intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế

Chia sẻ: Thangnamvoiva30 Thangnamvoiva30 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

93
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã tiếp cận cơ sở lý luận hiện đại về XHTD, phân tích hiện trạng và kiểm chứng các chỉ tiêu đánh giá trong XHTD doanh nghiệp nội bộ ACB, từ kết quả nghiên cứu, đề tài này sẽ cho thấy những thành tựu cũng như những hạn chế tồn tại trong hệ thống XHTD doanh nghiệp đang được xây dựng tại ACB; nhận thấy rõ các yếu tố khách quan cũng như chủ quan trong việc xét duyệt khách hàng doanh nghiệp;... Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế

Lời Cảm Ơn<br /> <br /> Đ<br /> <br /> ại<br /> họ<br /> cK<br /> in<br /> h<br /> <br /> tế<br /> H<br /> uế<br /> <br /> Để hoàn thành Khóa luận này, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành<br /> tới quý Thầy Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế, khoa Kế toán –<br /> Kiểm toán, cũng như các thầy cô giáo khác đã truyền đạt cho tôi<br /> những kiến thức vô cùng quý giá trong suốt những năm được học trên<br /> ghế nhà trường. Cám ơn các thầy cô đã không ngừng nghiên cứu và<br /> chia sẻ cho tôi không chỉ những kiến thức mà còn những kinh nghiệm<br /> vô giá về cả công việc và cuộc sống.Những kinh nghiệm ấy chính là<br /> nền tảng quan trọng cho công việc sau này.Một lần nữa tôi xin chân<br /> thành cám ơn tất cả những người thầy, người cô đã tận tình dạy dỗ tôi.<br /> Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Thầy giáo Thạc sĩ<br /> Hoàng Giang đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện<br /> và hoàn thành đề tài này.<br /> Tôi xin trân trọng cám ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương<br /> mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế, các anh chị phòng Khách<br /> hàng doanh nghiệp và các phòng ban khác đã tích cực hướng dẫn,<br /> tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại ngân<br /> hàng.<br /> Sau cùng, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến gia đình,<br /> bạn bè, những người luôn động viên, giúp đỡ và cùng tôi phấn đấu<br /> để đạt được những kết quả tốt hơn.<br /> Xin kính chúc quý Thầy Cô trường Đại học Kinh tế Huế, tập<br /> thể cán bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh<br /> Huế sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như<br /> trong cuộc sống.<br /> Tôi xin chân thành cám ơn!<br /> Huế, ngày 19 tháng 05 năm 2015<br /> Sinh viên<br /> Nguyễn Đặng Hương Giang<br /> <br /> 1<br /> <br /> tế<br /> H<br /> uế<br /> ại<br /> họ<br /> cK<br /> in<br /> h<br /> Đ<br /> <br /> PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1. Sự cần thiết của đề tài<br /> Trong danh mục tài sản của các ngân hàng thương mại (NHTM), chiếm tỷ<br /> trọng lớn là hoạt động tín dụng (chiếm 50 – 70% tổng thu nhập), tuy nhiên chất<br /> lượng tín dụng hiện nay vẫn chưa cao. Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín<br /> dụng là 3,8%, tỷ lệ nợ xấu theo kết quả phân loại của ngân hàng Nhà nước (NHNN)<br /> là 5,3% tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng.[1] Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, khi kinh<br /> tế trong và ngoài nước có nhiều biến động như sự tụt dốc của thị trường chứng<br /> khoán, diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản, giá vàng lên xuống thất<br /> thường và sự đổ vỡ của nhiều chủ nợ tín dụng “đen” đã làm ảnh hưởng không nhỏ<br /> <br /> tế<br /> H<br /> uế<br /> <br /> đến chất lượng tín dụng. Các rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác<br /> nhau, tuy nhiên thường chung một hệ quả là khách hàng không thực hiện được hoặc<br /> không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn.<br /> <br /> Cụ thể trong năm 2014, ngành ngân hàng không thể không nhắc tới những<br /> <br /> ại<br /> họ<br /> cK<br /> in<br /> h<br /> <br /> sai phạm nghiêm trọng liên quan đến chất lượng tín dụng đã gây thất thoát hàng<br /> nghìn tỷ đồng tại các NHTM. Mà nguyên nhân chính xuất phát từ sự thiếu kiểm<br /> soát trong quá trình xếp hạng tín dụng (XHTD), kể đến như: chiếm đoạt hơn 1.000<br /> tỷ đồng tại Đắk Nông do doanh nghiệp đã làm giả các loại hồ sơ, giấy tờ khi làm<br /> thủ tục tạm ứng vay vốn giải ngân tại 3 ngân hàng hayAgribank nhận “thế chấp ảo”<br /> để doanh nghiệp rút ruột nghìn tỷ thật. Những nguy cơ rủi ro này không thể chắc<br /> <br /> Đ<br /> <br /> chắn loại trừ hoàn toàn, mà chỉ có thể hạn chế, đề phòng. Và XHTD được xem là<br /> biện pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ công tác ra quyết định và quản lý tín dụng.<br /> Hiện tại, Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Á Châu cũng đã xây<br /> dựng hệ thống XHTD cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp, xem như một tiêu<br /> chí đánh giá khi xét cấp tín dụng. Hệ thống XHTD khách hàng doanh nghiệp được<br /> triển khai và hoàn thiện trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010 và áp dụng cho đến nay<br /> đã thể hiện được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động tín dụng.<br /> [1] Bà Nguyễn Thị Hồng, phó thống đốc NHNN, www.cafef.vn<br /> <br /> 3<br /> <br /> Mặc dù vậy, hệ thống XHTD vẫn còn hạn chế, chưa phản ánh đúng tình hình<br /> thực chất của khách hàng làm cho công tác quản trị điều hành trong hoạt động tín<br /> dụng, quản lý rủi ro tín dụng gặp nhiều trở ngại. Và đặc biệt, sự cố tháng 08 năm<br /> 2012 cũng đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của Ngân hàng TMCP Á<br /> Châu (ACB). Theo ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch HĐQT ACB cho biết: “Sẽ mất 3<br /> năm để xử lý triệt để, toàn diện sự cố diễn ra ở ACB vào năm 2012”. Do đó, ACB<br /> cần phải nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo hiệu quả về tài chính.<br /> Sau quá trình tìm hiểu, nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của<br /> XHTD khách hàng doanh nghiệp trong ngân hàng thương mại nói chung và Ngân<br /> <br /> tế<br /> H<br /> uế<br /> <br /> hàng TMCP Á Châu nói riêng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hệ<br /> thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ<br /> phần Á Châu – Chi nhánh Huế”.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> <br /> ại<br /> họ<br /> cK<br /> in<br /> h<br /> <br /> Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu những vấn đề sau:<br /> - Tiếp cận cơ sở lý luận hiện đại về XHTD, phân tích hiện trạng và kiểm<br /> chứng các chỉ tiêu đánh giá trong XHTD doanh nghiệp nội bộ ACB;<br /> - Từ kết quả nghiên cứu, đề tài này sẽ cho thấy những thành tựu cũng như<br /> những hạn chế tồn tại trong hệ thống XHTD doanh nghiệp đang được xây dựng tại<br /> ACB; nhận thấy rõ các yếu tố khách quan cũng như chủ quan trong việc xét duyệt<br /> <br /> Đ<br /> <br /> khách hàng doanh nghiệp. Qua đó, đề tài sẽ đề xuất những giải pháp góp phần hoàn<br /> thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại ACB bằng cách tiếp thu những tiến bộ trong<br /> kinh nghiệm XHTD của các tổ chức tín dụng quốc tế và các NHTM trong nước.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> Tập trung nghiên cứu mô hình và các chỉ tiêu đánh giá tính điểm của hệ<br /> thống chấm điểm tín dụng (được gọi là hệ thống Scoring) KHDN tại Ngân hàng<br /> TMCP Á Châu – Chi nhánh (CN) Huế. Vấn đề khác có liên quan chỉ đề cập làm cơ<br /> sở cho việc nghiên cứu như rủi ro tín dụng.<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4. Phạm vi nghiên cứu<br /> Phạm vi không gian: Địa điểm thực hiện nghiên cứu thực tế và thực hiện<br /> khóa luận này tại Ngân hàng TMCP Á Châu (Chi nhánh Huế) - Số 01 Trần Hưng<br /> Đạo - Thành phố Huế, tình Thừa Thiên Huế.<br /> Phạm vi thời gian: Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ 22/01/2015 đến tháng<br /> 05/2015. Đồng thời, nghiên cứu này sử dụng thông tin thứ cấp là kết quả XHTD<br /> giai đoạn 2014 - 2015 của một số khách hàng doanh nghiệp đang có dư nợ tín dụng<br /> tại ACB - CN Huế; sử dụng các chỉ tiêu của hệ thống chấm điểm tín dụng tại thời<br /> <br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu<br /> <br /> tế<br /> H<br /> uế<br /> <br /> điểm 31/03/2015 trong các mô hình phân tích.<br /> <br /> Phương pháp phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn là trưởng phòng và chuyên<br /> <br /> ại<br /> họ<br /> cK<br /> in<br /> h<br /> <br /> viên quan hệ khách hàng phòng doanh nghiệp. Nội dung phỏng vấn là những câu<br /> hỏi liên quan đến quy trình tín dụng nói chung và XHTD khách hàng doanh nghiệp<br /> nói riêng.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông tin trên sách vở, các giáo<br /> trình, luận văn, Internet, các tạp chí tài chính…<br /> <br /> Phương pháp quan sát: Đến đơn vị, quan sát quá trình làm việc, các bước của<br /> <br /> Đ<br /> <br /> quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp và tập trung vào khâu thẩm định khách<br /> hàng, chấm điểm tín dụng khách hàng.<br /> Phương pháp ghi chép: Thu thập các số liệu thô cần thiết cho đề tài bằng<br /> cách in, photo, chụp ảnh hoặc chép tay các tài liệu, biểu mẫu và công văn liên quan<br /> đến quá trình XHTD khách hàng doanh nghiệp.<br /> 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu<br /> Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu các số liệu giữa các Báo cáo tài<br /> chính, bảng theo dõi tình hình lao động trong giai đoạn năm 2012 – 2014 để thấy sự<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2