Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ cây Thài lài trắng (Commelina diffusa Burm. F.)
lượt xem 14
download
Đề tài "Nghiên cứu chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ cây Thài lài trắng (Commelina diffusa Burm. F.)" nghiên cứu nhằm chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của cây Thài lài trắng; xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ cây Thài lài trắng (Commelina diffusa Burm. F.)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ------------------ VŨ HOÀI PHƯƠNG NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ CÂY THÀI LÀI TRẮNG (Commelina diffusa Burm. F.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC HÀ NỘI – 2022
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ------------------ VŨ HOÀI PHƯƠNG NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ CÂY THÀI LÀI TRẮNG (Commelina diffusa Burm. F.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2017.Y Người hướng dẫn: PGS.TS. VŨ ĐỨC LỢI ThS. NGUYỄN THÚC THU HƯƠNG HÀ NỘI – 2022
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Vũ Đức Lợi và ThS. Nguyễn Thúc Thu Hương, những người thầy đã tận tâm hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên thuộc Bộ môn Dược liệu và Dược cổ truyền, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tập thể quý thầy cô Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong 5 năm học qua. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin cảm ơn đề tài khoa học công nghệ cấp ĐHQGHN, mã số: QG.20.81 đã hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận này. Và cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên, ủng hộ và giúp đỡ em trong thời gian qua. Vì còn thiếu kinh nghiệm, tình hình dịch bệnh khó khăn, khóa luận của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và Hội đồng để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2022 Sinh viên Vũ Hoài Phương
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H Nuclear 1 H-NMR Magnetic Resonance Spectroscopy) Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon-13 (13C Nuclear 13 2 C-NMR Magnetic Resonance Spectroscopy) 3 DCM/ CH2Cl2 Dichloromethan Phổ DEPT (Distortionless Enhancement by 4 DEPT Polarization Transfer) 5 EtOAc Ethyl acetate 6 MeOH Methanol Phổ tương quan đa liên kết hạt nhân (Heteronuclear 7 HMBC Multiple Bond Correlation) Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid 8 HPLC Chromatography) Phổ tương tác di ḥ ạt nhân qua một liên kết 9 HSQC (Heteronuclear Single Quantum Correlation) 10 IR Phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy) 11 J (Hz) Hằng số ghép (J coupling constant) Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic 13 NMR Resonance Spectroscopy) 14 TLC Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography)
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1. Phân bố các loài thuộc chi Commelina ở Việt Nam 4 2 Bảng 1.2. Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi 6 Commelina 3 Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất CD1 và tài liệu 25 tham khảo 4 Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất CD2 và tài liệu 28 tham khảo
- DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Tên hình Trang 1 Hình 1.1. Toàn cây Thài lài trắng 8 2 Hình 1.2. Thân và lá cây Thài lài trắng 9 3 Hình 1.3. Hoa cây Thài lài trắng 10 Hình 1.4. Cấu trúc hóa học một số chất được tìm thấy ở 4 12 loài C.diffusa Hình 3.1. Sơ đồ chiết xuất cao tổng và các cao phân đoạn 5 22 từ cây Thài lài trắng Hình 3.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cắn ethyl acetat 6 23 của Thài lài trắng 9 Hình 3.3. Cấu trúc hợp chất CD1 26 10 Hình 3.4. Cấu trúc hợp chất CD2 30
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN.............................................................................. 3 1.1. Tổng quan về chi Commelina L. ............................................................... 3 1.1.1. Vị trí phân loại .................................................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm phân bố ............................................................................. 3 1.1.3. Đặc điểm thực vật ............................................................................. 4 1.1.4. Thành phần hóa học .......................................................................... 5 1.1.5. Tác dụng dược lý .............................................................................. 7 1.2. Tổng quan về cây Thài lài trắng (Commelina diffusa Burm. F.) ........... 7 1.2.1. Danh pháp ......................................................................................... 7 1.2.2. Đặc điểm phân bố và thu hái............................................................. 7 1.2.3. Đặc điểm thực vật ............................................................................. 8 1.2.5. Tác dụng dược lý ............................................................................ 13 1.2.6. Công dụng ....................................................................................... 15 1.3. Tổng quan về các nghiên cứu về cây Thài lài trắng tại Việt Nam....... 16 CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 17 2.1.1. Nguyên liệu ..................................................................................... 17 2.1.2. Hóa chất, trang thiết bị .................................................................... 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 18 2.2.1. Phương pháp chiết xuất................................................................... 18 2.2.2. Phương pháp phân lập các hợp chất .............................................. 18
- 2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được.......... 20 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................... 21 3.1. Kết quả chiết xuất ................................................................................... 21 3.2. Kết quả phân lập các hợp chất .............................................................. 22 3.3. Kết quả xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được ...................... 23 3.3.1. Hợp chất CD1: Quercitrin ............................................................... 23 3.3.2. Hợp chất CD2: Isoschaftosid .......................................................... 26 3.4. Bàn luận ................................................................................................... 30 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................................. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU Cây thuốc là một nguồn tài nguyên toàn cầu vô cùng thiết yếu trong việc phòng và chữa bệnh cho con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80% dân số thế giới phụ thuộc vào cây thuốc để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 250000 – 300000 loài thực vật, trong đó có khoảng 35000 – 70000 loài được sử dụng cho mục đích y học [9]. Tại Việt Nam, theo ước tính có khoảng 4000 loài trong số trên 12000 loài thực vật bậc cao được sử dụng làm thuốc chữa bệnh [9]. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và nhu cầu về thuốc có nguồn gốc từ dược liệu ngày càng tăng, các nhà khoa học trên toàn thế giới rất chú trọng vào sàng lọc và nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học cao từ thực vật để làm thuốc. Sự hồi sinh gần đây của các phương thuốc từ thảo dược cho thấy lợi ích mà nó đem lại: hiệu quả điều trị tiềm năng, độc tính thấp, giảm thiểu chi phí nghiên cứu so với tổng hợp hóa học. Thài lài trắng, tên khoa học là Commelina diffusa Burm. F., thuộc chi Commelina - một trong những chi lớn nhất của họ Thài lài (Commelinaceae) [52]. Cây đã được sử dụng như một loại thảo dược trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm ruột, kiết lỵ, viêm nhiễm đường hô hấp trên, chữa cảm cúm, giải khát, lợi tiểu, làm lành vết thương, trị viêm mủ da, giải độc do rắn, rết cắn… [3, 31, 44]. C. diffusa có chứa các hoạt tính chống viêm [42], chống oxy hóa [33, 42], chống tăng đường huyết [3], kháng khuẩn, kháng nấm [25, 35, 41], bảo vệ gan [13], ức chế hệ thần kinh trung ương [51],... Các nghiên cứu sàng lọc định tính các thành phần hóa học trong chiết xuất C. diffusa cho thấy sự hiện diện của hợp chất quan trọng bao gồm alcaloid, flavonoid, glycosid, phlobatannin, saponin, sterol, tanin [40]. Ngoài ra, Thài lài trắng còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết như: vitamin C, vitamin B3, 1
- vitamin B2, Canxi, Magie,… [34]. Sự hiện diện của các hợp chất này làm cho C. diffusa trở thành nguồn thảo dược có giá trị tiềm năng và khẳng định thêm tác dụng dược lý của loài này. Nhìn chung, Commelina diffusa có lịch sử sử dụng khá lâu đời và đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nghiên cứu về Thài lài trắng còn tương đối ít và không đầy đủ. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu thêm để xác định các hợp chất có tác dụng sinh học và chứng minh được tác dụng dược lý của C. diffusa liên quan đến mục đích điều trị là cần thiết tại Việt Nam. Để góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu thành phần hóa học, phân lập các hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây Thài lài trắng và ứng dụng của loài trong điều trị bệnh, chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ cây Thài lài trắng (Commelina diffusa Burm. F.)” với những mục tiêu sau: 1. Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của cây Thài lài trắng. 2. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được. 2
- CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Commelina L. 1.1.1. Vị trí phân loại Theo hệ thống phân loại thực vật có hoa Cronquist [22], chi Commelina có vị trí phân loại như sau: Giới: Thực vật (Plantae) Phân giới: Thực vật có mạch (Tracheobionta) Trên ngành: Thực vật có hạt (Spermatophyta) Ngành: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp: Lớp hành (Liliopsida) Phân lớp: Thài lài (Commelinidae) Bộ: Thài lài (Commelinales) Họ: Thài lài (Commelinaceae) Chi: Commelina L. 1.1.2. Đặc điểm phân bố 1.1.2.1. Trên thế giới Commelina L. là chi lớn nhất trong họ Commelinaceae, bao gồm khoảng 205 – 215 loài [52]. Đây cũng là một trong sáu chi có sự phân bố toàn cầu, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [31]. Một số loài phổ biến của chi này là C. benghalensis được tìm thấy ở vùng cận nhiệt châu Á và châu Phi, C. erecta được thấy ở châu Mỹ, vùng Sahara ở châu Phi và phía Nam Arabian Peninsula. Trong số các loài của chi Commelina thì loài C. dielsii là loài duy nhất chỉ được tìm thấy ở đúng một nơi trên thế giới. Loài này được phát hiện đầu tiên vào năm 1940 và mới chỉ 3
- được tìm thấy ở Concepción del Uruguay, tỉnh Entre Ríos, vùng đông bắc Argentina [30, 45]. 1.1.2.2. Ở Việt Nam Chi Commelina ở Việt Nam đã xác định được tám loài (trong đó có cây Thài lài trắng), phân bố ở một số nơi như Bảng 1.1. [3, 4]. Bảng 1.1. Phân bố các loài thuộc chi Commelina ở Việt Nam [3, 4] Tên loài Tên gọi khác Phân bố Thài lài, Commelina Rau trai, Khắp cả nước communis L. Trai thường Thài lài lá dài, Commelina Hà Nội (Ba Vì), Đồng Nai, Kiên Giang, Thài lài lá liễu, longifolia Lam. Tp. Hồ Chí Minh Trai lá dài Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội, Thài lài lông, Commelina Hải Dương, Ninh Bình, Thừa Thiên – Đầu riều, benghalensis L. Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Tp. Hồ Chí Trai Ấn Minh Commelina Thài lài nước, paludosa Hà Nội, Lâm Đồng, các tỉnh Nam bộ Trai nước Blume Commelina Thài lài trắng, diffusa Burm. Miền Nam Việt Nam Rau trai F. 1.1.3. Đặc điểm thực vật Các loài thuộc chi Commelina là cây thân thảo, sống hàng năm hoặc lâu năm. Rễ thường ở dạng sợi, hiếm khi có củ hoặc thân rễ. Thân cây leo 4
- hoặc mọc thẳng. Lá cây thường mọc thành hai hàng hoặc theo hình xoắn ốc, không có cuống hoặc có một cuống lá [31]. Cụm hoa mọc ở ngọn thân và nách lá, trên cùng một mấu với lá. Cụm hoa kiểu chùm xim, chứa một hoặc hai xim hoa, các trục hoa đơn lẻ sắp xếp so le tạo thành cụm giống như đuôi bọ cạp, mọc dọc theo trục chính của chùy hoa. Hoa lưỡng tính hoặc hoa đực, mọc trên cuống hoa và đối xứng hai bên. Lá bắc nằm dưới cuống lá, thường cực nhỏ hoặc không có. Ba lá đài không đồng đều, có thể mọc tự do hoặc hai lá đài có thể hợp nhất với nhau. Cánh hoa mọc tự do không đồng đều, thường có màu xanh lam (đôi khi là màu tím nhạt, màu vàng, màu trắng…). Hoa có ba nhị hữu thụ và ba nhị bất thụ. Chúng mọc tự do và có chỉ nhị nhẵn nhụi. Nhị bất thụ thường mọc phía sau với bao phấn, có bốn hoặc sáu thùy. Nhị hữu thụ mọc phía trước và dài hơn so với nhị bất thụ. Nhị hoa ở giữa khác biệt về kích cỡ và hình dạng so với các nhị hoa còn lại. Bầu nhụy chứa hai hoặc ba ô với một hoặc hai noãn tại mỗi ô [31]. Quả nang thuôn dài, có hai hoặc ba mảnh vỏ và có hai hoặc ba ô. Mỗi ô chứa một hoặc hai hạt, cũng có thể không chứa hạt nào. Hạt có dạng hình trụ, hình mắt lưới hoặc hình răng cưa, xếp thành một hàng, rốn hạt thẳng [31]. 1.1.4. Thành phần hóa học Chi Commelina L. là một chi lớn nhất trong họ Commelinaceae, nhưng cho đến nay trên thế giới chỉ có một số loài của chi đã được nghiên cứu như C. benghalensis, C. nudiflora, C. communis, C. diffusa, C. appendiculata,… Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Commelina đã công bố trong các nghiên cứu trước đây được trình bày chi tiết trong Bảng 1.2. 5
- Bảng 1.2. Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Commelina Tài liệu Tên loài Tên chất / nhóm chất tham khảo Polyphenol; flavonoid; tanin; alcaloid; phytosterol (stigmasterol); triterpen (dammara- C. benghalensis [45] 12-en-3-on; 3-(2,3,4,5,6-pentahydroxy)- cinnamoyldammara-12-en). C. nudiflora Phenolic; flavonoid [36] 1-deoxynojirimycin; (2R,3R,4R,5R)2,5- bis (hydroxymethyl)-3,4-dihydroxypyrrolidine; acid phenolic; flavonoids; coumarin; flavonoid glycosides (isoquercitrin, isorhamnetin-3-O- C. communis [50] rutinoside, isorhamnetin-3-O-b-D-glucoside, glucoluteolin, chrysoriol7-O-b-D-glucoside, orientin, vitexin, isoorientin, isovitexin, swertisin, flavocommelin) alcaloid, flavonoid, glycosid, phlobatannin, C. diffusa [40] saponin, sterol, tanin. Carbohydrat; flavonoid; tanin; glycosid; C. appendiculata [23] alcaloid. Luteolin; isoquercitrin; quercitrin; acid lacton C. erecta [18] saccharinic; acid shikimic. 6
- 1.1.5. Tác dụng dược lý Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã chứng minh được tác dụng của một số loài thuộc chi Commelina L. Các chất chiết xuất ethanol từ rễ của loài C. benghalensi cho thấy tác dụng giảm đau rất tốt với cơ chế hoạt động tương tự cơ chế của các NSAID. Ngoài ra, loài này còn cho thấy khả năng giảm đau, kháng viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, kháng virus, an thần, bảo vệ gan,… [45]. Một nghiên cứu khác trên loài C. nudiflora có hoạt tính kháng khuẩn và chống oxy hóa in vitro tiềm năng. Chiết xuất nước của C. nudiflora cho thấy hoạt tính ức chế cao nhất đối với Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli và Salmonella typhi [36]. C. appendiculata có tác dụng giảm đau và gây độc tế bào tiềm năng [23]. Dịch chiết loài C. communis là nguyên liệu quan trọng để dự phòng trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 [50]. 1.2. Tổng quan về cây Thài lài trắng (Commelina diffusa Burm. F.) 1.2.1. Danh pháp Tên khoa học: Commelina diffusa Burm. F [20]. Tên tiếng Việt thường gọi: Thài lài trắng, Rau trai, Áp cước thảo [3, 4]. 1.2.2. Đặc điểm phân bố và thu hái Thài lài trắng được mô tả lần đầu tiên vào năm 1768 bởi Burman. F. và được tìm thấy ở khắp các vùng nhiệt đới của châu Mỹ, châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương, cũng như ở các vùng cận nhiệt đới phía nam của Hoa Kỳ, Nam Mỹ, Úc và các đảo Nam Á [20]. Cây có nguồn gốc ở Trung Quốc, sau lan sang phía đông đến Nhật Bản, phía tây đến Ấn Độ và xuống phía nam có Việt Nam, Lào, Malaysia và Philippin [3, 4]. Thài lài trắng là một loài cỏ dại ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, xuất hiện chủ yếu ở các môi trường sống thoáng và ẩm. Cây mọc phổ biến ở các 7
- vùng đất canh tác, ven đồng ruộng, ven đường, ven rừng, ven sông suối, bụi rậm [3, 4, 31]. Tại Việt Nam, Thài lài trắng thường mọc ở nơi ẩm ướt như ven đồi, ven đường, vùng đất ẩm. Loài này mọc tại một số tỉnh thành và khu vực trên cả nước như miền Nam Việt Nam [3, 4], Vườn Quốc gia Tam Đảo [5], Cù Lao Chàm [14],... Bộ phận dùng: toàn cây, thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hay phơi, sấy khô [3, 4]. 1.2.3. Đặc điểm thực vật C. diffusa là loại thảo mộc hàng năm ở các vùng ôn đới nhưng lại là loài lâu năm khi mọc ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Thân cây leo, mọc bò, phân nhiều nhánh, dài tới hơn một mét, chia đốt dài từ 2 – 10 cm. Thân cây hình trụ, nhẵn mịn hoặc sần sùi, bén rễ ở những mấu. Lá thon có phiến, dài 2 – 6 cm, rộng 1 – 2 cm, màu xanh lục. Lá đơn, mọc so le, không có cuống, đầu thuôn nhọn. Các phiến lá có hình dạng đa dạng, có thể là hình mác đến hình trứng. Bề mặt lá có thể nhẵn hoặc có lông, gân hình cung. Bẹ lá có sọc màu đỏ, được bao phủ bởi các sợi lông tơ, dài 0,8 – 1,7 cm [3, 4, 31]. Hình 1.1. Toàn cây Thài lài trắng [53] 8
- Hình 1.2. Thân và lá cây Thài lài trắng [53] Thài lài trắng ra hoa từ tháng 5 đến tháng 11, nở vào buổi sáng và nhanh chóng tàn sau vài giờ đồng hồ. Hoa đực hoặc lưỡng tính. Hoa thường mọc thành xim, mỗi hoa mọc trên một trục hoa đơn lẻ, các trục hoa đơn lẻ sắp xếp so le tạo thành cụm giống như đuôi bọ cạp mọc dọc theo trục chính của chùy hoa. Xim hoa được bao trong một “bao mo” – một chiếc lá đã bị biến đổi và chứa đầy dịch nhầy. Thông thường sẽ có hai xim hoa, xim hoa thấp hơn có khoảng từ hai đến bốn bông hoa, trong khi đó, xim hoa ở bên trên có từ một bông hoa trở lên. Xim hoa phía trên chỉ có một bông hoa đực và có cuống hoa dài hơn xim hoa phía dưới có hoa lưỡng tính. Cuống hoa hình trụ dài, mỗi cuống chỉ mọc một bông hoa. Các lá đài ở dạng màng mỏng, khó nhìn thấy. Cánh hoa màu xanh hoặc màu tím nhạt, có kích thước từ 4,2 - 6 mm. Nhị 6 xếp thành 2 vòng; 3 nhị vòng ngoài bất thụ, màu xanh lam; 3 nhị hữu thụ có kích thước khác nhau, màu xanh lam. Phần liên kết hai nửa bao phấn của nhị hoa trung tâm có một dải ngang màu tím. Nhụy có bầu hình elip thuôn, màu xanh, vòi nhụy hình sợi dài 0,6 - 0,9 cm, màu xanh lam [3, 4, 31]. 9
- Hình 1.3. Hoa cây Thài lài trắng [53] Quả nang có ba ô và hai mảnh vỏ, dài 4 – 6,3 mm, rộng 3 – 4 mm, vỏ hạt có mạng. Quả nang chứa năm hạt nhỏ màu đen hoặc màu nâu sẫm, thuôn dài, có gân hình lưới. Hạt dài 2 - 2,8 mm và rộng 1,4 - 1,8 mm [3, 4, 31]. 1.2.4. Thành phần hóa học Năm 2014, với thân cây Thài lài trắng thu hái ở khu vực dân cư tại thị trấn Tam Đảo và một số xã vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo, Lê Xuân Đắc và các cộng sự đã tìm thấy khoảng 0,006% 20-hydroxyecdysone (1) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao [5]. Năm 2018, Ekeke và các cộng sự đã tìm thấy 38 flavonoid, 38 alcaloid, 40 axit phenolic và 18 glycosid trong lá cây Thài lài trắng. Flavonoid gồm chủ yếu là các flavanon và flavon, trong đó rhoifolin thuộc nhóm flavon là chất chiếm hàm lượng cao nhất (4,44 g/100 g). Alcaloid gồm chủ yếu là các isoquinolin với chất psychotrin (6,97 g/100 g) chiếm tỷ lệ cao nhất. Chất được tìm thấy nhiều nhất trong axit phenolic và glycosid lần lượt là axit astringin (8,023 g/100 g) và axit captopril (15,705 g/100 g) [24]. Năm 2019, Samir M Hamad và các cộng sự lần đầu tiên tìm thấy 7- hydroxy-4´-methoxy-isoflavon (2) từ dịch chiết của lá cây C. diffusa. Dịch chiết flavonoid được xác định bởi phương pháp quang phổ Uv – vis, 1H – NMR, 13C - NMR [28]. 10
- Cùng năm đó, Malarvizhi D và các cộng sự đã nghiên cứu thành phần hóa học của C. diffusa bằng phương pháp phân tích sắc ký khí ghép khối phổ GC – MS. Kết quả đã tìm thấy 21 hợp chất từ chồi cây C. diffusa, trong đó có một số hợp chất được xác định có tác dụng sinh học: - 2-Methoxy-4-vinylphenol (3): Kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa - 3,7,11,15-Tetramethyl-2-hexadecen-1-ol (4): Kháng khuẩn, chống viêm - Phytol (5): Chống viêm, chống oxy hóa, lợi tiểu - Methyl stearate (6): Chống tiêu chảy, độc tế bào và chống tăng sinh - 9,12-Octadecadienoic acid, methyl ester (7): Bảo vệ gan, kháng histamin, hạ cholesterol máu, hạ huyết áp - 9,12,15-Octadecatrienoic acid, (Z,Z,Z)- (8): Chống viêm, hạ cholesterol máu, hỗ trợ điều trị ung thư - 9,12,15-Octadecatrienoic acid, 2,3-dihydroxypropyl ester (9): Giảm đau, hạ sốt, chống co giật, sát trùng - Octadecanoic acid (10): Sử dụng trong mỹ phẩm, điều hương [40]. 11
- Hình 1.4. Cấu trúc hóa học một số chất được tìm thấy ở loài C. diffusa Ngoài ra, chiết xuất từ lá cây C. diffusa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết: vitamin C (44,80 mg/100 g trọng lượng khô), vitamin 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này
121 p | 902 | 169
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tính toán lưới và áp dụng giải bài toán trong an toàn thông tin
66 p | 368 | 123
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty Unilever Việt Nam - Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
102 p | 425 | 115
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thử nghiệm chế biến rượu vang chuối
89 p | 458 | 82
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và mô phỏng mạng truy nhập quang FTTX
89 p | 297 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam
119 p | 387 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu công tác quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội
125 p | 262 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Núi Cốc , Thái Nguyên
114 p | 444 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt Tiêu đen (Piper nigrum L.) ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
53 p | 397 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
121 p | 258 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạt động marketing-mix của Công ty Cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam
68 p | 475 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu xử lý Amoni bằng phương pháp sinh học sử dụng các vi khuẩn tự dưỡng
59 p | 268 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
107 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình xúc tiến và hỗ trợ thương mại điện tử cho doanh nghiệp - Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
98 p | 161 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và ứng dụng kiểm thử tự động sử dụng Puppeteer - CodeceptJS cho Công ty TNHH Seta - International Việt Nam
41 p | 105 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
141 p | 46 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
68 p | 16 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng tích hợp tại thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Bắc Giang
13 p | 141 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn