Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của cây lan Phi Điệp (Dendrobium anosmum) tại vườn lan Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá được ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng, và chất lượng của cây lan Phi Điệp từ đó đưa ra loại phân bón phù hợp với điều kiện khí hậu tại Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của cây lan Phi Điệp (Dendrobium anosmum) tại vườn lan Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA THỊ THÙY NẾT NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LAN PHI ĐIỆP (Dendrobium anosmum)TẠI VƯỜN LAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA THỊ THÙY NẾT NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LAN PHI ĐIỆP (Dendrobium anosmum)TẠI VƯỜN LAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K48 - Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : ThS. La Thu Phương Thái Nguyên, năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được thu thập trong quá trình thực hiện đề tài, không sao chép của ai. Nội dung khóa luận có tham khảo một số tài liệu được liệt kê trong danh mục tài liệu của khóa luận. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Xác nhận của GVHD Sinh viên Ma Thị Thùy Nết Xác nhận của giáo viên chấm phản biện (Kí và ghi rõ họ tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của cây lan Phi Điệp (Dendrobium anosmum) tại vườn lan trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”, là nội dung tôi chọn để nghiên cứu tốt nghiệp sau 4 năm theo học chương trình đại học chuyên ngành lâm nghiệp tại Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn ThS. La Thu Phương đã trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận này. Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn bộ thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và các cán bộ công nhân viên của vườn lan tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - Trường Đại Học Nông Lâm đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt bản khóa luận, nhưng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô và toàn thể các bạn để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 6 năm 2020 Sinh viên Ma Thị Thùy Nết
- iii DANH MỤC VIẾT TẮT CTTN Công thức thí nghiệm Hvn Chiều cao vút ngọn D00 Đường kính gốc CT Công thức STT Số thứ tự ̅ vn 𝐻 Chiều cao vút ngọn trung bình ̅ 00 𝐷 Đường kính gốc trung bình Hi Giá trị chiều cao vút ngọn của một cây Di Giá trị đường kính gốc của một cây n Dung lượng mẫu điều tra i Thứ tự cây thứ i cm Centimet
- iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân bón đến số chồi của cây lan Phi Điệp (số chồi).....25 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao chồi lan Phi Điệp (cm) ........................................................................................ 27 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính gốc của cây lan Phi Điệp (cm) ............................................................................ 29 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra rễ của cây lan Phi Điệp (số rễ) .............................................................................................. 31 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều dài rễ cây lan Phi Điệp (cm) ........................................................................................ 33 Bảng 4.6: Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây lan Phi Điệp (số lá)............................................................................................... 35 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng cây lan Phi Điệp ........... 37
- v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Phân bón Super Hume .................................................................... 20 Hình 3.2: Phân bón NPK ................................................................................. 20 Hình 3.3: Phân hữu cơ ..................................................................................... 21 Hình 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm về chế độ bón phân cho cây lan Phi Điệp ....... 21 Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến số chồi của cây lan Phi Điệp .... 25 Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Phi Điệp ....................................................................... 27 Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính gốc của cây lan Phi Điệp ....................................................................... 29 Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra rễ của cây lan Phi Điệp........................................................................................... 31 Hình 4.5: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều dài rễ của cây lan Phi Điệp .............................................................................. 33 Hình 4.6: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây lan Phi Điệp........................................................................................... 35 Hình 4.7: Biểu đồ tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu của cây lan Phi Điệp ở các công thức thí nghiệm (%) ............................................................... 38
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 4 2.2. Giới thiệu chung về phong lan ................................................................... 5 2.3. Tổng quan về lan Phi Điệp ......................................................................... 7 2.3.1. Phân loại và đặc điểm thực vật ............................................................... 7 2.3.2. Đặc điểm hình thái cuả lan Phi Điệp ...................................................... 8 2.3.3. Cách chăm sóc lan Phi Điệp ................................................................... 9 2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 10 2.5. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 13 2.6. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 16
- vii Phần 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 18 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 18 3.3. Nội dung Nghiên cứu ............................................................................... 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 19 3.4.2. Chuẩn bị, bố trí thí nghiệm và các bước tiến hành. .............................. 19 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ....................................... 25 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số chồi cây lan Phi Điệp ..................................................................................................... 25 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Phi Điệp ... 27 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính gốc cây lan Phi Điệp........ 29 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra rễ của cây lan Phi Điệp ....... 31 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều dài rễ cây lan Phi Điệp 32 4.6. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây lan Phi Điệp ........ 34 4.7. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến chất lượng của cây lan Phi Điệp ..... 36 4.8. Kết quả sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ .......................................... 39 Phần 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ........................................... 40 5.1. Kết luận .................................................................................................... 40 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 41 5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42 PHỤ LỤC
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Lan là một trong thế giới các loài hoa, hoa lan là một trong những loài hoa đẹp nhất. Hoa lan được coi là loài hoa tinh khiết, hoa vương giả cao sang vua của các loài hoa. Hoa lan không những đẹp về màu sắc mà còn đẹp cả về hình dáng, cái đẹp của hoa lan thể hiện từ những đường nét của cánh hoa tao nhã đến những dạng hình thân lá, cành duyên dáng ít có loài hoa nào sánh nổi. Những năm gần đây, ở khắp nước ta, rất nhiều người có cái thú vui chăm sóc một chậu phong lan ở ngay nơi mình sống. Người có điều kiện kinh tế dồi dào, đất đai rộng, thì lập một vườn Hoa lan có đầy đủ giàn treo, các phương tiện gây trồng, chăm sóc và có thể kinh doanh một phần. Ngừời sống nơi chật hẹp, thì chỉ cần một chút nhỏ không gian đủ treo một vài giò phong lan, có thể nơi cửa sổ, cạnh lối đi. Chi lan hoàng thảo (Dendrobium) là một chi lớn trong họ lan (Orchidaceae) trên thế giới có đến 1600 loài phân bố trải dài từ Triều Tiên, Nhật Bản qua Đông Dương, Malaysia, Indonesia đến Australia và các đảo pôlynesi. Ở Việt Nam chi có đến 100 loài xếp trong 14 tông phân biệt nhau phức tạp bằng thân (củ giả), lá, hoa. Lan phi điệp (Dendrobium anosmun) là một loài trong chi hoàng thảo (Dendrobium). Đặc điểm của loài là hoa từng mọc dọc theo các đốt ở 2/3 thân phía ngọn. Tùy vùng miền xuất xứ mà hình dáng hoa khác nhau, độ đậm nhạt khác nhau, độ bay của cánh, hình dáng môi hoa, phân bố màu sắc... khác nhau. Hiện nay Phi điệp là loài lan đắt nhất Việt Nam, từ 2013 Phi điệp liên tục thay đổi về giá. Giá lan phi điệp hiện nay gấp khoảng 6 - 8 lần so với những năm trước đây, thật sự là ước mơ rất lớn đối với những người mới chơi
- 2 lan nhưng chưa có điều kiện kinh tế. Giá phi điệp tính theo kg vào khoảng 6 - 7 triệu/kg . Được mệnh danh là phi điệp có mặt hoa đẹp, phi điệp Phú Thọ, Hòa Bình, Di Linh, có giá rất đắt khi được bán theo mầm, theo ngọn chứ không bán theo kg. Thậm chí, loài phi điệp đột biến 5 cánh trắng đang được bán theo cm. Mặt bông đẹp hiện nay là tiêu chí đánh giá giá trị của loài lan phi điệp này [26]. Hoa phong lan và lan Phi Điệp nói riêng là loại hoa đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Chúng chủ yếu được trồng trên nền giá thể gỗ. Lan có khả năng tự quang hợp để chuyển hóa năng lượng giúp cây sinh trưởng. Lan cũng có thể hấp thu hơi ẩm từ không khí hoặc trên vỏ cây chủ. Rễ của chúng phát triển nhờ hút nước và dinh dưỡng tự nhiên. Một số vi sinh vật cộng sinh cũng cung cấp dinh dưỡng cho chúng. Nhưng dinh dưỡng đó chưa đủ để cây phát triển. Vì vậy cần cung cấp dinh dưỡng từ các nguồn phân bón. Việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của cây lan Phi Điệp (Dendrobium anosmum) tại vườn lan Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên” nhằm đánh giá mức độ sinh trưởng của cây Phi Điệp là cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung - Đánh giá được ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng, và chất lượng của cây lan Phi Điệp từ đó đưa ra loại phân bón phù hợp với điều kiện khí hậu tại Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể + Đánh giá được ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số chồi và chiều cao chồi của cây lan Phi Điệp + Đánh giá được ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính
- 3 gốc, động thái ra rễ, chiều dài rễ của cây lan Phi Điệp + Đánh giá được ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá và chất lượng cây của cây lan Phi Điệp + Đánh giá được tình hình sâu bệnh hại cây lan Phi Điệp và biện pháp phòng trừ. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Qua nghiên cứu thực tiễn đề tài giúp ta làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng lý thuyết đã học được trong nhà trường và thực tiễn sản xuất. - Học tập và hiểu biết về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn trồng và chăm sóc Lan tại địa bàn nghiên cứu. - Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc tự lập khi ra thực tế. - Giúp tôi hiểu thêm về sự ảnh hưởng của các loại phân khác nhau tới sinh trưởng của cây lan Phi Điệp trong giai đoạn đầu. - Đánh giá tình hình phát triển từ đó đưa ra loại phân bón phù hợp nhất, áp dụng vào sản xuất Lan. - Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn và lưu giữ nguồn gen thực vật quý hiếm trong sự nghiệp bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu khác về loài cây lan. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Kết luận của đề tài là cơ sở quan trọng để có loại phân bón hợp lý, góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc giúp nâng cao năng suất, chất lượng và tiết kiệm chi phí sản xuất cho người trồng Lan.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, y học, việc vận dụng tính dược liệu của các loại lan trong những năm gần đây ngày càng được coi trọng và dần đi theo chiều sâu, đặc biệt là loài lan đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo tồn. Lan đang là nhu cầu của nhiều người trên thế giới trong việc thưởng thức cái đẹp hay trong y học. Hiện nay Lan là một loại cây trồng có giá trị cao. Ở Việt Nam, loài lan đã được một số nhà khoa học nghiên cứu đánh giá và bước đầu thu được những kết quả tốt. Ngoài việc phục vụ các nhu cầu giải trí, thưởng thức cái đẹp của con ngừời, phong lan đồng thời cũng đã tạo ra được một nguồn lợi kinh tế quan trọng. Theo các chuyên gia về lan, nghề trồng lan đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho người dân, nghề trồng lan đã phát triển thành nghành công nghiệp có lợi nhuận cao. Ở nước ta, hoa lan được trồng ở những vùng có khí hậu lạnh như Sapa, Đà Lạt và các tỉnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, sản xuất hoa lan ở nước ta vẫn còn hạn chế về năng suất, chất lượng, sản lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, hoa nở không đúng dịp lễ tết… Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên đó là các giống hoa lan chưa được nghiên cứu khảo nghiệm tại các vùng sinh thái một cách hệ thống trước khi trồng. Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón sẽ giúp chúng ta nắm bắt được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng thích nghi của chúng với điều kiện khí hậu góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc giúp nâng cao năng suất, chất lượng và tiết kiệm chi phí sản xuất cho người trồng lan.
- 5 2.2. Giới thiệu chung về phong lan Phong lan có vùng phân bố rộng lớn, trải dài từ đường xích đạo cho đến Bắc cực, từ đồng bằng cho đến các vùng núi băng tuyết. Họ phong lan (Orchidaceae) với 750 chi và hơn 25000 loài là họ lớn thứ hai sau họ cúc (Asteraceae) trong ngành hạt kín (Angiospermae) và cũng là họ lớn nhất trong lớp một lá mầm [3]. Chi Hoàng thảo (Dendrobium) là một chi lớn trong họ Phong lan. Hiện nay, chi này bao gồm hơn 1200 loài được chia thành 40 nhóm thuộc dòng Dendrobiinae. Chi Dendrobium được phân bố rộng rãi nhiều ở vùng Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á cho đến Philippines, Borneo, Autralia, NewZealand, riêng ở Việt Nam có trên 110 loài [21]. Về đặc điểm hình thái bên ngoài của chi Dendrobium: Rễ chi Dendrobium thuộc loại rễ bì sinh, chung quanh rễ thật được bao bọc bởi một lớp mô xốp (màng) giúp cây dễ dàng hút nước, muối khoáng và ngăn chặn ánh sáng mặt trời gay gắt. Chóp rễ có màu xanh lá cây, ở phần rễ có các sắc lạp không bị ngăn bởi mô xốp nên có thể giúp cây quang hợp [1]. Rễ của lan Dendrobium không chịu được lạnh, nếu bị lạnh trong thời gian dài, rễ cây sẽ bị mục nát và cây bị chết [3]. Thân lan Dendrobium thuộc loài đa thân có hệ thống nhánh nằm ngang bò dài trên giá thể hoặc nằm sâu trong đất gọi là thân rễ. Thân có dạng mọc thẳng hoặc rũ xuống [3]. Giả hành là những đoạn phình to, bên trong có các mô mềm chứa dịch nhày làm giảm sự mất nước và dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô hạn khi cây sống bám trên cao. Ngoài ra giả hành còn chứa diệp lục tố nên có thể quang hợp được [10]. Hình dạng và kích thước của giả hành rất đa dạng: hình cầu, thuôn dài hay hình trụ xếp chồng lên nhau tạo thành thân giả có lá mọc xen kẽ [6].
- 6 Lá có hình kim, trụ hay phiến mỏng. Dạng lá mềm mại, mọng nước, dai, có màu xanh bóng, đậm hay nhạt tùy thuộc vào vị trí sống của cây. Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo gân vòng cung như cái quạt hay chỉ gấp lại theo gân giữa như hình chữ V [3]. Các loài thuộc giống Dendrobium đôi khi trút lá vào mùa khô hạn. Sau đó, cây ra hoa hay sống ẩn để khi gặp mưa thì cho chồi mới [3]. Dendrobium có cụm hoa mọc từ thân thành từng chùm, trên một cành hoa có những chiếc hoa đơn xếp theo hình xoắn ốc, các hoa đơn liền cành nhờ cuống. Cuống kéo dài cho tới bầu hoa tạo ra ba lá noãn (bầu hoa được tạo thành bởi 3 lá đài, 3 cánh hoa và một trụ hoa) [1]. Quả họ Orchidaceae có quả thuộc quả nang. Khi hạt chín, các nang bung ra chỉ còn dính lại với nhau ở đỉnh gốc. Ở một số loài khi chín quả không nứt ra nên hạt chỉ ra khỏi quả khi bị mục nát [3]. Quả chứa 10.000 - 100.000 hạt, đôi khi đến 3 triệu hạt có kích thước rất nhỏ nên phôi hạt cha phân hóa. Sau 3 - 5 tháng hạt chín và phát tán nhờ gió [3] Theo Trần Hợp (1990) [2]. Hệ thực vật họ phong lan nước ta vô cùng phong phú, chúng phân bố từ bắc vào nam. Một số loài chỉ xuất hiện ở các tỉnh phía bắc, một số khác chỉ phân bố ở các tỉnh phía nam, số ít phân bố rộng từ bắc vào nam làm cho sự phân chia về phân bố khá phức tạp. Tuy nhiên có thể sơ bộ chia sự phân bố đó làm 6 khu vực sau: - Khu Đông Bắc Bộ: đây là nơi có vĩ độ cao và khí hậu lạnh nhất nước ta, tập trung một số loài lan Á Nhiệt Đới, Nhiệt Đới như Cymbidium, Phalaenopsis, Vanda, Paphiopedium, Dendrobium… - Khu Tây Bắc Bộ: nằm ở vị trí có vĩ độ cao, tuy nhiên có nhiều dãy núi che chắn và có gió lào vào mùa hè nên các loài lan ở đây chịu nóng tốt hơn như: Eria, Bulbophylum, Rhynchostylis, Dendrobium... - Khu Trường Sơn Bắc: đây là vùng chuyển tiếp của khu hệ phong lan miền Bắc và miền Nam. Một số loài chủ yếu: Habenaria, Phaius, Flickingeria,
- 7 Dendrobium... - Khu Trường Sơn Nam: do địa hình chia cắt nhiều nên các loài lan phân bố ở đây rất phức tạp, có những loài Nhiệt Đới và Á Nhiệt Đới, đặc biệt có loài chịu khô nóng kéo dài như: Eria, Cleisostoma, Lipris..., loại chịu ẩm như Bromheadia, Calanthe... - Khu Đồng Bằng Miền Nam: khí hậu ở đây nhiệt đới với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. số lượng loài phong lan, tập trung chủ yếu các loài: Bulbophyllum, Acampe, Dendrobium, Eria... Ở Châu Á, các nước Thái Lan, Lào Campuchia, Việt Nam... có Hoàng thảo (Dendrobium), Hồ điệp (Phalaenopsis), Phượng vĩ (Renanthera). Các nước Châu Mỹ như Venezuela, Colombia... có các chi Cattleya, Miltonia... 2.3. Tổng quan về lan Phi Điệp 2.3.1. Phân loại và đặc điểm thực vật - Phân loại Tên khoa học: Dendrobium anosmum Bộ: Bộ Măng tây Chi :Hoàng thảo Họ: Orchidaceae Lớp: Một lá mầm - Đặc điểm thực vật Lan Phi Điệp có tên khoa học là Dendrobium anosmum, thuộc chi Hoàng thảo (Dendrobium). Lan Phi Điệp còn có tên gọi khác như: Giả hạc, Hoàng thảo đùi gà, Hoàng thảo dẹt, Huỳnh thảo, Co vàng sao (Thái). Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là Thạch hộc hay Kẹp thảo [20]. Cây thường dùng chữa miệng khô táo khát, phổi kết hạch, đau dạ dày ợ chua, không muốn ăn, di tinh, sau khi khỏi bệnh bị hư nhược, đổ mồ hôi trộm, lưng gối đau mỏi. Liều dùng 8 - 10g, dạng thuốc sắc. Thạch hộc thường dùng trong
- 8 các bệnh như ho khan, khô cổ, háo người, dùng cho các bệnh nhân nam giới sinh hoạt không điều độ bị đau lưng mỏi gối, bệnh nhân bị thiểu năng sinh dục. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: chữa ho thì phối hợp với Mạch môn, vỏ Quýt khô; chữa đau lưng mỏi gối, gia thêm Câu kỷ, Ngưu tất [23]. Giống lan Phi Điệp (Dendrobium anosmum) được trồng nhiều nhất vì nó tương đối dễ trồng, khả năng chịu nóng, lạnh tương đối tốt. Loài lan này cần nhiều ánh sáng, nuôi trồng trong điều kiện nhiệt độ là 8 - 250C, độ ẩm khoảng 60 - 70% [22]. 2.3.2. Đặc điểm hình thái cuả lan Phi Điệp Nhìn chung về cấu tạo bộ phận, lan phi điệp tím có các bộ phận và cấu tạo tương đồng với các loại khác hiện nay. Tuy nhiên đặc điểm hình thái của nó cũng mang nhiều nét riêng biệt giúp chúng ta có thể dễ dàng phân biệt nó với những loại lan khác. Cụ thể: - Thân Cây phong lan Phi Điệp rất dài, có thể dài tới 2m và mọc buông thõng theo hướng xuống mặt đất, khác với việc dựng đứng như nhiều loại lan khác. Thân lan tơ sẽ to ra có kích cỡ bằng ngón tay út. Đối với những thân cây trưởng thành có thể to như ngón tay cái của người lớn. Trên thân tơ thường có các chấm tròn nhỏ màu tím, tập trung ở vùng nách lá tạo thành 1 vệt màu tím sẫm [24]. - Lá Lá của lan Phi Điệp thường mọc so le và rất mọng nước. Mỗi lá có chiều dài từ 7 - 12cm và chiều rộng từ 4 - 7cm. Lá của mỗi loại lan phi điệp sẽ khác nhau tùy thuộc vào xuất xứ và điều kiện sinh sống của từng loại, có những loại lan có lá tròn, nhưng có loại thì lá lại thon dài. Trên lá của lan phi điệp cũng có các chấm tím như thân của nó. Khi cây hoa rụng lá để chờ ra hoa, thân cây sẽ chuyển sang màu trắng xám
- 9 và loang lổ các đốm đen như bị mốc. Thân già sẽ trở nên khô và teo nhỏ lại, chuyển sang màu nâu tím hoặc màu vàng rơm và khá bóng [24]. - Hoa: Hoa lan Phi Điệp tím thường mọc trên các đốt của thân cây theo ½ thân ở vị trí ngọn cây. Mỗi bông lan phi điệp có đường kính từ 6 - 10cm, khá đều nhau. Vẫn có những bông to bông nhỏ nhưng khá ít gặp. Hoa có màu trắng pha tím và tỏa ra mùi hương dịu nhẹ, đặc trưng, bay xa, tạo ra cảm giác dễ chịu khi ngửi [24]. Một số đặc điểm tạo ra sự đa dạng hình thái cho lan phi điệp tím là tùy vùng miền mà dáng hoa sẽ khác nhau, độ đậm nhạt màu sắc, hình dáng môi hoa, độ bay của cánh hoa,… cũng khác nhau. Trong đó phổ biến nhất vẫn là hoa lan cánh trắng phớt tím [24]. 2.3.3. Cách chăm sóc lan Phi Điệp Để chăm sóc lan phi điệp tốt cần đảm bảo chung về chế độ chăm sóc như sau: Ánh sáng: Đối với phong lan nói chung và Phi Điệp nói riêng ánh sáng luôn là điều kiện cực kỳ quan trọng cho việc phát triển cây. Phi điệp nếu được thuần từ từ có thể chịu được nắng 100% nhưng không nên để cây chịu 100% nắng. Điều kiện ánh sáng phù hợp với phi điệp khoảng 75% nắng. Trồng cây trong điều kiện không có nắng cây sẽ èo uột không sinh trưởng và ra hoa được. Một số người chơi không phân biệt giữa ánh sáng và nắng và khi trồng cây dưới mái không có ánh nắng chiếu vào cây cây không phát triển được. Thời gian cây bắt đầu vào mùa nghỉ để cây ra nắng 100% để cây rụng lá và kích thích cây ra hoa được nhiều. Khi ngồng hoa xuất hiện lại đem cây trở lại lưới. Quan sát nếu thân cây nhỏ mọc vươn dài, lá xanh thẫm là biểu hiện lan thiếu nắng. Cần đưa lan ra khu vực có nhiều nắng hơn. Nếu trồng dưới gốc cây cây sống cần chú ý tỉa tán cây thường xuyên giúp lan nhận được lượng ánh sáng
- 10 cần thiết. Ngược lại nếu thấy lá cây vàng úa màu không được đậm thân teo tóp thì lan đang bị dư nắng cần cho lan vào nơi có cường độ ánh sáng thấp hơn [20]. Độ ẩm: Phi Điệp không phải là dòng quá ưa ẩm bởi đặc tính thân mọng nên độ ẩm càng lớn thì cây sẽ càng dễ bị thối rữa. Duy trì độ ẩm ở tầm 40 - 50 % là cây có thể phát triển tốt. Lưu ý vào mùa hanh khô (mùa rụng lá các bạn vẫn nên duy trì độ ẩm này để ra xuân khi tiết trời ấm áp cây sẽ cho hoa và nhiều mầm non mới [20]. Nhiệt độ: Với Phi điệp do đã sống lâu ở thời tiết miền bắc nên cây sẽ không bị sốc nhiệt như phi điệp Lào [20]. Phân Bón: Để chăm sóc tốt cho Phi Điệp có thân to, dài, lá mướt cần phải bón phân đầy đủ. Tốt nhất nên sử dụng phân hữu cơ như các nhà vườn vẫn làm (là ủ ốc, cá, nước gạo) để tưới những loại phân bón hữu cơ này vừa tốt cho lan lại vừa không gây hại cho môi trường. Tuy nhiên, để có thể chăm sóc cầu kỳ cần có thời gian nên để tiết kiệm thời gian và tiện lợi có thể sử dụng phân chậm tan của nhật để bón cũng sẽ giúp cây phát triển tốt. Một lưu ý nhỏ khi sử dụng phân chậm tan là không nên bón quá nhiều để tránh cây bị sốc [20]. 2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trong nhiều năm qua, do giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ của cây hoa lan cao mà trên thế giới các nước tiên tiến đã sử dụng các kỹ thuật truyền thống và hiện đại vào chọn tạo giống hoa nói chung và hoa lan nói riêng đã đạt được những kết quả rất khả quan, đặc biệt là trên một số giống lan công nghiệp như Vũ Nữ (Oncidium), Hoàng Thảo (Dendrobium), Cát (Cattleya) và một số loài lan khác, mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho ngành sản xuấ hoa lan ở các nước như Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan... Năm 1992, Supaporn và Pornprasit đã kết luận bón phân 20-20-20 làm tăng số lượng giả hành, tăng số hoa và kéo dài độ bền hoa cắt. Bổ sung α-
- 11 NAA 5 ppm, 20 ppm vitamin B1 hoặc 1% Liquinox-Start 1 tuần 1 lần trong vòng 1 tháng có hiệu quả tốt nhất đối với sinh trưởng của giả hành. Bổ sung 1000 ppm Paclobutrazol 1 tuần 1 lần trong vòng 1 tháng có tác dụng làm tăng chiều cao cây Dendrobium ekapol “Panda no.1”.[17] Yin-Tung Wang (1995) đã kết luận Dendrobium Linapa “No.3” trồng chậu với giá thể vỏ thông cỡ nhỏ và bón phân N:P:K 20:8,6:16,6 hàm lượng 1 g/lít thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển của giả hành, kéo dài tuổi thọ của rễ, thúc đẩy hình thành mầm hoa và tăng số lượng hoa. Nhằm xác định tỷ lệ N:P:K tốt nhất cho Dendrobium nobile Lindl. trồng chậu, năm 2008 Rebecca G. Bichsel và cs nghiên cứu tỷ lệ N và K là 0; 50; 100; 200; 400 mg/lít, tỷ lệ P là 0; 25; 50; 100; 200 mg/lít và khẳng định tỷ lệ N:P:K lần lượt là 100 mg/lít, 50 mg/lít, 100 mg/lít thích hợp nhất cho lan Dendrobium nobile Lindl, giúp tăng chiều cao cây, tăng kích thước giả hành, tăng số hoa và chất lượng hoa [19]. Dai Chuan Yun và cs (2011) đã nghiên cứu và xác định được môi trường tối ưu cho nhân nhanh protocorm lan Dendrobium candidum Wall. ex Lindl. là1/2MS + 6-BA 2mg/l + αNAA 0,5mg/l + KT 1mg/l. Nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở khoa học cho sản xuất ở quy mô công nghiệp protocorm và nhân giống chất lượng cao D. Candidum [16]. Vichiato, M.R. de M. và cs (2007) nghiên cứu về sự kéo dài thân Dendrobium nobile Lindl. Kết quả cho thấy tăng chiều cao 64,08% và tăng chiều dài lá 44,27%, đồng thời làm giảm 50% đường kính giả hành và 56,09% chiều rộng lá. Hàm lượng GA3 có thể dùng từ 50 - 400 mg/lít.[18] Cây hoa lan được biết đến đầu tiên từ năm 2800 trước công nguyên, trải qua lịch sử phát triển lâu dài, đến nay ở nhiều quốc gia đã lai tạo, nhân nhanh được nhiều giống mới đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và sản xuất hoa lan trên thế giới ngày càng được quan tâm, chú ý nhiều
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này
121 p | 908 | 169
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình đấu giá trực tuyến của EBAY và những đề xuất cho Việt Nam
102 p | 575 | 134
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tính toán lưới và áp dụng giải bài toán trong an toàn thông tin
66 p | 372 | 123
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty Unilever Việt Nam - Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
102 p | 432 | 115
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và mô phỏng mạng truy nhập quang FTTX
89 p | 298 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam
119 p | 391 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu công tác quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội
125 p | 264 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Núi Cốc , Thái Nguyên
114 p | 459 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt Tiêu đen (Piper nigrum L.) ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
53 p | 401 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
121 p | 263 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạt động marketing-mix của Công ty Cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam
68 p | 487 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu xử lý Amoni bằng phương pháp sinh học sử dụng các vi khuẩn tự dưỡng
59 p | 269 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình xúc tiến và hỗ trợ thương mại điện tử cho doanh nghiệp - Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
98 p | 164 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
92 p | 159 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và ứng dụng kiểm thử tự động sử dụng Puppeteer - CodeceptJS cho Công ty TNHH Seta - International Việt Nam
41 p | 116 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
141 p | 50 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
68 p | 25 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng tích hợp tại thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Bắc Giang
13 p | 143 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn