intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím (Dendrobium amabile) tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá được ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng, và chất lượng của cây lan Kiều tím trong giai đoạn đầu sinh trưởng từ đó đưa ra loại phân bón phù hợp với điều kiện khí hậu tại Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím (Dendrobium amabile) tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- TRẦN THÙY LINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN(ĐẦU TRÂU 501, AXIT HUMIC, PHÂN HỮU CƠ) TỚI SINH TRƯỞNG CỦA LAN KIỀU TÍM (DENDROBIUM AMABILE) TẠI VƯỜN LAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- TRẦN THÙY LINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN(ĐẦU TRÂU 501, AXIT HUMIC, PHÂN HỮU CƠ) TỚI SINH TRƯỞNG CỦA LAN KIỀU TÍM (DENDROBIUM AMABILE) TẠI VƯỜN LAN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn : Th.S La Thu Phương Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được thu thập trong quá trình thực hiện đề tài, không sao chép của ai. Nội dung khóa luận có tham khảo một số tài liệu được liệt kê trong danh mục tài liệu của khóa luận. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên,25 tháng 6 năm 2020 Xác nhận của GVHD Sinh viên Trần Thùy Linh Xác nhận của giáo viên chấm phản biện (Kí và ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực hiện đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím (Dendrobium amabile) tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn chúng em. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. La Thu Phương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt bản khóa luận, nhưng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô và toàn thể các bạn để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 06 năm 202020 Sinh viên Trần Thùy Linh
  5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chồi lan Kiều tím ....... 29 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao chồi cây lan Kiều tím ..... 31 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón tới động thái ra rễ của lan Kiều tím ...... 33 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ lan Kiều tím ......................................................................................................................... 35 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón đế động thái ra lá của cây lan Kiều tím 37 Bảng 4.6: Chất lượng của cây lan Kiều tím .................................................... 39 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng sinh trưởng chồi của cây lan Kiều tím ............ 29 Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Kiều tím .............................................................................................. 31 Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ của cây lan Kiều tím .............................................................................................. 33 Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ của cây lan Kiều tím .............................................................................................. 35 Hình 4.5: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra lá của cây lan Kiều tím .............................................................................................. 37 Hình 4.6: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây lan Kiều tím ........................................................................................................... 40
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT CTTN Công thức thí nghiệm Hvn Chiều cao vút ngọn CT Công thức STT Số thứ tự vn Chiều cao vút ngọn trung bình Hi Giá trị chiều cao vút ngọn của một cây n Dung lượng mẫu điều tra i Thứ tự cây thứ i cm Centimet TB Trung bình
  7. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv MỤC LỤC ........................................................................................................ vi Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.2. Tổng quan về các loài lan........................................................................... 8 2.2.1. Đặc điểm thực vật ................................................................................... 8 2.2.2. Phân bố .................................................................................................... 9 2.2.3. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 12 2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 13 2.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 16 2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 22 3.1. Đối tượng ................................................................................................. 22 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 22 3.3. Nội dung Nghiên cứu ............................................................................... 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
  8. vii 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 23 3.4.2. Chuẩn bị, bố trí thí nghiệm và các bước tiến hành ............................... 23 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 28 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ....................................... 29 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số chồi cây lan Kiều tím ..................................................................................................... 29 4.2. Sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Kiều tím .................................... 31 4.3. Động thái ra rễ của cây lan Kiều tím ....................................................... 33 4.4. Sinh trưởng chiều dài rễ của cây lan Kiều tím ......................................... 35 4.5. Động thái ra lá của cây lan Kiều tím........................................................ 37 4.6. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây lan Kiều tím................. 39 4.7. Kết quả sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ. ......................................... 41 Phần 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 43 5.1. Kết luận .................................................................................................... 43 5.2 Tồn tại ....................................................................................................... 44 5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hoa lan sở dĩ được nhiều người ưa chuộng là vì trong thế giới các loài hoa, hoa lan là một trong những loài hoa đẹp nhất. Hoa lan có hơn 25.000 giống khác nhau, cùng với những loài mới được khám phá và mô tả theo hàng năm. Hoa lan được coi là loài hoa tinh khiết, hoa vương giả cao sang, vua của các loài hoa. Hoa lan không những đẹp về màu sắc mà còn đẹp cả về hình dáng, cái đẹp của hoa lan thể hiện từ những đường nét của cánh hoa tao nhã đến dạng hình thân, lá, cành duyên dáng ít có loài hoa nào sánh nổi.Tuy nhiên ở Việt Nam có một loài lan được xem là đẹp nhất đó là hoa lan Kiều tím nó có một vẻ đẹp huyền bí, thường được người ta gọi là đại diện cho sự chân thành và chung thủy. Vì thế nó thường được dùng để làm quà tặng rất ý nghĩa hoặc trồng trong khu vườn của gia đình. Cách nhận biết lan kiều tím cũng rất đơn giản ở vẻ bề ngoài của nó. Lan kiều thường được ví với sức sống mạnh mẽ cũng chính vì điểm nhận dạng đầu tiên là lá của nó rất cứng. Lá hơi nhọn và có thân dài màu đen, thường có 4 – 5 lá trên thân cây. Có thể nói mẹ thiên nhiên đã ban cho núi rừng một loài hoa đẹp “xuất sắc” như hoa phong lan kiều tím. Hoa có 5 cánh màu tím đặc trưng thuần khiết, với điểm thêm họng hoa màu vàng dễ làm “rung động” tất cả tâm hồn người ngắm hoa. Màu sắc hoa lan nói chung thường thắm tươi, đủ vẻ, từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh, vàng, tía cho đến chấm phá, loang sọc vằn… Hình dáng đa dạng phong phú, dù rằng phần lớn chỉ là 5 cánh bao bọc chung quanh một cái môi elip, nhưng mỗi thứ hoa lại có những dị biệt khác
  10. 2 thường. Hoa lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt,có loại cụp vào, có loại xoè ra có những đường chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có vòi quấn quýt, có những hoa giống như con bướm, con ong. Hoa lan có những bông nhỏ nhưng cũng có bụi lan rất lớn. Hương của hoa lan đủ loại: thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt ngào, thanh cao, vương giả. Hoa lan nếu được nuôi giữ ở nhiệt độ và ẩm độ thích hợp có thể giữ được nguyên hương, nguyên sắc đến 2 tuần lễ có những giống nở hoa liên tiếp quanh năm. Phân bố, đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bố nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam. Do có giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa thích, các loài lan rừng đã bị khai thác kiệt quệ. Để tìm hiểu một số kỹ thuật trồng và chăm sóc tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím (Dendrobium amabile) tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng, và chất lượng của cây lan Kiều tím trong giai đoạn đầu sinh trưởng từ đó đưa ra loại phân bón phù hợp với điều kiện khí hậu tại Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Việc nghiên cứu các loại phân bón đối với cây trồng là rất quan trọng , ảnh hưởng tới việc sinh trưởng và phát triển của cây đặc biệt là trong sản xuất và nhân giống đề xuất một số giải pháp bảo tồn.
  11. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua nghiên cứu đề tài đề xuất được các giải pháp về phân bón, tới sinh trưởng và phát triển của cây lan kiều tím giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên, làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy về cây lan Kiều tím tại Trường. Kết luận của đề tài là cơ sở quan trọng để trọng được loại phân bón hợp lý, góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc giúp nâng cao năng suất, chất lượng và tiết kiệm chi phí sản xuất cho người trồng lan.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Phân bón thúc đẩy cây sinh trưởng, phát triển của cây. Sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây một cách không thuận nghịch (các thành phần mới của tế bào, tế bào mới, cơ quan mới…) thường dẫn đến tăng về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối của chúng. Tuy nhiên không nên quan niệm sinh trưởng chỉ biểu hiện sự biến đổi về lượng một cách đơn thuần vì không phải bao giờ sự sinh trưởng cũng dẫn đến sự biến đổi về kích thước và khối lượng. Chẳng hạn, lúc tạo yếu tố cấu trúc mới của nhân, tế bào tạm ngừng lớn lên, khi hạt trương nước thì trọng lượng chất khô không tăng, lúc ra hoa cây ngừng sinh trưởng về kích thước. Phân bón có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật trong các hoạt động sinh lý của thực vật như: Sự trao đổi nước, quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng và nitơ, sự biến đổi và vận chuyển các chất hữu cơ ở trong cây. Các chức năng sinh lý này xảy ra một cách đồng thời và luôn luôn có mối quan hệ khăng khít ràng buộc với nhau. Kết quả hoạt động tổng hợp của các chức năng sinh lý đó đã làm cho cây lớn lên, ra hoa kết quả rồi già đi và chết, hay nói một cách khác đã làm cho cây sinh trưởng và phát triển. Như vậy sinh trưởng và phát triển là một quá trình sinh lý tổng hợp của cây, là kết quả của toàn bộ các chức năng và quá trình sinh lý của cây. Mục đích của việc bón phân là nhằm làm cho cây phát triển và đạt năng suất cao, có phẩm chất tốt, cho nên bón phân phải phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng mới phát huy tối đa tác dụng của phân bón. Sinh trưởng và phát triển của cây trồng có quan hệ mật thiết với điều kiện bên ngoài.
  13. 5 Phân bón là một chất dùng để cung cấp một hay nhiều yếu tố màu mỡ cần thiết cho cây. Phân bón có thể là một sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác dụng như nhau đối với sinh trưởng của cây (FAO 1994). Theo nhiều tài liệu trên thế giới, chỉ sử dụng phân bón chiếm 30%. Việc kết hợp cân đối nguồn phân, khả năng cung cấp của đất, hệ thống canh tác, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây. Phân bón có thể là một sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác động như nhau đối với sinh trưởng của cây, trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt. Các loại phân hóa học được sử dụng chăm sóc cây con trong thời gian ngắn. Bón phân này cần kết hợp với các biện pháp lâm sinh như: Nhổ cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, phải thường xuyên phát huy tối đa hiệu lực của phân bón. Trong sản xuất nông nghiệp: Đất là giá thể, môi trường sinh sống trực tiếp của bộ rễ và là nguồn cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây. Đất tốt, cây sinh trưởng tốt ra hoa kết quả sớm, sản lượng - chất lượng quả, hạt cao, chu kỳ sai quả ngắn và ngược lại. Đất tốt là đất giàu dinh dưỡng chủ yếu là N, P, K… và các nguyên tố vi lượng cần thiết đồng thời các thành phần đó có một tỉ lệ thích hợp.
  14. 6 Sâu bệnh hại:Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên hầu hết các vườn ươm đều có nhiều sâu, bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm chí có nơi còn dẫn đến thất bại hoàn toàn. Cho nên trước khi xây dựng vườn ươm cần điều tra mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp sử lý đất trước khi gieo ươm hoặc không xây dựng vườn ươm ở những nơi bị nhiễm sâu bệnh nặng. Theo bộ Lâm nghiệp (1994) cây con tạo ra từ các vườn ươm phải được đảm bảo cho các cây giống được lựa chọn những phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai để giảm bớt sự cạnh tranh của các loại cây khác với chúng. Việc chăm sóc cây con sẽ đảm bảo cho sự phát triển của cây con trong tương lai. Các loại phân bón được sử dụng chăn sóc cây con trong thời gian ngắn. Sự bón phân này kết hợp với các biện pháp lâm sinh như: Phá váng, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại phải thường xuyên để phát huy tối đa hiệu lực của phân bón. Phân bón là chất dung để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây. Phân bón có thể là một sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác động như nhau đối với sinh trưởng của cây. Bón phân vào đất (qua rễ) cây hấp thụ thường nhanh và dễ dàng do có tế bào lông hút ở rễ. Số tế bào lông hút ở rễ cây nhiều và rễ cây hấp thụ phân qua sự hòa tan trong nước. Song một thực tế cho thấy, trước nhu cầu về lâm sản hiện nay, công tác trồng rừng hiện nay không còn phù hợp, thay vào đó là trồng rừng thâm canh cao đòi hỏi đầu tư lớn khâu chọn giống, nhân giống đến trồng và chăm sóc cần phải bón phân theo một quy trình nghiêm ngặt từ đó rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, tăng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích.
  15. 7 Nhưng kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, muốn đạt kết quả cao trong việc kinh doanh rừng thì việc sử dụng phân bón là rất cần thiết đặc biệt trong giai đoạn vườn ươm, giai đoạn mà rễ cây con còn phát triển chậm. Cơ sở trồng, chăm sóc, bảo vệ lan rừng Hoa lan rừng khi mang về trồng trong môi trường nhà ở nếu bị ánh nắng trực tiếp, nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng dù lan được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan. Muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân hóa học quá sớm. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan một tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt. Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò một lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tưới nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân. - Chăm sóc Một trong những đặc điểm sinh học của lan là loài cây khó tính ở chỗ lan có khả năng chịu ớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Nếu lan bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng
  16. 8 quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan. Để phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau: Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào, đặc biệt "kỵ" với nắng quái chiều và gió tây (gió Lào). Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt - 1 khô" trong ngày, đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều màu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẫu than gỗ nhỏ, luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra (gọi là hồ rễ). Tránh gió khô, nóng lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già để ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây. Không nên dùng NPK - loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu, đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) với nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải cotton) nhúng vào dung dịch glycerin 10-15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm cho cây [18]. 2.2. Tổng quan về các loài lan 2.2.1. Đặc điểm thực vật Họ Lan (Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Lan Orchidales, lớp thực vật một lá mầm.
  17. 9 Lan thuộc vào loài hoa đông đảo với khoảng 750 loài và hơn 25.000 giống nguyên thủy và khoảng một triệu giống đã được lai giống nhân tạo hay thiên tạo, hoa lan (Orchidaceae) là một loài hoa đông đảo vào bậc thứ nhì sau hoa cúc (Asteraceae). Người ta thường gọi lầm tất cả các loại hoa lan là phong lan. Hoa lan mọc ở các điều kiện, giá thể khác nhau và được chia làm 4 loại: 1. Epiphytes: Phong lan bám vào cành hay thân cây gỗ đang sống. 2. Terestrials: Địa lan mọc dưới đất. 3. Lithophytes: Thạch lan mọc ở các kẽ đá. 4. Saprophytes: Loại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục. Đối với các loài lan (phong lan và địa lan), hầu như từ trước tới nay, người dân mới biết đến chúng là những loài được sử dụng làm cây cảnh trang trí ở các hộ gia đình mà chưa biết rằng trong số hàng ngàn loài lan đã phát hiện có một số loài còn có tác dụng cung cấp các hoạt chất sinh học làm nguyên liệu chế biến thuốc và thực phẩm chức năng. Trong số những loài đó người ta đã phát hiện trong lan Thạch hộc tía và lan kim tuyến có chứa một loại hoạt chất để sản xuất thuốc chữa ung thư. Chính vì vậy, giá thị trường hiện nay lên tới 7 triệu đồng/kg lan [19]. Còn đối với Kiều tím có thân cứng, tròn, màu xanh đậm, thường dài 30-80cm. Dọc theo thân cây là nhiều rãnh nhỏ.Kiều tím không có mùa nghỉ, nên ít rụng lá vào mùa đông. Lá rất dày có chóp hơi nhọn, màu xanh đậm và tốt quanh năm [21]. 2.2.2. Phân bố Họ lan là một họ có tính chất toàn cầu, chúng xuất hiện và có mặt mọi nơi trên trái đất nhưng có khoảng 4/5 tập trung ở các vùng nhiệt đới. Những vùng khí hậu khắc nghiệt như khu vực gần các địa cực thuộc Bắc Cực và Nam Cực người ta vẫn thấy sự xuất hiện của hoa lan.Tuy nhiên số lượng địa lan ở
  18. 10 đây rất ít ỏi chỉ có một vài loài địa lan với sức sống vô cùng mạnh mẽ. Ở các vùng Ôn Đới hoa lan bắt đầu phong phú hơn, phân bố nhiều loài địa lan sống sát mặt đất. Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2004) [3]. Theo Helmut Bechtel (1982) . Hiện nay trên thế giới có hơn 750 loài lan rừng, gồm hơn 25.000 giống được xác định, chưa kể một số lượng khổng lồ Lan lai không thể thống kê chính xác số lượng [11]. Cây hoa lan (Orchidaceae) thuộc họ phong lan (Orchidaceae), bộ lan (Orchidales), lớp một lá mầm (Monocotyledoneae). Họ phong lan phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc như Thuỵ Điển, Aleska, xuống tận cuối cùng ở cực nam của Ostralia. Tuy nhiên tập trung phân bố của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt châu Mỹ và Đông Nam Á. Ngay ở các vùng nhiệt đới họ phong lan cũng phân bố rộng khắp từ vùng đầm lầy sát Biển Hồ qua các đồi núi thấp lên các vùng núi cao. Mặc dù đa số các loài lan chỉ mọc ở độ cao dưới 2000 m so với mặt nước biển, song có một số ít loài sống cả ở độ cao 5000m so với mặt nước biển (ở Colômbia có một số loài phong lan sống ở núi quanh năm tuyết phủ). Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2004) [3]. Ở Châu Á, các nước Thái Lan, Lào Campuchia, Việt Nam... có Hoàng thảo (Dendrobium), Hồ điệp (Phalaenopsis), Phượng vĩ (Renanthera). Các nước Châu Mỹ như Venezuela, Colombia... có các chi Cattleya, Miltonia... Theo presley (1951) thì vùng Châu Á nhiệt đới có 250 chi và 6.800 loài, trong đó có Dendrobium có 1.400 loài, chi phalaenopsis có 35 loài, chi Vanda có 60 loài Nguyễn Tiến Bân [1]. Theo Briger (1971), ở vùng khí hậu ôn hoà số lượng loài giảm đi nhanh chóng và rõ rệt. Bắc bán cầu có khoảng 75 chi và 900 loài. Nam bán cầu có khoảng 40 chi và 500 loài, toàn Châu Âu có khoảng 120 loài và Bắc Mỹ khoảng 170 loài Nguyễn Tiến Bân [1].
  19. 11 Theo R.L. Dresler (1981) ở Châu Mỹ nhiệt đới có 306 chi và 8.266 loài, Trên thế giới có một số nước tập trung nhiều loài như Colombia có 1.300 loài và Tân Ghinê có 1.450 loài, Phan Thúc Huân (1987) [5]. Theo Trần Hợp (1990) . Hệ thực vật họ phong lan nước ta vô cùng phong phú, chúng phân bố từ bắc vào nam. Một số loài chỉ xuất hiện ở các tỉnh phía bắc, một số khác chỉ phân bố ở các tỉnh phía nam, số ít phân bố rộng từ bắc vào nam làm cho sự phân chia về phân bố khá phức tạp . Tuy nhiên có thể sơ bộ chia sự phân bố đó làm 6 khu vực sau: [6] - Khu Đông Bắc Bộ: đây là nơi có vĩ độ cao và khí hậu lạnh nhất nước ta, tập trung một số loài lan Á Nhiệt Đới, Nhiệt Đới như Cymbidium, Phalaenopsis, Vanda, Paphiopedium, Dendrobium.. - Khu Tây Bắc Bộ: nằm ở vị trí có vĩ độ cao, tuy nhiên có nhiều dãy núi che chắn và có gió lào vào mùa hè nên các loài lan ở đây chịu nóng tốt hơn như: Eria, Bulbophylum, Rhynchostylis, Dendrobium... - Khu Trường Sơn Bắc: đây là vùng chuyển tiếp của khu hệ phong lan miền Bắc và miền Nam. Một số loài chủ yếu: Habenaria, Phaius, Flickingeria, Dendrobium... - Khu Trường Sơn Nam: do địa hình chia cắt nhiều nên các loài lan phân bố ở đây rất phức tạp, có những loài Nhiệt Đới và Á Nhiệt Đới, đặc biệt có loài chịu khô nóng kéo dài như: Eria, Cleisostoma, Liparis..., loại chịu ẩm như Bromheadia, Calanthe... - Đối với lan Kiều tím hay còn gọi là hoa lan Hoàng Thảo Thủy Tiên Hường có nguồn gốc xuất sứ từ rất nhiều nơi đặc biệt vùng Đông Nam Á. Tại Việt Nam mọc từ Miền Bắc vào đến Miền Nam Bộ dọc theo dãy Trường Sơn giáp với nước Lào,Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam xuất hiện tại các tỉnh như Thái Nguyên,Thanh Hóa,Tây Ninh...
  20. 12 2.2.3. Đặc điểm hình thái Lan Kiều tím loài phong lan ưa nắng, thoáng mát và nhiệt độ ở nơi trồng lan thủy tiên nên duy trì từ 20 – 300C là cây có thể sinh sống và phát triển tốt nhất. Không cần tưới nước quá nhiều lần trong một tuần, độ ẩm duy trì từ 60 – 80%, nhiệt độ quá thấp sẽ khiến lan phát triển chậm hoặc có các biểu hiện teo thân, tóp ngọn. Lan kiều cho số lượng hoa nhiều, chùm hoa to, dài, nhiều màu sắc và khá bắt mắt, hoa lâu tàn, thời gian nở từ 7 đến 15 ngày. Thân: Phong lan thân thẳng thường mọc dựng lên trên hướng ánh nắng, thân cây thường cao từ 25-40cm,đường kính thân khoảng 0,5-1cm. Lá loại này ra rất ít,chỉ khoảng từ 3-5 lá,lá dài từ 7-10 cm và rộng khoảng 5-7 cm(hoặc có thể to hơn 7cm,loại đặc biệt,dạng lá mít),màu của lá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0