intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu tình trạng bảo tồn quần thể Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

41
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Nghiên cứu tình trạng bảo tồn quần thể Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình” được thực hiện với mong muốn góp phần nghiên cứu và bảo tồn loài Voọc mông trắng góp phần vào nâng cao hiểu biết về tình trạng của loài Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) tại khu vực nghiên cứu

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu tình trạng bảo tồn quần thể Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG BẢO TỒN QUẦN THỂ VOỌC MÔNG TRẮNG (Trachypithecus delacouri) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC VÂN LONG, TỈNH NINH BÌNH NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH : 7620211 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Tạ Tuyết Nga Sinh viên thực hiện : Đỗ Văn Linh Mã sinh viên : 1653020107 Lớp : 61A – QLTNR Khóa học : 2016 – 2020 Hà Nội, 2020
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình trạng bảo tồn quần thể Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình” ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Bộ môn Động vật rừng, khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, trường Đại học Lâm nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Tạ Tuyết Nga, người trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Ngoài ra, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình, tập thể cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư – Vân Long, nhân dân địa phương tại khu vực nghiên cứu và bạn bè. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận. Đến nay, bản khóa luận đã hoàn thành. Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, tuy nhiên đối tượng nghiên cứu là động vật ngoài tự nhiên, vì vậy rất khó thu thập số liệu một cách đầy đủ. Hơn nữa, do điều kiện về thời gian, kinh phí và tư liệu tham khảo còn hạn chế nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy, cô để bản khóa luận hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, năm 2020 Đỗ Văn Linh i
  3. MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i MỤC LỤC ............................................................................................................. ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... x DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 3 1.1. Phân loại thú Linh trưởng ở Việt Nam ........................................................... 3 1.2. Một số đặc điểm của giống Trachypithecus ................................................... 5 1.2.1. Hệ thống phân loại và phát sinh giống Trachypithecus .............................. 5 1.2.3. Một số đặc điểm của Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri)............ 7 1.2.3.1. Vị trí phân loại của loài Voọc mông trắng ............................................... 7 1.2.3.2. Đặc điểm hình thái của loài Voọc mông trắng ......................................... 9 1.2.3.3. Một số đặc điểm về sinh học, sinh thái của Voọc mông trắng............... 10 1.2.3.4. Tình trạng bảo tồn Voọc mông trắng ở Việt Nam ................................. 11 1.2.3.5. Các mối đe dọa đến Voọc mông trắng và sinh cảnh sống của chúng .... 11 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 13 2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 13 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 13 2.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 13 2.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 13 2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14 ii
  4. 2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 14 2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ..................................................................... 15 2.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ngoài thực địa............................................ 15 2.5.2.1. Phương pháp phỏng vấn ......................................................................... 15 2.5.2.2. Phương pháp điều tra theo tuyến ............................................................ 16 2.5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................... 21 2.5.3.1. Phương pháp xác định hiện trạng quần thể Voọc mông trắng ................21 2.5.3.2. Phương pháp xác định vùng phân bố của loài Voọc mông trắng............21 2.5.3.3. Phương pháp đánh giá các mối đe dọa ..................................................21 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................... 23 3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 23 3.1.1. Vị trí địa lý và diện tích ............................................................................. 23 3.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 24 3.1.3. Khí hậu – Thủy văn ................................................................................... 24 3.1.4. Tài nguyên động, thực vật ........................................................................ 25 3.1.5. Cảnh quan .................................................................................................. 26 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 27 3.2.1. Dân số và lao động .................................................................................... 27 3.2.2. Đặc điểm phát triển y tế, văn hóa, giáo dục .............................................. 28 3.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng ............................................................................. 28 3.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế ..................................................................... 29 3.3. Những thuận lợi, khó khăn của khu vực nghiên cứu ................................... 30 3.3.1. Thuận lợi.................................................................................................... 30 3.3.2. Khó khăn.................................................................................................... 30 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 32 4.1. Hiện trạng quần thể Voọc mông trắng ......................................................... 32 4.2. Phân bố của Voọc mông trắng ..................................................................... 35 4.3. Các mối đe dọa tới loài và sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu. ..................... 37 4.3.1. Xác định các mối đe dọa. .......................................................................... 37 iii
  5. 4.3.2. Đánh giá các mối đe dọa. .......................................................................... 43 4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển quần thể Voọc mông trắng. ................................................................................................ 44 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 47 1. Kết luận ........................................................................................................... 47 2. Tồn tại.............................................................................................................. 47 3. Khuyến nghị .................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv
  6. TÓM TẮT KHÓA LUẬN 1. Tên đề tài: “Nghiên cứu tình trạng bảo tồn quần thể Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình” 2. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Tạ Tuyết Nga 3. Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Linh 4. Mục tiêu nghiên cứu 4.1. Mục tiêu chung Cung cấp các thông tin cơ bản về tình trạng bảo tồn Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, bảo tồn và phát triển loài Voọc quý hiếm này tại Việt Nam. 4.2. Mục tiêu cụ thể Xác định được hiện trạng quần thể Voọc mông trắng tại khu vực nghiên cứu; Xác định được khu vực phân bố của quần thể Voọc mông trắng tại khu vực nghiên cứu; Xác định và đánh giá được các mối đe dọa đến quần thể Voọc mông trắng tại khu vực nghiên cứu; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát triển quần thể Voọc mông trắng tại khu vực nghiên cứu. 5. Đối tượng nghiên cứu Loài Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) và các mối đe dọa tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình. 6. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian 4 tháng (từ tháng 01/2020 đến hết tháng 4/2020). Kế hoạch cụ thể của đề tài như bảng 2.1. v
  7. 7. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu hiện trạng quần thể Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) tại khu vực nghiên cứu; Nghiên cứu khu vực phân bố của Voọc mông trắng tại khu vực nghiên cứu; Xác định và đánh giá các mối đe dọa đến quần thể Voọc mông trắng tại khu vực nghiên cứu; Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát triển quần thể Voọc mông trắng tại khu vực nghiên cứu. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 8.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ngoài thực địa 8.2.1. Phương pháp phỏng vấn 8.2.2. Phương pháp điều tra theo tuyến 8.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 8.4. Phương pháp đánh giá các mối đe dọa 9. Kết quả nghiên cứu Đề tài đã ghi nhận được 7 đàn Voọc với số lượng 62 cá thể tại bảy khu vực: Cánh Cổng, Cửa trạm 7, Bũng Sốc 1a, Bũng Sốc 1b, Bũng Sốc 2, Đá An Tái và Hang Bóng. Xác định được khu vực phân bố của Voọc mông trắng, đồng thời đưa ra bản đồ phân bố của Voọc mông trắng tại khu vực nghiên cứu. Xác định được sinh cảnh Rừng thứ sinh trên núi đá vôi tại khu vực nghiên cứu là dạng sinh cảnh phổ biến có sự phân bố của Voọc mông trắng. Có 5 mối đe dọa đến loài Voọc mông trắng ở khu vực nghiên cứu, đó là: (1) Săn bắt, bẫy bắt và buôn bán ĐVHD, (2) Khai thác đá cho công nghiệp xi măng, (3) Phân mảnh quần thể, (4) Chăn thả gia súc, (5) Phát triển du lịch không bền vững. Trong đó Săn bắt, bẫy bắt và buôn bán ĐVHD là mối đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến quần thể Voọc mông trắng tại khu vực nghiên cứu. vi
  8. Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển quần thể Voọc mông trắng tại khu vực nghiên cứu, đó là: (1) Nâng cao năng lực cán bộ, thực thi pháp luật, (2) Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học ở địa phương, (3) Nghiên cứu mở rộng sinh cảnh Voọc mông trắng ra ngoài phạm vi KBT Vân Long, (4) Phục hồi sinh cảnh sống của Voọc, (5) Phát triển du lịch sinh thái bền vững, (6) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tăng cường hợp tác Quốc tế. vii
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BQL Ban quản lý CN Con non CP Chính phủ CT Cái trưởng thành ĐNN Đất ngập nước ĐT Đực trưởng thành ĐVHD Động vật hoang dã FFI Tổ chức Bảo tồn Động, Thực vật hoang dã Quốc tế GPS Hệ thống định vị toàn cầu LSNG Lâm sản ngoài gỗ IUCN Hiệp hội quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên NĐ Nghị định SS1 Sơ sinh 1 SS2 Sơ sinh 2 SS3 Sơ sinh 3 STT Số thứ tự viii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam theo Groves (2004) ....... 3 Bảng 2.1. Nội dung các công việc đã thực hiện của đề tài ................................ 14 Bảng 2.2: Các thiết bị phục vụ nghiên cứu ........................................................ 15 Bảng 2.3: Thông tin các tuyến điều tra Voọc mông trắng tại KBTTN ĐNN Vân Long .................................................................................................................. 17 Bảng 2.4: Các tiêu chí xác định tuổi, giới tính của Voọc mông trắng ............... 19 Bảng 3.1: Tổng hợp số liệu về diện tích, dân số, lao động và hộ nghèo sống ở vùng lõi và vùng đệm KBTTN ĐNN Vân Long ................................................ 27 Bảng 4.1: Cấu trúc đàn và số lượng cá thể Voọc mông trắng ........................... 32 Bảng 4.2: Cấu trúc tuổi/giới tính của một số loài trong giống Trachypithecus . 34 Bảng 4.3: Số lần quan sát được Voọc mông trắng tại các sinh cảnh .................. 35 ix
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ thành phần tuổi/giới tính của 7 đàn Voọc mông trắng.......... 33 Biểu đồ 4.2. Mối quan hệ giữa lượng rác thải với lượng khách du lịch ............. 42 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ chủng loại phát sinh giữa các loài Voọc ................ 6 Hình 1.2: Loài Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) ............................. 9 Hình 3.1: Bản đồ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long ................ 23 Hình 4.2. Nhà máy xi măng The Vissai - Ninh Bình .......................................... 39 Hình 4.3. Sơ đồ tuyến du lịch quan sát Voọc ở dãy núi Đồng Quyển ................ 42 x
  12. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được đánh giá là một trong những Quốc gia có sự đa dạng sinh học cao về các loài linh trưởng trên thế giới với 24 loài và phân loài (theo Groves 2004) [18] thuộc 3 họ chính: Họ Culi (Loridae), họ Khỉ (Cercopithecidae) và họ Vượn (Hylobatidae). Trong đó có 5 loài liên tục nằm trong nhóm 25 loài Linh trưởng nguy cấp nhất thế giới từ năm 2000 đến nay [21]. Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) là loài đặc hữu của Việt Nam, được phân hạng ở mức CR (Critically Endangered – cực kỳ nguy cấp) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [1] và Danh lục Đỏ của IUCN (2019) [19], nằm trong Phụ lục I của công ước CITES, nhóm IB của Nghị định 06/2019/NĐ-CP [4]. Tổng số cá thể trong các khu phân bố của loài ước tính chỉ khoảng 281-317, và nơi sống bị chia cắt mạnh mẽ tạo nên những quần thể nhỏ, gây nguy cơ thoái hóa nòi giống (Nadler, 2004). Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước nội địa đầu tiên ở Việt Nam, là một khu vực có nhiều dạng sinh cảnh đa dạng, đặc biệt có các khối núi đá vôi xen lẫn các vùng đất ngập nước. Các khối núi đá vôi có vách dựng đứng được bao bọc bởi đầm nước là địa hình lý tưởng bảo đảm an toàn cho sự sống sót của loài Voọc này. Ngày 18/12/2010 Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục Vân Long là nơi có quần thể Voọc mông trắng sinh sống nhiều nhất. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về sự phân bố, sinh cảnh của quần thể Voọc mông trắng (Nguyễn Bá Quyển, 2008), hiện trạng và các mối đe dọa đến quần thể Voọc mông trắng (Nguyễn Kim Kỳ, 2008), sinh thái và tập tính của Voọc mông trắng (Nguyễn Hữu Hiến, 2001), đặc điểm sinh học sinh thái Voọc mông trắng (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2008)… Các kết quả nghiên cứu đó đã bổ sung những hiểu biết về hiện trạng, sự phân bố, đặc điểm sinh thái, tập tính và các mối đe dọa đến loài. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn khá ít cả về số lượng và nội dung nghiên cứu, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo tồn loài tại khu vực. 1
  13. Đề tài: “Nghiên cứu tình trạng bảo tồn quần thể Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình” được thực hiện với mong muốn góp phần nghiên cứu và bảo tồn loài Voọc mông trắng. Số liệu thu thập được và kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm thông tin, góp phần vào nâng cao hiểu biết về tình trạng của loài Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) tại khu vực nghiên cứu, là cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp quản lý, giám sát, bảo tồn và phát triển loài Linh trưởng quý hiếm này ở Việt Nam. 2
  14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Phân loại thú Linh trưởng ở Việt Nam Theo hệ thống phân loại của Brandon-Jone và cộng sự (2004), khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam có 24 loài và phân loài thuộc 3 họ là: họ Cu li (Loridae), họ Khỉ (Cercopithecidae), họ Vượn (Hylobatidae) [14]. Groves (2004) chỉ ra rằng Việt Nam có 24 loài và phân loài Linh trưởng thuộc 3 họ [18]. Trong đó có 6 loài và phân loài là đặc hữu của Việt Nam gồm: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri), Voọc cát bà (Trachypithecus poliocephalus poliocephalus), Chà vá chân xám (Pygathrix nemaeus cinerea), Khỉ đuôi dài Côn Đảo (Macaca fascicularis condorensis), Vượn đen Cao Vít (Nomascus nasutus nasutus). Hệ thống phân loại thú Linh trưởng của theo Groves được trình bày cụ thể trong bảng 1.1 (dẫn theo Nadler, T. và cộng sự, 2003). Theo hệ thống phân loại học phân tử các loài linh trưởng Đông Dương của Roos và cộng sự (2007) thì Khu hệ thú linh trưởng ở Việt Nam có 25 loài và phân loài thuộc 3 họ [23]. Tuy có sự khác nhau về số lượng loài và phân loài nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất rằng khu hệ thú Linh trưởng ở Việt Nam có 3 họ chính là họ Cu li (Loridae), họ Khỉ (Cercopithecidae), họ Vượn (Hylobatidae). Bảng 1.1: Phân loại khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam theo Groves (2004) Tên loài STT Tên khoa học Tên phổ thông I Loridae Họ Cu li 1 Nycticebus bengalensis Cu li lớn 2 Nycticebus pygmaeus Cu li nhỏ II Cercopithecidae Họ Khỉ Iia Cercopithecinae Phân họ Khỉ 3
  15. 3 Macaca arctoides Khỉ cộc 4 Macaca assamensis Khỉ mốc 5 Macaca leonine Khỉ đuôi lợn 6 Macaca mulatta Khỉ vàng 7 Macaca fascicularis Khỉ đuôi dài Iib Colobinae Phân họ Voọc IIb1 Trachypithecus Giống Voọc 8 Trachypithecus crepusculus Voọc xám 9 Trachypithecus obscurus Voọc bạc 10 Trachypithecus germaini Voọc géc manh 11 Trachypithecus francoisi Voọc đen má trắng 12 Trachypithecus poliocephalus Voọc đầu vàng 13 Trachypithecus hatinhensis Voọc Hà tĩnh 14 Trachypithecus ebenus Voọc đen tuyền 15 Trachypithecus delacouri Voọc mông trắng IIb2 Rhinopithecus Giống Voọc mũi hếch 16 Rhinopithecus avunculus Voọc mũi hếch IIb3 Pygathrix Chi Chà vá 17 Pygathrix nemaeus Chà vá chân nâu 18 Pygathrix nigripes Chà vá chân đen 19 Pygathrix cinerea Chà vá chân xám III Hylobatidae Họ Vượn 20 Nomascus concolor Vượn đen tuyền 21 Nomascus nasutus Vượn đen Hải Nam 22 Nomascus leucogenys Vượn đen má trắng 23 Nomascus siki Vượn siki 24 Nomascus gabriellae Vượn má hung 4
  16. 1.2. Một số đặc điểm của giống Trachypithecus 1.2.1. Hệ thống phân loại và phát sinh giống Trachypithecus Giống Trachypithecus được Reichenbach mô tả năm 1862 gồm 15 đến 17 loài khỉ ăn lá có cùng kích thước. Những điểm giống nhau về hình thái được đưa ra khiến một số nhà phân loại xếp Trachypithecus vào giống Semnopithecus [22]. Dẫn chứng được trích dẫn bằng việc lai giống giữa Semnopithecus entellus và Trachypithecus obscurus và xuất hiện sự lai giống tự nhiên giữa S. entellus và T. johnii [22]. Một số tác giả đã sử dụng chi Presbytis là tên gọi chung cho giống Trachypithecus và Semnopithecus dựa trên mối quan hệ phân loại giữa giống Trachypithecus và một giống Voọc có kích thước trung bình khác là Presbytis ở khu vực Indonesio-Malayan [22]. Tuy nhiên, Weitzel & Groves (1985) và Groves (2001) đã đưa ra những bằng chứng giải phẫu trên sọ và răng, đặc điểm về tư thế vận động và tập tính (khác nhau về chỉ số giải phẫu cánh tay), sự thích nghi với việc tìm kiếm thức ăn và màu sắc lông của con non mới sinh. Mặt khác, có đủ sự khác biệt về di truyền hình thái, tập tính và phân tử để có thể xếp Trachypithecus thành một chi riêng rẽ [22]. Groves (2001) [18] đã xếp các loài thuộc giống Trachypithecus thành năm nhóm bao gồm: cristatus, obscurus, francoisi, vetulus, và nhóm pileatus. Những nghiên cứu di truyền gần đây cho thấy nhóm vetulus và nhóm pileatus có liên quan chặt chẽ hơn với giống Semnopithecus. Phân bố ở Việt Nam có các loài trong nhóm: cristatus, obscurus, francoisi [18]. Theo Nadler và cộng sự (2003) mối quan hệ chủng loại phát sinh giữa các loài Voọc trong giống Trachypithecus được thể hiện trong sơ đồ sau: 5
  17. T. crepusculus T. phayrei T. crepusculus T. francoisi T. poliocephalus poliocephalus T. poliocephalus leucocephalus T. delacouri T. laotum laotum T. laotum hatinhensis T. auratus T. cristatus T. germaini Nguồn: Dẫn theo Nadler và cộng sự (2003) Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ chủng loại phát sinh giữa các loài Voọc trong giống Trachypithecus 1.2.2. Một số đặc điểm hình thái, sinh thái và tập tính của giống Trachypithecus ở Việt Nam Màu sắc chiếm ưu thế của các loài trong giống Trachypithecus ở Việt Nam là màu xám, nâu sẫm hoặc màu đen. Hầu hết các loài có màu trắng hoặc hơi vàng khác nhau ở trên đầu (mào hoặc ria), vai hoặc ở các chi. Tất cả các loài trong giống Trachypithecus ở Việt Nam đều có mào nhọn ở đầu, đặc biệt thấy rõ ở các loài trong nhóm francoisi. Bộ lông của con non mới sinh trong giống Trachypithecus có màu vàng cam. Đây là một đặc trưng phổ biến của các loài trong họ phụ Voọc (Colobinae) [22]. Các loài trong giống Trachypithecus chủ yếu là ăn lá. Lá là bộ phận thức ăn chiếm khoảng 60% ở nhóm phayrei (Stanford, 1988) đến 80% ở nhóm cristatus (Brotoisworo & Dirgayusa, 1991) trong thành phần thức ăn của chúng. Còn lại là các loại thức ăn khác như măng, hoa, quả và vỏ cây [22]. Kết quả nghiên cứu về các loài thực vật làm thức ăn của Voọc cho thấy rằng, Voọc mông trắng và Voọc cát bà thích ăn một số loài cây phân bố ở khu vực vùng núi đá vôi, và có thể ăn các loài cây thích nghi với vùng sống rộng hơn. Các loài Voọc thuộc nhóm francoisi thường sinh sống và thích nghi với khu vực núi đá vôi. Chúng ngủ trong các hang hoặc trên vách đá [22]. 6
  18. Burton và cộng sự (1995) [16] đã đưa ra một mối quan hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ và tập tính của T. p. leucocephalus. Ở nhiệt độ thấp hơn 100C, các con Voọc di chuyển nhanh, ăn vội vã và sau đó di chuyển đến các khu vực khô. Ở nhiệt độ cao hơn (11-300C), Voọc thường tụ tập trên các gờ đá để đón ánh nắng mặt trời, ăn và nghỉ ngơi. Việc ngủ trên các hang động và vách đá dựng đứng là một tập tính của Voọc nhằm thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là nhiệt độ. Các hang động ở vùng núi đá vôi có điều kiện tiểu khí hậu đặc biệt là ảnh hưởng chính đến sự phân bố của các nhóm Voọc ở phía Bắc và đây cũng chính là lý do giải thích cho sự hạn chế vùng phân bố của Voọc [15]. Các tổ chức xã hội cơ bản trong giống Trachypithecus là một cá thể đực trưởng thành đi thường đi với nhiều con cái trưởng thành. Các con đực khác sẽ bị đuổi ra khỏi đàn và tạo thành nhóm toàn các cá thể đực hoặc chúng sẽ ở lại đàn hoặc gia nhập vào một nhóm khác để thay thế con đực đầu đàn của đàn đó. Kích thước trung bình của một đàn thường có 5 đến 15 cá thể [15]. Các cá thể Voọc trưởng thành trong chi này thường bắt đầu sinh sản khi được 4 đến 5 tuổi. Mùa sinh sản của một số loài ở phía Bắc Việt Nam vào khoảng từ tháng Một đến tháng Sáu [15]. Thời kỳ mang thai thường kéo dài 170-200 ngày. Khoảng cách giữa hai lần sinh thường là 16 đến 25 tháng [17]. Chu kỳ động dục là 24 đến 28 ngày. Mỗi lứa Voọc thường đẻ một con, tuy nhiên cũng có những trường hợp bắt gặp Voọc song sinh [22]. 1.2.3. Một số đặc điểm của Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) Tên gọi - Tên thường gọi: Voọc mông trắng, Voọc quần đùi trắng, Tắc rộc (Mường) - Tên khoa học: Trachypithecus delacouri Osgood, 1932 1.2.3.1. Vị trí phân loại của loài Voọc mông trắng Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932) được Wilfred H. Osgood mô tả lần đầu tiên vào năm 1932 từ mẫu vật sưu tầm được ở Hồi Xuân, Thanh Hóa bởi J. Delacour và W. Lowe ngày 15/02/1930. Đó là con đực 7
  19. trưởng thành hiện là mẫu chuẩn trưng bày ở Bảo tàng Tự nhiên Anh, mang ký hiệu N032.4.19.2. Số gốc N01.878. Ban đầu loài này được Osgood (1932) đặt tên là Pithecus delacouri (Osgood, 1932), sau đó được Ellerman & Morrison-Scott (1951) đã liệt kê và xếp loài này như một phân loài của Presbytis francoisi (De Pousargues, 1898) và có tên là Presbytis francoisi delacouri Osgood, 1932. Tên giống Presbytis sau đó lại được tách thành 2 giống là Presbytis và Trachypithecus. Voọc mông trắng do được Groves (1970) coi là nằm trong nhóm Trachypithecus nên được đổi tên khoa học là Trachypithecus francoisi delacouri Osgood, 1932. Brandon-Jones (1984) đã xem xét lại và đặt vấn đề là đưa loài Voọc mông trắng tách ra thành một loài riêng biệt gọi là Semnopithecus delacouri, nhưng lúc đó quan điểm này chưa được chấp nhận rộng rãi. Groves (1970) vẫn coi Voọc mông trắng là một phân loài của Trachypithecus francoisi, nhưng đến 2001, ông đã công nhận Voọc mông trắng là một loài riêng biệt có tên chính thức là Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932). Đây là tên hiện được công nhận và dùng rộng rãi trong tất cả các nghiên cứu trên thế giới. Các công trình phân loại học của Eudey (1997), Rowe (1996), Nowak (1999) và nghiên cứu phân tích di truyền trong phân loại của Roos et al. (2001) càng khẳng định quan điểm của Groves (2001). Phân tích tiến hóa về mặt phân tử của Đặng Tất Thế (2005) và của Brandon-Jones et al. (2004) về vấn đề vị trí phân loại của loài này đã khẳng định, đây là loài chứ không còn là phân loài, với tên khoa học chính thức hiện nay là Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932). Trong bản khóa luận này sử dụng hệ thống phân loại thú Linh trưởng theo hệ thống phân loại của Groves (2004) [18] vì đây là hệ thống phân loại phản ánh đầy đủ phân loại học của khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam và được các nhà khoa học sử dụng rộng rãi. Vị trí phân loại của Voọc mông trắng hiện nay như sau: Bộ Linh trưởng – Primates Họ khỉ, Voọc – Cercopithecidae Họ phụ Voọc – Colobinae Giống – Trachypithecus Voọc mông trắng – Trachypithecus delacouri 8
  20. 1.2.3.2. Đặc điểm hình thái của loài Voọc mông trắng Voọc mông trắng có bộ lông dài, rậm. Lông màu đen, có chai mông, không có túi má. Phần lông từ giữa eo đến đầu gối màu trắng, còn gọi là Voọc quần đùi trắng. Mặt chụi lông, da mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân màu đen. Mắt nâu đen, mi mắt không nhô ra. Voọc mông trắng mũi tẹt, khuôn mặt tương đối bằng phẳng, phần lông ở hai bên má thưa, có màu trắng xám và bông lên như tơ. Vệt trắng ở má kéo dài lên phía trên hai vành tai ra tận phía sau gáy, phần lông ở đây không bông lên, phần chỏm lông ở phía đỉnh đầu dựng thẳng đứng tạo thành mào lông hình chóp nhọn và hướng về phía trước. Ở sau gáy từ đỉnh đầu xuống đến gáy có hàng lông dựng đứng. Đuôi dài màu đen, lông đuôi dài và bông, các sợi lông mọc vuông góc với thân đuôi. Phần gốc đuôi có đường kính khoảng 10 cm, nhìn toàn thể đuôi Voọc có dạng thon đều về phía chóp đuôi. Voọc mông trắng có trọng lượng cơ thể con trưởng thành từ 6,5 – 7,6 kg. Toàn bộ cơ thể dài 1400 – 1410 mm, dài đầu và thân 570 – 580 mm, dài đuôi 820 – 840 mm, dài bàn chân sau 183 mm, cao tai 40 – 43 mm. Hộp sọ của loài này có chiều dài trung bình là 98,4 mm, vồng miệng 35,4 mm (W.H – Osgood, 1932). Nguồn: Nguyễn Vân Trường – FFI Hình 1.2: Loài Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2