intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam" nhằm hệ thống hóa lý luận về công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; qua hoạt động thực tiễn để đánh giá về thực trạng phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam; xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI TRUNG TÂM DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM Khóa luận tốt nghiệp ngành: VĂN THƯ LƯU TRỮ Người hướng dẫn: THS. NGUYỄN NGỌC LINH Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LAN ANH Mã số sinh viên: 2005VTLA002 Khóa: 2020-2024 Lớp: 2005VTLA Hà Nội, 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài khóa luận về đề tài “Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của chính em. Các số liệu và kết quả được trình bày trong đề tài là trung thực. Những sao chép, trích dẫn đều được chú thích rõ ràng. Em xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2024 Sinh viên Nguyễn Lan Anh
  3. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp về “Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam”, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Ngọc Linh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt quá trình định hướng cũng như quá trình hoàn thiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia đã truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập tại trường. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn các anh chị cán bộ nhân viên tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để em có cơ hội tìm hiểu, khảo sát thực trạng phát huy giá trị tài liệu tại Trung tâm. Điều đó đã giúp em thu thập được số liệu, thông tin chính xác để hoàn thành bài khóa luận. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, tuy nhiên do hạn chế về nhiều mặt trong quá trình thực hiện nên bài làm không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót. Em hi vọng sẽ nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng Hội đồng để bài khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện và chất lượng hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  4. DANH MỤC HÌNH ẢNH Ảnh 1: Một số tài liệu liên quan đến quá trình học tập, công tác của PGS.TS Phạm Hồng Nhật (nguyên Chủ nhiệm khoa Công trình Thủy, trường Đại học Xây dựng Hà Nội) ........................................................................................... 19 Ảnh 2: Bản báo cáo đề tài “Thiết kế tối ưu các thí nghiệm hồi quy trong việc bổ sung hệ trạm quan sát địa chấn trên lãnh thổ Việt Nam (1976-1978)” của GS.TS Nguyễn Quý Hỷ ............................................................................ 20 Ảnh 3: PGS Trần Mạnh Chí, chuyên ngành Y học, nguyên Viện trưởng Viện Quân y 103 và bức ký họa hình ảnh cháu Phùng bằng bút bi được ông vẽ khi đóng quân bên bờ sông Bạc, thuộc tỉnh Sekog, Lào – khu vực ngã ba Đông Dương, Quảng Bình. ....................................................................................... 21 Ảnh 4: Cuốn Đặc san lớp 10B, trường Phổ thông cấp III Liên khu III ở Hà Nam (nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) của PGS.TS Phạm Khắc Hiếu.............................................................................................. 22 Ảnh 5: Thư gửi các con gái của GS, Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ .......... 23 Ảnh 6: Lá thư PGS.TS Nguyễn Kim Cẩn (nguyên Trưởng phòng Phân tích – Tiêu chuẩn, Viện Dược liệu) gửi vợ ngày 28-9-1970, không chỉ là câu chuyện tình yêu, gia đình của riêng ông mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về câu chuyện du học ở Liên Xô thuở đó. ........................................................... 24 Ảnh 7: Bài viết "Đọc "Hỗn canh hỗn cư" - Tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan (Nxb Văn học)" của bà Lê Thị Đức Hạnh - một trong những chuyên gia về Nguyễn Công Hoan. ................................................................................... 25 Ảnh 8: Bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Joseph Stalin tháng 10-1952 về việc gửi người sang Liên Xô học tập do Kỹ sư Đỗ Đình Thuận (nguyên Vụ phó Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) sưu tầm. .............................. 26 Ảnh 9: Bài phát biểu của Giáo sư Tạ Quang Bửu tại Hội nghị về giảng dạy toán lý phổ thông cấp III (Sầm Sơn) ........................................................ 31
  5. Ảnh 10: Nhật ký Điện Biên của Giáo sư Tôn Thất Tùng ..................... 33 Ảnh 11: Lá thư gửi từ chiến trường Điện Biên của Giáo sư Bùi Đại... 33 Ảnh 12: Bài viết của Giáo sư Nguyễn Mạnh Liên về Điện Biên Phủ và khóa sinh viên Y50.......................................................................................... 34 Ảnh 13: Sách “Di sản ký ức của nhà khoa học” và sách “Những câu chuyện hiện vật” .............................................................................................. 36 Ảnh 14: Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tham gia triển lãm giới thiệu ấn phẩm sách về các nhà khoa học tại Tuần lễ Sách khoa học công nghệ 2022 ........................................................................................................ 38 Ảnh 15: Trưng bày “Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam” ....................................................................................................... 42 Ảnh 16: Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam để xây dựng phóng sự ............................ 45 Ảnh 17: Tài khoản youtube của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam ................................................................................................................. 48 Ảnh 18: Trang facebook của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam ................................................................................................................. 49 Ảnh 19: Tài liệu Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hồng Tiến trao tặng Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam sau chuyến đi tham quan bảo tàng ......... 52
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................... 2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 6 6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 7 7. Cấu trúc của đề tài .................................................................................. 7 NỘI DUNG....................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ CỦA TRUNG TÂM DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM ................................................................................................................. 8 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm tài liệu ............................................................................ 8 1.1.2. Khái niệm tài liệu lưu trữ ................................................................ 8 1.1.3. Khái niệm phát huy giá trị tài liệu lưu trữ....................................... 8 1.1.4. Khái niệm giá trị tài liệu lưu trữ...................................................... 9 1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 9 1.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 13 1.3.1. Giới thiệu khái quát về Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam ................................................................................................................. 13 1.3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.......................................................................................... 13
  7. 1.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam ............................................................................ 14 1.3.2. Khối lượng tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam ................................................................................... 16 1.3.3. Đặc điểm tài liệu của tài liệu tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam ......................................................................................................... 17 1.3.3.1. Tài liệu thuộc sở hữu cá nhân ................................................ 17 1.3.3.2. Hình thức trình bày thông tin không bị ràng buộc bởi các quy định của nhà nước ........................................................................................... 17 1.3.4. Nội dung, thành phần tài liệu tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam ......................................................................................................... 18 1.3.4.1. Nhóm tài liệu về tiểu sử các nhà khoa học ............................ 18 1.3.4.2. Nhóm tài liệu về quá trình sống và hoạt động của các nhà khoa học ................................................................................................................... 19 1.3.4.3. Nhóm tài liệu về việc tham gia các hoạt động xã hội của các nhà khoa học.................................................................................................... 21 1.3.4.4. Nhóm tài liệu về các thư từ trao đổi của các nhà khoa học ... 22 1.3.4.5. Nhóm tài liệu của các cá nhân khác viết hoặc nghiên cứu về cá nhân hình thành phông .................................................................................... 24 1.3.4.6. Nhóm tài liệu do cá nhân sưu tầm được ................................ 25 Tiểu kết chương 1........................................................................................... 26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ CỦA TRUNG TÂM DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM ....... 28 2.1. Các hình thức phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam ................................................................... 28 2.1.1. Công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ ................................................ 28 2.1.2. Biên soạn, xuất bản sách chuyên đề để giới thiệu tài liệu lưu trữ 34 2.1.3. Tổ chức triển lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ ................................. 38
  8. 2.1.4. Xây dựng phim, phóng sự ............................................................. 43 2.1.5. Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ qua các ứng dụng công nghệ hiện đại ................................................................................................... 46 2.1.6. Đón tiếp và giới thiệu các đoàn tham quan về Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam ................................................................................... 50 2.2. Nhận xét, đánh giá.............................................................................. 54 2.2.1. Ưu điểm ......................................................................................... 54 2.2.2. Hạn chế.......................................................................................... 56 Tiểu kết chương 2........................................................................................... 57 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT, ĐỂ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ CỦA TRUNG TÂM DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM ....... 58 3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách – văn bản về phát huy giá trị tài liệu lưu trữ ..................................................................................................... 58 3.2. Tăng cường đội ngũ và chế độ đối với nhân viên lưu trữ về phát huy giá trị tài liệu .......................................................................................... 59 3.3. Đổi mới các hình thức phát huy giá trị tài liệu lưu trữ .................. 60 3.3.1. Công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ trên các phương tiện thông tin đại chúng ......................................................................................................... 60 3.3.2. Biên soạn, xuất bản sách chuyên đề.......................................... 61 3.3.3. Tổ chức triển lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ ............................. 62 3.3.4. Xây dựng phim, phóng sự ......................................................... 64 3.3.5. Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ qua các ứng dụng công nghệ hiện đại ................................................................................................... 65 3.3.6. Đón tiếp và giới thiệu các đoàn tham quan về kho lưu trữ và tài liệu lưu trữ ....................................................................................................... 68 3.4. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ phát huy giá trị tài liệu lưu trữ ........................................................................................... 69
  9. 3.5. Đẩy mạnh truyền thông về giá trị tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Trung tâm ................................................................................................. 70 Tiểu kết chương 3........................................................................................... 70 KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 76
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia có bề dày văn hóa và lịch sử vĩ đại kéo dài hàng nghìn năm. Tài liệu lưu trữ không chỉ phản ánh những sự kiện lịch sử hào hung của dân tộc mà còn lưu danh các gia đình dòng họ, các cá nhân tiêu biểu, các nhà khoa học xuất sắc. Sự đức độ, tài năng, và những đóng góp của họ đã làm nên vẻ đẹp và sức mạnh của văn hóa dân tộc, đồng thời làm phong phú thêm kho tàng văn hóa, kho tàng tri thức của thế giới. Qua các thế hệ, việc tìm hiểu và tái hiện lại quá khứ lịch sử của một dân tộc đã trở nên khả thi hơn nhờ vào những "dấu vết" còn lại, và một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất để làm điều này chính là tài liệu lưu trữ. Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam là một đơn vị trực thuộc Công ty Công nghệ và xét nghiệm Y học – Bệnh viện MEDLATEC, do MEDLATEC đầu tư toàn diện. Trung tâm hoạt động đa chức năng như một bảo tàng, một thư viện kết hợp với các dịch vụ khoa học, văn hóa và du lịch để dễ dàng đến được với công chúng. Tài liệu được lưu giữ tại Trung tâm là tài liệu thuộc sở hữu riêng, song sau khi gia đình đã gửi và hiến tặng cho Trung tâm thì tài liệu này được giữ gìn, bảo quản, sử dụng theo quy định của pháp luật. Di sản của nhà khoa học là một dạng tài liệu lưu trữ, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử chính trị-xã hội, lịch sử ngoại giao, lịch sử giáo dục… Đặc biệt, đây là chất liệu quan trọng phục vụ cho việc trưng bày các trưng bày chuyên đề, thường xuyên về các nhà khoa học, về lịch sử các chuyên ngành khoa học ở Việt Nam. Nếu không được lưu trữ và bảo tồn đúng cách, di sản của các nhà khoa học có thể mất đi, gây đứt đoạn ký ức và giá trị văn hóa quan trọng. Hiện nay, việc tìm hiểu, khai thác giá trị của chúng vẫn còn rất nhiều hạn chế, số lượng người tìm hiểu, nghiên cứu về những tài liệu này còn chưa nhiều. Vì vậy, công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của các nhà khoa học tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam là điều rất cần thiết. Chính vì lý 1
  11. do trên, em quyết định lựa chọn đề tài: “Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm khảo sát thực trạng công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của Trung tâm, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ các nhà khoa học của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu: Đặt vấn đề nghiên cứu trên, khóa luận của em nhằm hướng đến những mục tiêu sau: - Hệ thống hóa lý luận về công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ - Qua hoạt động thực tiễn để đánh giá về thực trạng phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam - Xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. *Nhiệm vụ: Ở đề tài này em tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và thành phần, nội dung, giá trị của khối tài liệu cá nhân hiện đang bảo quản tại của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam; - Khảo sát thực trạng phát huy giá trị tài liệu lưu trữ cá nhân tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam; - Tìm ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân trong công tác huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam; - Đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. 2
  12. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Có thể nói, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ vừa là mục tiêu của công tác lưu trữ, cũng vừa là kết quả phản ánh hiệu quả của công tác lưu trữ. Quа tìm hiểu, em thấy có một số đề tài, luận văn, tạp chí, sách, giáo trình... có liên quаn đến đề tài như: * Về lý luận - Giáo trình “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” xuất bản năm 1990 của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm. - Giáo trình “Lý luận và phương pháp công tác lưu trữ” (2016), Tiến sĩ Chu Thị Hậu (Chủ biên), Đại học Nội vụ Hà Nội, Nhà xuất bản Lao động. Nhóm tài liệu này tập trung vào việc trình bày các lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác lưu trữ. Các nội dung được đề cập đến bao gồm các chủ để như: các nguyên tắc cơ bản của công tác lưu trữ, các phương pháp tổ chức quản lý tài liệu, vai trò của công tác lưu trữ trong các lĩnh vực khác nhau, phát huy giá trị tài liệu,... * Về các hình thức phát huy giá trị tài liệu Các tài liệu dưới đây tập trung vào các hình thức và phương pháp phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ. Dưới đây là tóm tắt nội dung chung của từng tài liệu: - Nguyễn Ngọc Linh (2022), “Vai trò của tài liệu lưu trữ trong việc giáo dục truyền thống cho thanh, thiếu niên”, Tạp chí Lưu trữ và Thời đại, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, trình bày về vai trò của tài liệu lưu trữ trong việc truyền đạt kiến thức về văn hóa, lịch sử,... giúp thanh, thiếu niên thêm hiểu biết và trân trọng truyền thống quốc gia. - Trần Hoàng (2020), “Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, trình bày quá trình nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm về phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của nước ngoài và quá trình tiếp 3
  13. nhận sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính phủ để hình thành nhận thức mới về phát huy giá trị tài liệu lưu trữ ở Việt Nam cùng các giải pháp thực hiện. - Lê Thị Hải Nam (2013), “Quản lý, phát huy giá trị nguồn tài liệu lưu trữ khoa học – Tài sản trí tuệ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh hội nhập”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế lần thứ tư, Đại học Quốc gia Hà Nội, đề cập đến việc quản lý và phát huy giá trị của nguồn tài liệu lưu trữ trong lĩnh vực khoa học, nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh hội nhập. - Vũ Thị Minh Hương (2007), “Công nghệ thông tin góp phần thực hiện nhiệm vụ “Bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ””, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, tập trung vào vai trò của công nghệ thông tin trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, giúp cải thiện quá trình quản lý và truy cập thông tin một cách hiệu quả hơn. - Trần Hoàng (2007), “Triển lãm tài liệu lưu trữ - một hình thức tích cực phát huy giá trị tài liệu lưu trữ”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, tập trung vào việc sử dụng triển lãm làm một hình thức tích cực để phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận và hiểu biết về di sản văn hóa và lịch sử của đất nước. - Trần Việt Hà (2008), “Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập trung vào việc nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động trưng bày và triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam, từ đó tăng cường sự hiểu biết và đánh giá của công chúng về giá trị lịch sử và văn hóa của quốc gia. * Về các cơ quan đã được nghiên cứu về phát huy giá trị tài liệu - Phan Nguyệt Anh (2023), “Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Hành chính Quốc gia, tập trung nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tài liệu lưu trữ tại 4
  14. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng tài liệu cho việc tìm hiểu lịch sử và văn hóa cho cộng đồng và nghiên cứu học thuật. - Hà Thị Bích (2021), “Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III”, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, tập trung vào việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp hiệu quả để phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, và dòng họ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. - Vũ Thị Thảo Thanh (2021), “Giải pháp phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử tỉnh Ninh Bình”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập trung vào việc đề xuất các giải pháp cụ thể để phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử tỉnh Ninh Bình. - Kỷ yếu Hội thảo “Ký ức của bạn, Lịch sử của chúng ta”, xuất bản năm 2022 của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, ghi lại các thảo luận và kết quả từ Hội thảo do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tổ chức, nhằm tăng cường nhận thức và ý thức về giá trị của tài liệu lưu trữ trong cộng đồng. - Nguyễn Minh Thảo (2023), “Quản lý và phát huy giá trị tư liệu ảnh ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 (qua khảo sát Trung tâm Lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam)”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập trung vào việc nghiên cứu và đánh giá quản lý và phát huy giá trị của tài liệu ảnh ở Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020, dựa trên khảo sát tại Trung tâm Lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra vẫn còn một số tài liệu liên quan đến phát huy giá trị tài liệu nhưng do thời gian hạn chế, em chỉ đề cập tới những tài liệu quan trọng, gần đây nhất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ 5
  15. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội (Số 627, Đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội), tài liệu được bảo quản tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Công viên Di sản) còn gọi là MEDDOM Park tọa lạc tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Về thời gian: Khối tài liệu được Trung tâm thu thập, sưu tầm từ năm 2008 đến nay. Về loại tài liệu: Tài liệu xuất xứ cá nhân của các nhà khoa học đang được bảo quản tại Trung tâm. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, ngoài các phương pháp được áp dụng trong nghiên cứu khoa học như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích chức năng, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp toàn diện và tổng hợp, đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: - Phương pháp điều tra khảo sát: được áp dụng để tìm hiểu thực trạng phát huy giá trị tài liệu tài liệu cá nhân tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. - Phương pháp phỏng vấn đối tượng: được áp dụng để phỏng vấn lãnh đạo Trung tâm và cán bộ chuyên môn - Phương pháp nghiên cứu và phân tích tư tiệu có liên quan: được áp dụng để phân tích sự đa dạng của các hình thức phát huy giá trị tài liệu mà Trung tâm đã sử dụng; - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp chọn lọc, nghiên cứu tìm hiểu một số tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như các tài liệu từ sách giáo trình, các bài viết trên các tạp chí: Tạp chí Văn thư - Lưu trữ...; các bài Luận văn, nghiên cứu khoa học có liên quan. 6
  16. 6. Giả thuyết nghiên cứu Qua việc khảo sát sẽ đánh giá thực trạng của công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, làm rõ những kết quả đạt được, từ đó rút ra được những tồn tại, hạn chế và tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục. Đề tài cung cấp thông tin hữu ích, là cơ sở giúp cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành văn thư lưu trữ hiện đang giảng dạy, học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nói chung và giảng viên, sinh viên của Học viện Hành chính Quốc gia nói riêng có thêm tài liệu tham khảo thực tế phong phú, đa dạng tư liệu liên quan đến chuyên ngành của mình. Bên cạnh đó góp phần hình thành nên nhiều loại hình Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ hoạt động đa chức năng, như một bảo tàng, một thư viện kết hợp với các dịch vụ văn hóa, thư viện để thực hiện mục đích, ý nghĩa của công tác lưu trữ. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở khoa học về phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam - Chương 2: Thực trạng phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. 7
  17. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ CỦA TRUNG TÂM DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm tài liệu Theo khoản 2, Điều 2, Luật Lưu trữ 2011 giải thích “Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.” Tài liệu bao gồm: Văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và các vật mang tin khác. 1.1.2. Khái niệm tài liệu lưu trữ Theo Khoản 3, Điều 2, Luật Lưu trữ 2011, “Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ. Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính, trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp”. Tài liệu lưu trữ là những tài liệu được hình thành trong quá trình tổ chức và hoạt động của cơ quan, có giá trị kinh tế, chính trị,văn hóa, khoa học, an ninh quốc phòng, đối ngoại,... được lựa chọn đưa vào bảo quản trong lưu trữ. Tài liệu lưu trữ là 1 trong các nguồn sử liệu như: Nguồn sử liệu vật thật (rìu, búa, cung tên,...),nguồn sử liệu chữ viết (tài liệu lưu trữ), dân tộc học (phong tục tập quán của dân tộc), ngôn ngữ học (tiếng nói, từ ngữ trong văn bản của từng giai đoạn), nguồn sử liệu truyền miệng, tài liệu nghe nhìn (ghi âm),... 1.1.3. Khái niệm phát huy giá trị tài liệu lưu trữ Theo Hoàng Phê, trong Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng, khái niệm “Phát huy” có nghĩa là làm cho những điều hay, điều tốt lan rộng tác 8
  18. dụng và tiếp tục phát triển thêm. Bên cạnh đó, khái niệm “Giá trị” có nghĩa là làm cho một đối tượng trở nên hữu ích, có ý nghĩa và đáng quý từ một mặt nào đó. Ngoài ra, khái niệm phát huy giá trị tài liệu lưu trữ cũng được đề cập trong cuốn sách “Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ ở Việt Nam” của tác giả Trần Hoàng: “Phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ là làm cho nhiều người biết đến hơn và biết rõ hơn về ý nghĩa, lợi ích và sự quý giá của tài liệu lưu trữ”. Như vậy, ta có thể hiểu phát huy giá trị tài liệu lưu trữ chính là chủ động truyền đạt, giới thiệu và cung cấp thông tin có trong tài liệu lưu trữ đến bạn đọc, công chúng. Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ thực chất là thông qua các hình thức tổ chức và hình thức sử dụng tài liệu để đưa giá trị thông tin vào cuộc sống, xem đó như một nguồn lực gián tiếp mang lợi ích về cả vật chất và tinh thần, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. 1.1.4. Khái niệm giá trị tài liệu lưu trữ Giá trị tài liệu lưu trữ là khả năng đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng thông tin tài liệu của con người đối với các mặt hoạt động của xã hội. Trong xã hội có rất nhiều lĩnh vực hoạt động, do vậy giá trị của tài liệu cũng đa dạng và được khái quát thành các lĩnh vực cơ bản: Chính trị, kinh tế, xây dựng, văn hóa xã hội, quản lý xã hội, giáo dục đào tạo. 1.2. Cơ sở pháp lý Phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ là một mục tiêu quan trọng trong công tác quản lý và bảo quản di sản văn hóa. Để đạt được mục tiêu này, việc thiết lập một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch là vô cùng quan trọng. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tập trung vào việc ban hành các quy định và hướng dẫn cụ thể, đảm bảo rằng việc tổ chức, quản lý và sử dụng tài liệu được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả. Một hệ thống pháp lý rõ ràng sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng tài liệu, đồng thời đảm bảo tính bảo mật và công bằng cho mọi cá nhân và tổ chức có nhu cầu tiếp cận thông tin. 9
  19. Cho đến nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, trong đó có quy định đề cập đến công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ: Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh lưu trữ quốc gia. Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ đã quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đặc biệt là trách nhiệm của Bộ Nội vụ cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ trong công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ. Quy chế 278/QC -VTLTNN ngày 16/04/2010 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc sưu tầm tài liệu lưu trữ. Luật Lưu trữ năm 2011 trong đó quy định về sự thừa nhận tư nhân sở hữu tài liệu lưu trữ đã được pháp luật công nhận, các loại hình tài liệu được đăng ký Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của khối tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ. Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ năm 2011. Thông tư 10/2014/TT-BNV ngày 01/10/2014 của Bộ Nội vụ quy định về sử dụng tài liệu tại phòng đọc của các lưu trữ lịch sử. Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 24/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình “Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước. Các văn bản kể trên đều quy định về nội dung, hình thức, phương pháp phát huy giá trị tài liệu lưu trữ. Cụ thể như sau: * Quy định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ 10
  20. Tại Điều 29 Luật Lưu trữ, các cơ quan, tổ chức, và cá nhân có quyền sử dụng tài liệu lưu trữ để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học, lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác. Tuy nhiên, khi sử dụng tài liệu lưu trữ, họ phải tuân thủ các nghĩa vụ như chỉ dẫn số lưu trữ, độ gốc của tài liệu, tôn trọng tính nguyên bản của tài liệu khi công bố, giới thiệu, trích dẫn. Họ cũng không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước hay các tổ chức, cá nhân khác, phải nộp phí sử dụng theo quy định pháp luật và tuân thủ các quy định của Luật, nội quy của cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ, cũng như các quy định khác của pháp luật liên quan. Điều 34 Luật Lưu trữ quy định cơ quan, tổ chức, và cá nhân chỉ được mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu chính đáng khác sau khi được cho phép, và họ phải hoàn trả nguyên vẹn tài liệu lưu trữ đó sau khi đã sử dụng. Về việc mang tài liệu lưu trữ ra nước ngoài, quyết định được đưa ra bởi Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cơ quan có thẩm quyền của Đảng. Trong trường hợp mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ lịch sử để sử dụng trong nước, quyết định được thực hiện bởi người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của việc bảo vệ và quản lý tài liệu lưu trữ, đồng thời đảm bảo tính bảo mật và an ninh quốc gia. Điều 3, Khoản 3 Thông tư 10/2014/TT-BNV quy định độc giả phải chấp hành các quy định và thực hiện đầy đủ các thủ tục được quy định bởi pháp luật và cơ quan Lưu trữ lịch sử trong việc sử dụng tài liệu lưu trữ. Họ không được phép thực hiện các hành vi như chụp ảnh, tẩy xóa, viết, đánh dấu, vẽ lên tài liệu, cũng như làm nhàu, gấp, xé rách, làm bẩn, hoặc làm đảo lộn trật tự tài liệu trong quá trình sử dụng. Đồng thời, độc giả phải chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn của tài liệu, và nếu gây thiệt hại hoặc hư hỏng tài liệu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Cuối cùng, độc giả cũng phải trả phí, lệ phí sử 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2