intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây Dứa thơm (Pandanus amaryllifolius Roxb.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

48
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu về đặc điểm thực vật của cây Dứa thơm; định tính được sơ bộ thành phần hóa học của lá cây Dứa thơm; chiết xuất, phân lập và xác định được cấu trúc của 02 hợp chất từ lá cây Dứa thơm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây Dứa thơm (Pandanus amaryllifolius Roxb.)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ------------------ VŨ THỊ HOÀI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY DỨA THƠM (Pandanus amaryllifolius Roxb.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC HÀ NỘI – 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ------------------ VŨ THỊ HOÀI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY DỨA THƠM (Pandanus amaryllifolius Roxb.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2016.Y Người hướng dẫn: PGS. TS. VŨ ĐỨC LỢI HÀ NỘI – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Em là Vũ Thị Hoài – sinh viên lớp K5 Dược học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là đề tài em đã chọn để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau 5 năm theo học chuyên ngành Dược học tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu này được hỗ trợ kinh phí từ đề tài cấp ĐHQGHN mã số: QG20.81 do PGS. TS Vũ Đức Lợi làm chủ trì đề tài. Để hoàn thành tốt khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Vũ Đức Lợi, Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu -Dược học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội; người thầy đã tận tâm hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên thuộc Bộ môn Dược liệu - Dược học cổ truyền Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tập thể quý thầy cô giáo trong Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết sức tận tình dạy dỗ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt 5 năm theo học tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn theo sát động viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó! Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2021 Sinh viên Vũ Thị Hoài
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt  (ppm)  (ppm = part per million) Độ dịch chuyển hóa học BHT hydroxytoluene butylated d Doublet dd Doublet doublet 13 C Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13 C-NMR Resonance Spectroscopy cacbon-13 Distortionless Enhancement DEPT Phổ DEPT by Polarization Transfer 2,2-diphenyl-1 DPPH Picrylhydrazyl Electrospray Ionization Mass Khối phổ đo bằng phương pháp ESI-MS Spectrometry ion hóa phun điện tử EtOAc Ethyl acetate EtOH Ethanol Ferric ion Reducing Thử nghiệm đánh giá khả năng FRAP Antioxidant Power khử ion sắt III
  5. 1 1 H Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân H-NMR Resonance Spectroscopy proton High Performance Liquid HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao Chromatography IR Infrared Spectroscopy Phổ hồng ngoại J (Hz) J coupling constant Hằng số ghép MeOH Methanol Minimun Inhibitory Nồng độ ức chế tối thiểu của MIC Concentration chất có hoạt tính kháng sinh 3- (4,5-Dimethylthiazol-2-yl) MTT -2,5-diphenyltetrazolium bromide RBD Required Beginning Date Ngày bắt đầu bắt buộc Reversed-Phase-High RP – HPLC Performance Liquid Sắc ký hấp phụ pha đảo Chromatography S Singlet SI Selective Index Hệ số chọn lọc PRODUCTION PART Quá trình phê duyệt phần sản PPAP APPROVAL PROCESS xuất
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phương Bảng 3.1 30 pháp hóa học Số liệu phổ NMR của hợp chất DT1 và hợp chất tham Bảng 3.2. 33 khảo Số liệu phổ NMR của hợp chất DT2 và hợp chất tham Bảng 3.3. 35 khảo
  7. DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 1.1. Cây Dứa sợi 4 Hình 1.2. Cây và quả dứa gỗ 5 Hình 1.3. Cây Dứa nhiếm 5 Hình 1.4. Cây Dứa thơm 7 Hình 1.5. Lá dứa sau khi thu hái 8 Công thức cấu tạo một số hợp chất phân lập từ lá cây Hình 1.6. 11 Dứa thơm Hình 3.1 Mặt trước và mặt sau của lá Dứa thơm 20 Hình 3.2 Đặc điểm vi phẫu lá Dứa thơm (10X) 21 Hình 3.3 Đặc điểm vi phẫu lá Dứa thơm (40X) 22 Hình 3.4 Đặc điểm vi phẫu bột dược liệu 22 Hình 3.5 Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ lá cây Dứa thơm 31 Hình 3.6 Sơ đồ phân lập 2 hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat 32 Hình 3.7 Cấu trúc hóa học chất DT1 34 Hình 3.8 Cấu trúc hóa học chất DT2 35
  8. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................... 3 1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm của chi Pandanus ....................................... 3 1.1.1. Vị trí phân loại chi Pandanus ........................................................... 3 1.1.2. Phân bố và đặc điểm thực vật chi Pandanus .................................... 3 1.1.3. Công dụng, tác dụng chi Pandanus .................................................. 6 1.2. Tổng quan về cây Dứa thơm ..................................................................... 6 1.2.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................ 6 1.2.2. Đặc điểm phân bố và thu hái ............................................................ 7 1.2.3. Thành phần hóa học .......................................................................... 8 1.2.4. Công dụng ....................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 15 2.1.1. Nguyên liệu ..................................................................................... 15 2.1.2. Hóa chất, trang thiết bị .................................................................... 15 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 16 2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật ........................................................ 16 2.2.2. Phương pháp định tính các nhóm chất hữu cơ có trong lá cây ....... 16 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 17 2.3.1. Xử lí và bảo quản mẫu .................................................................... 17 2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái ....................................................... 17 2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm vi học .......................................................... 17 2.3.4. Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong lá cây ........................... 18 2.3.5. Phương pháp chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất có trong lá cây ........................................................................................... 18 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................................................... 20 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Dứa thơm ................. 20
  9. 3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu ............................... 20 3.1.2. Đặc điểm vi phẫu lá ........................................................................ 21 3.1.3. Đặc điểm vi phẫu bột lá dược liệu .................................................. 22 3.2. Kết quả nghiên cứu về hóa học ............................................................... 23 3.2.1. Định tính thành phần hóa học trong lá cây ..................................... 23 3.2.2. Kết quả chiết xuất, phân lập một số hợp chất trong lá cây ............. 31 3.3. Bàn luận ................................................................................................... 36 3.3.1. Về đặc điểm thực vật và định tính các nhóm chất .......................... 36 3.3.2 Về chiết xuất và phân lập ................................................................. 37 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 40
  10. MỞ ĐẦU Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu nhiệt đới cùng độ ẩm cao, Việt Nam sở hữu một hệ sinh thái vô cùng phong phú và đa dạng. Cây cối sinh trưởng, phát triển mạnh, là nguồn tài nguyên quan trọng cho tiềm năng về dược liệu. Theo ước tính nước ta có trên 12000 loài thực vật bậc cao, trong số đó có khoảng 4000 loài được sử dụng làm thuốc. Ngày nay, khi nhu cầu về thuốc có nguồn gốc dược liệu ngày càng tăng, việc đi sâu vào nghiên cứu, xác minh các kinh nghiệm của y học cổ truyền và tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao đang rất được thế giới quan tâm [1]. Đặc biệt đối với Việt Nam, một đất nước giàu tài nguyên dược liệu, thì xu hướng phát triển các sản phẩm từ tự nhiên là một hướng đi đúng đắn. Thảo dược là đối tượng lý tưởng để các nhà khoa học sàng lọc và tìm ra các hoạt chất mới cho tác dụng mạnh, độc tính thấp, giảm thiểu chi phí nghiên cứu phát triển so với tổng hợp hóa học. Mỗi cây thuốc có chứa một hỗn hợp các hợp chất khác nhau, tuy nhiên trong mọi trường hợp hầu hết chưa xác định rõ hợp chất nào cho tác dụng điều trị. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thành phần hóa học của các loài cây đem lại ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao. Những tiến bộ trong định tính và định lượng các phân tử thuốc từ thực vật giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các thành phần và tác dụng của chúng. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nên hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, nhiều loại cây quý, có giá trị trong ngành thực phẩm, hương liệu, mỹ phẩm và dược liệu. Trong số đó có loài lá dứa thơm mà miền Trung và miền Nam thường gọi, còn miền Bắc gọi lá cơm nếp.Lá dứa có tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, thuộc họ dứa dại (pandanceae), một loại cây được trồng và mọc hoang phổ biến ở nước ta [2]. Theo dân gian, lá dứa là một loại dược liệu, hương liệu có mặt chính trong nhiều bài thuốc hỗ trợ và điều trị đái tháo đường, huyết áp, giảm căng thẳng,…Đây là một gợi ý cho nền y học hiện đại tiếp tục đi sâu và nghiên cứu. Đặc 1
  11. biệt, tiềm năng hỗ trợ điều trị căn bệnh tiểu đường nên được lưu tâm nhiều hơn. Để tìm hiểu nhiều tiềm năng của cây Dứa thơm để ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống, góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân, chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây Dứa thơm (Pandanus amaryllifolius Roxb.)” với những mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật của cây Dứa thơm. 2. Định tính được sơ bộ thành phần hóa học của lá cây Dứa thơm. 3. Chiết xuất, phân lập và xác định được cấu trúc của 02 hợp chất từ lá cây Dứa thơm. 2
  12. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm của chi Pandanus 1.1.1. Vị trí phân loại chi Pandanus Theo hệ thống phân loại thực vật APG IV (2016) [14], chi Pandanus có vị trí phân loại như sau: Giới Thực vật: Plantae Thực vật hạt kín: Angiospermae Thực vật một lá mầm: Monocots Bộ Dứa dại: Pandanales Họ Dứa dại: Pandanaceae Chi: Pandanus 1.1.2. Phân bố và đặc điểm thực vật chi Pandanus Chi dứa dại (Pandanus) thuộc họ Pandanaceae có khoảng 750 loài. Các loài đa dạng, khác nhau về kích thước, từ cây bụi nhỏ cao dưới 1m đến cây cỡ trung bình cao 20 m, thường có tán rộng, quả gai và tốc độ tăng trưởng vừa phải. Thân cây mập, tuỳ và từng loài có thể nhẵn hoặc sần, hình kim tự tháp , chúng thường có nhiều rễ gần gốc [3]. Lá cây dài, hẹp hình lưỡi gươm, xếp thành hình xoắn ốc ở ngọn, có thể có gai, có nhiều gai ở mép hơn là trên sống giữa. Lá của nhiều loại cho sợi có thể dùng để đan lát và lợp nhà. Hoa màu trắng thành chùm có mùi thơm. Hoa khác gốc, xếp thành bông mo, các hoa đực đơn độc hay thành cụm hoa kép, các hoa cái thường thòng xuống khi chín. Quả hình cầu hoặc hình lăng trụ có thể ở trên cây đến 12 tháng [3]. Gồm có tới 60 loài ở nhiệt đới cựu lục địa [3]. Ở nước ta có khoảng 16 loài và nhiều loài được sử dụng như: 3
  13. • Pandanus odoratissimus: dứa sợi Hình 1.1. Cây dứa sợi Những năm 1990, cây dứa sợi được trồng nhiều ở Nông trường Bến Nghè (Nghệ An), Bắc Cạn, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị dùng để cung cấp sợi dệt bao tải chịu mặn, chịu phân hóa học và chiết xuất hecogenin dùng làm thuốc . Các nhà khoa học Việt Nam gần đây đã phát hiện trong cây dứa có chứa chất Saponin chứa một lượng lớn, chất này khi gặp lửa sẽ tạo thành bột khí CO2 tự động dập tắt lửa, nhờ đặc tính đó mà người ta trồng hàng rào cây dứa sợi để chống cháy rừng. Cây dứa sợi có đời sống rất dài (15 năm) và trong chu kỳ sống chỉ ra hoa một lần. Hoa của nó phát triển với tố độ rất nhanh, mỗi ngày có thể cao thêm 15-20 cm, trong một tháng có thể cao đến 5-7 m. Sau khi hoa tàn, cây dứa sợi sẽ chết [3]. • Pandanus kaida Kurz: còn gọi là dứa gai, dứa gỗ thường mọc hoang hoặc được trồng để làm hàng rào. 4
  14. Hình 1.2. Cây và quả dứa gỗ Là loại cây nhỏ phân nhánh ở ngọn ,cao khoảng 2-4m, với rất nhiều rể phụ trong không khí thòng xuống đất. Lá ở ngọn, các nhánh hình dải, dài 1-2m, trên gân chính và hai bên mép có gai nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thòng xuống với những mo màu trắng, rời nhau. Hoa rất thơm, bông mo rất đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn [3]. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài khoảng 16-22cm, có cuống, màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô. Ra hoa quả vào mùa hè [4]. • Pandanus capusii Mart : dứa nhiếm Cây thường mọc hoang cao khoảng 2-3 m, mọc nhiều ở ven sông Sài Gòn, có trái giống như trái Mít đỏ [3]. Hình 1.3. Cây dứa nhiếm 5
  15. 1.1.3. Công dụng, tác dụng chi Pandanus Ở chi này bao gồm rất nhiều loài có thể kể đến như: Pandanus amaryllifolius, Pandanus tectorius, Pandanus boninensis, Pandanus fascicularis, Pandanus odorus, Pandanus veitchii, Pandanus dubius, Pandanus simplex…. Trong đó có một số loài đã được tìm hiểu và có nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh như: P. amaryllifolius: được quan tâm nhiều nhất đó chính là tác dụng chữa bệnh tiểu đường và bên cạnh đó cũng có nhiều tác dụng khác kể đến như điều trị phong hàn, chữa thấp khớp… Pandanus tectorius (dứa gai hay dứa dại): đã được nghiên cứu in vivo cho thấy tiềm năng chống nhiễm trùng. Chiết xuất của loài này cũng có hoạt động chống viêm và đang được phát triển để kiểm tra tính an toàn trên thực vật [44]. Thường dùng chữa sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), viêm đường tiết niệu, tiểu đường, chữa kiết lỵ. Ở Micronesia (quần đảo thuộc Mỹ) quả dứa dại chín có màu cam được dung trị bệnh trĩ và phòng bệnh ung thư [7]. Pandanus odorus: trong rễ cây có chứa acid 4-hydroxybenzoic có tác dụng tốt trong hạ đường huyết [33]. 1.2. Tổng quan về cây Dứa thơm 1.2.1. Đặc điểm hình thái Cây dứa thơm có tên khoa học: Pandanus amaryllifolius Roxb., thuộc chi dứa dại (Pandanus), họ Dứa dại (Pandanaceae). Hay còn có tên gọi khác: lá dứa thơm, cây cơm nếp, cây lá nếp. Là thực vật thân thảo, sinh sôi và phát triển ở miền nhiệt đới. Cây lá dứa thân dài khoảng 30 – 40 cm, hẹp khoảng 3 – 4 cm, thẳng giống như một lưỡi gươm. Ở giữa lá chụm lại theo một đường gân dọc theo thân lá. Mép lá nếp thơm không có 6
  16. gai, mặt trên màu xanh sẫm, bóng. Mặt dưới màu xanh hơn, đôi khi có thể phủ một lớp lông mịn bên ngoài [2]. Lá nếp thơm mọc thành bụi lùm cao đến 1m, thân rộng 1-3cm, chia nhánh trên một thân và rễ. Cây không có hoa. Lá có mùi thơm đặc trưng tương tự như mùi cơm nếp, để càng khô lá càng thơm [2]. Hình 1.4: Cây Dứa thơm 1.2.2. Đặc điểm phân bố và thu hái Lá dứa phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, nóng ẩm, dưới bóng râm. Tại Đông Nam Á, lá dứa thường được tìm thấy ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippin…[2] Ở Việt Nam, trước đây, lá dứa mọc hoang và được trồng ở khắp 3 miền. Nhưng hiện nay cây gần như không mọc hoang nữa mà phần lớn được trồng để thu hoạch lá. Lá dứa thơm thường phổ biến ở các tỉnh phía Nam để cho vào thức ăn như bánh, kẹo hoặc pha trà [2]. Cây lá dứa có thể thu hái quanh năm. Cả thân lá sau khi phơi khô hoặc tươi được sử dụng làm nguyên dược liệu. Cây có mùi thơm đặc trưng [2]. 7
  17. Hình 1.5: Lá dứa sau khi thu hái 1.2.3. Thành phần hóa học Trong các tài liệu của Việt Nam, tình hình nghiên cứu thành phần hóa học của cây dứa thơm là rất ít và chưa đề cập đến nhiều. Theo tài liệu nước ngoài thì thành phần chính của chất gây mùi thơm trong lá dứa thơm đó là: 2-Acetyl-1-pyrroline (2) ( khoảng 3%), 3-methyl-2(5H)-furanone (1) (trên 70%), ethylnol, propanol, 3- hexanol, 4-methylpentanol, 3- hexanone, 2-hexanone, 2,4,4-trimethylbut-2- enolide [24]. Bộ phận cho hương nếp là các lá bánh tẻ, lá để càng héo, càng thơm mùi cơm nếp, mùi bền ở nhiệt độ cao. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu tách chiết chất gây mùi hương nếp, người ta đã khẳng định chất mùi hương nếp chính là 2- acetyl-1-pyrroline [24]. Người ta nghiên cứu sự phụ thuộc của nồng độ của 2- acetyl-1- pyrroline với mùi thơm nếp của gạo tẻ thơm và các phương pháp điều chế công nghiệp của nó. Nồng độ của nó rất nhỏ (chỉ tính phần triệu). Trong gạo thơm với 7 phần tỷ của 2- acetyl-1-pyrroline thì gạo đã ó mùi hương nếp. Trong lá dứa thơm có hàm lượng 2- acetyl-1-pyrroline cao gấp hàng trăm và hàng ngàn lần so với gạo tám thơm. Trong lá dứa thơm ngoài chất thơm chính là 2- acetyl-1-pyrroline còn có một số chất khác góp phần tạo hương nếp [24]. Mặt khác người ta cũng xác định một số acid amin có trong lá dứa thơm khá cao, kém khoảng 3 lần so với hàm lượng acid amin của động vật. 8
  18. Thành phần hóa học chủ yếu trong lá dứa là: Nước, chất xơ, 3-metyl-2(5H)- furanon, 2-axetyl-1-pyrrolin, flavonoid, Alkaloid, pectin và tinh dầu. Flavanoid và phenolic Năm 2013, Ali Ghasemzadeh và Hawa Z. E. Jaafar đã xác định được năm flavonoid và ba acid phenolic trong chiết xuất P. amaryllifolius từ ba địa điểm khác nhau của Malaysia bằng RP-HPLC [21]. 5 loại Flavonoid được tìm thấy là Rinin, Epicatechin (3), Catechin (4), Kaempferol (5), Naringin. Với acid phenolic, người ta cũng xác định tổng hàm lượng bằng phương pháp quang phổ rồi phân tích HPLC. Ba loại acid phenolic được xác định là acid galic (6), acid cinnamic (7), acid ferulic (8). Alkaloid Năm 1992, Byrne đã tìm thấy một loại alkaloid có chứa vòng lactam, (+)- Pandamarine, từ lá P.amaryllifolius ở Isabela, Philippines, bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction) [15]. Năm 1993, bằng cách sử dụng các kỹ thuật NMR, Nonato và các cộng sự đã xác định ba loại alcaloid piperidine trong lá P.amaryllifolius ở Manila, Philippines: pandamarilactone-l (11), pandamarilactone-32 (12), pandamarilactone-31 (13). Tất cả các alcaloid piperidine này đều có bộ khung C9-N-C9 và có thể có nguồn gốc sinh học từ acid 4-hydroxy-4-methylglutamic [15]. Năm 1996, Sjaifullah và Garson đã xác định được Pandamarilactam-3x (14) và Pandamarilactam -3y (14) được tìm thấy ở Jambi, Indonesia [41]. Năm 2002, Takayama đã tách được hai loại Alkaloid norpandamarilactonine- A và -B (9), có một nhóm chức pyrrolidinyl-α,β-chưa bão hòa-g-lactone, trong nhóm chất pandamarilactonine alkaloids đã biết đến. [46]. 9
  19. Năm 2004, Salim và các cộng sự đã phân lập được 3 alkaloid mới [47] (hai loại alkaloid pyrrolidine và 6E pandanamine), cùng 5 alkaloid đã biết (6Z- Pandanamine, 6Z-Pandamarilactonine-A, 6Z-Pandamarilactonine-B, 6E- Pandamarilactonine-C, 6E-Pandamarilactonine-D) từ lá P.amaryllifolius thu thập ở West Java, Indonesia [11]. Pectin: Năm 2004, Ooi và các cộng sự đã tìm được một Pectin, được đặt là Pandanin, trong nước muối sinh lí chiết xuất từ lá P. amaryllifolius. Pandanin là một protein không bị glycosyl hóa với khối lượng phân tử là 8.0 kDal [29]. Năm 2006, Ooi và các cộng sự tiếp tục phân lập được hai protein khác từ dịch chiết nước muối sinh lí của lá Dứa thơm đã già, bằng phương pháp sắc kí ái lực, sắc kí trao đổi ion và sắc kí gel. Hai loại protein này là nonglycoprotein, với khối lượng phân tử là 18 và 13 kDa, lần lượt có các tiểu đơn từ 6.5 đến 9 kDa ở dạng heterodimer và homodimer [30]. (1) (2) (3) (4) (5) (6) 10
  20. (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) Hình 1.6. Công thức cấu tạo một số hợp chất phân lập từ lá cây Dứa thơm 1.2.4. Công dụng Theo dân gian lá dứa thơm được sử dụng làm hương nếp của gạo tám xoan. Lá dứa cho mùi hương nếp dễ chịu khi bỏ vào cơm, chè, trà, sữa đậu nành, bánh đúc, được dùng trong công nghiệp thực phẩm. Ngoài ra còn dùng nhuộm hồ do có màu xanh chlorophyl cho các lọai bánh thường dùng trong dân gian [2]. Lá dứa nổi bật với tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường và ngoài ra cũng có thêm một vài các tác dụng có vai trò không kém quan trọng. a. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu Tác dụng hạ đường huyết của chiết xuất nước PA Roxb (Trà lá dứa) ở người được thực hiện ở 30 người tham gia khỏe mạnh, sử dụng xét nghiệm OGTT tiêu 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2