intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: Nguyễn Sơn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:128

163
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với mục tiêu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị gà ta; đánh giá đúng thực trạng kênh tiêu thụ cũng như chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể thông qua việc đánh giá và phân tích từng tác nhân trong kênh tiêu thụ;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

  1. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận   “Nghiên cứu chuỗi giá trị  gà ta tại  địa bàn  Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”  là kết quả nghiên cứu trong thời gian th ực t ập t ốt   nghiệp của tôi. Tôi xin cam đoan rằng, số  liệu và kết quả  nghiên cứu trong luận văn này  là trung thực và chưa hề đượ c sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được   cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2013 Tác giả Bùi Thị Huế i
  2. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đượ c  sự  giúp đỡ  hết sức nhiệt tình, quý báu của các thầy cô, của Viện Chính sách và   Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, gia đình và các bạn. Trước hết tôi xin bày tỏ  lòng biết  ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Văn Đức,   người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ  tôi trong suốt quá trình nghiên cứ u   đề tài. Tôi chân thành cảm  ơn Ban chủ  nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa  Kinh Tế & PTNT, cùng toàn thể các thầy cô giáo trường ĐH Nông nghiệp HN đã  luôn tận tâm giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ  tôi trong suốt quá trình   học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm  ơn chân thành đến lãnh đạo Viện Chính sách và Chiến  lược  phát triển  nông nghiệp nông thôn,  lãnh đạo và toàn thể  cán bộ  Bộ  môn   Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách trực thuộc Viện đã nhiệt tình giúp đỡ  tôi  trong suốt thời gian th ực t ập tại Vi ện. Đặc biệt đã tạo điều kiện cho tôi đượ c  tham gia khảo sát nghiên cứu về  tình hình sản xuất, tiêu thụ  gà ta tại huyện Ba  Bể, tỉnh Bắc Kạn cũng như  tạo điều kiện cho tôi tham gia các buổi sinh hoạt   khoa học tại Bộ môn và Viện. Tôi xin gửi lời cảm  ơn đếc các bạn đồng môn lớp Kinh tế  A, khóa 54 đã   giúp đỡ, hỗ  trợ  tôi trong việc thu thập các thông tin, tư  liệu, số liệu và góp ý để  tôi hoàn thành khóa luận.  Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm  ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè  đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ  và động viên khích lệ  tôi, đồng thời có   những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2013 Tác giả ii
  3. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 Bùi Thị Huế TÓM TẮT KHÓA LUẬN Chăn nuôi gà là nghề  sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị  trí quan   trọng trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam . Trong những năm qua, phong trào  phát triển sản xuất kinh doanh gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể có phát triển, nhưng   chưa phát huy tốt tiềm năng thế  mạnh về địa bàn chăn thả, lợi thế  về  môi trường   sinh thái, tiềm năng thị  trường rộng lớn và liên kết theo chuỗi để  có thể  tạo được   nguồn thu nhập quan trọng cho gia đình. Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên  cơ sở phân tích mối quan hệ nhiều chiều giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị gà thịt và  đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi, chúng tôi  chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể,  tỉnh Bắc Kạn”. Đề  tài nhằm giải quyết 4 mục tiêu cụ  thể: i) Góp phần hệ  thống   hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị  và chuỗi giá trị  gà ta; ii) Đánh  giá đúng thực trạng kênh tiêu thụ  cũng như  chuỗi giá trị  ga ta huyện Ba Bể thông  qua việc đánh giá và phân tích từng tác nhân trong kênh tiêu thụ; iii) Phân tích các  yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị  gà ta huyện Ba Bể; iv) Bước đầu đề  xuất một số giải pháp nhằm hình thành, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị  gà ta  trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Đề  tài được nghiên cứu tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Thời gian nghiên   cứu đề tài từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013.  Bên cạnh các thông tin, số liệu thứ  cấp, đề  tài đã chọn một số hộ nông dân  để khảo sát điều tra thu thập số liệu sơ cấp. Lượng mẫu điều tra là 60 hộ nông dân  chăn nuôi gà, 2 hộ làm nghề thu gom, 4 hộ làm nghề bán buôn và 7 hộ làm nghề bán   lẻ. iii
  4. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 Dưới đây là tóm tắt các nội dung chính của khóa luận: 1.Tổng quan tình hình chăn nuôi gà của huyện Ba Bể Gà là vật nuôi phổ biến của địa phương, với lợi thế đất vườn đồi, thời tiết   thuận lợi, huyện Ba Bể  trong những năm vừa qua đã có chú trọng hơn đến chăn  nuôi gà theo hướng sản xuất hàng hóa. Trên địa bàn khảo sát, có trên 70% các hộ  chăn nuôi vẫn duy trì phương thức nuôi thả tự nhiên, không hạch toán thu chi, rủi ro  cao, có 15 ­ 20% các hộ  chăn nuôi theo hình thức nhỏ  lẻ  có kiểm soát quy mô 100  con/lứa đem lại hiệu quả kinh tế khá, 5 ­ 10 % số hộ chăn nuôi theo hình thức nuôi   tập trung quy mô lớn từ 200 ­ 300 con/lứa, kiểm soát nghiêm ngặt dịch bệnh, tỷ lệ  thất thoát thấp, lợi nhuận cao. Gà của Ba Bể  chủ  yếu là gà ri, chất lượng thơm   ngon, nhưng thị trường tiêu thụ rộng vẫn còn hạn chế. 2. Thực trạng chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể Chuỗi giá trị  gà ta huyện Ba Bể được thực hiện theo 4 kênh chính, trong đó   kênh 1 là kênh dài nhất và quan trọng nhất: Kênh 1: Hộ chăn nuôi, thu gom, bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng Kênh 2: Hộ chăn nuôi, thu gom, người tiêu dùng Kênh 3: Hộ chăn nuôi, bán lẻ, người tiêu dùng Kênh 4: Hộ chăn nuôi, người tiêu dùng.  Qua phân tích, trong cả 4 kênh thì người chăn nuôi luôn là người chiếm giá trị  gia tăng cao nhất, trong khi họ phải bỏ ra một khoản chi phí là thấp nhất. Giá trị gia  tăng của người chăn nuôi trong kênh tiêu thụ 1 chiếm 46,1%, kênh tiêu thụ 2 chiếm  64,52%, kênh tiêu thụ 3 chiếm 67,32% và kênh tiêu thụ 4 là 100% do trong kênh này  chỉ gồm 2 tác nhân là người chăn nuôi và người tiêu dùng.  3. Đánh giá thực trạng của chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể Trong chuỗi giá trị  gà ta, hộ  chăn nuôi chiếm vai trò quan trọng nhất, không   chỉ là tác nhân tạo ra sản phẩm ban đầu, tạo nên giá trị  gia tăng lớn nhất của toàn   chuỗi và có cơ hội mở rộng quy mô để tăng thu nhập nhưng cũng phải đối mặt với   nhiều rủi ro về dịch bệnh và sự bấp bênh của thị trường iv
  5. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 Trong 4 kênh nghiên cứu thì kênh 1 hoạt động hiệu quả nhất do tạo ra nhiều   giá trị gia tăng nhất (82,49 nghìn đồng/kg) và có hiệu quả phân phối. Tuy nhiên các   tác nhân trung gian trong 3 kênh còn lại có lợi nhuận cao hơn. Người thu gom có giá   trị gia tăng cao nhất ở kênh 2 (20,91 nghìn đồng/kg), người bán lẻ có giá trị gia tăng   cao nhất ở kênh 3 (24,14 nghìn đồng/kg).  Chuỗi giá trị  gà ta  ở  Ba Bể  có nhiều điểm thuận lợi nhưng cũng phải đối  mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là trình độ tiếp cận KHKT và kiến thức thị  trường của các tác nhân còn yếu kém, kỹ thuật chăn nuôi lạc hậu, đặc biệt là dịch  bệnh ngày càng nhiều và nguy hiểm làm cho các hộ chăn nuôi có nguy cơ bị lỗ vốn,  thậm chí phá sản nếu gặp rủi ro về dịch bệnh trong khi đó công tác phòng chống   dịch bệnh của địa phương vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém. Bên cạnh đó là vấn đề  vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi. Mối liên kết  giữa đã được hình thành tuy nhiên vẫn lỏng lẻo, chủ yếu được hình thành trên cơ sở  thời gian hoạt động, mối quan hệ. Các thỏa thuận đều không chính thức, mối liên  kết, ràng buộc trách nhiệm, quyền lợi giữa các tác nhân  còn yếu. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi giá trị gà ta.  Yếu tố thuộc về kĩ thuật như con giống, dịch vụ thú y, dịch vụ thức ăn chăn  nuôi. Yếu tố  khách quan như  rủi ro về thời tiết, dịch bệnh, giá cả, thị  trường tiêu  thụ, nhu cầu người tiêu dùng đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả  sản xuất kinh   doanh của các tác nhân. 5. Đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể Trên cơ  sở  nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, để  tài mạnh dạn đề  xuất một số giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể như sau: ­  Quy hoạch vùng chăn nuôi gà tập trung:  Quy hoạch vùng chăn nuôi gà riêng biệt  để khống chế dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. ­ Mở rộng quy mô chăn nuôi: Khi tăng quy mô cần chú ý xem xét đến nguồn lực  v
  6. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 ­ Nâng cao năng lực cho các tác nhân: Tập huấn, chuyển giao KHKT, tư vấn,  tuyên truyền kiến thức về  VS ATTP, kỹ  năng phòng chống và xử  lý khi có dịch  bệnh. ­ Liên kết sản xuất kinh doanh: Thông qua các thỏa thuận, hợp đồng có tính  ràng buộc, thành lập các nhóm sở thích chăn nuôi gà tại địa phương, tăng cường trao   đổi thông tin để nắm bắt sự thay đổi của thị trường  ­ Chính sách, chương trình hỗ  trợ:  Ban hành chính sách, chương trình hỗ  trợ  giống, chuyển giao kỹ thuật và đặc biệt là chính sách về vốn. Kiểm soát dịch bệnh gia   cầm. Xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống   dịch bệnh. ­ Xây dựng thương hiệu gà ta Ba Bể: Xây dựng thương hiệu gà ta Ba Bể để  người tiêu dùng biết đến nhiều hơn và góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ. vi
  7. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 MỤC LỤC  PHẦN I: MỞ ĐẦU                                                                                                          ......................................................................................................      1  1.1 Tính cấp thiết của đề tài                                                                                          ....................................................................................      1  3.2.6 Hê thông chi tiêu dung trong nghiên c ̣ ́ ̉ ̀ ứu                                                            .......................................................       49 vii
  8. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Sản lượng thịt gà chế  biến sẵn một số  nước trên thế  giới trong 3    năm 2006, 2008, 2010                                                                                                     .................................................................................................       26  Bảng 2.2 Sản lượng gia cầm của Việt Nam qua các năm                                        ....................................       27  Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Ba Bể qua 3 năm 2010­2012         37 ....       Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Ba Bể qua 3 năm 2010­ 2012           38 ......       Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn qua 3 năm 2010­2012                        ....................       41  Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2010 ­ 2012            ........       42  Bảng 4.1 Cơ cấu tổng đàn và sản lượng thịt gia cầm ở Ba Bể                               ...........................       54  Bảng 4.2 Sản lượng và giá bán gà ta huyện Ba Bể                                                   ...............................................       56 Bảng 4.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí và giá    trị gia tăng trong 1kg gà ta của hộ chăn nuôi                                                              .........................................................       63  Bảng 4.4 Đặc điểm về các tác nhân trung gian                                                          ......................................................       65 Bảng 4.5 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật và đầu tư kinh doanh    gà ta của các hộ điều tra (tính BQ 1 hộ/ 1 năm)                                                         .....................................................       67 Bảng 4.6 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của các tác nhân trung gian tham gia vào    kênh tiêu thụ 1                                                                                                               ...........................................................................................................       68 Bảng 4.7 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ    1                                                                                                                                       ..................................................................................................................................       69  Bảng 4.8 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người thu gom ở kênh 2                    ................       76 Bảng 4.9 Giá trị tăng thêm 1kg gà ta của các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ    2                                                                                                                                       ...................................................................................................................................       77 Bảng 4.10 Tình hình đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người    chăn nuôi                                                                                                                        ....................................................................................................................       83 Bảng 4.11 Tình hình đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người    bán lẻ                                                                                                                              ..........................................................................................................................       84  Bảng 4.12 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của các tác nhân tham gia kênh 3            85 .......      viii
  9. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 Bảng 4.13 Tình hình đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người    chăn nuôi trong kênh tiêu thụ thứ 4                                                                             .........................................................................       91  Bảng 4.14 Giá trị thuần có thêm 1kg gà ta của các tác nhân trong toàn chuỗi         95 ....      Bảng 4.15 Ma trận phân tích SWOT đối với phát triển chăn nuôi gà ta huyện Ba    Bể                                                                                                                                   ...............................................................................................................................       99  Bảng 4.16 Tổng hợp các nhu cầu người tiêu dùng gà ta huyện Ba Bể                 .............       104 DANH MỤC SƠ ĐỒ  Sơ đồ 4.1 Cấu trúc chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể                                                 .............................................       57  Sơ đồ 4.2 Kênh tiêu thụ gà thứ nhất của người chăn nuôi                                      ..................................       59 Sơ đồ 4.3 Giá trị gia tăng trong kênh tiêu thụ 1 của chuỗi giá trị gà ta huyện Ba    Bể                                                                                                                                   ...............................................................................................................................       71  Sơ đồ 4.4 Kênh tiêu thụ gà thứ 2 của người chăn nuôi                                            ........................................       73 Sơ đồ 4.5 Giá trị gia tăng trong kênh tiêu thụ 2 của chuỗi giá trị gà ta huyện Ba    Bể                                                                                                                                   ...............................................................................................................................       79  Sơ đồ 4.6 Kênh tiêu thụ gà thứ 3 của người chăn nuôi                                            ........................................       79 Sơ đồ 4.7 Giá trị gia tăng trong kênh tiêu thụ 3 của chuỗi giá trị gà ta huyện Ba    Bể                                                                                                                                   ...............................................................................................................................       87  Sơ đồ 4.8 Kênh tiêu thụ gà thứ 4 của người chăn nuôi                                            ........................................       87  Sơ đồ 4.9 Mối quan hệ và liên kết giữa các tác nhân                                                ............................................       93 ix
  10. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 DANH MỤC HÌNH  Hình 2.1.Mô tả chuỗi giá trị                                                                                           .......................................................................................      8 Hình 4.1 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia vào    kênh 1                                                                                                                              ..........................................................................................................................       70 Hình 4.2 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng theo giá bán của các tác nhân    tham gia vào kênh tiêu thụ 1                                                                                         .....................................................................................       71 Hình 4.3 Phần trăm tổng chi phí và giá trị  gia tăng của các tác nhân tham gia    kênh 2                                                                                                                              ..........................................................................................................................       77 Hình 4.4 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng theo giá bán của các tác nhân    tham gia vào kênh 2                                                                                                        ....................................................................................................       78 Hình 4.5: Chuồng gà chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi nhỏ  lẻ  có kiểm    soát                                                                                                                                  ..............................................................................................................................       81 Hình 4.6 Phần trăm của tổng chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia    vào kênh 3                                                                                                                       ...................................................................................................................       85 Hình 4.7 Phần trăm tồng chi phí và giá trị gia tăng theo giá bán của các tác nhân                                                                                                                                        86 .....................................................................................................................................      tham gia vào kênh 3                                                                                                        ....................................................................................................       86  Hình 4.8 Lợi nhuận của các tác nhân trong cùng một kênh                                      ..................................       93 DANH MỤC HỘP  Hộp 4.1 Giá mua gà cao nhưng bán rất chạy                                                             .........................................................       66  Hộp 4.2 Nuôi nhỏ lẻ thu nhập thấp...                                                                         .....................................................................       90  Hộp 4.3 Không có tiền mua cám ...                                                                              ..........................................................................       90  Hộp 4.1 Giá mua gà cao nhưng bán rất chạy                                                             .........................................................       66 x
  11. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54  Hộp 4.2 Nuôi nhỏ lẻ thu nhập thấp...                                                                         .....................................................................       90  Hộp 4.3 Không có tiền mua cám ...                                                                              ..........................................................................       90 xi
  12. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 PH Ầ N I: M Ở  Đ Ầ U 1.1 Tính c ấ p thi ế t c ủ a đ ề  tài          Ở Việt Nam, nông nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến lược  phát triển nền kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt   Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp một phần quan trọng vào sự  tăng  trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh nhiều ngành hàng có giá trị  sản xuất cao  như: lúa gạo, cà phê, cao su…thì chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng trong sản   xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, cùng với ngành trồng trọt thì ngành  chăn nuôi nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những kết quả  quan   trọng. Trong chăn nuôi, chăn nuôi gà là nghề  sản xuất truyền thống lâu đời và  chiếm vị trí thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong ngành chăn nuôi của nước ta. Tuy nhiên, chăn nuôi gà  ở  nước ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do  Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, dịch bệnh nhiều và dễ tái phát nên số lượng   gia cầm chết và tiêu hủy vẫn còn cao. Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phân  tán, lạc hậu cũng là một nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi gà của nước ta chưa   phát triển hết tiềm năng vốn có. Sản xuất chưa tương ứng với tiềm năng nguồn lực,  chưa đáp  ứng đủ  nhu cầu xã hội, sức cạnh tranh của ngành hàng chăn nuôi gà thấp  nên lượng gà nhập khẩu từ nước ngoài về rất lớn, đặc biệt là sản phẩm gà loại thải  của Trung Quốc đang tìm mọi cách xâm nhập thị trường Việt Nam.          Trong nền kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập, người s ản xu ất không   chỉ quan tâm đến thị trường tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới thị trường xuất   khẩu. Từ đó, hình thành nên các chuỗi trong ngành hàng. Riêng ngành chăn nuôi, các   chuỗi đã bắt đầu được hình thành nhưng còn đơn giản, có ít các tác nhân tham gia.  Sự liên kết và trách nhiệm của các tác nhân trong kênh tiêu thụ chưa hình thành nên  khái niệm về  chuỗi hàng hóa dịch vụ  còn mang tính lý thuyết. Vì vậy, việc phân  phối lợi ích tài chính, quan hệ giữa các tác nhân, vai trò và mức độ  ảnh hưởng của  các tác nhân trong chuỗi giá trị gà hiện nay vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải. 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là một huyện miền núi phía Bắc với diện tích   chủ yếu là đất nông, lâm nghiệp. Vì vậy, rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi   gà. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn nên thị  trường  tiêu thụ gà của huyện chưa được mở  rông ra các tỉnh bên ngoài, đặc biệt là thủ  đô   Hà Nội – một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Sản phẩm đầu ra ngành chăn nuôi gà của  huyện chủ  yếu là đáp  ứng nhu cầu của chính người dân trong huyện, và một số  huyện, tỉnh lân cận. Thông tin về ngành hàng gà đến với nông dân còn ít, sản xuất  nhỏ  lẻ, giá thành sản phẩm chưa cao, các hoạt động liên quan đến chăn nuôi gà   trong chuỗi giá trị  hàng hóa còn rời rạc. Bên cạnh đó, chưa có một nghiên cứu nào   về chuỗi giá trị  gà ta được thực hiện trên địa bàn và việc liên kết giữa các tác nhân   trong chuỗi còn lỏng lẻo, các giao dịch chủ  yếu được thực hiện bằng miệng mà  chưa có một văn bản hợp đồng chính thức nào. Sự phân bổ chi phí và giá trị gia tăng   giữa các tác nhân đôi khi còn bất hợp lý. Do đó, việc nghiên cứu chuỗi giá trị  gà ta   có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho các nhà quản lý kinh tế, các nhà chỉ đạo sản  xuất hiểu rõ hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh gà, những mối quan hệ, các tương  tác và sự phân phối lợi ích của từng tác nhân trong chuỗi, từ đó đề xuất những giải  pháp tác động hợp lý nhằm hình thành, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà, góp  phần tăng hiệu quả kinh tế cho từng tác nhân.            Xuất phát từ những lý do trên, được sự  hướng dẫn của Thầy giáo, TS. Trần   Văn Đức tôi xin chọn đề tài “ Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn huyện Ba   Bể, tỉnh Bắc Kạn” . Với mong muốn cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các   hộ  nông dân cũng như  các tác nhân trong chuỗi giá trị  để  có thể  phát triển ngành   chăn nuôi gà ta, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ  nông dân trong quá trình sản  xuất. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung         Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá   trị  sản phẩm gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể  tỉnh Bắc Kạn, đề  xuất một số  giải   2
  14. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 pháp chủ  yếu nhằm tăng thêm giá trị  của sản phẩm này, hướng tới hài hòa lợi ích  các bên tham gia chuỗi giá trị gà trên địa bàn. 1.2.2  Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ  sở  thực tiễn về  chuỗi giá trị  và   chuỗi giá trị gà ta. Đánh giá đúng thực trạng kênh tiêu thụ cũng như chuỗi giá trị  gà ta tại huyện   Ba Bể thông qua việc đánh giá và phân tích từng tác nhân trong các kênh tiêu   thụ. Phân tích các yếu tố  ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị  gà ta tại địa bàn   huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Bước đầu đề  xuất một số  giải pháp nhằm hình thành, hoàn thiện, và phát  triển chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong những   năm tới.  1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các hộ chăn nuôi, buôn bán sản phẩm và cung ứng dịch vụ đầu vào cho chăn  nuôi gà ta. Người thu gom, người bán buôn, bán lẻ trên địa bàn. Các hộ không chăn nuôi, các hộ sử dụng sản phẩm chăn nuôi gà ta trên cùng địa  bàn. Cán bộ chính quyền địa phương các cấp, cán bộ kĩ thuật chăn nuôi và thú y. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi thời gian Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ năm 2010 ­ 2012 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 Thời gian nghiên cứu đề tài từ 1/2013 – 5/2013 1.3.2.2 Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu tại địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 1.3.2.3 Phạm vi nội dung          Do hạn chế về thời gian và các điều kiện nghiên cứu, trong khuôn khổ nghiên   cứu của một luận văn tốt nghiệp, đề  tài giới hạn nghiên cứu  ở  một số  nội dung   sau:  Nghiên cứu một số vấn đề về lý luận liên quan đến chuỗi giá trị gà. Thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể.  Nghiên cứu sự tham gia vào chuỗi giá trị gà ta và giá trị gia tăng qua các tác nhân.  Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển  chuỗi giá trị  gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể đề  tài mạnh dạn nêu ra một số  khuyến nghị, giải pháp và hướng tác động của các tác nhân tham gia vào  chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn.  1.4 Câu h ỏ i nghiên c ứ u          Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau liên quan đến phát triển chuỗi giá  trị sản phẩm gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn: Chuỗi giá trị là gì? Tại sao phải nghiên cứu chuỗi giá trị?  Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta gồm những nội dung gì?  Chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể đang hoạt động như thế nào? Có những tác nhân nào tham gia vào chuỗi và hoạt động của họ ra sao?  Khối lượng hay tỷ lệ % sản phẩm của từng tác nhân?  Giá trị thay đổi như thế nào trong toàn chuỗi giá trị?  Chuỗi giá trị  gà ta huyện Ba Bể  có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ  hội,  thách thức, các yếu tố ảnh hưởng nào?  Cần có những giải pháp nào để  phát triển chuỗi giá trị  gà ta trên địa bàn  huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn? 1.5 Ý nghĩa của đề tài 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 1.5.1 Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học Củng cố  kiến thức từ  cơ  sở  đến chuyên ngành đã học trong trường,  ứng   dụng kiến thức đó trong thực tiễn. Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu, viết báo cáo. Giúp hiểu thêm về tình hình chăn nuôi gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể ­ tỉnh   Bắc Kạn. 1.5.2 Ý nghĩa đối với thực tiễn Nhận thấy những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giải  pháp nhằm nâng cao hiệu quả  chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, nâng cao   hiệu quả kinh tế nông hộ. Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu. 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 PH Ầ N II: T Ổ NG QUAN TÀI LI Ệ U NGHIÊN C Ứ U 2.1 C ở  s ở  lý lu ậ n  2.1.1 Các khái ni ệ m và quan đi ể m v ề  chu ỗ i giá tr ị   2.1.1.1 Định nghĩa Theo Kaplinsky và Morris (2001): Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động cần  thiết để  biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lục còn là khái niệm, thông qua   các giại đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng   và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham   gia trong chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi. Định nghĩa chuỗi có thể đượ c hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng: Nếu hiểu chuỗi theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc hoặc  một mạng liên kết giữa một số  tổ  chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản   xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị  gồm một loạt các hoạt động thực hiện   trong một công ty để  sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có   thể  gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư  đầu   vào, sản xuất, tiếp thụ  và phân phối, thực hiện các dịch vụ  hậu mãi. Tất cả  các   hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng,  mặt khác mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho sản phẩm cuối cùng.  Chẳng hạn như khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi và sửa chữa cho   một công ty điện thoại di động làm tăng giá trị chung của sản phẩm. Nói cách khác,   một khách hàng có thể sẵn sàng trả giá cao hơn cho một điện thoại di động có dịch   vụ hậu mãi tốt. Cũng tương tự như vậy đối với một thiết kế có tính sáng tạo hoặc  một quy trình sản xuất được kiểm tra chặt chẽ. Đối với các doanh nghiệp nông   nghiệp, một hệ thống kho phù hợp cho các nguyên liệu tươi sống (như trái cây) có  ảnh hưởng tốt đến chất lượng của thành phẩm, và vì vậy, làm tăng giá trị  sản   phẩm. 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 Nếu hiểu chuỗi giá trị  theo nghĩa rộng thì đó là một phức hợp những hoạt   động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người   chế  biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ…) để  biến một nguyên liệu thô  thành thành phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được khi sản phẩm đã được  bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất  nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác   nhau trong kinh doanh, lắp ráp, chế  biến… Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không   xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả  mối liên kết ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất được kết   nối với người tiêu dùng cuối cùng. Vật tư Sản xuất Thu Chế Thương Tiêu đầu vào gom biến mại thụ Cung cấp Chăn nuôi Thu gom Làm sạch Vận  Tiêu thụ chuyển ­ Giống Chăm sóc Vận  Đóng gói Sử dụng chuyển Phân phối ­ TACN Thu hoạch Bán hàng Nông dân Người Người Nhà cung  Người chế biến Người tiêu dùng cấp đầu  vào thu gom bán sỉ, bán  lẻ Giá trị tăng thêm                                           Thông tin được trao đổi 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 Hình 2.1.Mô tả chuỗi giá trị (Nguồn: Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng) Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối, các   chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi.   Ngoài ra chuỗi giá trị  còn gắn liền với khái niệm về  quản trị, vô cùng quan trọng   đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội và môi trường  trong phân tích chuỗi giá trị. Việc thiết lập chuỗi giá trị  có thể  gây sức ép đến   nguồn tài nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể  làm thoái hóa đất, mất đa   dạng sinh học và gây ô nhiễm. Thêm vào đó, sự phát triển của chuỗi giá trị  có thể  ảnh hưởng đến các mối quan hệ  ràng buộc và tiêu chuẩn truyền thống, ví dụ  như  do quan hệ quyền lực giữa các hộ hoặc cộng đồng thay đổi, hoặc những nhóm dân  cư  nghèo nhất hoặc dễ  bị  tổn thương chịu tác động tiêu cực từ  hoạt động của  những người tham gia chuỗi giá trị. Những mối quan hệ này cũng có liên quan đến   các chuỗi giá trị  nông nghiệp. Lý do là vì các chuỗi giá trị  nông nghiệp phụ  thuộc   chủ  yếu vào việc sử  dụng các nguồn tài nguyên. Đồng thời, nghành nông nghiệp  còn có đặc thù bởi sự phổ biến các tiêu chuẩn xã hội truyền thống. Cuối cùng là do  tỷ lệ người nghèo trong ngành nông nghiệp cao, khung  phân tích chuỗi giá trị có thể  áp dụng để  rút ra kết luận về  sự  tham gia của người nghèo và các tác động tiềm  tàng của sự phát triển chuỗi giá trị đến giảm nghèo.  2.1.1.2 Các quan điểm chính về chuỗi giá trị  Theo phân loại và khái niệm, hiện nay đang tồn tại 3 luồng nghiên cứu chính  trong các tài liệu về  chuỗi giá trị  là phương pháp Filière, phương pháp của Porter  (1985) và phương pháp toàn cầu của Kaplinsky đề xuất (1999): a) Phương pháp Filière:  Luồng tư  tưởng thứ  nhất là phương pháp Filière  (Filière nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trường phái tư  duy và truyền thống nghiên  cứu khác nhau. Khởi đầu, phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông   nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ  thống thuộc địa của Pháp. Phân tích   chuỗi, chủ  yếu là làm công cụ  để  nghiên cứu cách thức mà các hệ  thống sản xuất  8
  20. Khóa luận tốt nghiệp đại học                                           Bùi Thị Huế ­ KTA   K54 nông nghiệp (cao su, bông , cà phê, dừa…) được tổ  chức trong bối cảnh của các   nước đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách   các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương   mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng. Do đó khái niệm chuỗi (Filière) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế  được sử dụng để lập sơ đồ  dòng chuyển động của các hàng hóa và xác định  những   người tham gia và hoạt động (Pagh, J.D.& Cooper, M.C, 1998). Tính hợp lý của chuỗi  (Filière) hoàn toàn tương tự  như khái niệm chuỗi giá trị  mở  rộng đã trình bày ở  trên.   Phương pháp chuỗi có 2 luồng, có vài điểm chung với phân tích chuỗi giá trị đó, gồm   việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và  phân phối lợi nhuận trong chuỗi hàng hóa; và phân tích các chi phí và thu nhập giữa các  thành phần được kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi   đến nền kinh tế  quốc dân và sự  đóng góp của nó vào GDP theo “phương pháp  ảnh  hưởng”. b)  Công trình nghiên cứu của Micheal Porter:  Luồng nghiên cứu thứ 2 có liên  quan đến công trình của Porter (1985) về  các lợi thế  cạnh tranh. Michael Porter đã   dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình  như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng  và các đối thủ  cạnh tranh khác. Trong đó, ý tưởng về  lợi thế  cạnh tranh của một   doanh nghiệp được ông tóm tắt như  sau: Một Công ty có thể  cung cấp cho khách  hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị  tương đương với đối thủ  cạnh tranh   của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí). Hoặc, làm thế nào   để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng chấp nhận mua  với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt). Trong bối cảnh này, chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà  các doanh nghiệp có thể  dùng để  tìm ra các nguồn lợi thế  cạnh tranh thực tế  và  tiềm tàng của mình để dành lợi thế trên thị trường. Hơn thế nữa Porter lập luận cho  rằng cá nguồn lợi thế  cạnh tranh không thể  tìm ra nếu nhìn vào công ty như  một  9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2