Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
lượt xem 5
download
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hiệu quả công tác tổ chức hoạt động của phòng Tư liệu khoa Lịch Sử trường ĐHKHXH&NV, khóa luận đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phục vụ thoả mãn tối đa nhu cầu thông tin cho thầy và trò của Khoa trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN ----------------------- NGUYỄN THỊ DIỆU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÕNG TƢ LIỆU KHOA LỊCH SỬ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH : THÔNG TIN - THƢ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khoá học : QH - 2006 – X GIANGR VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS. TRẦN THỊ QUÝ HÀ NỘI, 2010
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 7 1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 7 2. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 8 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................... 8 3.1 Phạm vi về thời gian ................................................................................ 8 3.2 Phạm vi không gian ................................................................................. 9 4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 9 5.1 Phương pháp luận .................................................................................... 9 5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể .............................................................. 9 6. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 9 7. Những đóng góp của đề tài ....................................................................... 10 7.1 Về lý luận ............................................................................................... 10 7.2 Về thực tiễn............................................................................................ 10 8. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 10 CHƢƠNG 1: PHÕNG TƢ LIỆU KHOA LỊCH SỬ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VỚI SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. ...................................................................... 11 1.1 Khái quát về Khoa Lịch sử. .................................................................... 11 1.1.1 Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển. ............................................ 11 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Khoa ...................................................... 13 1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ................................................... 14 1.2. Khái quát về phòng Tƣ liệu Khoa ....................................................... 15 1.2.1 Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển. ............................................ 15 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ. ................................................................. 17 1.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ. .................................................. 17 1.3 Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin ............................................... 18 Nguyễn Thị Diệu 2 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn 1.4 Vai trò công tác tổ chức hoạt động thông tin – tƣ liệu phục vụ đào tạo đại học............................................................................................................. 21 1.4.1 Vai trò của phòng Tư liệu các Khoa trong trường đại học. ............ 21 1.4.2 Vai trò của hoạt động thông tin tư liệu tại Khoa Lịch sử. .............. 22 CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÕNG TƢ LIỆU KHOA LỊCH SỬ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN. .................................................................. 24 2.1 Đặc điểm vốn tài liệu và công tác phát triển vốn tài liệu tại Khoa. .... 24 2.1.1 Đặc điểm vốn tài liệu ...................................................................... 24 2.1.2 Công tác phát triển nguồn tin .......................................................... 28 2.2 Đặc điểm cơ sở vật chất và phần mềm quản trị tƣ liệu. ..................... 31 2.2.1 Đặc điểm cơ sở vật chất. ................................................................. 31 2.2.2 Quá trình tin học hoá Phòng Tư liệu. .............................................. 32 2.3 Công tác tổ chức xử lý tài liệu tại Phòng Tƣ liệu. ................................ 34 2.3.1 Công tác xử lý hình thức tài liệu. .................................................... 34 2.3.2 Công tác xử lý nội dung tài liệu. ..................................................... 38 2.4 Công tác lƣu trữ và bảo quản tài liệu. ................................................... 41 2.4.1 Công tác tổ chức lưư trữ tài liệu .................................................... 41 2.4.2 Công tác bảo quản tài liệu. .............................................................. 42 2.5 Công tác phục vụ ngƣời dùng tin của Phòng Tƣ liệu. ......................... 42 2.5.1 Tổ chức hệ thống tra cứu ................................................................ 42 2.5.1 Tổ chức thời gian phục vụ và các quy định chung. ........................ 47 2.5.3 Tổ chức phụ vụ đọc tài liệu tại chỗ ................................................. 48 2.5.4 Tổ chức phục vụ cho mượn về nhà ................................................. 48 2.5.5 Dịch vụ sao chép tài liệu ................................................................ 49 CHƢƠNG 3:MỘT SỐ NHẬN XÉT, KIẾN NGHI VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÕNG TƢ LIỆU KHOA LỊCH SỬ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN. ............................................................................................................... 50 Nguyễn Thị Diệu 3 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn 3.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng Tƣ liệu. ................................ 50 3.1.1 Ưu điểm........................................................................................... 50 3.1.2 Hạn chế............................................................................................ 51 3.1.3 Nguyên nhân ................................................................................... 52 3.2 Một số kiến nghị và giải pháp ................................................................ 52 3.2.1 Tăng cường vốn tài liệu. ................................................................. 52 3.2.2 Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất. ..................................................... 54 3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ công tác thông tin – tư liệu .................... 55 3.2.4 Chú trọng công tác bảo quản tài liệu .............................................. 56 3.2.5 Hoàn thiện hệ thống tra cứu ........................................................... 57 3.2.6 Đào tạo người dùng tin ................................................................... 58 3.2.7 Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện ........ 58 KẾT LUẬN .................................................................................................... 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 62 Nguyễn Thị Diệu 4 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn LỜI CẢM ƠN! Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo PGS.TS Trần Thị Quý người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành Khóa luận này. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Thông tin - Thư viện, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ em trong suốt 4 năm học tập tại Trường. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể cán bộ, giảng viên khoa Lịch Sử, trường Đại học Khoa học xã hội &Nhân văn đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè – những người luôn bên em, động viên và khuyến khích em để em có thể hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp và đạt được kết quả như ngày hôm nay. Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng do bước đầu nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để Khóa luận hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 / 05 / 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Diệu K51 Thông tin Thư viện Nguyễn Thị Diệu 5 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Tiếng Việt CSDL Cơ sở dữ liệu ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn GS Giáo Sư NDT Người dùng tin KHXG Ký hiệu xếp giá PCN Phó Chủ Nhiệm TTTT-TV Trung tâm Thông tin –Thư viện TT-TV Thông tin-thư viện Tiếng Anh CDS/ISIS Computerlized Documentation System-Intergrate Set of Information System DDC Dewey Decimal Classification ISBD The International Standard Bibliographic Description Nguyễn Thị Diệu 6 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, các loại hình thư viện, các trung tâm thông tin thư viện ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc khám phá và truyền bá tri thức về tự nhiên và xã hội. Thư viện với những đặc trưng vốn có của mình sẽ là nguồn cung cấp tài liệu quý giá phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập và giải trí của mỗi con người. Đặc biệt tại các trường đại học, thông tin là yếu tố không thể thiếu trong công tác quản lý, giáo dục và đào tạo. Chính vì vậy mỗi trường đại học cần xây dựng hệ thống các trung tâm thông tin thư viện (TTTT-TV) phục vụ cho sự nghiệp đào tạo của cơ quan mình. Hiện nay trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV) đang triển khai chương trình đào tạo theo phương thức mới- đào tạo theo phương thức tín chỉ. Với hình thức đào tạo này tăng cường tính tích cực, chủ động tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Chính vì vậy, trung tâm TT – TV nói chung và phòng tư liệu của các Khoa trong trường nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo thông tin cho Thầy và trò trong việc giảng dạy và học tập. Chính vì vậy, Phòng Tư liệu và thư viện như người thầy thứ hai của sinh viên. Để đạt hiệu quả cao trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã và đang chú trọng tới một bộ phận quan trọng góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường đó là hệ thống các phòng tư liệu của các Khoa/ Bộ môn trực thuộc. Hoạt động của hệ thống các phòng tư liệu đó đã đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập của cán bộ và sinh viên trong toàn trường. Xứng đáng với thành tích là một ngôi trường dẫn đầu cả nước trong sự nghiệp đào tạo các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nguyễn Thị Diệu 7 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Hiện nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN có 14 khoa và 2 bộ môn trực thuộc. Mỗi Khoa/Bộ môn đều có một phòng tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy, học tập của cán bộ và sinh viên của Khoa/Bộ môn mình. Phần lớn những phòng tư liệu đó đều được xây dựng ngay khi Khoa/Bộ môn được thành lập. Nhiều phòng tư liệu của các Khoa/Bộ môn đã đạt hiệu quả cao trong tổ chức và hoạt động thông tin thư viện (TT-TV). Đi đầu trong hệ thống các phòng tư liệu Khoa/Bộ môn cả về lịch sử hình thành lẫn công tác tổ chức và hoạt động đó là Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử. Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, vốn tài liệu đã trở nên phong phú và đa dạng. Tuy nhiên do nhu cầu của bạn đọc ngày một thay đổi một cách nhanh chóng nên mặc dù đã rất cố gắng nhưng công tác tổ chức và hoạt động thông tin vẫn chưa đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của bạn đọc. Trước tình hình đó tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tƣ liệu Khoa Lịch sử trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” làm đề tài Khóa luận của mình với mong muốn Phòng tư liệu Khoa Lịch sử sẽ đạt hiểu quả cao hơn nữa trong hoạt động nghiệp vụ thư viện trong thời gian tới, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của mọi đối tượng bạn đọc. 2. Đối tượng nghiên cứu Công tác tổ chức hoạt động của phòng Tư liệu khoa Lịch Sử- Trường ĐHKHXH&NV 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Phạm vi về thời gian Khóa luận nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động của phòng Tư liệu Khoa Lịch sử trong giai đoạn hiện nay. Nguyễn Thị Diệu 8 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn 3.2 Phạm vi không gian Công tác tổ chức hoạt động thông tin của phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường ĐHKHXH&NV. 4. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hiệu quả công tác tổ chức hoạt động của phòng Tư liệu khoa Lịch Sử trường ĐHKHXH&NV, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phục vụ thoả mãn tối đa nhu cầu thông tin cho thầy và trò của Khoa trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Nghiên cứu dựa trên những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vấn đề tổ chức và hoạt động thông tin & thư viện. 5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Quan sát trực tiếp - Thống kê - Phỏng vấn - Trao đổi và mạn đàm - Phát phiếu hỏi - Phân tích và tổng hợp tài liệu 6. Tình hình nghiên cứu Các đề tài về công tác tổ chức hoạt động thông tin & thư viện ở một số trường đại học từ trước tới nay đã có rất nhiều người nghiên cứu. Xong vấn đề nghiên cứu về các mặt hoạt động của một phòng tư liệu trong trường đại học thì tính đến nay mới chỉ có một đề tài “ Tổ chức và hoạt động thông tin-thư viện tại Phòng Tư liệu Khoa Quốc tế học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội” do sinh viên Nguyễn Thị Diệu 9 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Nguyễn Thị Hà lựa chọn làm Khoá luận tốt nghiệp năm 2009. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Quốc tế học. Cho đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu về các mặt hoạt động của phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử. Chính vì vậy có thể khẳng định đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tƣ liệu Khoa Lịch sử trƣờng ĐHKHXH&NV” là đề tài hoàn toàn mới, chưa có ai nghiên cứu. 7. Những đóng góp của đề tài 7.1 Về lý luận Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về công tác tổ chức, hoạt động thông tin & thư viện nói chung và phòng tư liệu của các khoa trong trường đại học nói riêng 7.2 Về thực tiễn Đưa ra những kiến nghị, giải pháp mang tính khả thi trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử trường ĐHKHXH&NV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa. 8. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được chia làm 3 chương: Chƣơng 1: Phòng Tƣ liệu khoa Lịch sử trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chƣơng 2: Hiện trạng công tác tổ chức hoạt động thông tin của Phòng Tƣ liệu Khoa Lịch sử trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Chƣơng 3: Một số nhận xét, kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tƣ liệu Khoa Lịch sử trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nguyễn Thị Diệu 10 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn CHƢƠNG 1 PHÕNG TƢ LIỆU KHOA LỊCH SỬ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VỚI SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. 1.1 Khái quát về Khoa Lịch sử. 1.1.1 Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển. Khoa Lịch sử là một trong bốn khoa được xây dựng từ những ngày đầu thành lập trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội (năm 1956) và vẫn được duy trì cho đến ngày nay trong cơ cấu tổ chức mới của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, Khoa Lịch sử đã từng bước phát triển và có những đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quá trình hình thành và phát triển của Khoa có thể chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn 1956-1985 Khi mới thành lập, Khoa Lịch sử chỉ có 20 cán bộ gồm các nhà khoa học nổi tiếng như Giáo Sư (GS) Trần Đức Thảo, GS Đào Duy Anh, GS Trần Văn Giàu và một số cán bộ trẻ vừ mới ra trường, cùng một nhóm cán bộ tư liệu biên dịch. Đến năm 1957 Khoa lại được bổ sung thêm một số cán bộ giảng dạy và tư liệu, dần dần hình thành những tổ bộ môn đầu tiên là Cổ sử Việt Nam, Cận đại Việt Nam, Hiện đại Việt Nam và Lịch sử thế giới. Đây cũng là thời kỳ hình thành định hướng phát triển của Khoa là kế hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhiều công trình chuyên khảo và dịch thuật xuất hiện, đặc biệt là những bộ giáo trình Lịch sử Việt Nam đã đặt cở sở cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy không chỉ trong Khoa, trong trường, mà mở rộng trên phạm vi cả nước. Nguyễn Thị Diệu 11 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Từ năm 1960, Khoa Lịch sử đươc nhập với Khoa Ngữ Văn thành Khoa Xã hội nhưng vẫn tương đối độc lập về mặt chuyên môn. Lúc này số cán bộ và sinh viên tăng lên nhanh chóng, diện đào tạo được mở rộng. Nhiều bộ sách quan trọng và các gáo trình biên soạn từ trước được chỉnh lý, bổ sung và xuất bản rộng rãi. Từ năm 1965, Khoa Lịch sử lại tách ra thành khoa riêng. Các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất chiến đấu diễn ra trong điều kiện chiến tranh ác liệt và hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Cơ cấu tổ chức của khoa có thêm một số bộ môn mới như: Khảo cổ học, Lưu trữ học, Thư viện học…Đây cũng chính là thời kỳ hình thành và khẳng định một phương hướng đào tạo và nghiên cứu là gắn chặt lý luận với thực tiễn, nhà trường và xã hội, khảo cứu sách vở với khảo sát thực điạ. Sau khi miền nam hoàn toàn giải phóng, Khoa Lịch sử phải chia sẻ lực lượng nòng cốt của mình đi xây dựng các khoa Lịch sử ở các trường: Đại học Tổng hợp Huế, Đại học Đà Lạt…Trong thời gian này trong Khoa có thêm hai Bộ môn mới được thành lập là Phương pháp luận sử học và Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhưng đến năm 1981 có hai Bộ môn được chuyển sang trường Đại học Văn hoá hình thành hai khoa độc lập là Bảo tàng học và Thư viện học. Giai đoạn 1986 đến nay Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, Khoa Lịch sử cũng trải qua chặng đường đổi mới toàn diện, sâu sắc, trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực sử học chất lượng cao của cả nước, lấy khoa học cơ bản làm nền tảng và mở rộng đáp ứng nhu cầu của đất nước - trở thành địa vị tin cậy của đồng nghiệp quốc tế. Nguyễn Thị Diệu 12 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Năm 1995, trong cơ cấu của tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tách thành 2 trường mới: Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong đội hình của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa tiếp tục khẳng định là trung tâm đào tạo và nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực sử học chất lượng cao của cả nước, là địa chỉ nghiên cứu và đào tạo tin cậy của Việt Nam và đồng nghiệp quốc tế. Khoa có trên 7000 sinh viên các hệ, nghiên cứu sinh, học viên cao học đã và đang học tập, trong đó có trên 100 người đã bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ, trên 200 Luận văn thạc sĩ. Trong hơn 50 năm qua ở khoa đã có gần 200 cán bộ giảng dạy thuộc các thế hệ, trong đó có những thầy giáo, cô giáo đã trở thành nhà giáo, nhà khoa học lão thành, nổi tiếng. Nhiều cán bộ học sinh khoa Lịch sử tốt nghiệp trở thành những công dân tốt của đất nước, sống, lao động, phục vụ sự nghiệp xây dưng và bảo vệ Tổ quốc trên mọi miền đất nước, thành những nhà giáo, nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá, nhà hoạt động chính trị trên các lĩnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế . 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Trải qua quá trình hình thành và phát triển trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, Khoa Lịch sử vẫn chứng tỏ mình là địa chỉ tin cậy trong sự nghiệp đào tạo về chuyên ngành Lịch Sử của cả nước. Bên cạnh đó Khoa có những chức năng và nhiệm vụ sau: - Thực hiện mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. - Đào tạo sinh viên hệ cử nhân. - Đào tạo sinh viên hệ chất lượng cao. - Đào tạo sinh viên hệ sau Đại học. Nguyễn Thị Diệu 13 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn - Truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành Lịch sử, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. - Nghiên cứu khoa học và đào tạo, góp phần phục vụ thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức Về mặt cơ cấu tổ chức Khoa có 1 Ban Chủ nhiệm Khoa và các Bộ môn trực thuộc. Ban chủ nhiệm Khoa gồm: - 1 Chủ nhiệm Khoa: Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Khoa - 3 Phó Chủ nhiệm Khoa (PCN), trong đó: + 1 PCN phụ trách đào tạo sau đại học và đối ngoại quốc tế + 1 PCN phụ trách đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học + 1 PCN phụ trách tổ chức tài chính và cơ sở vật chất Sơ đồ cơ cấu tổ chức Khoa Lịch sử CHI ỦY BAN CHỦ NHIỆM HỘI ĐỒNG KHOA KHOA HỌC Bộ môn Lịch sử Đảng Bộ môn Lịch Sử Việt Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại Bộ môn Nhân học Nam cận- hiện đại Bộ môn Lịch sử Lý luận sử học Khảo cổ học Văn hoá học văn phòng Tổ tư liệu Bộ môn Bộ môn Bộ môn Thế giới Nguyễn Thị Diệu 14 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn 1.1.3.2 Đội ngũ cán bộ Công việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được Khoa giao trực tiếp cho các bộ môn đảm nhiệm. Khoa Lịch sử là đơn vị đầu tiên của Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội nêu quyết tâm phó tiến sĩ hoá toàn bộ các cán bộ trong khoa. Đặt vào trong hoàn cảnh của nhà trường và đối với việc đào tạo các ngành khoa học xã hội nói chung đây là mục tiêu mang tính hiệu quả cao. Khoa Lịch Sử hiện có 43 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu sinh, trong đó: Số người có học vị Tiến Sĩ: 16 người chiếm 37% Số người có học vị Thạc sĩ : 14 người chiếm 32.5% Số người có học vị Cử nhân: 5 người chiếm 12% Hiên nay khoa có 8 người đang là nghiên cứu sinh trong và ngoài nước chiếm 18.5% Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã và đang là trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo đại học, sau đại học, có quy mô lớn và chất lượng hàng đầu cả nước. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Khoa đã thực sự trở thành cái nôi đào tạo các nhà khoa học, các nhà giáo và các cán bộ chỉ đạo thực tiễn chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực sử học, văn hoá học…góp phần cung cấp những cơ sở khoa học cho Đảng và Nhà nước hoạch định các chiến lược phát triển của đất nước. 1.2. Khái quát về phòng Tư liệu Khoa 1.2.1 Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển. Phòng Tư liệu khoa Lịch sử gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Khoa. Ngay từ những ngày thành lập Khoa đã có chủ trương xây dựng phòng Tư liệu nhằm mục đích phục vụ công tác nghiên cứu, học tập của cán bộ và sinh viên trong Khoa. Với quan niệm không có tư liệu sẽ không có Khoa Lịch sử phát triển nên ngay từ khi thành lập đã có rất nhiều dịch giả nổi tiếng như GS Đào Nguyễn Thị Diệu 15 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Duy Anh, GS Trần Văn Giàu quan tâm đến vấn đề lưu trữ tài liệu. Mặc dù không được đào tạo về chuyên ngành thư viện nhưng những nhà dịch giả này đã rất cố gắng để lưu trữ những nguồn tài liệu quý giá của Khoa để phục vụ cho sự nghiệp đào tạo sau này. Khoa Lịch sử qua quá trình hình thành, phát triển đã trải qua những lần phải sơ tán vì chiến tranh (1965, 1971, 1972) và toàn bộ số tài liệu ít ỏi hiện có tại thời điểm đó cũng được đóng gói cẩn thận để sơ tán cùng với Khoa. Thời gian đầu nguồn tài liệu của Khoa rất được chú trọng bổ sung. Có rất nhiều gia đình đã tặng cả kho sách của gia đình cho phòng tư liệu khoa Lịch sử. Tài liệu bổ sung thời kỳ này chủ yếu là sách, báo, tạp chí, luận văn, những bài viết trong những lần đi thực tế của sinh viên… Tháng 10/1956 trường Đại học Tổng Hợp được thành lập. Toàn bộ tài sản được kế thừa từ kho sách của Đông Dương đại học, Bảo tàng Lịch Sử, Thư viện Viễn Đông Bác Cổ. Lúc này nguồn tài liệu chủ yếu được viết bằng tiếng Pháp và có sự xuất hiện của tạp chí Nam Phong. Những nhà Hán học, Tây học với niềm đam mê sách vở đã được đưa về khoa làm cán bộ lưu trữ và dịch tài liệu. Một thời kỳ sau chiến tranh, công tác tư liệu không được quan tâm cụ thể do cán bộ không được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, không có cán bộ chuyên trách thay thế. Đến đầu năm 2009 khoa mới chính thức có một cán bộ có trình độ cử nhân chuyên ngành TT-TV kế tiếp sự nghiệp của các cán bộ trước đó. Nguồn tài liệu của Khoa hiện có chủ yếu được chuyển từ một phần của trường Đại học Tổng Hợp xuống cho Khoa Sử trông coi. Một phần được thừa kế vốn tài liệu của Bảo tàng Lịch Sử ; Ban Văn, Sử, Địa… Hơn 50 năm xây dựng và triển đến nay Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử đã sở hữu một số lượng tài liệu khá phong phú ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Nguyễn Thị Diệu 16 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, song song với các hoạt động nghiệp vụ, phòng Tư liệu Khoa còn mở rộng và giao lưu với các thư viện, các viện nghiên cứu như Viện Khoa học xã hội, TTTT-TV Đại học Quốc Gia Hà Nội… 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ. Cung cấp và đảm bảo nguồn lực thông tin, tài liệu phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, học tập và giảng dạy của cán bộ và sinh viên Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Thu thập và bổ sung tài liệu cần thiết, đồng thời thu nhận những ấn phẩm do Khoa xuất bản như các ấn phẩm định kỳ, tạp chí chuyên ngành Lịch Sử, báo cáo khoa học sinh viên, Khoá luận tốt nghiệp và các Luận văn, Luận án tiến sĩ đã bảo vệ ở Khoa. Tổ chức và bảo quản toàn bộ vốn tài liệu của Khoa Lịch Sử. 1.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ. Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Khoa, chịu sự điều hành và chi phối của Ban Chủ Nhiêm khoa. Phòng Tư liệu khoa Lịch Sử gồm hai bộ phận: Bộ phận phục vụ Bộ phận nghiệp vụ * Bộ phận nghiệp vụ có nhiêm vụ: Xây dựng, bổ sung và xử lý kỹ thuật vốn tài liệu thư viện, lập danh mục tài liệu theo yêu cầu người đọc. Tham gia xây dựng và phát triển vốn tài liệu thư viện. * Bộ phận phục vụ có nhiệm vụ: Tổ chức phục vụ tại thư viện, đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu tại Phòng Tư liệu thông qua các hình thức sử dụng tài liệu Tổ chức phục vụ ngoài thư viện Nguyễn Thị Diệu 17 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Do hạn chế về số lượng cán bộ nên hiện Khoa có một cán bộ có trình độ cử nhân chuyên ngành TT-TV vừa phụ trách công việc của phòng tư liệu vừa kiêm trợ lý đào tạo sau đại học của Khoa. 1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của nền kinh tế tri thức. Chính vì vậy nó đòi hỏi mỗi một cá nhân phải tự nâng cao hơn nữa trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức công nghệ thông tin…để đáp ứng với từng nhiệm vụ, công việc mà chúng ta đang làm. Hiện nay một bộ phận lớn người dùng tin có nhu cầu tin ngày càng cao và đa dạng hơn. Bất cứ lúc nào, thông tin họ cần đều phải mang tính thời sự, cập nhật và liên tục. Người dùng tin (NDT) là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động của một cơ quan TT- TV nào. NDT và nhu cầu tin của họ là cơ sở để định hướng cho toàn bộ hoạt động thông tin của cơ quan đó. Nắm vững nhu cầu thông tin, đáp ứng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác nhu cầu tin của NDT là một nhiệm vụ quan trọng của thư viện nói chung và thư viện các trường đại học nói riêng. Phòng Tư liệu khoa Lịch sử những năm gần đây bạn đọc đến sử dụng thư viện ngày một tăng nhanh tạo nên nhu cầu tin rất lớn cần được đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Để xác định chính xác thành phần bạn đọc đến sử dụng tài liệu tại Phòng Tư liệu Khoa, tôi tiến hành phát phiếu điều tra nhu cầu tin với tổng số phiếu phát ra 210 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về là 200 phiếu, kết quả thu được như sau: Nguyễn Thị Diệu 18 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Bảng 1: Số liệu xử lý phân tích phiếu điều tra nhu cầu tin của bạn đọc tại Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử. Trình độ Sinh viên Cán bộ giảng dạy Học viên cao học Nghiên cứu sinh Tổng số 200 145 25 26 4 Tỷ lệ % 72.5 % 12.5 % 13% 2% Giới tính Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Số lượng 20 125 10 15 12 14 2 2 Bảng 2: Các nhóm bạn đọc được phản ánh qua bảng thống kê sau: STT Nhóm bạn đọc Số lượng Tỷ lệ % 1 Sinh viên 145 72.5% 2 Cán bộ giảng dạy 25 12.5% 3 Học viên cao học 26 13% 4 Nghiên cứu sinh 4 2% Sinh viên Cán bộ giảng dạy Học viên cao học Nghiên cứu sinh Biểu đồ phản ánh thành phần bạn đọc tại Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử Qua số liệu thống kê bạn đọc đến Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử là sinh viên chiếm 72.5% (145/200 phiếu) nhiều hơn so với bạn đọc là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh và học viên cao học. Căn cứ vào đặc điểm, số Nguyễn Thị Diệu 19 K51-TT-TV
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn liệu điều tra nhu cầu tin của bạn đọc, đối tượng bạn đọc có thể chia thành các nhóm sau: + Nhóm bạn đọc là sinh viên: Đây là nhóm đối tượng tham gia sử dụng thư viện đông nhất. Đặc điểm nhu cầu tin của sinh viên trải rộng, họ vừa có nhu cầu về sách giáo khoa, giáo trình, vừa có nhu cầu về các tài liệu tham khảo, các loại báo, tạp chí có liên quan đến chuyên ngành. Sinh viên khoa Lịch sử thường cần những tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực chuyên ngành như Văn hoá học, Khảo cổ học… + Nhóm bạn đọc là cán bộ giảng dạy: Đặc điểm nhu cầu tin của nhóm người dùng tin này vừa mang tính chất nghiên cứu khoa học cơ bản, vừa mang tính chất chuyên ngành, bởi vậy tài liệu họ cần thường rất đa dạng và phức tạp. Loại tài liệu chủ yếu nhóm người dùng tin này cần : chính trị-xã hội, các văn bản pháp luật, các công trình nghiên cứu khoa học, tư liệu lịch sử … để phục vụ cho công tác giảng dạy và nâng cao trình độ chuyên môn. + Nhóm bạn đọc là học viên cao học : Nhóm người dùng tin này thường có nhu cầu thông tin về các chuyên ngành mà họ đang theo học như: Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại, Lịch sử Đảng… Đây là nhóm có trình độ học vấn cao, ngoài những tài liệu về chuyên môn họ còn có nhu cầu về các tài liệu tham khảo để ngâng cao trình độ, trau dồi tri thức khoa học. + Nhóm bạn đọc là nghiên cứu sinh: Cũng như nhóm bạn đọc là cán bộ giảng dạy, học viên cao học, nhóm bạn đọc này là những người có trình độ học vấn cao, nhu cầu tin của họ phong phú và đa dạng. Nhóm nghiên cứu sinh có nhu cầu sử dụng các tài liệu tham khảo, sử dụng các dịch vụ truyền thống và hiện đại (đặc biệt là các dịch vụ mang tính hiện đại cao) phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình. Nguyễn Thị Diệu 20 K51-TT-TV
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FPT thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp
88 p | 594 | 141
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: trường hợp nghiên cứu cụ thể ở công ty gang thép Thái Nguyên
93 p | 385 | 89
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
101 p | 600 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
56 p | 293 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
90 p | 196 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
116 p | 246 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong tiến trình hội nhập
102 p | 243 | 39
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản
107 p | 188 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
100 p | 173 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại Xuất Nhập khẩu Việt Thành
66 p | 30 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Phúc Thịnh
72 p | 27 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Toàn Gia
66 p | 74 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Máy xây dựng T&T
71 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Thương mại và Du lịch quốc tế NCH
58 p | 41 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Lê Hoàng
68 p | 20 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Việt - Hàn trên thị trường Việt Nam
49 p | 22 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giải trí Vhunter
73 p | 12 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH & DV Vận tải Lê Hoàng
78 p | 9 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn