Khóa luận tốt nghiệp: Những vấn đề kinh tế của Việt nam thời kỳ hậu gia nhập WTO - Một số giải pháp nhằm đề xuất kiến nghị
lượt xem 19
download
Nêu những nét tổng quan về tổ chức thương mại thế giới WTO và việc gia nhập WTO của Việt nam.Tình hình kinh tế của Việt nam trước thềm hội nhập và những vấn đề kinh tế nổi bật của Việt nam thời kỳ hậu gia nhập WTO như lạm phát, xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đề xuất một số giải pháp phát triển nền kinh tế Việt nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Những vấn đề kinh tế của Việt nam thời kỳ hậu gia nhập WTO - Một số giải pháp nhằm đề xuất kiến nghị
- MI ít; TRUÔNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G KHOA KINH TẾ V À KINH DOANH Q U Ố C TẾ CHUYÊN N G À N H KINH TẾ Đ ố i NGOẠI KHOA L U Â N T Ó T NGHIỆP
- MỤC LỤC LỜI NÓI Đ Ầ U Ì C H Ư Ơ N G ì: WTO V À VIỆC GIA NHẬP C Ủ A VIỆT N A M 4 ì. Tổng quan về WTO 4 l.Bôi cảnh ra đời 4 2. Mục tiêu, chức năng và cơ cấu tổ chức 4 2.1. Mục tiêu 4 2.2. Chức năng 4 2.3. Cơ cấu tổ chức 5 3. Các nguyên tắc cơ bản 5 3.1. Thương mại không có sự phân biệt đối xử 5 3.2. Thương mại ngày càng tự do lum thông qua đàm phán 7 33. Tạo dựng một nền tảng Ổn định cho thương mại: Thông qua ràng buộc và minh bạch hoa 7 3.4. Thúc đẩy cạnh tranh công bằng 7 3.5. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế. 8 4. Các qui định của WTO 8 4.1. Lĩnh vực điều chủnh 8 4.2. Qui định cụ thể trong từng lĩnh vực 9 5. Ánh hưởng của việc gia nhập WTO đôi với kinh tế của những nước đang phát triển lo n. Việt Nam và việc gia nhập WTO li 1. Tính tất yêu của xu thế hội nhập li 2. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam 12 2.1. Quá trình đàm phán gia nhập WTO 12 2.2. Các cam kết của Việt Nam 13 3. Cơ hội và thách thúc cho nên kinh tế Việt Nam 18 3.1. Cơ hội 18 3.2. Thách thức 20
- CHƯƠNG l i : NHỮNG VẤN ĐỂ KINH TÊ N ổ i BẬT CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU GIA NHẬP WTO 24 ì. Tinh hình kinh tê trước thềm hội nhập 24 1. Tình hình chung 24 1.1. Thành tựu 24 1.2. Hạn chếtồn tại 30 2. Những vấn đê kinh tế chủ yếu trước thềm hội nhập 34 2.1. Lạm phát 34 2.2. Xuất nhập khẩu 36 2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 40 n . Những vân đề kinh tê nổi bật giai đoạn hậu gia nhập 42 ì. Lạm phát. 42 2. Xuất nhập khẩu 50 2.1. Xuất khẩu 50 2.1.1. Tình hình xuất khẩu 50 2.1.2. Hạn chế 52 2.2. Nhập khẩu 53 2.2.1. Tinh hình nhập khẩu 53 2.2.2. Nguyên nhân 56 3. Đầu tư nước trực tiếp nước ngoài 62 3.1. Thành tích trong thu hút vốn đầu tư 62 3.2. Hiệu quả đầu tư 63 3.3. Nguyên nhân 66 CHƯƠNG i n . MịT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN NEN KINH TẾ VIỆT 69 ì. Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam thòi gian tới 69 n . Một sôi giải pháp đề xuất đê phát triển nền kinh tế Việt Nam giai đoạn hậu hội nhập 70 /. Giải pháp từ phía nhà nước 70 1.1. Phối hợp hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khoa 70 Ì .2. Tạo thể trường xuất nhập khẩu ổn đểnh 71
- 1.3. Me đểnh các ngành nghề chiến lược, phát triển doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao 75 Ì .4. Cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển cồng nghiệp phụ trợ 79 Ì .5. Nâng cao chất lượiĩg và hiệu quả việc thẩm đểnh các dự án đầu tư....80 Ló. Hoàn thiện bộ máy quán lý 81 1.7. My dựng khung pháp lý hoàn chỉnh phù hợp với bối cảnh hội nhập...83 1.8. Tăng cườỉĩg công tác thông tin dự báo phục vụ doanh nghiệp 84 2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 85 2.1. Xây dựng mặt hàng và thể trường chiến lược 85 2.2. Tăng cường liên kết hợp tác, xây dựng quan hệ bạn hàng 87 2.3. Tựphát triển và đào tạo nguồn nhân lực 88 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
- L Ờ I NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hoa đã và đang là một trong những xu thế kinh tế cơ bản của thời đại ngày nay. Không một quốc gia nào có thể đứng ngoài vòng xoáy hội nhập. Quốc gia nào không tham gia vào tiến trình này, quốc gia đó sẽ không có địa vị bình đẳng trong bàn thảo và xây dựng các định chế của nền thương mại thế giới, không có điều kiện đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Nhận thức được vấn đề trên, những năm đầu thập niên 90, Việt Nam đã bắt đầu mở cửa nền kinh tế nhằm mở ra cơ hội tiếp cận với các thị trường bên ngoài và nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước. Bước sang thế kỷ XXI, hội nhập đa phương và quốc tế ngày càng được đẩy mạnh. Trong đó, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO ngày 11/01/2007 được coi là một bước ngoặt quan trọng, phản ánh quyết tâm của đất nước ta trong việc tham gia nền kinh tế toàn cầu. Gia nhập WTO mở ra cơ hội mới cho các DN kèm theo đó là khó khăn thách thức cũng ngày một nhiều hơn. Những con số thống kê sau hai năm cho thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng tồn tại một thực tế đáng ngại là, nền kinh tế đã gặp rất nhiều bất ổn; những bất cập vốn có cũng có dịp bộc lộ rõ. Ngay cả những gì tưởng chừng như thuận lợi, là động lực của phát triển nhưng do quản lý không tốt cũng trở nên vượt quá tầm kiểm soát, gây tác động bất lợi lên tổng thể nền kinh tế. Trong nỗ lực chung nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết hiện nay là phát huy tích cực những thuận lợi và hạn chế tối đa những mặt bất cập đi kèm, đề tài "Những vấn đề kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu gia nhập WTO - Một số giải pháp đề xuất" tập trung nghiên cứu một số vấn đề vĩ mô nổi bật sau khi Việt Nam gia nhập WTO nhằm cung cấp đánh giá tổng quan về những mặt chính yếu của nền kinh tế Việt Nam sau hai năm trở thành thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, qua đó nêu ra hướng giải quyết khả thi những vẩn đề còn tồn tại nhằm đảm bảo hội nhập thành công. Ì
- 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích, tổng hợp những vấn đề kinh tế nổi bật đã và đang lộ diện ngày càng rõ nét trong giai đoạn hậu gia nhập WTO của nền kinh tế Việt Nam; nhận diện nguyên nhân vấn đề. - Đưa ra một số đề xuất chính sách về điều hành nền kinh tế trong thời gian tới nhằm tận dụng tối đa những cơ hội và giảm thiểu tác động bất lợi mà hội nhập WTO mang lại. 3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã gia nhập WTO được hơn 02 năm. Đã có một số nghiên cứu đánh giá sơ bộ bước đầu về hiện trạng nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập, đáng kể có sách chuyên đề "WTO và hệ thống phân phối Việt Nam" (2008 - NXB Lao động) của Bộ Công thương, bài viết "Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sau thời kỳ hội nhập WTO" (2007 - Tạp chí phát triển kinh tế) của Lê Tần Bửu, sách "Kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO" (2008 - NXB Chính trị quốc gia) của Ngô Quang Minh...nhưng những đánh giá này phần nhiều giới hạn ở một vài lĩnh vực cụ thể, chưa đưa ra được cái nhìn tổng quan; đa số chỉ nêu hiện trạng chứ chưa chỉ rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Bên cạnh đó, cũng chưa có công trình nào được thực hiện một cách bài bản nhằm nhìn nhận sau 02 năm gia nhập chúng ta được gì và mất gì, những bất cập tồn tại thế nào và đã được giải quyết ra sao. Do vậy, đề tài "Những vấn đề kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu gia nhập WTO - Một số giải pháp đề xuất" với những tư liệu cập nhật và tổng hợp những vấn đề đáng chú ý trong hai năm gần đây hi vọng sẽ cung cấp một góc nhìn khách quan, hợp lý về nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu gia nhập WTO. làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn trong thời gian tới. 4. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hậu gia nhập WTO. 2
- - Phạm vi: đề tài giới hạn việc nghiên cứu ở nhưng khía cạnh lạm phát, xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (bao gồm cả mặt tích cực và những tồn tại hạn chế song hành) giai đoạn hậu gia nhập (năm 2007-2008) có so sánh đối chiếu với các giai đoạn trước đó. Lý do của sự giới hạn này là do khuôn khổ khoa luận và khả năng có hạn, nghiên cứu không có tham vọng giải quyết hết mọi vấn đề, vì vậy những vấn đề nêu ra có tính chất chọn lọc nhằm tập trung đi sâu phân tích và đề ra hướng giải quyết cụ thể, tránh sự phân tán trong nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở xuyên suốt của toàn bộ nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp khoa học khác như so sánh thống kê, phân tích số liệu. Thông tin thu thập từ các nguồn tài liệu thứ cấp như tạp chí chuyên ngành, sách chuyên khảo, niên giám thống kê...Ngoài ra, khoa luận còn vận dụng các quan điểm, đường lối, chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước để khái quát hệ thống và khẳng định kết quả nghiên cứu. 6. Kết cấu của khoa luận: Kết cấu của khoa luận "Những vấn đề kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu gia nhập WTO - Một số giải pháp đề xuất" gồm 3 chương sau đây: Chương Ì: WTO và việc gia nhập của Việt Nam Chương 2: Những vấn đề kinh tế nổi bật của Việt Nam thời kỳ hậu gia nhập WTO Chương 3: Một số giải pháp đề xuất để phát triển nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu gia nhập WTO 3
- CHƯƠNG ì: WTO VÀ VIỆC GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM ì. Tổng quan về WTO Ì .Bối cảnh ra đời WTO có tiền thân là "Hiệp định chung về thuế quan và thương mại" (GATT). Hiệp định GATT đã được các nước tạm thời áp dụng trong suốt 40 năm như một Hiệp định đa phương duy nhất điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế. Sau gần 8 năm thương lượng, vòng đàm phán thương mại quốc tế lần thứ 8 tại Urugoay đã kết thúc vào năm 1993 với bản Hiệp định chung được sự đồng tình của 117 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước tham gia vòng đàm phán Urugoay đã thỏa thuận thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 01/01/1995 thay thế GATT tồn tại từ năm 1947. Khi mới thành lập, WTO có 130 thành viên, nay số thành viên đã lên tới 151. WTO là một thể chế pháp lý của hệ thống thương mại đa phương. Tổ chức này đưa ra các nghĩa vụ có tính nguyên tắc để chính phủ các nước thiết lập khuôn khổ, qui định thương mại trong nước cho phù hợp với thông lệ thương mại quốc tế. 2. Mục tiêu, chức năng và cơ câu tổ chức 2.1. Mục tiêu - Nâng cao mức sống - Bảo đảm tạo đầy đủ việc làm, tăng thu nhập Phát triển việc sử dụng các nguồn lực của thế giới - Mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoa 2.2. Chức năng - Tạo thuận lợi cho việc thực thi, quản lý, vận hành và thúc đẩy mục tiêu của các Hiệp định của WTO. - Tạo ra diễn đàn đàm phán giữa các thành viên về quan hệ thương mại giữa các nước này về các vân đề được đề cập đến trong các Hiệp định WTO 4
- cũng như các vấn đề mới thuộc thẩm quyền của mình, và tạo ra khuôn khổ để thực thi kết quả các cuộc đàm phán đó. - Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trẽn cơ sở Qui định và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp. - Rà soát chính sách thương mại thông qua Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại. - Nhằm đạt được sự nhất quán trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu cùng với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Quốc tế (WB) và các cơ quan trực thuộc nó. 2.3. Cơ câu tổ chức - Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội nghị Bộ trưởng, họp ít nhất 2 năm Ì lần. Hội nghị Bộ trưởng đưa ra quyết định đối với mọi vấn đề của bất kỳ hiệp định cụ thể nào. Thông thường Hội nghị Bộ trưởng đưa ra đường lối, chính sách chung để các cơ quan cấp dưới tiến hành triển khai. - Dưới Hội nghị Bộ trưởng là Đại hội đồng. Cơ quan này tiến hành các công việc hàng ngày của WTO trong thời gian giữa các Hội nghị Bộ trưởng đồng thời đóng vai trò là Cơ quan Giải quyết tranh chấp và Cơ quan Rà soát chính sách thương mại. - Dưới Đại hội đồng là Hội đồng Thương mại hàng hoa, Hội đồng Thương mại dịch vụ và Hội đồng về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Các hội đồng này có các cơ quan cấp dưới (các uy ban và các tiểu ban) để thực thi công việc cụ thể trong từng lĩnh vực. - Tương đương với các Hội đồng này, WTO còn có một số uy ban có phạm vi chức năng nhỏ hơn, nhưng cũng báo cáo trực tiếp lên Đại Hội đồng, đó là các Uy ban về Thương mại và Phát triển, Uy ban về Thương mai và Môi trường. Bên cạnh các ủy ban đó là các nhóm công tác và hai uy ban về các hiệp định nhiều bên. 3. Các nguyên tắc cơ bản 3.1. Thương mại không có sự phán biệt đôi xử 5
- - Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) Theo nguyên tắc MFN, các thành viên WTO không được phép phân biệt đối xử giữa các nước đối tác thương mại khác nhau, nghĩa là nếu một thành viên dành cho sản phẩm từ bất kỳ thành viên nào mức thuế quan hay bất kỳ một ưu đãi nào khác thì cũng phải dành mức thuế quan hoặc ưu đãi đó cho sản phẩm tương tự của tất cả các quốc gia thành viên khác một cách ngay lập tức và vô điều kiện. WTO cũng cho phép các thành viên được duy trì một số ngoại lệ của nguyên tắc này .Ví dụ, trong thương mại hàng hoa, các nước được phép dành ưu đãi cao hơn cho các thành viên cùng tham gia các thoa thuận thương mại trong khu vực. Trong thương mại dịch vụ, các nước cũng có thể phân biệt đối xử trong những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên những ngoại lệ này đi kèm với những điều kiện áp dụng hết sức chặt chẽ. - Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) Nguyên tắc NT yêu cầu một nước phải đối xử công bằng và bình đẳng giữa hàng hoa nhập khẩu và hàng hóa tương tự sản xuất trong nước. Cụ thể, bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới sẽ được hưởng sự đối xử không kém ưu đãi hơn sản phẩm tương tự sản xuất trong nước. Nguyên tắc MEN và MT lúc đầu chỉ được áp dụng trong thương mại hàng hoa, sau khi WTO ra đời thì nó được mở rộng cả sang thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại và các lĩnh vực khác, tuy vậy mức độ áp dụng của các nguyên tắc này trong các lĩnh vực là khác nhau. + Trong thương mại hàng hoa: MFN và NT được áp dụng tương đối toàn diện và triệt để. + Trong thương mại dịch vụ: MFN và NT cũng được áp dụng với những lĩnh vực mà một thành viên đã cam kết mở cửa thị trường, với những lĩnh vực dịch vụ còn duy trì hạn chế thì việc dành MFN và NT tùy thuộc vào kết quả đàm phán các cam kết cụ thể 6
- + Trong lĩnh vực đầu tư: WTO chưa có một hiệp định đầu tư đa biên, mới đạt được Hiệp định về các Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, và nguyên tắc MFN và NT chỉ giới hạn ở Hiệp định này. + Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ: các nguyên tắc trên đã được thể chế hoa và cụ thể hoa trong các công ước liên quan đến sở hữu trí tuệ. 3.2. Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán WTO đảm bảo thương mại giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán hạ thấp các hàng rào thương mại để thúc đẩy buôn bán. Để thực hiện nguyên tắc thương mại ngày càng tự do này, WTO đảm nhận chức năng là diễn đàn đàm phán thương mại đa phương để các nước có thể liên tục thảo luận về vấn đề tự do hoa thương mại. Kể từ năm 1948 đến nay, GATT mà nay là WTO đã tiến hành 8 vòng đàm phán để giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị trường. 3.3. Tạo dựng một nền tảng ổn định cho thương mại: Thông qua ràng buộc và minh bạch hoa - Các thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự đoán được trong thương mại quốc tế, đó là cần phải minh bạch hoa các qui định thương mại của mình, phải thông báo mọi biện pháp đang áp dụng và ràng buộc chúng (tức là cam kết sẽ không thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho thương mại, nếu thay đổi phải được thông báo, tham vấn và bù trừ hợp lý). - WTO cũng tăng cường tính ổn định và dễ dự báo thông qua việc yêu cầu các nước hạn chế sử dụng hạn ngạch và các biện pháp hạn chế số lượng khác. Nhiều hiệp định của WTO còn yêu cầu các chính phủ phải công khai các chính sách và thông lệ trong nước hoặc thông báo các chính sách đó với WTO. Chính sách thương mại của các nước thường xuyên được giám sát bởi Cơ chế rà soát chính sách Thương mại của WTO. 3.4. Thúc đẩy cạnh tranh công bằng Hệ thống WTO trên thực tế vẫn cho phép áp dụng thuế quan và một số biện pháp bảo hộ khác nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng và không 7
- bị bóp méo. Tất cả các Hiệp định của WTO đều nhằm mục tiêu tạo môi trường cạnh tranh ngày một bình đẳng hơn giữa các quốc gia. 3.5. Khuyên khích phát triển và cải cách kinh té Với 3/4 số thành viên là các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyên khích phát triển và cải cách kinh tế, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và ưu đãi cho những quốc gia này, đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa phương, thông qua việc miễn hoặc giảm nghĩa vụ, linh hoạt trong việc thực thi hiệp định và các trợ giúp kỹ thuật từ các ban hỗ trợ... Các nước kém phát triển được Liên hợp Quốc thừa nhận sẽ chỉ bị bắt buộc cam kết và nhượng bộ trong phạm vi phù hợp với trình độ phát triển của mỗi nước, nhu cầu về tài chính thương mại hoặc năng lực quản lý và thể chế của mình. 4. Các qui định của WTO 4.1. Lĩnh vực điều chỉnh - Đối với hàng hoa (theo GATT): + Nông nghiệp + Qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) + Hàng dệt may + Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) + Biện pháp đẩu tư liên quan đến thương mại + Biện pháp chống phá giá + Xác định trị giá tính thuế hải quan + Giám định hàng hoa trước khi xếp hàng + Qui tắc xuất xứ + Thủ tục cấp phép nhập khẩu + Trợ cấp và các biện pháp đối kháng + Các biện pháp tự vệ - Đối với dịch vụ: 8
- + Di chuyển của thể nhân + Vận tải hàng không + Dịch vụ tài chính + Vận tải biển + Viễn thông - Đối với sở hữu trí tuệ: các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại - Đối với giải quyết tranh chấp: các qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp 4.2. Qui định cụ thể trong từng lĩnh vực - Thương mại hàng hoa + Thương mại hàng công nghiệp: Hiệp định chủ yếu điều chỉnh lĩnh vực thương mại hàng công nghiệp của WTO là GATT, nội dung là ràng buộc và giảm thuế quan hàng công nghiệp + Thương mại hàng nông sản: Hiệp định nông nghiệp (AoA) đề cập 3 vấn đề chính: mở cửa thị trường nông nghiệp, hỗ trợ trong nước, trợ cấp xuất khẩu - Thương mại dịch vụ: được điều chỉnh bởi Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) qui định cho 12 ngành và 155 phân ngành thông qua 4 phương thức cung cấp: cung cấp qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại, hiện diện thể nhân - Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại: điều chỉnh các đối tượng sở hữu trí tuệ sau: bản quyền và các quyền liên quan, nhãn hiệu thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế, thiết kế bố trí mạch tít h hợp, báo vệ thông tin mật. - Đẩu tư: Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) điều chỉnh các biện pháp được áp dụng trong lĩnh vực đầu tư liên quan đến thương mại hàng hoa. Nội dung cơ bản của TRIMs là các thành viên WTO không được áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 9
- không phù hợp với nguyên tắc NT và nghĩa vụ loại bỏ hạn chế định lượng. TRIMs không cho phép áp dụng 5 biện pháp sau: + Yêu cầu doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất xứ trong nước hoặc từ một nguồn trong nước + Yêu cầu doanh nghiệp chỉ được mua hoặc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu tương ứng với số lượng hoặc giá trị hàng hoa mà doanh nghiệp này xuất khẩu + Yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu tương ứng với số lượng hoặc giá trị tươngứng với số lượng hoặc giá trị hàng hoa mà doanh nghiệp này xuất khẩu + Yêu cầu doanh nghiệp thu ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của mình + Yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bán một mặt hàng xuất khẩu nhất định, hoặc chỉ được xuất khẩu hàng hoa tươngứng với số lượng và giá trị hàng hoa sản xuất trong nước của doanh nghiệp Chú ý: TRIMs có qui định sự đối xử đặc biệt dành cho các nước đang và kém phát triển, đó là: sự linh hoạt trong cam kết, thực hiện và sử dụng các công cụ chính sách; thời gian ân hạn. 5. Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với kinh tế của những nước đang phát triển Trong toàn bộ mục tiêu hội nhập quốc tế của đa số các quốc gia đang phát triển thì trở thành thành viên WTO được coi là một động lực mạnh, thâm chí là mạnh nhất, cho toàn bộ quá trình cải cách thể chế và thúc đẩy tăng trưởng. Gia nhập WTO làm cho không gian phát triển mở rộng hơn, môi trường đầu tư thông thoáng hơn, do đó lĩnh vực kinh tế đôi ngoại phát triển nhanh hơn, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Những tác động cụ thể qua nghiên cứu thường tập trung vào các vấn đè sau: - Một là, ảnh hưởng đến kết cấu ngành. Kết cấu ngành ử những nước đang phát triển thường vẫn còn tồn tại một số vấn đề, tỷ trọng của khu vực Ì tương đối lớn, khu vực 2 chưa hợp lý, khu vực 3 còn trì trệ chậm phát triển. 10
- Tuy thời gian ngắn sau gia nhập, các khu vực này sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng về lâu dài, việc gia nhập WTO sẽ có lợi cho tiến trình cải thiện kết cấu ngành nghề. - Hai là, những ảnh hưởng về mặt việc làm. Cùng với cải cách thể chế kinh tế, điều chỉnh kết cấu ngành, những tồn tại về vấn để việc làmở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng. Sau khi gia nhập WTO, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực đổi mới trước thách thức của những đối thủ cạnh tranh lớn, yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực sẽ ngày càng cao, điều đó tất yếu sẽ tạo ra sức ép lớn hơn đối với vấn đề việc làm. Nếu không có những phản ứng hợp lý từ chính sách, những bất cập trước nay trong lĩnh vực việc làm sẽ trở nên nghiêm trọng hem. - Ba là, những ảnh hưởng về mặt thu hút đầu tư nước ngoài. Căn cứ vào những cam kết gia nhập WTO trong từng lĩnh vực và kinh nghiệm của những nước đang phát triển đi trước, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng rất nhanh, còn đầu tư gián tiếp như vay vốn ngoại, phát hành trái phiếu. . . sẽ tăng tương đối chậm. Ngoài ra, đối tác và địa bàn đầu tư cũng sẽ có những thay đổi đáng kế. - Bốn là, ảnh hưởng về mặt mậu dịch đối ngoại. Trong thời gian đầu khi gia nhập, do thuế quan sẽ điều chỉnh giảm nên trong ngắn hạn sẽ dẫn đến cao trào nhập khẩu. Với tư cách là thành viên WTO, các nước sẽ có cơ hội nhập hàng hoa có chất lượng và giá cả cạnh tranh, tình trạng cân băng mậu dịch sẽ thay đổi lớn, thu chi sẽ khó khăn hơn. l i . Việt Nam và việc gia nhập WTO 1. Tính tất yêu của xu thê hội nhập - Hội nhập là xu hướng chung. Lịch sử đã chứng minh những nước có nền kinh tế khép kín, nằm ngoài xu hướng này là những nước kém phát triển nhất thế giới. - Gia nhập WTO có lợi cho việc tạo môi trường mậu dịch kinh tế quốc tế tốt đẹp cho Việt Nam. Thông qua việc gia nhập WTO, với tư cách thành li
- viên của mình, Việt Nam có thể được hưởng các thành quả của đàm phán đa phương thông qua việc tham gia vào các quá trình chế định các qui tắc quốc tế, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích của mình, có thể thông qua mở cửa thị trường mà giành được cơ hội thám nhập vào thị trường các nước khác; có thể thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương để giải quyết tranh chấp về mậu dịch. - Những nguyên tắc của WTO đều được xây dựng trên cơ sở kinh tế thị trường. Tất cả những nguyên tắc chung và nguyên tắc cụ thể của WTO đều là những thứ mà quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có nhu cầu thu nạp và tham khảo. Vì vậy, việc gia nhập WTO có lợi cho việc thúc đẩy tiến trình cải cách mở cửa của Việt Nam, cho tiến trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. - Gia nhập WTO cũng là nhu cầu của Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hoa kinh tế. Mục tiêu quan trọng của WTO chính là thúc đẩy tự do hoa và tiện lợi hoa mậu dịch và đầu tư quốc tế. Do vậy, WTO phát huy vai trò quan trọng mà các tổ chức quốc tế khác không thay thế được trong tiến trình phát triển của toàn cầu hóa kinh tế. Việc gia nhập WTO mang tính bước ngoặt, đánh dấu quyết tâm chuyển mình từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, từ nền kinh tế thu nhập thấp sang nền kinh tế thu nhập cao, từ nền kinh tế đóng cửa hướng nội sang nền kinh tế mở cửa hội nhập. Có thể khẳng định, tham gia WTO là yêu cầu tất nhiên của công cuộc cải cách mở cửa ở Việt Nam, cũng là đòi hỏi khách quan hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoa và là sự chủ động trong việc lựa chọn chiến lược của Đảng \ à nhà nước ta. 2. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam 2.1. Quá trình đàm phán gia nhập WTO - Tháng 6/1994: Việt Nam được công nhận là quan sát viên của GATT. - Ngày 4/1/1995: WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam. 12
- - Ngày 30/1/1995: Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam được thành lập. - Ngày 26/8/1996: Việt Nam nộp bản Bị vong lục về Chế độ Ngoại Thương. - Từ tháng 7/1998 đến tháng 7/2006: Việt Nam tiến hành đàm phán đa phương về thực hiện các Hiệp định của WTO và đàm phán song phương về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ. - Ngày 7/11/2006: Việt Nam được kết nạp vào WTO. - Ngày 11/1/2007: Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 151 của WTO. 2.2. Các cam kết của Việt Nam Căn cứ vào phạm vi giới hạn của khoa luậnở những vấn đề liên quan tới thương mại hàng hoa, dưới đây là các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực mở cửa thị trường hàng hoa: Tổng hợp chung toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam gia nhập WTO được thể hiện trong Biểu cam kết về Hàng hóa của Việt Nam có thể rút ra một số nét lớn như sau: Diễn giải mức thuế cam kết bình quân (%) Bình quân Thuế Thuế Thuế Mức Mức cắt giảm thuế suất tại chung theo suất suất suất giảm so vòng Urugoay ngành MFN cam cam với thuế Nước phát Nước đang hiện kết khi kết MEN triển p' át triển hành gia vào hiện nháp cuối hành wto lộ trình Sản phẩm 23,5 25,2 20,9 10,6 Giảm 40% Giảm 30% NN Sản phẩm 16,8 16,1 12,6 23,9 Giảm 37% Giảm 24% CN Chung 17.4 17,2 13,4 23,0 toàn biểu Nguồn: Báo cáo của Bộ tài chính 13
- Việt Nam giảm mức thuế bình quân từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trong vòng 5-7 năm. Mức thuế bình quân hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong khoảng 5 năm. Mức thuế bình quân hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống 12,6% thực hiện trong vòng 5 đến 7 năm. Trong biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộcở mức thuế hiện hành với khoảng 3700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần - cao hem mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải. Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính: Nhóm mặt hàng Thuế suất cam kết tại thời Thuế suất cam kết cắt điểm gia nhập WTO (%) giảm cuối cùng cho WTO (%) Nông sản 25,2 21,0 Cá, sản phẩm cá 29,1 18,0 Dầu khí 36,8 36,6 Gỗ, giấy 14,6 10,5 Dệt may 13,7 13,7 Da, cao su 19,1 14,6 Kim loại 14,8 11,4 Hoa chất 11,1 6,9 Thiết bị vận tải 46,9 37,4 Máy móc thiết bị cơ 9,2 7,3 khí Máy móc thiết bị điện 13,9 9,5 Khoáng sản 16,1 14,1 Hàng chế tạo khác 12,9 10,2 Cả biêu thuế 17,2 13,4 Nguồn: http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=12&id=2108 14
- Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên sẽ được cắt giảm thuế ngay từ thời điểm gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện- điện tử. Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng gồm: trứng, đường, thuốc lá lá, muối. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch tương đương mức thuế MFN hiện hành, thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch. Việt Nam cũng ca m kết tham gia một số Hiệp định tự do hoa theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoa chất và thiết bị xây dung. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế từ 3 đến 5 năm. Trong các Hiệp định trên, ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Dưới đây là bảng đề cập cụ thể về tình hình thực hiện các Hiệp định tự do hoa theo ngành: Cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoa theo ngành Hiệp định tự do hoa theo Số dòng Thuế suất Thuế suất cam ngành thuế MFN (%) kết cuối cùng (%) 1. HĐ Công nghệ thông tin 330 5,2 0 (ITA)-tham gia 100% 2. HĐ hài hòa hoa chất (CH) 1300/1600 6,8 4,4 - tham gia 81% 3. HĐ thiết bị máy bay dân 89 4,2 2,6 dụng (CA) - tham gia hầu hết 4. HĐ dệt may (TXT) - tham 1170 37,2 13,2 gia 100% 5. HĐ thiết bị y tế (ME) - 81 2,6 0 tham gia 100% Nguồn: Báo cáo của Bộ tài chính 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận Tốt nghiệp: Logistics và phát triển Logistics trong giao nhận, vận tải biển tại Việt Nam
151 p | 824 | 140
-
Khóa luận tốt nghiệp: Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra
97 p | 859 | 133
-
Khóa luận tốt nghiệp: Những rào cản văn hóa Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài
95 p | 300 | 58
-
Khóa luận tốt nghiệp: Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp cho các siêu thị Việt Nam
102 p | 271 | 50
-
Khóa luận tốt nghiệp: Những bất cập trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện
95 p | 205 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009
92 p | 215 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Những qui định về hợp đồng thương mại của tổ chức hài hoà hoá pháp luạt kinh doanh châu Phi và giải pháp áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam
108 p | 254 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp: Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010
96 p | 161 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Bảo hộ sáng chế về dược phẩm tại Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
65 p | 23 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỷ XX trong
119 p | 101 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chế độ tài sản của vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
80 p | 12 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động công chứng Hợp đồng mua bán tài sản
79 p | 15 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về quản lý hộ tịch và thực tiễn quản lý hộ tịch tại UBND xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
78 p | 20 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
77 p | 17 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật Việt Nam về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp
63 p | 11 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Những vấn đề pháp lý về bảo vệ quyền lợi của người lao động thông qua hợp đồng lao động và thực tiễn tại công ty Cổ phần IBS lIsemco
74 p | 26 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH QTB
59 p | 16 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sacred Earth Việt Nam tại Bình Dương giai đoạn 2016-2018
98 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn