intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện E năm 2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

54
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện E năm 2021" mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue; mô tả đặc điểm một số chỉ số cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue, mối liên quan tới triệu chứng lâm sàng và mức độ biểu hiện bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện E năm 2021

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ VÂN ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN E NĂM 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI – 2022
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN THỊ VÂN ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN E NĂM 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA KHÓA: QH.2016.Y NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. BS. BÙI THỊ THU HOÀI HÀ NỘI – 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.BS. Bùi Thị Thu Hoài – người đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa những sai sót, nhận xét và truyền đạt những kinh nghiệm lâm sàng quý báu trong quá trình thực hiện đề tài cũng như trong việc hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện E cùng toàn thể các cán bộ, viên chức trong khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu nhất là trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Đồng thời, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Trường, các thầy cô trong trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội và đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Liên chuyên khoa đã nâng đỡ, dìu dắt và dạy cho em những bài học quý giá trong suốt sáu năm học vừa qua. Cuối cùng em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè - những người đã luôn ở bên động viên và giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Do thời gian và trình độ còn hạn chế, khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô và các y bác sĩ chỉ bảo và đóng góp ý kiến để khóa luận hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2022 SinhViên Nguyễn Thị Vân Anh
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AST Alanine aminotransferase ALT Aspartate aminotransferase BYT Bộ Y Tế BMI Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) DENV Virus Dengue DHCB Dấu hiệu cảnh báo HCT Hematocrit HGB Hemoglobin NS-1 Non-structural protein 1 SXHD Sốt xuất huyết Dengue Tổ chức y tế thế giới (World Health WHO Organization)
  5. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Biểu đồ số ca mắc, tỷ lệ mắc SXHD trên ứng dụng số liệu SXHD của WHO giai đoạn 2005-2017. ................................................................................... 4 Hình 1.2: Biểu đồ số ca tử vong, tỷ lệ tử vong do SXHD trên ứng dụng số liệu SXHD của WHO giai đoạn 2005-2017.................................................................. 4 Hình 1.3: Biểu đồ số mắc, tử vong do sốt xuất huyết tại Việt Nam giai đoạn 1980- 2020[3] ................................................................................................................... 5 Hình 1.4: Hình vẽ muỗi Aedes aegypti .................................................................. 7 Hình 1.5: Sự lây truyền của virus Dengue trong tự nhiên [21]. ............................. 8 Hình 1.6: Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết dengue [2] ....................................... 9 Hình 1.7: Cơ chế tổn thương gan trong nhiễm virus Dengue [23] ...................... 13 Hình 1.8: Thời gian xuất hiện và tồn tại các dấu ấn sinh học của sốt xuất huyết ở bệnh nhân bị nhiễm trùng tiên phát và thứ phát [37] ........................................... 15 Hình 1.9: Cách tiếp cận từng bước để quản lý SXHD theo WHO [1] ................. 18
  6. DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Phân độ sốt xuất huyết [2] ................................................................... 16 Bảng 3.1: Đặc điểm chung của hai nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu .......... 24 Bảng 3.2: Đặc điểm lâm sàng của các đối tượng tham gia nghiên cứu ............... 26 Bảng 3.3: Đặc điểm cận lâm sàng của các đối tượng tham gia nghiên cứu. ....... 28 Bảng 3.4: Đặc điểm giá trị AST, ALT ở bệnh nhân SXHD ................................ 30 Bảng 3.5: Chỉ số Deritis ở bệnh nhân SXHD ...................................................... 33 Bảng 3.6: Mức độ giảm tiểu cầu và giá trị AST, ALT ........................................ 34 Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ phần trăm hai nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu ............. 23 Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ tăng AST, ALT ở bệnh nhân SXHD ....................................... 31 Biểu đồ 3.3: Mô hình tăng AST ở hai nhóm SXHD ............................................ 32 Biểu đồ 3.4: Mô hình tăng ALT ở hai nhóm SXHD ............................................ 32
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 TỔNG QUAN 3 1.1. Dịch tễ học sốt xuất huyết Dengue 3 1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue 3 1.1.2. Virus Dengue 6 1.1.3. Vector truyền bệnh 7 1.1.4. Vật chủ 7 1.1.5. Sự lây truyền của virus Dengue. 7 1.1.6. Vaccine và các biện pháp phòng ngừa 8 1.2. Cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết dengue 8 1.3. Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết Dengue 9 1.3.1. Lâm sàng 10 1.3.2. Cận lâm sàng 11 1.4. Thay đổi chức năng gan ở bệnh nhân SXHD 13 1.4.1. Sự biến đổi chỉ số chức năng gan 13 1.4.2. Ảnh hưởng của thay đổi chức năng gan trên lâm sàng 14 1.5. Chẩn đoán và điều trị SXHD 15 1.5.1. Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue 15 1.5.2. Điều trị sốt xuất huyết Dengue 17 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
  8. 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 19 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu 19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 19 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 19 2.2.3. Nội dung nghiên cứu 20 2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 21 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 22 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu 23 3.1.1. Tỉ lệ giữa hai nhóm có DHCB và không có DHCB 23 3.1.2. Một số đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu 24 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của các đối tượng tham gia nghiên cứu 26 3.1.4. Một số đặc điểm cận lâm sàng của các đối tượng tham gia nghiên cứu 28 3.2. Đặc điểm chỉ số AST, ALT và một số yếu tố liên quan 30 3.2.1. Đặc điểm chỉ số AST, ALT 30 3.2.2. Mức độ tăng AST, ALT ở các đối tượng nghiên cứu 31 3.2.3. Mối tương quan giữa số lượng tiểu cầu và chỉ số AST, ALT ở bệnh nhân SXHD 34 Chương 4 BÀN LUẬN 35 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu. 35 4.2. Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của các đối tượng tham gia nghiên cứu. 36 4.2.1. Triệu chứng lâm sàng 36 4.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng. 38 KẾT LUẬN 42 KHUYẾN NGHỊ 43
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bệnh án nghiên cứu Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
  10. ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, vector truyền bệnh là muỗi, hay gặp nhất là Aedes Agegypti. Trên thế giới có khoảng 3,6 tỷ người đang sống trong vùng có SXHD lưu hành, và hằng năm có tới 50 triệu đến 200 triệu ca nhiễm mới trong đó có 500.000 ca có biểu hiện bệnh nặng và 200.000 ca tử vong liên quan đến SXHD [38]. Trong vòng 50 năm qua, tỉ lệ mắc SXHD đã tăng gấp 30 lần [38]. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc SXHD cao nhất trong khu vực Đông Nam Á [3]. Theo WHO, tính đến ngày 19 tháng 12 năm 2021 nước ta đã có tổng số 70.944 trường hợp mắc SXHD, trong đó có 22 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2020 (133.321 trường hợp mắc, trong đó có 27 trường hợp tử vong), tuy số ca mắc đã giảm song dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp [44]. SXHD có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng từ không có triệu chứng cho tới những trường hợp có biểu hiện sốc, suy đa tạng và tử vong nếu không được đánh giá đúng và điều trị kịp thời. Cơ chế bệnh sinh của SXHD rất phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố bao gồm virus và đáp ứng của vật chủ, ảnh hưởng tới nhiều loại tế bào khác nhau như các tế bào đơn nhân, bạch cầu đa nhân, tiểu cầu, các tế bào kuffer ở gan lách, tế bào nội mạc mao mạch, … [36].Bệnh gây nên nhiều rối loạn quan trọng nhất là quá trình thoát huyết tương và rối loạn đông máu, SXHD cũng ảnh hưởng tới chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, thận, tim, hệ thần kinh trung ương,v.v... [24, 26, 34, 39, 52]. Có nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt độ men gan AST và ALT ≥200U/L là một yếu tố tiên lượng nặng [4]. Chức năng gan bị ảnh hưởng có thể được đặc trưng bởi các biểu hiện lâm sàng của tổn thương gan cấp tính như đau vùng hạ vị bên phải, gan to, vàng da, .... Các biểu hiện này thường gặp trên lâm sàng ở những bệnh nhân trong nhóm SXHD có dấu hiệu cảnh báo (DHCB). Các thay đổi về chức năng gan có thể biểu hiện sớm hơn thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng như các enzyme Aspartate Aminotransferase (AST), Alanin Aminotransferase (ALT), prothrombin, ... Trên thế giới có những nghiên cứu chỉ ra sự thay đổi của 1
  11. AST, ALT và mối liên quan với mức độ xuất huyết, mức độ nặng của bệnh [12, 22]. Tác động lên gan thường không có triệu chứng nhưng có thể không điển hình và có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Từ nồng độ transaminase tăng không có triệu chứng đến suy gan tối cấp, các biểu hiện khác nhau là một thách thức lớn đối với các bác sĩ điều trị bệnh này [47]. Tuy đã có rất nhiều nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh SXHD nhưng vẫn chưa có bằng chứng chính xác về những mối liên quan giữa dịch tễ, cận lâm sàng tới mức độ biểu hiện bệnh trên lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện E năm 2021” với hai mục tiêu: • Mục tiêu 1: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue. • Mục tiêu 2: Mô tả đặc điểm một số chỉ số cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue, mối liên quan tới triệu chứng lâm sàng và mức độ biểu hiện bệnh. 2
  12. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Dịch tễ học sốt xuất huyết Dengue 1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue 1.1.1.1. Trên thế giới Sốt xuất huyết Dengue là bệnh do muỗi truyền. Vector truyền bệnh là muỗi Aedes Aegypti và Aedes Albopictus [41]. Khí hậu thuận lợi cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ trong những thế kỉ 18, 19 và đầu thế kỉ 20 đã tạo điều kiện phát triển cho muỗi và là nguyên nhân bùng nổ những vụ dịch lớn trong khoảng thời gian này [27]. Theo báo cáo ngày 13/8/2020 của WHO, nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới vẫn tiếp tục ghi nhận số mắc và tử vong cao: − Malaysia: 66.199 mắc, 109 tử vong. − Phi-líp-pin: 55.160 mắc, 200 tử vong. − Singapore: 21.834 mắc. − Lào: 4.155 mắc, 9 tử vong. − Campuchia: 4.450 mắc, 5 tử vong. − Riêng khu vực châu Mỹ La Tinh, đã ghi nhận tổng số 1.992.477 mắc, 725 tử vong. Trong đó cao nhất tại Brazil (1.330.245/465), Paraway (220.234/73), Bolivia (83.533/19), Argentina (79.775/25), Colombia (67.560/36 tử vong), Mexico (55.048/28). [3] Bệnh lưu hành ở vùng nhiệt đới xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. [2] 3
  13. Hình 1.1: Biểu đồ số ca mắc, tỷ lệ mắc SXHD trên ứng dụng số liệu SXHD của WHO giai đoạn 2005-2017. Hình 1.2: Biểu đồ số ca tử vong, tỷ lệ tử vong do SXHD trên ứng dụng số liệu SXHD của WHO giai đoạn 2005-2017. EURO: Châu Âu PAHO: Châu Mỹ SEARO: Đông Nam Á WPRO: Tây Thái Bình Dương 4
  14. 1.1.1.2. Tại Việt Nam Trên toàn thế giới có 2,5 tỉ người sống trong khu vực có nguy cơ mắc SXHD trong đó 1,3 tỉ người thuộc về các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc cao trong khu vực [3]. Hình 1.3: Biểu đồ số mắc, tử vong do sốt xuất huyết tại Việt Nam giai đoạn 1980-2020[3] Tại Việt Nam, dịch bệnh có xu hướng xảy ra vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 và tập trung ở khu vực miền Nam và miền Trung. SXHD chủ yếu xảy ra ở nhóm người trên 15 tuổi, và khác nhau giữa các vùng miền: ở miền Nam, 57% số trường hợp là người trên 15 tuổi trong khi đó ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên gặp đa số ở người lớn [3]. Năm 2011, Việt Nam báo cáo có 69.680 ca nhiễm SXHD (61 người tử vong), trong tổng số 647 trường hợp chẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh học cho thấy kiểu huyết thanh chiếm ưu thế là DEN-1 (284 [42%] DEN-1, 217 [32%] DEN-2, 118 [18%] DEN-4 và 55 [8%] DEN-3) [13]. Nghiên cứu trên các bệnh nhân mắc SXHD tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2004-2014 thấy DEN-1 chiếm ưu thế trong những năm 2006,2007, 2009, 2014; DEN-2 chiếm ưu thế vào năm 2004, 2011; DEN-3 vào năm 2010 và DEN-4 là 2012 [6]. 5
  15. Như vậy có thể thấy ở Việt Nam lưu hành cả 4 loại type huyết thanh của virus Dengue, và tỉ lệ từng loại rất thay đổi theo từng giai đoạn cũng như giữa các vùng lãnh thổ khác nhau. Ước tính rằng trong năm 2016, chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân mắc SXHD là 115 đến 287 USD, tổng chi phí hàng năm là 94,87 triệu USD [28]. Năm 2011, chính phủ đã chi 5,57 triệu đô la Mỹ cho việc kiểm soát vector, trong đó có 1,08 triệu đô la Mỹ cho giám sát và 0,58 triệu đô la Mỹ cho công tác truyền thông giáo dục [28]. Năm 2021, theo ghi nhận báo cáo của WHO, Việt Nam có khoảng 70.944 trường hợp mắc và 22 trường hợp tử vong do SXHD[44]. Với tình hình dịch diễn ra phức tạp và có xu hướng ngày càng tăng hiện nay, đã đặt ra một áp lực rất lớn cho cả nền kinh tế và chăm sóc sức khỏe, đòi hỏi phải có biện pháp can thiệp hiệu quả. 1.1.2. Virus Dengue Bệnh SXHD do muỗi truyền, tác nhân gây bệnh là virus Dengue, một thành viên của nhóm Flavivirus, thuộc họ Flaviviridae. Virus Dengue hình cầu, đường kính 3550nm, chứa một sợi ARN. Bộ gen của virus có chiều dài 11.644 nucleotides, mã hóa cho 3 protein cấu trúc bao gồm protein C (lõi capsid), protein M (protein màng), protein E (protein vỏ bọc) và 7 protein phi cấu trúc (non- structural protein – NS) bao gồm NS1, NS2A, NS2B, NS3, NS4A, NS4B và NS5. Các protein cấu trúc là thành phần của hạt virus trưởng thành, các protein phi cấu trúc chỉ biểu hiện trong tế bào bị nhiễm và không được đóng gói để tạo thành hạt trưởng thành và chúng tham gia vào quá trình nhân lên của virus [16]. Dựa vào sự khác nhau về kháng nguyên và tính chất sinh học, người ta chia DENV thành 4 type huyết thanh bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4 [50]. 6
  16. 1.1.3. Vector truyền bệnh Hình 1.4: Hình vẽ muỗi Aedes aegypti DENV lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi Aedes, đây cũng là loài muỗi truyền bệnh Zika và Chikungunya. Hai loài hay gặp và đóng vai trò quan trọng nhất là Aedes agegypti (Ae. Aegypti) và Aedes alpopictus (Ae. Alpopictus) [14] 1.1.4. Vật chủ Ổ chứa virus là động vật linh trưởng và người bệnh. Khi nhiễm bất kì một trong 4 type huyết thanh nào sẽ có miễn dịch suốt đời với kiểu huyết thanh đó. Có sự miễn dịch chéo giữa các type huyết thanh của Dengue, và sự miễn dịch này chỉ tồn tại 2 đến 3 tháng sau lần nhiễm trùng nguyên phát, là một trong những yếu tố làm tăng mức độ nặng của bệnh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh không chỉ phụ thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi người mà còn liên quan đến các yếu tố như nhiễm trùng thứ cấp, tuổi, dân tộc, bệnh lý kèm theo, ... [14] [41] 1.1.5. Sự lây truyền của virus Dengue. Khi muỗi cái hút máu người bị bệnh, DENV sẽ theo máu truyền sang muỗi. Ngay sau khi hút máu người nhiễm bệnh, muỗi cái đã có khả năng truyền bệnh cho người lành khác. Virus nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi trong khoảng 8 đến 12 ngày và muỗi vẫn bị nhiễm bệnh cho đến hết đời, có nghĩa là muỗi vẫn có khả năng truyền bệnh trong hết vòng đời của nó (5-6 tháng). Virus cũng có mặt trong cơ quan sinh dục của muỗi và xâm nhập vào trong trứng đã 7
  17. phát triển tại thời điểm sinh sản vì vậy muỗi cái có thể truyền bệnh cho thế hệ sau.[14] Hình 1.5: Sự lây truyền của virus Dengue trong tự nhiên [21]. 1.1.6. Vaccine và các biện pháp phòng ngừa Do chưa có vaccine cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và hiệu quả nên việc phòng bệnh giữ một vai trò quan trọng và không kém phần hiệu quả. Các biện pháp can thiệp vào môi trường như quản lý tốt nguồn nước, loại trừ nơi sinh sản của muỗi. Các biện pháp bảo vệ cá nhân cũng nên được chú trọng như mặc quần áo dài để phòng muỗi đốt, ngủ màn đặc biệt là vào ban ngày, sử dụng các thuốc xịt muỗi, các phương pháp thiên nhiên để đuổi muỗi như sử dụng tinh dầu, lá xả, hương muỗi, …. Các biện pháp sinh học dựa trên chu kì sinh sản của muỗi, các mối quan hệ trong tự nhiên như con mồi, thiên địch, … cũng được áp dụng để làm giảm số lượng quần thể muỗi. Việc sử dụng hóa chất diệt muỗi một cách đồng bộ ở các khu dân cư, trường học, bệnh viện, công ty, …trong những mùa cao điểm của muỗi là một biện pháp hiệu quả, đơn giản và đang được áp dụng rộng rãi hiện nay. [14] 1.2. Cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết dengue Cơ chế bệnh sinh của SXHD đến nay vẫn chưa thực sự sáng tỏ, có rất nhiều nghiên cứu, giả thuyết được đặt ra về cơ chế của bệnh, Tuy nhiên đều có điểm chung là liên quan đến động lực của virus và đáp ứng của cơ thể. Kết quả là dẫn tới hai rối loạn cơ bản trong SXHD là thoát huyết tương và rối loạn quá 8
  18. trình đông máu, từ đó dẫn tới những biểu hiện lâm sàng của bệnh và trên xét nghiệm [25]. Các sản phẩm của quá trình miễn dịch như cytokin, các chất trung gian hóa học bao gồm TNF, IL-2, IL-6, IFN-g, …dẫn tới giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch gây thoát huyết tương mà chủ yếu là albumin vào khoảng gian bào. Khi quá trình này diễn ra quá mức sẽ dẫn đến giảm protein huyết thanh và cô đặc máu, gây giảm khối lượng tuần hoàn và nặng hơn là dẫn tới sốc, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong SXHD. Rối loạn đông máu là hậu quả của 3 quá trình bao gồm: giảm tiểu cầu, biến đổi thành mạch và rối loạn yếu tố đông máu gây ra các hình thái xuất huyết trên lâm sàng. Hai quá trình rối loạn này tạo thành một vòng xoắn bệnh lý, tình trạng thoát huyết tương làm quá trình rối loạn đông máu nặng hơn và ngược lại. [1] 1.3. Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết Dengue Bệnh SXHD có biểu hiện lâm sàng đa dạng từ không có triệu chứng đến triệu chứng lâm sàng nặng nề và có thể dẫn tới tử vong nếu không điều trị đúng cách. Sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 3- 15 ngày không triệu chứng, bệnh diễn biến đột ngột với 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục [37]. Hình 1.6: Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết dengue [2] 9
  19. 1.3.1. Lâm sàng 1.3.1.1. Giai đoạn sốt: Thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày với các triệu chứng kèm theo: − Sốt cao đột ngột, liên tục − Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn − Da xung huyết − Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. − Nghiệm pháp dây thắt dương tính. − Thường có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng và chảy máu mũi. Bên cạnh đó ta có thể bắt gặp gan to và mềm, sau vài ngày bị sốt, chảy máu âm đạo ở phụ nữ, …Giai đoạn này khó phân biệt giữa SXHD và sốt do nguyên nhân virus khác vì vậy nghiệm pháp dây thắt giúp ta nghĩ đến SXHD. Ngoài ra cũng khó phân biệt giữa các ca SXHD nặng và không nặng, vì vậy theo dõi các dấu hiệu cảnh báo là vô cùng quan trọng. [2, 41] 1.3.1.2. Giai đoạn nguy hiểm Hầu hết bệnh nhân hồi phục sau giai đoạn sốt mà không bước vào giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Giai đoạn này thường xảy ra vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh và kéo dài 24- 48 giờ. • Người bệnh còn sốt hay đã giảm sốt. • Có thể có các biểu hiện sau: − Đau bụng nhiều và liên tục, nhất là ở vùng gan. − Vật vã, li bì, lừ đừ. − Gan to > 2cm dưới bờ sườn, có thể đau. − Nôn nhiều. − Tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù nề mi mắt. 10
  20. − Trường hợp có sốc: vật vã, bứt rứt, ly bì, đầu chi lạnh, mạnh nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt kẹt có thể không đo được, nổi vân tím, tiểu ít, … − Xuất huyết nặng. Nguy cơ xuất huyết tăng ở người đang sử dụng chống đông, các thuốc NSAIDS, viêm gan mạn… và thường liên quan tới tình trạng sốc, giảm tiểu cầu. − Suy tạng: Một số trường hợp có thể có biểu hiện suy tạng như tổn thương gan nặng/ suy gan, thận, tim, phổi, não. Biểu hiện này có thể gặp ở người có hoặc không có sốc: + Tổn thương gan nặng, suy gan cấp, tăng men gan AST, ALT ≥ 1000U/L + Tổn thương/ suy thận cấp + Rối loạn tri giác (SXHD thể não) + Viêm cơ tim, suy tim, … [2, 41] 1.3.1.3: Giai đoạn hồi phục Nếu bệnh nhân sống sót sau giai đoạn nguy hiểm, hiện tượng tái hấp thu dịch diễn ra trong 48-72 giờ sau đó (thường diễn ra vào ngày thứ 7-10 của bệnh) và sức khỏe bệnh nhân dần cải thiện [41] − Người bệnh hết sốt, toàn trạng ổn định, thèm ăn, tiểu nhiều. − Có thể có phát ban hồi phục hoặc ngứa ngoài da. Đặc điểm của phát ban hồi phục được miêu tả như các đảo nhỏ màu trắng trong biển đỏ (“isles white in a sea of red”), ban đầu xuất hiện ở thân mình sau đó lan ra đầu, tứ chi. − Có thể có nhịp tim chậm, trong trường hợp quá tải dịch truyền có thể có suy hô hấp.[2] 1.3.2. Cận lâm sàng 1.3.2.1. Giai đoạn sốt: − Giai đoạn này ít có thay đổi trên cận lâm sàng: 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2