Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Hoàng Quang Thành<br />
<br />
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Lý do nghiên cứu<br />
Trong nền kinh tế thị trường tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt<br />
động đều có một mục tiêu chung là tìm kiếm lợi nhuận và chính lợi nhuận là thước đo<br />
đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp. Để có lợi nhuận cao đòi hỏi các doanh nghiệp sử<br />
dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả trong đó nguồn lực con người luôn đóng vai<br />
trò quyết định. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin thì<br />
yêu cầu về yếu tố con người ngày càng phải được nâng cao. Vấn đề sử dụng con người<br />
thế nào cho có hiệu quả, để khai thác được hết tiềm năng vốn có của họ, là một công<br />
việc luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Đòi hỏi các nhà quản trị phải có phương pháp<br />
tiếp cận khoa học, có cách thức nắm bắt năng khiếu, hiểu được tâm lý từng người …trên cơ<br />
sở đó bố trí sắp xếp họ vào những công việc thích hợp để triệt để tận dụng được khả năng<br />
sáng tạo của người lao động, phát huy được tinh thần say mê và lòng nhiệt tình của họ.<br />
Bản thân doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn quan tâm đến nguồn<br />
nhân lực của mình. Trong đó việc quản trị rủi ro nguồn nhân lực có một vai trò rất quan<br />
trọng. Nó chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu, những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong<br />
công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty. Từ đó mà bản thân công ty hay doanh nghiệp<br />
đưa ra được những chiến lược về nhân lực một cách hợp lý, khắc phục và phòng ngừa<br />
những rủi ro đã xảy ra và có thể xảy ra trong công ty.<br />
Xuất phát từ lí do như vậy mà tôi lựa chọn đề tài “Nhận dạng và đánh giá rủi<br />
ro nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Kinh Doanh Nhà Thừa Thiên Huế” làm<br />
khóa luận tốt nghiệp của mình.<br />
2. Câu hỏi nghiên cứu<br />
<br />
- Làm thế nào để có thể nhận dạng được các rủi ro đối với nguồn nhân lực và<br />
làm sao để có thể đo lường được chúng.<br />
<br />
SVTH: Trần Hữu Nhân – K42 QTKD TH<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Hoàng Quang Thành<br />
<br />
- Các nguyên nhân nào có thể dẫn đến rủi ro nguồn nhân lực ở công ty cổ phần<br />
KDN Thừa Thiên Huế.<br />
- Những biện pháp nào có thể áp dụng để quản trị có hiệu quả rủi ro nguồn nhân<br />
lực ở công ty cổ phần KDN Thừa Thiên Huế.<br />
3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
3.1. Mục tiêu chung<br />
Trên cơ sở khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro nguồn nhân<br />
lực, đánh giá được thực trạng công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực của công ty cổ phần<br />
KDN Thừa Thiên Huế. Từ đó để xuất các giải pháp cụ thể và phù hợp nhằm góp phần nâng<br />
cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực của công ty trong thời gian tới.<br />
3.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro, rủi ro nguồn nhân lực<br />
và quản trị rủi ro nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.<br />
- Nhận dạng và đánh giá rủi ro nguồn nhân lực của công ty Cp KDN Thừa Thiên<br />
Huế, phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực của công ty trong<br />
thời gian qua.<br />
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị<br />
rủi ro nguồn nhân lực của công ty trong thời gian tới.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài<br />
Nhận dạng, phân tích và đánh giá các nguyên nhân gây ra rủi ro nguồn nhân lực.<br />
3.2 Phạm vi nghiên cứu<br />
*Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty Cp KDN<br />
Thừa Thiên Huế.<br />
*Phạm vi thời gian:<br />
+ Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu, tài liệu trong giai đoạn từ năm 2008-2011<br />
SVTH: Trần Hữu Nhân – K42 QTKD TH<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Hoàng Quang Thành<br />
<br />
từ các phòng ban có liên quan, đặc biệt là phòng kế hoạch tổ chức, các thông tin được<br />
đăng tải từ báo chí, internet...<br />
+ Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý<br />
cấp cao, các cán bộ nhân viên tại văn phòng công ty và đ ội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư tại<br />
các đội, xí nghiệp từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu.<br />
4.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.<br />
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở<br />
phương pháp luận cho quá trình nghiên cứu, phương pháp này cho phép nghiên cứu<br />
các hiện tượng kinh tế- xã hội trong trạng thái vận động và có mối quan hệ chặt chẽ<br />
với nhau. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp này để phân tích tổng hợp một cách<br />
khách quan các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài tác đ ộng gây rủi ro nguồn nhân<br />
lực trong công ty.<br />
4.2 Phương pháp thu thập tài liệu<br />
Đề tài được thực hiện dựa trên phân tích tổng hợp các nguồn số liệu trong thực tế<br />
bao gồm số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.<br />
Thu thập số liệu thứ cấp .<br />
- Được tổng hợp từ các báo cáo thống kê, các bảng tổng kết hoạt động kinh<br />
doanh... qua các năm 2009, 2010, 2011 do các phòng Kế Toán Tài Chính, phòng Kế<br />
Hoạch Tổng Hợp của Công ty Cp KDN Thừa Thiên Huế cung cấp.<br />
- Ngoài ra đề tài thu thập các thông tin thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu<br />
từ sách báo, tạp chí, website, các đề tài…<br />
Thu thập số liệu sơ cấp.<br />
Để đánh giá đúng đắn về rủi ro nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần KDN Thừa<br />
Thiên Huế, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa công tác quản<br />
trị rủi ro, chúng tôi còn thu thập số liệu sơ cấp nhằm phát hiện được những rủi ro thực<br />
sự đang tồn tại tại Công ty Cp KDN Thừa Thiên Huế.<br />
SVTH: Trần Hữu Nhân – K42 QTKD TH<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Hoàng Quang Thành<br />
<br />
Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng việc tiến hành điều tra khảo sát thông qua<br />
phát bảng hỏi đối với các cán bộ nhân viên làm việc gián tiếp của công ty, kết hợp với<br />
phương pháp điều tra thu thập ý kiến từ các cán bộ quản lý cấp cao của Công ty cổ<br />
phần KDN Thừa Thiên Huế. Quá trình điều tra tập trung vào tìm hiểu các yếu tố xuất<br />
phát từ tổ chức mà theo các cán bộ nhân viên đó chính là những vấn đề, những rủi ro<br />
mà công ty đang gặp phải.<br />
Phương pháp chọn mẫu: Do đặc điểm nghiên cứu của đề tài và tình hình thực tế<br />
ở Công ty cổ phần KDN Thừa Thiên Huế nên đề tài sử dụng phương pháp điều tra<br />
chọn mẫu ngẫu nhiên. Công tác điều tra được tiến hành ngẫu nhiên trên 100 cán bộ lao<br />
động gián tiếp trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012 tại Công ty Cp KDN<br />
Thừa Thiên Huế. Cụ thể là:<br />
- Cán bộ nhân viên lao động gián tiếp tại văn phòng công ty: 50 mẫu.<br />
- Đội ngũ kĩ sư, kiến trúc sư tại các đội, xí nghiệp xây dựng: 50 mẫu.<br />
2.2.3.Các phương pháp xử lý và phân tích số liệu<br />
Số liệu được tổng hợp, xử lý và phân tích trên phần mềm SPSS 16.0 Sử dụng<br />
kiểm định One- Sample T- Test để khẳng định về các giá trị trung bình của các biến<br />
nghiên cứu và xác định mức độ ý nghĩa về mặt thống kê.<br />
Giả thuyết:<br />
Đối thuyết:<br />
<br />
H0: µ= Giá trị kiểm định (Test value)<br />
H1: µ≠ Giá trị kiểm định (Test value)<br />
<br />
Nếu: Mức ý nghĩa (Sig.) > 0.05 thì chấp nhận giả thiết H0<br />
<br />
Mức ý nghiã ( Sig.) ≤ 0,05 thì chưa có cơ sở chấp nhận giả thuyết<br />
Sử dụng mô hình phân tích hồi quy Regression Stepwise trong phần mềm SPSS<br />
để đánh giá tầm quan trọng và mức độ ý nghĩa của các yếu tố tác động gây ra rủi ro<br />
cho công ty, chúng tôi chọn các yếu tố đánh giá chung về những rủi ro mà công ty gặp<br />
phải là biến phụ thuộc, còn các yếu tố gây tác động rủi ro đến các biến phụ thuộc trên là<br />
biến độc lập. Với tiêu chuẩn chọn lựa các biến đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê F ≤<br />
0,05 và tiêu chuẩn để đưa các biến ra khỏi mô hình khi F ≥ 0,1.<br />
SVTH: Trần Hữu Nhân – K42 QTKD TH<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Hoàng Quang Thành<br />
<br />
5. Hạn chế của đề tài<br />
- Trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận với công ty tôi chỉ nghiên cứu thu thập<br />
những số liệu liên quan đến những cán bộ lao động gián tiếp. Do đó, đề tài chỉ giới hạn<br />
về nhận dạng và đánh giá rủi ro nhân lực đối với lao động gián tiếp của Công ty cổ<br />
phần KDN Thừa Thiên Huế.<br />
- Khảo sát được thực hiện với 100 cán bộ lao động trong tổng số 209 cán bộ lao<br />
động gián tiếp của Công ty cổ phần KDN Thừa Thiên Huế. Do mẫu khảo sát còn bé so<br />
với quy mô tổng thể nên kết quả khảo sát có thể chưa khái quát được toàn bộ thực<br />
trạng rủi ro nhân lực của công ty. Tuy nhiên, kết quả cũng phần nào cho phép nhận<br />
dạng và đánh giá được những điều cơ bản về rủi ro nhân lực của công ty cổ phần KDN<br />
Thừa Thiên Huế.<br />
- Do thời gian nghiên cứu chỉ trong thời gian ngắn và kiến thức cũng như t ầm<br />
hiểu biết của nhóm nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những khiếm<br />
khuyết và sai sót.<br />
<br />
SVTH: Trần Hữu Nhân – K42 QTKD TH<br />
<br />
5<br />
<br />