Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đề xuất khả năng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành khai thác mỏ ở Việt Nam
lượt xem 14
download
Đề tài "Nghiên cứu đề xuất khả năng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành khai thác mỏ ở Việt Nam" xác định thực trạng quản lý và các vấn đề môi trường của ngành mỏ Việt Nam. - Đánh giá khả năng áp dụng KTTH cho ngành khai thác mỏ ở Việt Nam. - Đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng KTTH cho ngành khai thác mỏ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đề xuất khả năng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành khai thác mỏ ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG Nguyễn Hoàng Linh NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO NGÀNH KHAI THÁC MỎ Ở VIỆT NAM Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành: Khoa học môi trường (Chương trình đào tạo chuẩn) Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG Nguyễn Hoàng Linh NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO NGÀNH KHAI THÁC MỎ Ở VIỆT NAM Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành: Khoa học môi trường (Chương trình đào tạo chuẩn) Cán bộ hướng dẫn: TS Đào Văn Hiền Hà Nội - 2020
- LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn đến với Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, các thầy cô trong Khoa Môi Trường cùng toàn thể các thầy cô đã từng giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS. Đào Văn Hiền - Bộ môn Quản lý môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn em, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè đã luôn quan tâm, động viên giúp đỡ em, và gia đình đã luôn sát cánh, ủng hộ và cho em lời khuyên trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến ông Phùng Nguyên Hoàng – BQL Công ty Than Mông Dương, TS Nguyễn Thúy Lan, Giám đốc Trung tâm Môi trường Công nghiệp Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp thông tin để em có thể hoàn thành khóa luận của mình. Với kiến thức, thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên trong khóa luận còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Hoàng Linh i
- DANH MỤC VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CNH Công nghiệp hóa CODE Viện Tư vấn Phát triển CT Chỉ thị CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp EU Liên minh châu Âu HĐH Hiện đại hóa KTCB Khai thác chế biến KTTH Kinh tế tuần hoàn NQ Nghị quyết NSNN Ngân sách nhà nước OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PVN Tập đoàn Dầu khí Việt Nam QĐ Quyết định QH Quốc hội TKV Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam TSP Tổng bụi lơ lửng TSS Tổng chất rắn lơ lửng TTg Thủ tướng TW Trung ương UNEP Chương trình môi trường Liên hợp quốc UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc VLXD Vật liệu xây dựng XHCN Xã hội chủ nghĩa ii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp ........................................ 5 Bảng 2: Sản lượng khai thác/năm một số loại khoáng sản chủ yếu năm 2019 .......... 5 Bảng 3: Sản lượng khai thác trong giai đoạn 2015 – 2019 ...................................... 33 Bảng 4: Phân tích SWOT trong thực hiện mô hình Kinh tế tuần hoàn cho ngành khai thác mỏ ở Việt Nam .......................................................................................... 41 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Mô phỏng nền kinh tế tuần hoàn ................................................................. 15 Hình 2: So sánh mô hình kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn ............................ 17 Hình 3: Sơ đồ thứ bậc giá trị kinh tế của chất thải mỏ.............................................. 24 Hình 4: Vòng đời khai thác mỏ điển hình ................................................................. 25 Hình 5: Các bước phân tích SWOT trong khai thác mỏ ........................................... 28 Hình 6: Công ty cổ phần Than Mông Dương – Vinacomin ..................................... 32 Hình 7: Các cô lao công đang rửa các phần bụi đất trên đường đi ........................... 33 Hình 8: Kênh thải nước phía trước công ty than Mông Dương ................................ 34 Hình 9: Đất đá thải của công ty Than Mông Dương................................................. 34 iii
- Mục lục LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................. 3 1.1. Ngành khai thác mỏ ở Việt Nam........................................................................................... 3 1.1.1. Ngành công nghiệp khai thác mỏ ở Việt Nam .............................................................. 3 1.1.2. Vấn đề môi trường do hoạt động khai thác mỏ ở Việt Nam [8] ................................ 10 1.2. Tổng quan kinh tế tuần hoàn và áp dụng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khao thác mỏ. ................................................................................................................................................ 15 1.2.1. Khái niệm về Kinh tế tuần hoàn .................................................................................. 15 1.2.2. Nội dung, nguyên tắc của Kinh tế tuần hoàn [2] ........................................................ 17 1.2.3. Lợi ích của nền Kinh tế tuần hoàn trong phát triển bền vững [2] ............................ 19 1.2.4. Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khai thác mỏ. . 21 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 26 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 26 2.2.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu ............................................................ 26 2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường, phỏng vấn .................................... 26 2.2.3. Phương pháp đánh giá tổng hợp............................................................................ 27 2.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ............................................................................. 27 2.2.5. Phương pháp SWOT............................................................................................... 27 2.3. Cách tiếp cận [2]................................................................................................................... 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................. 30 3.1. Thực trạng bước đầu áp dụng mô hình nền kinh tế tuần hoàn trong ngành khai thác mỏ Việt Nam ................................................................................................................................ 30 3.1.1. Tổng quan về chính sách và pháp luật về quản lí môi trường trong hoạt động khai thác mỏ ..................................................................................................................................... 30 3.1.2. Nghiên cứu điển hình về thực trạng bước đầu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn của Công ty cổ phần Than Mông Dương – Vinacomin ....................................................... 32 3.1.3. Thực trạng bước đầu áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với ngành mỏ Việt Nam....... 35 3.2. Đánh giá khả năng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành khai thác mỏ ở Việt Nam sử dụng phương pháp SWOT ........................................................................................... 36 3.2.1. Điểm mạnh ............................................................................................................... 36 3.2.2. Điểm yếu................................................................................................................... 38 3.2.3. Cơ hội ....................................................................................................................... 39 3.2.4. Thách thức ............................................................................................................... 40 iv
- 3.3. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành khai thác mỏ ở Việt Nam .................................................................................................................... 41 3.3.1. Cơ chế chính sách .................................................................................................... 41 3.3.2. Kinh tế ...................................................................................................................... 43 3.3.3. Khoa học - Công nghệ ............................................................................................. 43 3.3.4. Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức ................................................................ 44 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 48 v
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay, thế giới đang đứng trước những thách thức lớn như dân số ngày càng gia tăng, các thành phố ngày càng mở rộng dẫn tới gia tăng nhu cầu tiêu thụ sẽ làm cho nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, biến đổi khí hậu, suy giảm hệ sinh thái, ô nhiễm và suy thoái môi trường... do mô hình phát triển thiếu tính bền vững của nền kinh tế truyền thống: khai thác tài nguyên trong môi trường tự nhiên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, thông qua quá trình sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng thải loại ra môi trường. Có thể nói rằng tăng trưởng dân số và đô thị hóa có liên quan chặt chẽ đến tiêu thụ khoáng sản. Khoáng sản, cùng với kim loại, được dùng để phục vụ cho xây dựng, công nghiệp, và đặc biệt là công nghiệp. Nhu cầu ngày càng tăng, nên chúng ta đòi hỏi cần có một lượng lớn tài nguyên khoáng sản dùng để cung cấp cho các ngành. Vì thế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. KTTH tuy là một khái niệm không mới đối với nhiều nước trên thế giới, nhưng còn khá mới và chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam. Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu trong nước cho thấy nền KTTH bước đầu được áp dụng tại Việt Nam nhưng với quy mô nhỏ, mang tính chất thử nghiệm chưa được nhân rộng. Vì thế trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay thì em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất khả năng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành khai thác mỏ ở Việt Nam”. Với đề tài này, em hi vọng sẽ góp phần thúc đẩy khả năng áp dụng KTTH cho Việt Nam, đặc biệt là trong ngành khai thác mỏ, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, làm đất nước trở nên giàu mạnh hơn. 1
- 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định thực trạng quản lý và các vấn đề môi trường của ngành mỏ Việt Nam. - Đánh giá khả năng áp dụng KTTH cho ngành khai thác mỏ ở Việt Nam. - Đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng KTTH cho ngành khai thác mỏ. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học - Góp thêm tư liệu liên quan đến KTTH, cụ thể là áp dụng mô hình KTTH trong ngành khai thác mỏ, một trong những vấn đề còn chưa có nhiều nghiên cứu. - Là tài liệu tham khảo cho những đề tài tương tự. - Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy áp dụng KTTH có hiệu quả, có thể áp dụng vào các ngành kinh tế nước nhà. b. Ý nghĩa thực tiễn Ngày nay, dân số ngày càng tăng khiến cho nhu cầu về mọi mặt cũng tăng theo, trong đó có nhu cầu về năng lượng, nhiên liệu. Việc tiêu thụ ngày càng tăng khiến chúng ta đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nghiên cứu giúp nâng cao được nhận thức, hiểu biết, về tầm quan trọng của KTTH và áp dụng KTTH vào thực tiễn, qua việc khai thác hợp lý của ngành mỏ ở Việt Nam. 2
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Ngành khai thác mỏ ở Việt Nam 1.1.1. Ngành công nghiệp khai thác mỏ ở Việt Nam Ngành mỏ là một tổ hợp đa ngành kỹ thuật – công nghệ liên quan tới các công tác xây dựng mỏ, khai thác mỏ, làm giàu, chế biến khoáng sản phục vụ cho nền kinh tế quốc dân như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải … Khoáng sản có thể được khai thác dưới lòng đất, dưới đáy biển và đại dương. Hiện nay, ngành mỏ tiến hành khai thác các loại khoáng sản dạng rắn (than, quặng, vật liệu xây dựng), dạng khí (khí đốt) và dạng lỏng (nước khoáng, nước nóng, nước ngầm, dầu mỏ). Tại một số nước, người ta đã bắt đầu khai thác nhiệt năng trong lòng đất. Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng về chủng loại gồm các nhóm khoáng sản nhiên liệu (dầu khí, than); nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, cromit, titan, mangan); nhóm khoáng sản kim loại màu (boxit, thiếc, đồng, chì-kẽm, antimon, molipden); nhóm khoáng sản quý (vàng, đá quý); nhóm khoáng sản hoá chất công nghiệp (apatit, cao lanh, cát thuỷ tinh); nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát). Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng và phong phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau nằm phân bố rải rác tại 46/63 tỉnh thành trên cả nước. Một số địa phương có trữ lượng khoáng sản đa dạng về chủng loại được cấp phép khai thác như: Thái Nguyên (có 19 loại khoáng sản rắn), Sơn La (14 loại), Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Hải Phòng, Yên Bái... Ngoài ra, còn có 18 khu vực có lượng khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên tổng diện tích 182,7 ha phân 3
- bố tại các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hải Dương, Nghệ An, Quảng Nam. Công nghiệp khai khoáng Việt Nam bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ 19 do Pháp khởi xướng, từ năm 1955 [11], Việt Nam đã tiếp quản, duy trì và phát triển các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản. Đến nay, đã tiến hành điều tra cơ bản, thăm dò và phát hiện mới trên thêm rất nhiều điểm khoáng và mỏ. Đã đánh giá được một số loại khoáng sản có giá trị công nghiệp và trữ lượng dự báo lớn như: dầu – khí, than, sắt, đồng, titan, bôxit, chì kẽm, thiếc, apatit, đất hiếm, các khoáng sản làm vật liệu xây dựng và một số loại khoáng sản khác. Nhiều loại khoáng sản đã được khai thác phục vụ cho nhu cầu trong nước và một phần cho xuất khẩu. Tình hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu ở Việt Nam Do tính chất và mục đích sử dụng của từng nhóm khoáng sản, đối với một số loại khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn, Chính phủ Việt Nam giao cho một số doanh nghiệp nhà nước đảm nhận vai trò nòng cốt, cụ thể như sau [11]: - Khai thác và chế biến dầu khí giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. - Khai thác và chế biến than và các khoáng sản khác giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). - Khai thác và chế biến khoáng sản hoá chất (apatit) chủ yếu giao cho Tập đoàn Hoá chất Việt Nam. - Khai thác, chế biến quặng sắt chủ yếu do Tổng công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Vinacomin thực hiện. - Khai thác, chế biến vật liệu xây dựng chủ yếu giao cho Tổng công ty Xi măng Việt Nam và các doanh nghiệp ngành xây dựng, giao thông vận tải thực hiện (ngành khoáng sản VLXD do Bộ Xây dựng quản lý). 4
- Ngoài ra các điểm mỏ khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ ở các địa phương có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần Bảng 1: Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp Tháng 11 11 tháng năm 2019 năm 2019 Thực hiện Ước tính Cộng dồn 11 Đơn vị so với so với tháng 10 tháng 11 tháng năm tính cùng kì cùng kì năm 2019 năm 2019 2019 năm trước năm trước (%) (%) Than đá Nghìn tấn 4028,9 3706,4 42048,3 106,4 111,2 Dầu mỏ Nghìn tấn 920,0 860,0 10231,9 89,6 92,8 Khí đốt Triệu m3 835,9 780,0 9373,7 89,7 101,2 Khí hóa Nghìn tấn 70,0 72,5 885,3 91,6 107,4 lỏng Xăng Nghìn tấn 940,4 575,5 10472,4 55,5 123,9 dầu Theo số liệu của Tổng Cục thống kê ở bảng 1, sản lượng khai thác của một số mỏ nhìn chung khá cao. Mặc dù tháng 11 năm 2019 sản lượng có thấp hơn so với cùng kì năm trước nhưng sản lượng của 11 tháng năm 2019 so với cùng kì năm trước hầu như là tăng. Bảng 2: Sản lượng khai thác/năm một số loại khoáng sản chủ yếu năm 2019 [5] Dầu thô 12,1 triệu tấn (11 tháng) Than 40,5 triệu tấn 5
- Quặng sắt 3,0 triệu tấn Quặng apatit 2,4 triệu tấn Đồng 50 ngàn tấn Trong những năm qua, ngành khai thác mỏ đã đóng vai trò quan trọng và tích cực trong sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam và nền kinh tế đất nước. Đã cơ bản đáp ứng đủ và kịp thời nguyên liêụ cho nền kinh tế quốc dân như ngành than đã cung ứng đầy đủ và kịp thời nguyên liệu cho ngành điện, xi măng, hoá chất, giấy; khoáng sản thiếc, chì kẽm, sắt đã cung ứng đủ cho ngành luyện kim; khoáng sản apatit đã cúng cấp đủ cho ngành hoá chất, phân bón. Đồng thời khoáng sản và sản phẩm chế biến của khoáng sản đã có một phần xuất khẩu. Trong năm 2019, hai loại khoáng sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là dầu khí và than (Theo bảng 2). Chính sách phát triền công nghiệp khai khoáng Chiến lược phát triển khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 với các nội dung chủ yếu sau: Quan điểm phát triển - Khoáng sản Việt Nam là tài nguyên không tái tạo, có trữ lượng hạn chế, vì vậy, phải được điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ tốt môi trường sinh thái, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng tại các địa bàn có khoáng sản. - Xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản với công nghệ hiện đại, phù hợp điều kiện của Việt Nam, nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản và mức độ chế biến sâu khoáng sản. 6
- - Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, thăm dò khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên. Thí điểm việc đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản để tiến tới thực hiện rộng rãi phương pháp quản lý trên. - Không khuyến khích việc hợp tác đầu tư đối với khâu thăm dò và khai thác khoáng sản, trừ trường hợp đặc biệt (đối với dầu khí, than đồng bằng Sông Hồng, đất hiếm, …) trong giai đoạn đầu cần thu hút kỹ thuật, vốn, thị trường. - Hợp tác đầu tư tập trung vào các khâu chế biến sâu các loại khoáng sản bauxit, titan, đất hiếm. - Tăng cường và xiết chặt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, sửa đổi và bổ sung Luật Khoáng sản để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ và đầy đủ cho công tác hoạt động khoáng sản. Về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, 2 khoáng sản có kim ngạch xuất khẩu lớn, đó là dầu khí và than. - Dầu khí [13] Việt Nam có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn và cũng là nơi có triển vọng dầu khí lớn. Hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở Việt Nam đã được bắt đầu triển khai ở miền võng Hà Nội và vùng trũng An Châu từ những năm 1960 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Ở thềm lục địa phía Nam, công việc này được các công ty nước ngoài như Mobil, Pecten,... tiến hành từ những năm 1970. Đến nay công tác tìm kiếm thăm dò đã xác định được trữ lượng dầu khí của Việt Nam có thể thu hồi và cơ bản đánh giá tiềm năng dầu khí của Việt Nam đủ khả năng cân đối bền vững cho hoạt động khai thác dầu khí, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước trong thời gian tới. 7
- Từ điểm mốc khai thác m3 khí đầu tiên vào tháng 6/1981 và khai thác tấn dầu thô đầu tiên vào tháng 6/1986, đến nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang khai thác 25 mỏ dầu khí ở trong nước và 10 mỏ ở nước ngoài với tổng sản lượng khai thác đến nay đạt trên 455 triệu tấn quy dầu (trong đó, khai thác dầu là trên 346 triệu tấn và khai thác khí là trên 108 tỷ m3), doanh thu từ bán dầu đạt trên 140 tỷ USD, nộp NSNN từ xuất/bán dầu đạt trên 67 tỷ USD. Các dự án trọng điểm như Dự án phát triển khai thác khí lô B, 48/95, 52/97; Liên hợp Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, Tổ hợp hoá dầu miền Nam, Đường ống dẫn khí Nam Con Sơn giai đoạn 2, Đường ống dẫn khí Lô B – Ômôn… đang được Petrovietnam tích cực triển khai để sớm đưa vào vận hành nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhiên/nguyên liệu cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước và cung cấp cho ngành công nghiệp hóa dầu những sản phẩm mới, góp phần tích cực giảm nhập siêu cho nền kinh tế. Song song với việc đầu tư phát triển ở trong nước, PVN đã tích cực tìm kiếm, mở rộng đầu tư ra nước ngoài; đến nay Tập đoàn đã ký kết 26 hợp đồng dầu khí, trong đó đang triển khai thực hiện 19 hợp đồng tại 14 nước trên thế giới. - Than [12] Trong nhiều thập niên qua, ngành than đã từng bước phát triển đi lên, đạt được rất nhiều thành tích to lớn, luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao. Năm 1996, ngành than được Nhà nước phong tặng phần thưởng cao quý Huân chương Sao Vàng. Năm 2005, ngành than tiếp tục được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (Vinacomin) là một trong ba tập đoàn kinh tế mạnh cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nhưng đến 8
- nay với nhiều lý do khác nhau ngành than đang đứng trước những thách thức to lớn, khó vượt qua được để tiếp tục giữ vững vị thế của mình. Không chỉ tập trung khai thác, tăng sản lượng, TKV đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng sản lượng khai thác và đặc biệt là tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước. Với các mỏ hầm lò, TKV tăng cường sử dụng công nghệ khai thác hiện đại như hệ thống cơ giới hóa đồng bộ khai thác than cùng các hệ thống khai thác giếng đứng sâu đến -350 và - 500 mét. Với các mỏ lộ thiên, Tập đoàn đã đầu tư các loại ô tô vận tải chở đất đá có tải trọng lên đến 130 tấn, khai thông các mỏ lộ thiên để tạo ra những khai trường lớn hơn, từng bước băng tải hóa vận chuyển than, đất đá và sử dụng công nghệ vận tải liên hợp ô tô - băng tải tại Mỏ than Cao Sơn với công suất 20 triệu m3/năm để giảm giá thành và cải thiện bờ mỏ. Cùng với đó, Tập đoàn đẩy mạnh hiện đại hóa khâu sàng tuyển, dịch vụ cung ứng than... Trong chiến lược phát triển của ngành Than giai đoạn 2016-2020, TKV đặt mục tiêu năng suất lao động tăng 4%/năm, thu nhập bình quân của người lao động tăng 3%/năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, năng suất lao động đã tăng cao hơn nhiều do chương trình ứng dụng công nghệ cơ giới hóa, tin học hóa, tự động hóa đã phát huy hiệu quả. Chẳng hạn như, chỉ tính từ đầu năm đến nay, với nhiều giải pháp nâng cao năng suất lao động, năng suất lao động của các đơn vị sản xuất, tiêu thụ than đã tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018. Cụ thể, theo tổng hợp, năng suất lao động tính theo sản lượng than tiêu thụ quy đổi của các đơn vị trong khối sản xuất, kinh doanh than tính đến hết tháng 8/2019 đạt 331 tấn/người, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018. Năng suất lao động tính theo doanh thu của các đơn vị trong khối sản xuất than 8 tháng đầu năm 2019 đạt 0,68 tỷ đồng/người, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2018. Do vậy, tiền lương bình quân 2 năm nay đều tăng mỗi năm trên 5%. 9
- 1.1.2. Vấn đề môi trường do hoạt động khai thác mỏ ở Việt Nam [8] Các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản được liệt vào loại các hoạt động công nghiệp có nhiều các tác động môi trường tiêu cực. Các hoạt động khoáng sản có tác động lên hầu hết các thành phần môi trường vật lý: đất, nước, không khí; môi trường sinh thái: thảm thực vật, loài động vật hoang dã, cây trồng, vật nuôi; môi trường cảnh quan, du lịch, di tích lịch sử và văn hoá…; môi trường lao động: người lao động, sức khoẻ cộng đồng; cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông, cung cấp điện, thuỷ lợi, công trình công cộng…; môi trường kinh tế: thay đổi cơ cấu kinh tế, chênh lệch mức sống…; môi trường văn hoá xã hội: tập quán, cộng đồng dân cư, trình độ dân trí… Đặc thù của dự án khai thác chế biến khoáng sản thường bao gồm 4 giai đoạn: - Giai đoạn chuẩn bị - Giai đoạn thi công xây dựng cơ bản mỏ - Giai đoạn khai thác mỏ - Giai đoạn đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường. Mỗi giai đoạn nói trên đều phát sinh các loại chất thải khác nhau, dẫn tới các tác động tới môi trường cũng khác nhau, tuy nhiên khóa luận chỉ tập trung chủ yếu vào giai đoạn khai thác mỏ do giai đoạn này gây ra nhiều tác động môi trường. Giai đoạn khai thác mỏ gồm: - Khai thác mỏ tại các khai trường hoặc tại các hầm lò; - Tuyển khoáng sản trong xưởng tuyển khoáng; - Vận hành các hệ thống xử lý ô nhiễm: hệ thống kiểm soát khí bụi thải, hệ thống bãi đất đá thải, hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, chất thải nguy hại… 10
- Các tác động tới môi trường từ các nguồn chất thải Tác động từ nước thải Nước vệ sinh công nghiệp Loại nước thải này phát sinh chủ yếu trong giai đoạn thi công cơ bản, giai đoạn sản xuất mỏ và giai đoạn đóng cửa mỏ cải tạo phục hồi môi trường. Nguồn phát sinh chủ yếu từ quá trình vệ sinh máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị thi công.. Loại nước thải này phát sinh không quá lớn, tuy nhiên cũng ảnh hưởng tới môi trường nếu không có biện pháp xử lý các thành phần như chất rắn lơ lửng, dầu mỡ. Nước thải mỏ từ khai trường lộ thiên và hầm lò: Nguồn phát sinh nước thải mỏ khu vực khai trường lộ thiên chủ yếu là nước ngầm và nước mưa chảy vào moong khai thác. Đối với khai thác hầm lò thì nguồn nước chủ yếu là nước ngầm theo các đường lò chảy ra ngoài. Thông thường phải dùng bơm để bơm loại nước thải này ra khỏi moong khai thác. Đặc trưng của nước thải loại mỏ than: chủ yếu là có độ axit nhẹ từ khoảng pH 4-5 với hàm lượng cao một số kim loại như Fe, Mn. Ngoài ra độ đục và hàm lượng các chất rắn lơ lửng cao. Nguyên nhân độ pH thấp trong nước thải mỏ than là do trong than có pyrit (FeS2) đi kèm. Đối với khai thác quặng kim loại như chì-kẽm, thiếc, đồng… thì khả năng nước thải mỏ có độ pH cũng dao động từ pH 2-7, tùy đặc điểm thân quặng, các thành phần khoáng đi kèm với quặng gốc. Khả năng các chất ô nhiễm khác bao gồm: hàm lượng các kim loại nặng như Pb, Cd, Mn, Hg, As, TSS. 11
- Khối lượng nước thải mỏ phát sinh tùy thuộc vào điều kiện địa chất khu vực, độ sâu khai thác, mực nước ngầm khu vực, diện tích khai thác. Ví dụ để sản xuất 1 tấn than thì sẽ thải ra khoảng 1-3 m3 nước thải mỏ [6]. Nước thải từ xưởng tuyển: Nguồn phát sinh nước thải từ xưởng tuyển chủ yếu nước thải từ rửa quặng. Đối với nhà máy tuyển than: toàn bộ lượng nước này được thu gom và tuần hoàn trở lại sản xuất, không thải ra môi trường. Đối với các nhà máy tuyển quặng như bôxit, sắt, chì-kẽm, đồng, thiếc: nước thải từ công đoạn này được thải cũng với một khối lượng lớn các thành phần rắn/quặng ít có giá trị kinh tế và cùng vào hồ hoặc đập thải quặng đuôi. Nước thải loại này có pH dao động từ pH 6-8, TSS cao, có hàm lượng cao một số hợp chất hữu cơ do trong khâu tuyển quặng có sử dụng hóa chất tuyển, tuy nhiên hàm lượng các chất hữu cơ này không tồn tại lâu trong nước mà chỉ duy trì trong khoảng thời gian ngắn hạn. Ngoài ra hàm lượng một số kim loại độc hại có khả năng cao so với quy chuẩn cho phép thải ra môi trường, như: Cd, As, Ni, Hg, … [7]. Tác động từ bụi và khí thải Bụi, khí thải phát sinh do hoạt động của các máy thi công Trong các giai đoạn triển khai dự án KTCB khoáng sản, các máy/thiết bị thi công sử dụng tại công trường bao gồm: máy xúc, ô tô, máy gạt, máy phát điện, máy đầm nén, máy trộn bê tông,… khi hoạt động cũng phát sinh các loại chất ô nhiễm như : SO2, NOx, bụi PM10, CO. Bụi, khí thải phát sinh do hoạt động xây dựng hoặc phá dỡ các công trình trên mặt bằng sân công nghiệp 12
- Các hoạt động có thể làm phát sinh bụi và khí thải từ khu vực này như sau: - Bốc dỡ, tập kết hoặc tháo dỡ nguyên vật liệu xây dựng; - Thi công xây dựng phần móng và thân công trình; - Hàn, cắt, cưa.. kim loại Bụi, khí thải phát sinh do hoạt động khoan lỗ mìn và nổ mìn Khu vực phát sinh bụi khi khoan lỗ mìn chính là diện tích khai trường để thực hiện khoan phá đất đá khối, và thay đổi theo hộ chiếu nổ mìn. Thời gian phát sinh bụi là thời gian mỏ hoạt động hàng ngày. Bụi sinh ra trong quá trình nổ mìn chủ yếu là bụi TSP và bụi PM10. Trong đó bụi PM10 chiếm 52% lượng bụi TSP. Bụi, khí thải phát sinh do hoạt động tuyển khoáng Tại khu vực nghiền, đập, sàng, phân loại kích thước quặng thô sau khi chở từ khai trường về nhà máy tuyển quặng (trừ than, bauxit), thải lượng bụi TSP và bụi PM10 theo hệ số phát thải của từng khu vực tuyển khoáng như khu vực nghiền sơ bộ, nghiền thứ cấp, nghiền ướt, nghiền khô với băng tải kín/hở cũng sẽ rất khác nhau. Khí/hơi hóa chất phát sinh tại khu vực dây chuyền chế biến sử dụng hóa chất tuyển Quá trình tuyển nổi quặng chứa sulphua thường sử dụng hóa chất xanthate. Chúng có xu hướng phân hủy trong môi trường ẩm hoặc nhiệt hoăc pH thấp thành dạng hơi CS2. Phần lớn xanthathate bám vào bọt tinh quặng và được thu hồi trong quá trình tuyển nổi, còn khoảng 1% còn lại được thải vào hồ thải quặng đuôi. Tác động từ chất thải rắn Chất thải rắn nguy hại 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này
121 p | 902 | 169
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tính toán lưới và áp dụng giải bài toán trong an toàn thông tin
66 p | 368 | 123
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty Unilever Việt Nam - Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
102 p | 425 | 115
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thử nghiệm chế biến rượu vang chuối
89 p | 458 | 82
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và mô phỏng mạng truy nhập quang FTTX
89 p | 297 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam
119 p | 387 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu công tác quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội
125 p | 262 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Núi Cốc , Thái Nguyên
114 p | 444 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt Tiêu đen (Piper nigrum L.) ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
53 p | 397 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
121 p | 258 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạt động marketing-mix của Công ty Cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam
68 p | 475 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu xử lý Amoni bằng phương pháp sinh học sử dụng các vi khuẩn tự dưỡng
59 p | 268 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
107 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình xúc tiến và hỗ trợ thương mại điện tử cho doanh nghiệp - Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
98 p | 161 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và ứng dụng kiểm thử tự động sử dụng Puppeteer - CodeceptJS cho Công ty TNHH Seta - International Việt Nam
41 p | 105 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
141 p | 46 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
68 p | 16 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng tích hợp tại thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Bắc Giang
13 p | 141 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn