intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm đại tràng từ cao chiết cây Vối (Cleistocalyx Operculatus)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

23
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Xác định được các nhóm chất có trong cây Vối; đánh giá tác dụng điều trị viêm đại tràng của dịch chiết cây Vối trên mô hình invivo chuột gây viêm đại tràng bằng cysteamin. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm đại tràng từ cao chiết cây Vối (Cleistocalyx Operculatus)

  1. x ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC DƯƠNG THỊ HẢI LINH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG TỪ CAO CHIẾT CÂY VỐI (Cleistocalyx Operculatus) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC DƯƠNG THỊ HẢI LINH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG TỪ CAO CHIẾT CÂY VỐI (Cleistocalyx Operculatus) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2016.Y Người hướng dẫn: 1.PGS.TS. Bùi Thanh Tùng 2.ThS. Phan Hồng Minh Hà Nội – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Thanh Tùng; ThS.Phan Hồng Minh, Bộ môn Dược lý và Dược lâm sàng, Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội; là những người thầy, người cô đã tận tâm hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình, kĩ lưỡng cũng như luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên thuộc Dược lý và Dược lâm sàng, Bộ môn Bào chế và Công nghệ dược phẩm, Bộ môn Hóa dược và Kiểm nghiệm thuốc, Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tập thể quý thầy cô giáo trong Đại học Y Dược đã hết sức tận tình dạy dỗ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt 5 năm theo học tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn theo sát động viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó! Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2021 Sinh viên Dương Thị Hải Linh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN ........................................................................ 3 1.1. Bệnh viêm đại tràng ................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 3 1.1.2. Dịch tễ học và yếu tố nguy cơ .............................................................. 3 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh .................................................................................. 4 1.1.4. Biến chứng ........................................................................................... 5 1.1.5. Phương pháp điều trị hiện nay .............................................................. 6 1.1.5.1. Mục tiêu và phương pháp điều trị ........................................................ 6 1.1.5.2. Sulfasalazin .......................................................................................... 7 1.2. Mô hình gây viêm đại tràng ..................................................................... 8 1.2.1. Cysteamin ............................................................................................ 8 1.2.2. Mô hình gây viêm đại tràng trên chuột bằng Cysteamin ....................... 9 1.3. Stress oxy hóa và phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa- Phương pháp định lượng Malondialdehyd. ................................................... 10 1.3.1. Stress oxy hóa .................................................................................... 10 1.3.2. Cơ chế chống oxy hóa ........................................................................ 11 1.3.3. Các chất chống oxy hóa ..................................................................... 11 1.3.4. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa-phương pháp định lượng Malondialdehyd. ..................................................................................... 12 1.4. Tổng quan về cây Vối (Cleistocalyx Operculatus) ................................. 13 1.4.1. Giới thiệu thực vật ............................................................................. 13 1.4.2. Đặc điểm thực vật .............................................................................. 14
  5. 1.4.3. Phân bố .............................................................................................. 14 1.4.4. Thành phần hóa học ........................................................................... 14 1.4.5. Tác dụng và công dụng ...................................................................... 15 CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 19 2.1.1. Mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 19 2.1.2. Chuẩn bị mẫu nghiên cứu ....................................................................... 19 2.2. Phương tiện nghiên cứu ......................................................................... 20 2.2.1. Hóa chất ............................................................................................. 20 2.2.2. Thiết bị và dụng cụ ............................................................................ 20 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 21 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 22 2.4.1. Xác định các thành phần trong cao chiết cây vối ................................ 22 2.4.2. Xây dựng mô hình chuột Viêm đại tràng bằng cysteamin ........................ 24 2.4.3. Đánh giá tác dụng điều trị viêm đại tràng của dịch chiết lá cây vối (Cleistocalyx Operculatus) ................................................................................ 24 2.5. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 28 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 29 3.1. Kết quả .................................................................................................... 29 3.2. Bàn luận ................................................................................................... 35 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 39
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1. UC : Viêm đại tràng 2. TNF-α : Yếu tố hoại tử khối u 3. IL : Interleukin 4. TGF : Yếu tố tăng trưởng biến đổi 5. ROS : Các loại oxy phản ứng 6. RNS : Các loại nitơ phản ứng 7. 5-ASA : 5-aminosalicylat 8. COPD : Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính 9. PUFAs : axit béo không bão hòa đa 10. MDA : malondialdehyd 11. 4-HNE : 4 ‐ hydroxynonenal 12. TBARS : phương pháp đánh giá khả năng chống oxy hóa 13. DMC (38) : 2',4'-dihydroxy-6'-methoxy-3',5'-dimethylchalcon 14. HPLC : Sắc ký lỏng hiệu năng cao 15. GC-MS/MS : Sắc ký khí khối phổ song song 16. DDPH : 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl 17. DSS : dextran sulfat natri 18. TNBS : axit trinitrobenzen sulfonic 19. AMPK : protein hoạt hóa kinase
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình vẽ Tên hình vẽ Trang Hình 1.1 Cơ chế bệnh sinh của viêm đại tràng 5 Hình 1.2 Cấu trúc hóa học của Sulfasalazin 7 Hình 1.3 Cấu trúc hóa học của Cysteamin 9 Hình 1.4 Cấu trúc hóa học của DMC 15 Hình 2.1 Hình ảnh cây Vối 19 Hình 2.2 Hình ảnh cao chiết EtOH từ cây vối 20 Hình 2.3 Sơ đồ nghiên cứu 22 Hình 2.4 Cơ chế phản ứng của phương pháp định lượng MDA 26 Hình 3.1 Sắc ký đồ GC-MS/MS của cao chiết EtOH từ cây Vối 30 Hình 3.2 Hình ảnh quan sát đại thể của các lô nghiên cứu 32-33 Hình 3.3 Chỉ số trung bình về mức độ phù và viêm 33 Hình 3.4 Nồng độ MDA/protein của các nhóm 34
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Pha dãy dung dịch chuẩn TMOP 26 Các chất chính được xác định trong chiết xuất ethanol Bảng 3.1 của cây Vối bởi GC – MS/MS 30-31
  9. MỞ ĐẦU Các bệnh lý nội khoa của ống tiêu hoá được xem là căn bệnh của xã hội hiện đại. Cùng với các yếu tố về vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường và thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý là những nguyên nhân làm các bệnh này trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng. Viêm đại tràng là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến, có xu hướng gia tăng tỷ lệ mắc trong cộng đồng người châu Á và bệnh có tính mạn tính, gây ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của người bệnh; đặt ra gánh nặng về tài chính và nguồn lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhiều quốc gia đặc biệt là khi sử dụng các sản phẩm tân dược [9]. Việt Nam là một trong những nước nhiệt đới với hệ thực vật phong phú với nguồn tài nguyên dược liệu dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ thiên nhiên. Do đó, các nghiên cứu về các hoạt chất thiên nhiên và nghiên cứu chuyển hóa chúng thành dẫn xuất mới bằng nhiều con đường khác nhau để đánh giá hoạt tính sinh học là một lĩnh vực hấp dẫn và rất quan trọng trong việc phát huy và nâng cao giá trị nguồn dược liệu trong nước. Cây Vối (Cleistocalyx Operculatus) thuộc chi Cleistocalyx là một dược liệu quý được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền [3]. Cây mọc nhiều ở vùng nhiệt đới, hoang dại hoặc được trồng ở nhiều nơi trên cả nước, đặc biệt nhiều ở vùng đồng bằng và trung du phía Bắc nước ta. Các nghiên cứu khoa học đã công bố về thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học của loài cây này tại Việt Nam khá ít. Để tạo tiền đề và đánh giá tiền lâm sàng bước đầu cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo, đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều 1
  10. trị viêm đại tràng từ cao chiết cây Vối (Cleistocalyx Operculatus)” được thực hiện nhằm những mục tiêu sau: 1. Xác định được các nhóm chất có trong cây Vối. 2. Đánh giá tác dụng điều trị viêm đại tràng của dịch chiết cây Vối trên mô hình invivo chuột gây viêm đại tràng bằng cysteamin. 2
  11. CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1.1. Bệnh viêm đại tràng 1.1.1. Khái niệm Theo Tổ chức Crohn's and Colitis Vương quốc Anh, viêm đại tràng được định nghĩa là một trong hai dạng chính của bệnh viêm ruột (Inflammatory Bowel Disease – IBD). Bệnh liên quan đến tình trạng viêm lan tỏa ở niêm mạc đại tràng. Trong viêm đại tràng, các vết loét phát triển trên bề mặt niêm mạc ruột, có thể tiết nhầy hoặc là chảy máu. Đây là một viêm ruột vô căn; mạn tính, diễn ra liên tục, suốt đời [10]. 1.1.2. Dịch tễ học và yếu tố nguy cơ Tỷ lệ phổ biến và tỷ lệ mắc viêm đại tràng (UC) trên toàn cầu đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây ở các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển [9]. Nghiên cứu của Johan Burisch chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh viêm loét đại tràng tăng ở châu Âu từ 6,0/100.000 người vào năm 1962 lên 9,8/100.000 người vào năm 2010 [12]. Tỷ lệ mắc bệnh UC của cộng đồng châu Á đang tăng lên song song với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng; cao nhất ở Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông) và Nam Á (Ấn Độ) từ 0,54 đến 3,44 trên 100.000 người. Tỷ lệ thấp hơn đã được báo cáo ở các nước Đông Nam Á [13]. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh và bùn phát các triệu chứng đã được phân tích trong một nghiên cứu của Ashwin N Ananthakrishnan bao gồm: hút thuốc lá, cắt ruột thừa, chế độ ăn uống, vitamin D… [12,13]. Viêm loét đại tràng có tỷ lệ mắc với đỉnh điểm khởi phát chính ở độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi, và đỉnh thứ hai là trong độ tuổi từ 50 đến 70 tuổi. Tiền sử gia đình mắc bệnh viêm ruột là yếu tố nguy cơ độc lập quan trọng nhất. Nguy cơ đặc biệt cao ở những người thân cấp độ một: 5,7–15,5% 3
  12. bệnh nhân viêm loét đại tràng có người thân cấp độ một mắc bệnh tương tự [16]. 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh Sự biểu hiện của các bệnh viêm ruột nói chung và viêm đại tràng nói riêng, được cho là phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau của các yếu tố môi trường, di truyền và miễn dịch [9]. Rối loạn chức năng miễn dịch trong niêm mạc ruột được công nhận là cơ chế sinh học trong sự phát triển của UC [14]. Ở bệnh nhân UC, một số lượng lớn các tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B, đại thực bào và tế bào đuôi gai) và các cytokin [các cytokin tiền viêm như yếu tố hoại tử khối u (TNF-α), interferon (IFN) -γ, interleukin (IL) - 6, IL-12, IL-17, IL-21, IL-23; các cytokin chống viêm như IL-10, yếu tố tăng trưởng biến đổi (TGF) -β và IL-35] được biểu hiện bất thường ở đại tràng [17]. La Kruidenier chỉ ra một số cơ chế tác động liên quan đến các chất oxy hóa hay các loại oxy/ nitơ phản ứng (ROS/RNS), có thể gây ra tổn thương tế bào hoặc mô quá mức, viêm mạn tính và phá hủy mô; các triệu chứng thường được quan sát thấy trong bệnh viêm ruột. Sản xuất quá nhiều gốc tự do làm gây ra tình trạng viêm trong ruột; chịu trách nhiệm cho việc tăng cường chất điện giải và bài tiết nước, dẫn đến tiêu chảy ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột [30]. 4
  13. Hình 1.1: Tương tác giữa các loài phản ứng đường ruột (RSI) và các chất oxy hóa khử có hệ thống trong niêm mạc đường ruột khỏe mạnh và bị viêm. 1.1.4. Biến chứng Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị đúng, kịp thời thì có thế dẫn đến một trong các biến chứng nguy hiểm như sau: - Xuất huyết tiêu hóa: à triệu chứng của bệnh nhưng trong các đợt tiến triển thấy dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa nặng lên. Dấu hiệu là phân có máu đỏ tươi số lượng nhiều kèm tình trạng mất máu. - Thủng đại tràng: bệnh cảnh viêm phúc mạc. Là cấp cứu ngoại khoa. - Giãn đại tràng cấp tính: thường gặp ở thể viêm loét đại tràng nặng, viêm toàn bộ đại tràng. Đại tràng giãn to chù yếu giãn đại tràng ngang, đường kính > 6cm. Đây là những trường hợp có nguy cơ thủng đại tràng. 5
  14. - Ung thư đại tràng: Khi niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài hoặc viêm loét tái phát nhiều lần làm các tế bào biểu mô niêm mạch dễ có nguy cơ bị loạn sản sau đó chuyển thành u ác tính ở đại tràng. Ung thư bắt đầu xuất hiện khoảng 7 năm sau khi khởi phát bệnh ở những bệnh nhân viêm đại tràng lan rộng và sau đó tiến triển khoảng 0,5 đến 1% bệnh nhân mỗi năm. Do đó, sau 20 năm bị bệnh, khoảng 7% đến 10% bệnh nhân sẽ tiến triển thành ung thư và khoảng 30% sau 35 năm bị bệnh. 1.1.5. Phương pháp điều trị hiện nay 1.1.5.1. Mục tiêu và phương pháp điều trị [1] Viêm đại tràng là bệnh mạn tính, yêu cầu chăm sóc y tế lâu dài và suốt đời. Mục tiêu điều trị hướng đến là giảm triệu chứng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của từng bệnh nhân. Một số thuốc được sử dụng trong điều trị viêm đại tràng được sử dụng hiện nay bao gồm thuốc chống viêm và thuốc ức chế miễn dịch. - Thuốc chống viêm nhóm 5-ASA (5-aminosalicylat): sulfasalazin (Azulfidine), olsalazin (Dipentum), và mesalazin (Pentasa, Asacol, Rowasa)... - Thuốc chống viêm glucocorticoid dùng đường uống và tiêm tĩnh mạch: prednisolon, dexamethason, betamethason - Thuốc ức chế miễn dịch: azathioprine (Imuran), infliximab (Remicade) hoặc Cyclosporine (Sandimum) Các thuốc này thường được báo cáo là gây ra một số tác dụng phụ trên mắt, xương, đường tiêu hóa, gan, tuyến tụy và hệ thống miễn dịch [18]. 6
  15. Ngoài ra một số thuốc được sử dụng để làm giảm triệu chứng của bệnh như: Thuốc chống tiêu chảy (loperamid, diphenoxylat...); thuốc giảm đau, hạ sốt (acetaminophen...); kháng sinh (metronidazole, ciprofloxacin). 1.1.5.2. Sulfasalazin Sulfasalazin là sulfonamid tổng hợp bằng diazo hóa sulfapyridin và ghép đôi muối diazoni với axit salicylic. Liên kết diazo khi vào cơ thể bị phân cắt tạo thành sulfapyridin và 5-ASA (mesalamin) [5]. Hình 1.1: CTCT của Sulfasalazin Sulfasalazin ban đầu được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp vào những năm 1940, sau đó qua các nghiên cứu nhanh chóng được công nhận là có hiệu quả trong điều trị viêm đại tràng; là thuốc điều trị UC chính trong hơn 50 năm. Tại đại tràng, azo reductase trong hệ vi khuẩn đại tràng phân chia phân tử thuốc giải phóng 5-ASA và sulfapyridin tự do [19]. Nhóm hoạt động trong sulfasalazin là 5-ASA; tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc đại tràng, ức chế cyclooxygenase và sự sản xuất prostaglandin E2; ức chế tổng hợp leukotrien; ngăn ngừa các phản ứng viêm bằng việc ức chế sinh IL-1, IL-6 and TNF-a [20]. Trong đó, cơ chế bảo vệ được thể hiện rõ rệt qua việc bảo vệ niêm mạc ruột với các sản phẩm sinh ra trong quá trình ức chế superoxid dismutase (SOD)- một chất 7
  16. bảo vệ chống oxy hóa rất quan trọng chống lại stress oxy hóa trong cơ thể. Phần lớn sulfasalazin được hấp thu được bài tiết vào mật; chỉ một phần nhỏ được thải qua nước tiểu. 5-ASA được hấp thu kém từ ruột kết và phần lớn được bài tiết qua phân. Sulfapyridine được hấp thu nhanh chóng từ ruột kết, chuyển hóa qua gan và bài tiết qua nước tiểu, chỉ còn lại một lượng nhỏ trong phân [19]. 1.2. Mô hình gây viêm đại tràng Bởi các mô hình thực nghiệm viêm đại tràng trên chuột cố khả năng mô phỏng chặt chẽ các đặc điểm hình thái, mô bệnh học và triệu chứng bệnh ở người nên việc gây ra UC thực nghiệm đã được sử dụng rộng rãi trên quy mô phòng thí nghiệm để xác định cơ chế bệnh sinh của bệnh và nghiên cứu các đáp ứng điều trị với thuốc mới. Trong số các mô hình viêm đại tràng do hóa chất, viêm đại tràng do axit trinitrobenzen sulfonic (TNBS), oxazolon và dextran sulphat natri (DSS) được sử dụng rộng rãi nhất. TNBS tạo ra phản ứng miễn dịch theo hướng Th-1, trong khi oxazolon biểu hiện chủ yếu phản ứng miễn dịch của kiểu hình Th-2. Mô hình viêm đại tràng do DSS cũng gây ra những thay đổi trong hồ sơ cytokin Th-1/Th-2. Bên cạnh đó, cysteamin liều cao với cơ chế làm tăng tính nhạy cảm của niêm mạc với stress oxy hóa cũng là một tác nhân được sử dụng để gây mô hình viêm đại tràng ở chuột liên quan đến stress oxy hóa [4]. 1.2.1. Cysteamin Cysteamin (công thức hóa học là HSCH2CH2NH2) là một sản phẩm tự nhiên của quá trình chuyển hóa coenzym A đã được cấp phép 20 năm để điều trị bệnh xơ nang [21]. Hiện nay, cysteamin được phát triển hướng tới điều trị các bệnh như: Huntington, Parkinson, gan nhiễm mỡ không do rượu, ung thư… [22]. 8
  17. Khi sử dụng ở liều lượng cao hơn 140 mg/kg, Quá trình oxy hóa cysteamin khi có mặt các kim loại chuyển tiếp tạo ra các phân tử hydrogen peroxid (H2O2), gây ra quá stress oxy hóa. Ngoài ra, liều cao cysteamin làm giảm hoạt động của glutathion peroxidase, enzym xúc tác quá trình oxy hóa của glutathion thành disulfid của nó [21, 22]. Cysteamin làm giảm các yếu tố bảo vệ của đường tiêu hóa và gây ra loét tá tràng- đại tràng ở chuột [23, 24]. Cysteamin là chất gây độc tế bào, trực tiếp làm tổn thương niêm mạc đại tràng. Theo thí nghiệm của Sikiric, việc áp dụng liều 200 mg/kg cysteamin, tổn thương niêm mạc đại tràng đã đạt đến mức tối đa sau 30 phút, cùng với các tổn thương ít hơn trong khoảng thời gian kéo dài hơn [21, 23]. Hình 1.2: CTCT của Cysteamin 1.2.2. Mô hình gây viêm đại tràng trên chuột bằng Cysteamin Chuột được nhịn ăn một ngày trước khi cho uống cysteamin. Ngày đầu tiên của thí nghiệm, chuột được gây mô hình bằng cysteamin. Mô hình được thực hiện bằng cách cho chuột uống cysteamin liều 200 mg/kg thể trọng vào lúc 9h sáng và 13h chiều (uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 tiếng) [4, 23]. 9
  18. 1.3. Stress oxy hóa và phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa- Phương pháp định lượng Malondialdehyd. 1.3.1. Stress oxy hóa Stress oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc khởi phát và làm tăng mức độ nghiêm trọng của viêm đại tràng. Stress oxy hóa được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa việc sản xuất các gốc tự do và các chất chuyển hóa phản ứng, được gọi là chất oxy hóa hoặc các loại oxy phản ứng (ROS) [25]. Cơ chế chính làm phá hủy tế bào và mô của stress oxy hóa là việc giải phóng quá mức các chất oxy hóa [26]. Khi hệ thống miễn dịch suy giảm, các chất oxy hóa được sản xuất quá mức làm tổn thương niêm mạc ruột và gây cản trở quá trình phục hồi của chúng trong điều trị [27]. Ảnh hưởng của stress oxy hóa đến cơ thể: - Stress oxy hóa làm tổn hại đến lipid: làm thay đổi tính thấm và tính chọn lọc qua màng do làm mất các dây nội chưa bão hòa; thay đổi tính đồng nhất của enzym màng do tạo ra những chất có hoạt tính mạnh. - Stress oxy hóa làm tổn hại đến protein: làm kết tập, phân mảnh, phân tách protein; phản ứng với ion sắt của nhân Hem; biến đổi nhóm chức năng dẫn đến thay đổi hoạt tính enzym và phân giải protein - Stress oxy hóa làm tổn hại đến DNA: làm đứt gãy chuỗi, tách vòng saccharide làm tăng tỷ lệ đột biến DNA hoặc gây ra tổn thương DNA, mất ổn định bộ gen và tăng sinh tế bào [28]. - Một số bệnh hay gặp do stress oxy hóa: Lão hóa, COPD, Alzheimer, Xơ vữa động mạch, ung thư, tim mạch, tiểu đường, viêm xương khớp, viêm ruột, báo phì, Parkinson, viêm khớp dạng thấp… [29]. 10
  19. 1.3.2. Cơ chế chống oxy hóa Gồm 3 cấp độ chống oxy hóa : - Ức chế sản xuất lượng lớn các chất oxy hóa ROS, RNS. - Bắt giữ các gốc tự do như : khóa, bẫy, dập tắt lan truyền. - Sửa đổi cơ chế của các phân tử sinh học bị phá hủy. 1.3.3. Các chất chống oxy hóa Các chất chống oxy hóa là các chất có khả năng loại bỏ stress oxy hóa bằng các cơ chế bảo vệ. Gồm chất chống oxy hóa enzym và chất chống oxy hóa không phải enzym [30]. 1.3.3.1. Chất chống oxy hóa enzym [29, 30] Hệ thống enzym chống oxy hóa bao gồm - Superoxid dismutases (SOD) [8]: Ba loại SOD khác nhau được biểu hiện trong tế bào người, đồng-kẽm SOD (Cu-ZnSOD), Mn-SOD và SOD ngoại bào (EC-SOD), tất cả đều có thể chuyển hai anion O2 · - thành H2 O2 và oxi phân tử. - Catalase và glutathion peroxidase (CAT và GOP): Catalase sau đó chịu trách nhiệm giải độc H2O2. GOP là một nhóm enzym khác có khả năng khử hydroperoxit, bao gồm hydroperoxit lipid, sử dụng GSH làm chất nền. 1.3.3.2. Chất chống oxy hóa không enzym - Trái cây, rau và chiết xuất thực có đặc tính chống oxy hóa (óc chó, việt quất, cà rốt, socola đen, lúa mạch). Đặc biệt, một số khoáng chất (ví dụ như kẽm), vitamin (C và E) và các flavonoid có trong các chất chiết xuất dược liệu. 11
  20. - Chất chống oxy hóa không phải enzym nội sinh trong hệ thống đường ruột. Chúng bao gồm các chất hòa tan trong nước, chẳng hạn như glutathion, metallothionein, axit ascorbic (vitamin C), axit uric và một số protein huyết tương, cũng như các chất hòa tan trong lipid, chẳng hạn như α ‐ tocopherol (vitamin E), bilirubin và ubiquinol (giảm coenzym Q 10). 1.3.4. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa-phương pháp định lượng Malondialdehyd. Kỹ thuật đo ROS và RNS trực tiếp trong tế bào và mô gặp nhiều khó khăn do thời gian bán hủy sinh học của chúng khá ngắn vì vậy gây hạn chế cho việc định lượng trực tiếp mức ROS/RNS trong niêm mạc ruột [30]. Quá trình peroxy hóa lipid là một cơ chế gây tổn thương tế bào cơ bản của stress oxy hóa và được sử dụng như một chất chỉ thị trong tế bào và mô. Lipid peroxit có nguồn gốc từ axit béo không bão hòa đa (PUFAs), không ổn định và dễ bị thủy phân hủy để tạo thành một chuỗi phức tạp các hợp chất như malondialdehyd (MDA), 4 ‐ hydroxynonenal (HNE) và 15 (S) -8-iso-PGF 2α. [31]. Mức độ tăng của MDA và HNE cho biết về sự dư thừa chuyển hóa. Phép đo tổn thương oxy hóa in vivo phổ biến nhất là dựa trên việc định lượng các phân tử đánh dấu MDA. Định lượng MDA dùng để đánh giá mức độ oxy hóa trong các mô sinh học, có thể sử dụng 2 phương pháp: định lượng trực tiếp và gián tiếp [7].  Định lượng trực tiếp Các phép phân tích định lượng trực tiếp MDA đều dựa trên nguyên lý kết hợp HPLC với đo quang phổ tử ngoại [7]. - Ưu điểm: Độ nhạy và độ đặc hiệu cao [7]. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2