Khóa luận tốt nghiệp: Nhìn lại bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của một số trí thức Nho học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (khảo sát qua ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát)
lượt xem 9
download
Nghiên cứu đề tài này, tác giả khóa luận hướng tới các mục đích chính sau: Tìm hiểu những nét chính về bối cảnh lịch sử giai đoạn thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX nhằm lí giải cơ sở xã hội dẫn đến những bi kịch trong cuộc đời hoạn lộ của ba trí thức Nho học Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát; điểm qua những mốc chính trong tiểu sử cùng quá trình sáng tác của ba nhà nho để thấy đƣợc mối liên hệ hữu cơ giữa tâm trạng của họ với sự biểu hiện trong sáng tác thơ ca của họ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nhìn lại bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của một số trí thức Nho học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (khảo sát qua ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát)
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ------------------------ ĐỖ THỊ MINH THU NHÌN LẠI BI KỊCH TRONG CUỘC ĐỜI “HOẠN LỘ” CỦA MỘT SỐ TRÍ THỨC NHO HỌC THẾ KỈ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX (Khảo sát qua ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG HÀ NỘI - 2014
- LỜI CẢM ƠN Khóa luận đƣợc hoàn thành dƣới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong Khoa Ngữ Văn, tổ Văn học Việt Nam và đặc biệt là Thạc sĩ Nguyễn Thị Việt Hằng - ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp. Tác giả khóa luận xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô. Bƣớc đầu nghiên cứu khoa học, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và bạn đọc. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Đỗ Thị Minh Thu
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Nhìn lại bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của một số trí thức Nho học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX” (khảo sát qua ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát) là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Khóa luận không sao chép từ bất kỳ tài liệu, công trình có sẵn nào. Nội dung khóa luận chƣa từng đƣợc công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Đỗ Thị Minh Thu
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 7 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 8 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 8 7. Đóng góp của khóa luận ....................................................................................... 8 8. Cấu trúc khóa luận................................................................................................. 8 NỘI DUNG....................................................................................................... 9 CHƢƠNG 1...................................................................................................... 9 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................................... 9 1.1. Thuật ngữ ............................................................................................................ 9 1.2. Thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX - một giai đoạn lịch sử biến động ............................................................................................................................ 9 1.3. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát .....................................................................................................................13 1.3.1. Nguyễn Du ..................................................................................... 13 1.3.2. Nguyễn Công Trứ .......................................................................... 16 1.3.3. Cao Bá Quát ................................................................................. 19 CHƢƠNG 2.................................................................................................... 22 NHỮNG SẮC THÁI BI KỊCH TRONG CUỘC ĐỜI “HOẠN LỘ” CỦA NGUYỄN DU, NGUYỄN CÔNG TRỨ, CAO BÁ QUÁT............... 22 2.1. Nguyễn Du - „„hoạn lộ hanh thông‟‟ và tâm hồn u uẩn................................22 2.2. Nguyễn Công Trứ - "hoạn lộ thăng trầm" và tiếng thở dài cuối đƣờng …. ........................................................................................................ 35 2.3. Cao Bá Quát - “hoạn lộ gập ghềnh” và nỗi niềm kẻ sĩ không gặp thời ......46 KẾT LUẬN .................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XVIII đến nửa đầu XIX là giai đoạn biến động kinh hoàng của lịch sử. Trong một thời gian ngắn các triều đại phong kiến liên tục thay thế nhau, chiến tranh liên miên, lòng ngƣời phân tán, cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ. Trong sự khủng hoảng của thời đại, các trí thức nho học là đối tƣợng chịu ảnh hƣởng sâu sắc nhất trƣớc sự khủng hoảng trầm trọng của thời đại. Có thể nói, mỗi ngƣời trong số họ đều ít nhiều nếm trải bi kịch trên con đƣờng lập thân duy nhất mà xã hội phong kiến vạch ra. Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát không phải là một ngoại lệ. Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng nhƣ hầu hết các trí thức Nho học đƣơng thời đều chọn thơ ca là nơi gửi gắm tâm tình và ghi lại các sự kiện trong cuộc đời. Thông qua các sáng tác của họ, ngƣời đọc có thể hình dung khá trọn vẹn những nỗi niềm, thậm chí ngay cả những sợi dây cảm xúc tinh tế nhất. Tìm hiểu thơ ca của ba tác giả sẽ là con đƣờng gần nhất để tiếp cận những tâm sự bi kịch mà họ gửi gắm trong tác phẩm của mình. Đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới bi kịch của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát trong cuộc đời làm quan của họ. Các ý kiến tƣơng đối thống nhất ở khía cạnh cho rằng, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đều không có lựa chọn nào khác ngoài việc “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Trên con đƣờng ấy họ đều vấp phải những bi kịch. Khóa luận đi vào nhìn nhận bi kịch của ba tác giả với ý nghĩa “nhìn lại” từ góc độ cuộc đời và sáng tác thơ ca của họ. Là một sinh viên học chuyên sâu về văn học, tƣơng lai sẽ là ngƣời nghiên cứu chuyên nghiệp, tác giả khóa luận lựa chọn đề tài: “Nhìn lại bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của một số trí thức Nho học thế kỉ XVIII - nửa đầu 1
- thế kỉ XIX (khảo sát qua ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát) sẽ giúp cho công việc hiện tại và tƣơng lai của tác giả. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát là những nhân vật lịch sử. Cuộc đời, tƣ tƣởng thơ văn của ba tác gia này vẫn còn gây nhiều tranh luận sôi nổi trong nhiều thế hệ nghiên cứu. Khảo sát những công trình nghiên cứu chúng tôi thấy vấn đề bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của một số trí thức Nho học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện một số tiểu luận trên các tạp chí, trong lời giới thiệu và các công trình văn học sử. Về tác giả Nguyễn Du, nhà nghiên cứu Đào Duy Anh trong Khảo luận về Kim Vân Kiều (Quan Hải tùng thƣ, Huế, 1943) cho rằng: “qua hai tập thơ có thể thấy lòng trung trinh là phần chủ yếu trong tâm tính Nguyễn Du… Cái lòng ấy, đến lúc chết ông vẫn rất mực trung thành với nhà Lê vua Lê… Thái độ bất đắc chí của nhà thơ khi làm quan dƣới triều Nguyễn cũng đƣợc ông giải thích là bởi nhà thơ luôn mang tâm sự day dứt của kẻ bề tôi phải thờ hai chúa”. Nhà phê bình Hoài Thanh trong bài viết Tâm tình của Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán đăng trên Tạp chí Văn nghệ, tháng 3 năm 1960 cũng chú ý lí giải thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại đƣơng thời. Ông cho rằng: “Nguyễn Du quả có nhớ tiếc nhà Lê nhƣng nhà thơ nhận rõ vận nhà Lê đã hết rồi cho nên thật thà đi theo nhà Nguyễn, theo nhà Nguyễn nhƣng vẫn nhớ tiếc nhà Lê và dƣờng nhƣ có khi nhớ tiếc cả Tây Sơn nữa”. Tóm lại, theo Hoài Thanh, thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại là không rõ ràng nhƣng điều rất rõ ràng là ông không bằng lòng với toàn bộ cuộc đời lúc bấy giờ. Không bằng lòng cho nên nhà thơ khinh bỉ vô cùng những kẻ chỉ nuôi cái mộng làm quan và thƣơng vô cùng những cảnh đời cơ cực. 2
- Năm 1965, trong phần giới thiệu cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du, nhà nghiên cứu Trƣơng Chính đã đƣa ra những nhận định khác với nhà nghiên cứu Đào Duy Anh. Trƣơng Chính không phủ nhận thái độ trung với nhà Lê của Nguyễn Du song theo ông khi ra làm quan với nhà Nguyễn, nhà thơ chỉ nhớ tiếc nhà Lê nhƣ một nỗi niềm hoài cổ chứ không phải ôm mối “cô trung”. Ông cho rằng cái bất đắc chí của Nguyễn Du trong những năm làm quan là do hiện thực cuộc sống dƣới triều Nguyễn đem lại và tâm sự của Nguyễn Du trong hai tập thơ này không nằm ngoài nỗi nhớ nhà, nhớ thú săn bắn, muốn về yên nghỉ, cho đời là một cuộc bể dâu, ca tụng lòng tiết nghĩa, mạt sát những ngƣời hèn hạ cầu phú quý công danh… Tháng 11 năm 1965, tác giả Đào Xuân Quý trong bài viết Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán đăng trên báo Văn nghệ cũng có ý kiến bàn về vấn đề này. Tác giả cho rằng, vấn đề chính của Nguyễn Du không phải là ở thái độ của nhà thơ đối với các triều đại mà chính là ở chỗ thái độ của Nguyễn Du đối với toàn bộ cuộc sống đƣơng thời; ở đâu cũng thấy Nguyễn Du không bằng lòng với cuộc sống hiện tại, u uẩn với những nỗi băn khoăn lo lắng của chính mình. Tâm trạng ấy cho đến những ngày nhà thơ đi sứ ở Trung Quốc mới thấy thay đổi; nhà thơ phát biểu về nhiều vấn đề, suy nghĩ tỏ ra sắc sảo, sâu xa và nhiều khi táo bạo nữa. Trong chuyên luận Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán (Tạp chí văn học, tháng 11 năm 1966), nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã đƣa ra những ý kiến khái quát và xác đáng: “Đằng sau hình ảnh Nguyễn Du với cõi lòng ủ ê tê tái, với cá tính rõ mồn một, một Nguyễn Du nghìn lần hiện thực hơn cái con ngƣời chỉ biết vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện trƣớc mặt Gia Long mà sử sách từng ghi lại, ta thấy một điều gì lớn hơn nữa; ấy là những suy nghĩ nung đúc của nhà thơ về con ngƣời, về xã hội, là cái nhìn phanh phui đến đáy những nhân cách lịch sử, cũng là sự chiêm nghiệm sâu kín và đầy trắc 3
- ẩn về những bạo động của thời cuộc diễn ra trƣớc mắt ông. Ở những thi phẩm này, Nguyễn Du đã đặt vấn đề trực tiếp về số phận mình, gắn liền với vận mệnh chúng sinh trong nhiều thời đại, nhất là thời đại ông đang sống”. Tác giả Hà Minh Đức trong bài viết Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (Đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Thanh niên, 2000) về cơ bản cũng đƣa ra quan điểm tƣơng đồng với các tác giả nhƣ Hoài Thanh, Trƣơng Chính, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Lộc khi cho rằng: “điều quan trọng trong tâm hồn Nguyễn Du, trong thơ chữ Hán của ông không nằm ở thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại lịch sử mà ở tâm trạng, cái nhìn của ông đối với cuộc đời. Cho nên cái phần trong sáng và đáng trân trọng nhất trong những bài thơ chữ Hán chính là những yêu ghét của nhà thơ – dấu hiệu riêng của những nghệ sĩ lớn; bởi lẽ ở vào thời đại Nguyễn Du biết yêu ghét không phải là chuyện dễ”. Trong Lời nói đầu của bộ sách Nguyễn Du toàn tập (Trung tâm nghiên cứu Quốc học và Nxb Văn học ấn hành năm 1996), Giáo sƣ Mai Quốc Liên cũng nhận định: “nỗi buồn và sự thất vọng của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán không phải chỉ là cái buồn của thân thế, nó còn là cái buồn trƣớc đất nƣớc và thời cuộc; ấy là cái buồn chứa đầy những ý tƣởng lớn…”. Về tác giả Nguyễn Công Trứ, năm 1998, Trần Đình Sử với nghiên cứu Con người cá nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ trong thơ văn Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) và Cao Bá Quát (1809 – 1854) đã tìm hiểu về con ngƣời cá nhân trong thơ của Nguyễn Công Trứ. Qua quá trình phân tích, tác giả đi đến khẳng định con ngƣời cá nhân trong Nguyễn Công Trứ đƣợc biết đến với ba phạm trù “công danh, cá nhân, hƣởng lạc và cái ta hơn ngƣời”. Đến năm 1999, Trần Ngọc Vƣơng trong Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam cũng có bài nghiên cứu về con ngƣời Nguyễn Công Trứ. Ở đây, tác giả đã lý giải về “chí nam nhi”, “đầu đội trời chân đạp đất” của nhà thơ. 4
- Năm 2003, Trần Nho Thìn trong cuốn Nguyễn Công Trứ về tác gia tác phẩm đã tập hợp tất cả những bài nghiên cứu về cuộc đời cũng nhƣ sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ. Cuốn sách gồm hai phần: phần 1 gồm một số tƣ liệu về lịch sử liên quan đến Nguyễn Công Trứ, phần 2 là những công trình nghiên cứu tiêu biểu qua các thời kì của nhiều thế hệ các nhà khoa học. Chúng tôi xin dẫn ở đây một ví dụ tiêu biểu. Trong bài viết Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bách Khoa đã có cách lý giải rất hay và sâu sắc những yếu tố liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Trong đó ông đặt vấn đề lý giải về chí nam nhi, về cái nghèo và quan niệm hành lạc qua thơ văn nhà thơ. Cuối cùng, đứng trên quan điểm duy vật biện chứng ông đƣa ra bốn định luật về Nguyễn Công Trứ và khẳng định “tâm lý và tƣ tƣởng cũng nhƣ văn thơ của Nguyễn Công Trứ là những sản vật phong kiến…”. Năm 2007, trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam (tập2) do Nguyễn Đăng Na chủ biên, các tác giả công trình cho rằng: “tiếng nói chí nam nhi là chủ đề lớn nhất tập trung xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ thuở hàn vi và thời làm quan bất đắc chí”. Nguyễn Lộc nhận xét con đƣờng công danh lận đận Nguyễn Công Trứ: “… tƣ tƣởng công danh ở Nguyễn Công Trứ cuối cùng thất bại, nhà thơ bất mãn với xã hội đã lao vào ăn chơi ngông nghênh, khinh bạc…”[ 15, tr.650]. Tuy rằng nhận xét hơi phiến diện nhƣng phần nào đó gợi lên con đƣờng công danh Nguyễn Công Trứ. Về tác giả Cao Bá Quát, Nguyễn Huệ Chi khi Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao Bá Quát, 1961 cho rằng: “Thật không phải là quá đáng khi nhận định thơ văn Cao Bá Quát là tiếng nói xuất phát từ con tim. Thành thật trong cuộc đời, thành thật trong thơ văn, cho nên ông đã ghi đƣợc những cảm xúc cực kì sâu sắc, từa hồ ngƣời khác không thể nào có đƣợc. Cao là 5
- ngƣời biết ghét, biết yêu đúng mực, biết kiêu ngạo với những kẻ mà ông khinh thị mà cũng biết cảm thông với những con ngƣời lao khổ thấp cổ bé họng”. Tố Hữu trong bài Cao Bá Quát - Một khí phách hào hùng - Một nhà thơ lỗi lạc của dân tộc nhận xét: “Đọc thơ Cao bá Quát càng thấy ông không những là một thi tài lỗi lạc vƣợt trội trên văn đàn mà càng cảm phục một nhân cách lớn, một tinh thần cao thƣợng, một phí phách ngoan cƣờng...”. Trong cuốn Về con người cá nhân trong văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1997 tác giả Trần Đình Sử nhấn mạnh: “Nhìn chung thơ văn ông thể hiện con ngƣời của ông một cá nhân mạnh mẽ ngang tàng, sống ngoài thói tục, ông tài cao nhƣng chí không ở công danh, dám làm điều cấm kị”. Trong công trình Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Xuân Diệu lý giải vấn đề chí khí và tâm huyết trong thơ văn Cao Bá Quát: “Chí khí là sức mạnh yêu mến bên trong muốn tỏa tung ra to lớn; khi chí khí ấy không thi thố đƣợc thì đọng lại thành tâm huyết trong hồn thơ kia”. Nguyễn Hữu Sơn qua bài viết Cao Bá Quát và những suy tưởng trong thơ (tạp chí Nghiên cứu văn học số 2 - 2005) đã cho ngƣời đọc nhận ra một Cao Bá Quát trong một dáng vẻ khác, dáng vẻ của một con ngƣời với bao câu hỏi có ý nghĩa chiều sâu suy tƣởng, với bao chất chứa đầy vơi nhƣ lời nhà nghiên cứu đã nhận định: “Thơ văn Cao Bá Quát chất nặng suy tƣ, suy tƣởng và những trăn trở về cuộc sống, về cõi nhân gian, về kiếp con ngƣời. Ông đam mê và nhạy cảm, đề tài thơ ông sâu sắc và rộng lớn. Đi bất cứ đâu, gặp bất cứ việc gì ông cũng có những tứ thơ lạ. Ông quan sát chiêm nghiệm và phát hiện đƣợc những điều thật thú vị mà thƣờng nhân không mấy ai chú ý. Ông làm thơ trên đƣờng đi thi, nhìn ra cửa bể mà liên tƣởng con đƣờng công danh, đi trên bãi cát mà nghiệm sinh số kiếp con ngƣời, gặp cơn mƣa ông liên tƣởng tới cuộc thay đổi và ƣớc ao những năm tháng thanh bình...”. 6
- Những công trình trên, nhìn chung chƣa đi vào khảo sát một cách đầy đủ, chi tiết và hệ thống chung về bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao bá Quát. Những nhận định, đánh giá trên đã gợi mở cho chúng tôi nhiều hƣớng tiếp cận, để có thể lĩnh hội và vận dụng vào đề tài của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tác giả khóa luận hƣớng tới các mục đích chính sau: Tìm hiểu những nét chính về bối cảnh lịch sử giai đoạn thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX nhằm lí giải cơ sở xã hội dẫn đến những bi kịch trong cuộc đời hoạn lộ của ba trí thức Nho học: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Điểm qua những mốc chính trong tiểu sử cùng quá trình sáng tác của ba nhà nho để thấy đƣợc mối liên hệ hữu cơ giữa tâm trạng của họ với sự biểu hiện trong sáng tác thơ ca của họ. Đi sâu khám phá những sáng tác thơ ca chữ Hán của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát nhằm phác họa thế giới bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của họ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu nói trên, khóa luận đặt ra những nhiệm vụ cụ thể, tƣơng ứng là: Từ cái nhìn hiện đại trở về quá khứ, cụ thể là giai đoạn xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Tái hiện lại cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Phân tích những sáng tác thơ ca chữ Hán tiêu biểu để chỉ ra sắc thái bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. 7
- 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng khám phá của đề tài khóa luận là thơ ca của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát trong phạm vi vấn đề bi kịch trên cuộc đời “hoạn lộ” của họ. Khóa luận cũng mở rộng, liên hệ, so sánh với các tác giả khác trong phạm trù văn học Việt Nam trung đại. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: Phƣơng pháp lịch sử Phƣơng pháp hệ thống Cùng các thao tác: phân tích, miêu tả, giảng bình… 7. Đóng góp của khóa luận Về khoa học: thấy đƣợc nỗi niềm, tâm sự mang tính bi kịch của ba tác giả Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát qua thơ chữ Hán. Về thực tiễn: góp phần nghiên cứu, giảng dạy, học tập các tác phẩm văn chƣơng nói chung, nhất là văn chƣơng chữ Hán của các tác giả tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam trung đại (đặc biệt là ba nhà thơ Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát - đối tƣợng tìm hiểu của đề tài). 8. Cấu trúc khóa luận Khóa luận đƣợc bố cục nhƣ sau: Mở đầu Nội dung Chƣơng 1. Những vấn đề chung Chƣơng 2. Những sắc thái bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Kết luận Tài liệu tham khảo 8
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Thuật ngữ Thuật ngữ “hoạn lộ” đƣợc sử dụng để chỉ con đƣờng làm quan của các trí thức Nho học thời xƣa. Theo nghĩa chiết tự “hoạn” nghĩa là làm quan, làm kẻ tôi tớ, hầu hạ, “lộ” nghĩa là con đƣờng, đƣờng đi. Có rất nhiều cách hiểu về “hoạn lộ”, ở đây ngƣời viết trình bày cách hiểu nhƣ sau: Từ điển Tiếng Việt “hoạn” nghĩa là quan lại, “lộ” có nghĩa là con đƣờng [12, tr.709]. Theo đó thuật ngữ “hoạn lộ” có nghĩa là con đƣờng công danh của quan lại thời phong kiến. Thuở xƣa các bậc Nho sĩ đều đi theo con đƣờng mà Nho giáo đặt ra: “tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ”, nôm na là “Học hành - thi cử - đỗ đạt và ra làm quan”, con đƣờng thi đỗ và làm quan đƣợc gọi chung là con đƣờng khoa hoạn. Trên con đƣờng ấy có những ngƣời thì hanh thông, ngƣợc lại có ngƣời lại trầy trƣợt, bi kịch mãi. Cuộc đời “hoạn lộ” của trí thức nho học có những màu sắc riêng thậm chí đó là những thăng trầm và nỗi niềm riêng, nói đến “hoạn lộ” là nói đến quá trình làm quan ấy của họ. 1.2. Thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX - một giai đoạn lịch sử biến động Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Đàng Ngoài rồi lan rộng ra cả nƣớc. Chiến tranh phong kiến kéo dài khiến cho nông nghiêp đình đốn, ruộng đất phần lớn tập trung trong tay bọn quan lại địa chủ. Tô thuế rất nặng nề, mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp. Nhu cầu chi tiêu tăng lên, nhân dân không thể nộp thuế, đành phải bỏ làng xiêu tán. Làng xóm trở nên điêu tàn, sức sản xuất 9
- bị tàn phá. Ngƣời nông dân tha phƣơng cầu thực khắp nơi, nhiều ngƣời chết đói, chết bệnh trên đƣờng. Ở Đàng Ngoài, hình thành chế độ “vua Lê chúa Trịnh”, vua Lê chỉ ngồi làm vì, tất cả quyền hành tập trung vào phủ chúa, chuyên quyền, độc đoán. Các chúa Trịnh thƣờng lo việc ăn chơi và xây dựng chùa chiền nhiều hơn là lo việc trị nƣớc. Nhu cầu chi tiêu trong phủ chúa tăng lên, trong khi đó nhân dân không có khả năng nộp thuế; nhà nƣớc đặt lệ mua quan bán chức để thu thóc, tiền. Sự suy đồi của khoa cử đẻ ra hàng loạt quan lại tham nhũng, dốt nát. Có thể nói, chính quyền phong kiến giai đoạn này từ Trung Ƣơng đến địa phƣơng đều thối nát, tệ nạn tham nhũng hối lộ ngày càng trầm trọng. Ở Đàng Trong, những mâu thuẫn cố hữu của chế độ phong kiến dần trở nên gay gắt và từ giữa thế kỉ XVIII, Đàng Trong bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xƣng vƣơng, xây dựng Phú Xuân thành kinh đô, tổ chức lại bộ máy nhà nƣớc. Các gia đình quan lại, quý tộc cũng đua nhau xây dựng dinh thự, đua nhau chơi bời xa xỉ. Phủ huyện, làng xã nằm trong tay bọn quan lại cƣờng hào tham nhũng. Chính trị thối nát, nhân dân lầm than. Họ là lớp ngƣời gánh chịu mọi tai họa của tự nhiên, mọi thiệt thòi, bất công của xã hội, mọi thứ thuế má, sƣu dịch của triều đình. Phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX đã nổ ra liên tục. Các nhà nghiên cứu lịch sử đã gọi giai đoạn này là giai đoạn của những cuộc khởi nghĩa nông dân. Trƣớc khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc, trong bốn mƣơi năm liền, nông dân Bắc Hà không năm nào không nổi dậy. Phong trào không phải chỉ bó hẹp ở một vài địa phƣơng mà lan rộng trong toàn quốc, sức mạnh nhƣ vũ bão. Ðỉnh cao của phong trào khởi nghĩa lúc này là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và cuộc khởi nghĩa này đã dành đƣợc thắng lợi vẻ vang: Ðánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị trong nƣớc; đánh tan hơn hai mƣơi vạn quân Thanh xâm lƣợc, lập nên một vƣơng triều phong kiến mới với 10
- nhiều chính sách tiến bộ. Nhƣng đáng tiếc là Quang Trung chỉ ở ngôi đƣợc mấy năm. Sau khi Quang Trung mất, nhà Tây Sơn lại trở nên lục đục. Nhân cơ hội ấy, Nguyễn Ánh đã trở lại tấn công nhà Tây Sơn, lập nên triều đại nhà Nguyễn (1802). Triều Nguyễn là một tân triều, nhƣng không đại diện cho cái mới. Buổi đầu, để củng cố địa vị thống trị của mình nhà Nguyễn đã thực hiện đƣợc một số chính sách tiến bộ nhƣng họ cũng không phải là một chế độ lý tƣởng dành cho các trí thức Nho học cống hiến hết mình. Vì thế dƣới triều Nguyễn các cuộc khởi nghĩa của nông dân vẫn liên tiếp xảy ra. Phong trào nông dân khởi nghĩa giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX không những làm cho giai cấp phong kiến thống trị kinh hồn khiếp vía, mà còn làm cho hệ tƣởng chính thống và nền văn hóa phục vụ giai cấp phong kiến bị khủng hoảng và sụp đổ [15, tr.48]. Trong lịch sử, các triều đại vừa sụp đổ lẫn các triều đại lên thay thế đều nhanh chóng tìm đến Nho giáo nhƣ một công cụ thống trị tinh thần không thể thiếu. Dƣới cảnh triều đại nhƣ vậy những nhà nho hành đạo, dù có hanh thông đến mấy cũng không bày tỏ sự hài lòng của mình mà ngƣợc lại liên tục xuất hiện với con ngƣời chán nản với thực thế cai trị của triều đình, bày tỏ ƣớc nguyện và dấn thêm một bƣớc nữa là cáo quan về ẩn dật. Bất kì nhà nho nào cũng biết, cũng tâm đắc với quan niệm “bậc đại thần ẩn thì ẩn giữa triều đình, bậc trung ẩn thì ẩn nơi thành thị, chỉ những tiểu ẩn thì mới ẩn nơi rừng suối”[31, tr.157]. Với tƣ tƣởng nho giáo chính thống, cuộc đời nhà nho đều đi theo con đƣờng học hành - thi cử - đỗ đạt - ra làm quan, cùng lý tƣởng “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” với tƣ tƣởng “trí quân trạch dân”. Nhƣng trƣớc xã hội loạn lạc, các nhà nho cũng mất niềm tin vào triều đình, chữ “trung” không còn nguyên vẹn. Viện sĩ V.M.Alechxeep gọi đó là “bi kịch của nhân cách nhà nho và của hệ tƣ tƣởng quan lại” [31, tr.38]. 11
- Nguồn gốc cảm quan bi kịch ở ngƣời tài tử chính là những phẩm chất của họ. Theo cách diễn của Mác, đó là bi kịch của cái mới ra đời chƣa hội đủ điều kiện tồn tại. Nguyễn Du cảm nhận sâu sắc sự vô nghĩa của những giá trị “thiêng liêng” trong mắt các nhà nho chính thống. Ai có thể “trung” mãi mãi, vô điều kiện với một triều đại khi mà “cổ kim vị kiến thiên niên quốc”, ai có thể tự hào về hoạn lộ hanh thông, khi nhìn trong triều ngoài nội “ai ai cũng đều là Thƣợng quan, mặt đất đâu đâu cũng là sông Mịch La”. Phạm Thái đã hăm hở chống lại triều đại mới (Tây Sơn) trên tinh thần phục Lê, rồi nhanh chóng nhận ra tính chất “nhất khứ bất phục phản” của tiến trình lịch sử, không tìm đâu ra ý nghĩa tích cực của đời sống, chỉ uống rƣợu tìm lãng quên: Chết về Tiên Bụt cho xong kiếp Đù ỏa trần gian sống mãi chi. Trong cuộc đời cũng đã bạo gan “đu đôi” với ông ranh mãnh nhất, thâm thúy nhất và cũng tài năng nhất của triều Nguyễn là Minh Mạng, cũng đã từng coi thƣờng những thăng trầm trong hoạn lộ. Nguyễn Công Trứ khi đến tuổi vãn niên vẫn phải cay đắng thú nhận “Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng”. Cao Bá Quát có kêu gọi “Chớ thấy ngƣời bạch diện thƣ sinh mà cƣời rằng đa cùng tài tử”, thì trong đời thực, ngƣời tài tử ấy vẫn mãi “đa cùng”. Trong số các nho sĩ đó không ai tìm đƣợc ra câu trả lời đích thực khả dĩ vỗ về những cảm nhận nhức nhối đó. Trƣớc những rối loạn của triều đại, cùng với sự sụp đổ của Nho giáo khi chính quyền nhà Nguyễn lên cai trị, Nho sĩ đã mất dần niềm tin vào chế độ, chữ “trung” đã không còn nguyên vẹn. Có thể nói, trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đầy biến động, các nhà nho không thể thực hiện đƣợc lý tƣởng của mình, lý tƣởng mà họ đã tiếp thu từ cửa Khổng sân Trình. Với tƣ cách nhà nho chân chính, sự mâu thuẫn giữa lý tƣởng và thực tiễn đời sống đen tối đang diễn ra chính là cội nguồn của những bi kịch trên con đƣờng “hoạn lộ”. 12
- 1.3. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát 1.3.1. Nguyễn Du Nguyễn Du là tài năng xuất chúng. Cũng nhƣ các Nho sĩ khác, ông cũng chọn con đƣờng khoa cử và cuộc đời Nguyễn Du gặp rất nhiều khó khăn. Nguyễn Du (1766 – 1820) tên tự là Tố Nhƣ, hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hƣng. Trong bản gia phả của họ Nguyễn làng Tiên Điền phát hiện năm 1966 có ghi ngày sinh của Nguyễn Du là 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tính ra dƣơng lịch là ngày 3 tháng 1 năm 1766. Nguyễn Du sinh ra trong một ra đình đại quý tộc, có thế lực bậc nhất lúc đƣơng thời. Gia đình cũng nhƣ dòng họ Nguyễn Du có rất nhiều ngƣời làm quan to dƣới triều Lê - Trịnh. Ngay từ nhỏ Nguyễn Du đã nổi tiếng khôi ngô, đƣợc sống một cuộc sống nhung lụa trong gia đình quý tộc và giàu sang. Nhƣng cuộc sống này kéo dài không đƣợc bao lâu thì những biến cố của thời đại và của gia đình đã nhanh chóng đẩy nhà thơ ra giữa bão táp của cuộc đời. Năm mƣời một tuổi Nguyễn Du mồ côi cha, mƣời hai tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhƣng cha của Nguyễn Du có nhiều vợ (8 bà), đông con (21 con), nên cái chết của cha mẹ không ảnh hƣởng tới đời sống vật chất của Nguyễn Du. Vì Nguyễn Du đƣợc ngƣời anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản - một ngƣời nổi tiếng là tay ăn chơi đệ nhất Kinh thành Thăng Long thuở ấy nuôi dƣỡng thay cha. Chính cảnh đời mồ côi cha mẹ đã làm tổn thƣơng Nguyễn Du rất nhiều, thiếu nơi nƣơng tựa về tinh thần và tình cảm. Phải chăng nỗi tổn thƣơng từ tấm bé này đã tạo ra tính cách trầm lặng ở thi sĩ. Đang sống một cuộc sống yên ổn với Nguyễn Khản thì Nguyễn Du lại chịu ảnh hƣởng của xã hội lúc bấy giờ với những sự kiện liên tiếp ập tới: Vụ án năm Canh Tí (1780), Khản bị hạ ngục; hai năm sau (1782, năm Canh Dần) 13
- chỗ dựa về quyền lực và kinh tế của Nguyễn Khản không còn: chúa Trịnh Sâm chết; lại hai năm liên tiếp, 1784 kiêu binh bất bình, tìm giết Nguyễn Khản và phá sạch dinh cơ của ông tại Kinh thành, Khản phải bỏ chạy đến nƣơng nhờ Nguyễn Điều, ngƣời em ruột khi đó đang làm trấn thủ Sơn Tây. Cảnh sống lầu son gác tía của Nguyễn Du dƣờng nhƣ chấm dứt từ đây. Nhƣng năm 1783, lúc đó Nguyễn Du mƣời tám tuổi, còn bé nên vẫn tiếp tục đi học, ông đi thi Hƣơng ở Sơn Nam, đậu tam trƣờng. Dƣới triều Lê, Nguyễn Nghiễm có một ông quan họ Hà, giữ chức Chánh thủ hiệu đội quân hùng hậu hiệu ở Thái Nguyên nhƣng không có con trai, xin Nguyễn Du về làm con nuôi. Sau khi ngƣời họ Hà mất, Nguyễn Du đƣợc kế chân làm chức ấy. Các sự kiện liên tiếp diễn ra “long trời nở đất” ập tới đối với họ Nguyễn Tiên Điền nói chung và với Nguyễn Du nói riêng: Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo dƣới sự quân sƣ của Nguyễn Hữu Chỉnh đem quan ra diệt Trịnh, xếp đặt lại trật tự Bắc Hà năm Bính Ngọ 1786. Trƣớc cảnh tƣợng đó, Nguyễn Du chƣa hết bàng hoàng thì đến cuối tháng 12 năm Mậu Thân 1788, Nguyễn Huệ chính thức lên ngôi hoàng đế, dựng lên triều Quang Trung và ngay sau đấy, đầu mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789 đại phá quân Thanh, đuổi vua Lê Chiêu Thống khỏi Kinh thành Thăng Long. Cảnh vật Sông Rum và Ngàn Hống vẫn còn đó, nhƣng bức tranh thành vua Lê - chúa Trịnh - chỗ dựa tƣởng nhƣ không bao giờ lay chuyển của họ Nguyễn Tiên Điền giờ đã bị sụp đổ. Chính bức tranh ấy đã giáng một đòn chí mạng xuống đầu Nguyễn Du. Cũng giống nhƣ kẻ bề tôi khác của nhà Lê, Nguyễn Du cảm thấy đau đớn, tìm cách ruồng rẫy, hết nổi lên chống Tây Sơn ở Thái Nguyên bị thất bại, lại toan vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh để diệt Nguyễn Huệ nhƣng không thành. Bế tắc càng thêm bế tắc. 14
- Nhƣng có một điều đáng chú ý là trong thời gian “mƣời năm gió bụi” và những năm về quê sống “dƣới chân Hồng Lĩnh”, ở đây nhà thơ có thể tiếp xúc với quần chúng nhân dân, sống gần gũi với họ, đó là ngọn nguồn nuôi dƣỡng tinh thần dân tộc và tƣ tƣởng nhân văn của nhà thơ. Nguyễn Du sống ở Hồng Lĩnh đến đầu mùa thu 1802. Cùng năm này, Nguyễn Ánh đã thôn tính triều đại nhà Nguyễn Quang Trung, lập ra triều đại nhà Nguyễn Gia Long. Dù rất trung thành với triều đình phong kiến Lê - Trịnh, nhƣng Nguyễn Du đã ra làm quan cho vƣơng triều Gia Long. Ông đƣợc bổ làm Tri huyện và đƣợc cử lên cửa Nam Quan tiếp sứ thần Trung Quốc. Năm 1805, Nguyễn Du đƣợc thăng Đông các điện học sĩ, phong tƣớc Du Đức hầu. Năm 1807, đƣợc cử làm giám khảo trƣờng thi hƣơng ở Hải Dƣơng. Năm 1809, đƣợc bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình. Nguyễn Du đã giữ chức này trong bốn năm liền. Năm 1813, Nguyễn Du thăng Cần chánh điện học sĩ và đƣợc cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nƣớc, năm 1815 ông đƣợc thăng Hữu Tham tri Bộ Lễ. Năm 1820 Minh Mạng lên ngôi, định cử ông làm Chánh sứ sang Trung Quốc lần nữa, để cầu phong, nhƣng chƣa kịp đi thì đến tháng 9 năm 1820 ông mất đột ngột. Cuộc đời làm quan của Nguyễn Du dƣới triều đại nhà Nguyễn nhìn chung rất thuận lợi, không có trở ngại gì. Trong suốt gần hai mƣơi năm làm quan, Nguyễn Du xin về bốn lần, lần dài nhất là sáu tháng, còn những lần khác chỉ một vài tháng rồi ra làm việc lại. Ông đƣợc thăng chức rất nhanh và có lúc đƣợc giữ những chức vụ tƣơng đối quan trọng. Mặc dù nhận đƣợc sự đặc cách của triều đình nhà Nguyễn, nhƣng Nguyễn Du vẫn có điều bất nhƣ ý sâu sắc đối với đƣơng thời. Đại Nam chính biên liệt truyện viết: “Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì”. Có lần Gia Long 15
- trách ông: “Nhà nước dùng người cứ kẻ hiền tài là dùng chứ không phân biệt Nam Bắc. Ngươi với ta đã được ơn tri ngộ, làm quan đến bực Á khanh, biết việc gì phải nói cho hết chức trách của mình, biết việc gì thì phải nói cho hết chức trách của mình, sao lại cứ rụt rè, sợ hãi, chỉ vâng lời dạ cho qua chuyện”[15, tr.320]. Khi Nguyễn Du qua đời, quan lại ở Kinh nhiều ngƣời làm câu đối phúng viếng, hết lời ca ngợi tài hoa rất mực của ông. Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc. Ông sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Về chữ Nôm có các tác phẩm chính: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều). Đáng chú ý là các tập thơ chữ Hán, sáng tác biểu hiện rõ nhất thế giới tâm trạng giằng xé, mâu thuẫn, bi kịch của Nguyễn Du: Thanh Hiên thi tập, sáng tác trong khoảng từ (1786-1804), tức là chặng đƣờng “mƣời năm gió bụi” về quê dƣới chân núi Hồng và một vài năm ra làm quan. Nam trung tạp ngâm, sáng tác trong khoảng thời gian (1805-1812) thời gian ra làm quan ở Huế và cai bạ Quảng Bình. Bắc hành tạp lục, sáng tác trong khoảng (1813- 1814) thời gian đi sứ Trung Quốc. 1.3.2. Nguyễn Công Trứ Ngƣời xƣa nói rằng: ở đời có ba điều bất hủ: một là lập công, hai là đức, ba là lập ngôn. Lập công tất là công nghiệp vẻ vang trong bốn cõi, lập đức tất là đức trạch lƣu truyền đến muôn đời, lập ngôn tất là ngôn luận văn chƣơng, có bổ ích cho nhân tâm thế đạo. Trong ba điều ấy có đƣợc một, vẫn đã khó, mà gồm đƣợc cả ba chƣa dễ mấy ai. Thƣờng xét nƣớc ta có một bậc vĩ nhân, nói về công thời công rất lớn, nói về đức thời đức rất dày, mà nói về ngôn thì ngôn luận văn chƣơng rất có giá trị. Vậy nên nƣớc nhà có đƣợc một 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Việt Nam- APEC: cơ hội và thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp trong nước
119 p | 592 | 99
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ngoại thương Việt Nam nhìn lại 1 năm sau khi gia nhập WTO và những giải pháp kiến nghị trong thời gian tới
108 p | 554 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980
85 p | 27 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Yếu tố tính dục trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX
107 p | 134 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã Ngọc sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
86 p | 68 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu công tác số hóa tài liệu tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
83 p | 47 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Anh
85 p | 63 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp: Chức năng nhận thức và chức năng giáo dục trong truyện ngắn của Nam Cao
68 p | 33 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Thực trạng sử dụng phần mềm bản quyền trong cơ quan nhà nước và các giải pháp thay thế
68 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thư viện điện tử Đại học Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
80 p | 30 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Văn hóa tinh thần trong ca dao Nam bộ
79 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảnh thiên nhiên trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu
68 p | 17 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
101 p | 68 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhìn lại Ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong Giải phẫu phê bình của Northrop Frye
163 p | 47 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về vấn đề phát triển và chia sẻ tài nguyên số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Thư viện Quốc Gia Việt Nam
100 p | 30 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Tùng Bách
72 p | 49 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing giúp phát triển Trung tâm Anh ngữ Newton
66 p | 18 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn