giao nhận hàng hóa có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại điều 30,31 của Nghị định 158/2006/NĐ-CP. Theo đó, Trung tâm giao nhận hàng hóa là chủ thể chịu trách nhiệm trước khách hàng về đối tượng hàng hóa, chất lượng, chủng loại, phẩm cấp…của hàng hóa theo tiêu chuẩn, chất lượng do Sở giao dịch hàng hóa ban hành. Quyền của Trung tâm giao nhận hàng hóa: 13
- 1. Từ chối tiếp nhận hàng hoá không đảm bảo yêu cầu theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa. 2. Từ chối nhận hàng, giao hàng khi chưa có đầy đủ chứng từ hợp lệ. 3. Thu phí lưu giữ, bảo quản hàng hoá theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa. 4. Các quyền khác theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa và các quy định tại Nghị định này. Nghĩa vụ của Trung tâm giao nhận hàng hóa: 1. Không được tiếp nhận hàng hoá không đảm bảo yêu cầu theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa. 2. Bảo quản hàng hoá đúng tiêu chuẩn, chất lượng và số lượng trong thời hạn do Sở Giao dịch hàng hóa yêu cầu. 3. Giao hàng theo lệnh giao hàng của Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp nhận được đầy đủ chứng từ hợp lệ. 4. Báo cáo việc lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hoá theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa. 5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa và các quy định tại Nghị định này Trung tâm thông tin Trung tâm thông tin của Sở giao dịch sẽ cung cấp cho khách hàng những tin tức, số liệu cần thiết để phục vụ cho khách hàng dự đoán giá cả, ra các quyết sách. Những thông tin đó thường bao gồm: số hợp đồng mua vào và bán ra trong ngày, giá mua bán, giá niêm yết... Phòng môi giới Đây là bộ phận quản lý các nhà môi giới, những người thay mặt người mua, người bán giao dịch, ký kết hợp đồng tại các trung tâm giao dịch. Người môi giới sẽ nhận sự ủy thác của khách hàng để tiến hành mua bán hàng hóa tại sở và thu một khoản tiền thù lao. 14
- Ban niêm yết giá Ban này có nhiệm vụ niêm yết thường xuyên các hợp đồng mua bán diễn ra hàng ngày hàng giờ tại Sở giao dịch trên bảng điện từ, để giúp cho các nhà môi giới, các nhà tư vấn nắm vững các thông tin diễn biến thị trường tại Sở giao dịch. Hoạt động của sở giao dịch hàng hóa Theo quy định tại Điều 67 Luật thương mại 2005, Sở giao dịch có các chức năng: a) Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá; b) Điều hành các hoạt động giao dịch; c) Niêm yết cácmức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm” Sở giao dịch hàng hóa có quyền lựa chọn hàng hóa cơ sở đưa vào danh mục giao dịch tại sở; tổ chức điều hành và quản lý hoạt động giao dịch qua sở; chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của các công ty tại sở giao dịch; yêu cầu các thành viên ký quỹ để thực hiện giao dịch; thu các loại phí theo quy định; bạn hành quy chế niêm yết, công bố thông tin, kiểm tra; giám sát hoạt động giao dịch; yêu cầu thành viên áp dụng biện pháp quản lý rủi ro; làm trung gian giải quyết tranh chấp theo yêu cầu…đồng thời, SGDHH cũng có nghĩa vụ tổ chức giao dịch một cách công bằng, trật tự và hiệu quả; công bố các giấy tờ chứng minh tư cách như giấy phép thành lập, điều lệ hoạt động, mẫu hợp đồng, mẫu lệnh giao dịch…của sở giao dịch; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ công thương và là chủ thể chịu trách nhiệm đến cùng về các giao dịch. Sở giao dịch hàng hóa không tham gia vào việc mua bán mà chỉ cung cấp những tiện nghi, những cơ sở vật chất cho các bên thực hiện việc mua bán, giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa, góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa của các thành viên được diễn ra sôi động. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
117 p | 439 | 110
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW
52 p | 202 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần du lịch Nam Định
58 p | 109 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Nhựa Quỳnh Hằng SP
58 p | 84 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam
65 p | 80 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần Chuỗi thực phẩm TH
53 p | 59 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH một thành viên Diesel Sông Công
57 p | 47 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định về sa thải người lao động trái pháp luật và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
65 p | 73 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi công công trình xây dựng - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần tập đoàn Bách Việt
45 p | 50 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
77 p | 101 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Khảo sát Dịch vụ Thương mại Thiên Bảo
60 p | 39 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay
93 p | 76 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014
64 p | 77 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
70 p | 53 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
91 p | 50 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường
45 p | 38 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
64 p | 48 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
79 p | 51 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn