Khóa luận tốt nghiệp Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại Vườn Quốc gia Ba Vì
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lập được bản danh sách các loài bò sát, lưỡng cư tại VQG Ba Vì; Xác định được mức độ đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại VQG Ba Vì; Xác định được giá trị tài nguyên và các mối đe dọa đến khu hệ bò sát, lưỡng cư tại khu vực nghiên cứu; Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, bảo tồn các loài bò sát, lưỡng cư tại VQG Ba Vì.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại Vườn Quốc gia Ba Vì
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG ------------------------------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI BÒ SÁT VÀ LƢỠNG CƢ TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN – (C) MÃ SỐ: 310 Giáo viên hƣớng dẫn : Ths. Giang Trọng Toàn Sinh viên thực hiện : Lê Anh Đức Mã sinh viên : 1453101063 Lớp : K59B – QLTNTN (C) Khóa học : 2014 – 2018 Hà Nội, 2018
- LỜI CẢM ƠN Để tổng kết quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, theo nguyện vọng của bản thân và đƣợc sự cho phép của Nhà trƣờng, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ môn Động vật rừng, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại Vườn Quốc gia Ba Vì”.Đề tài đƣợc thực hiện với sự hƣớng dẫn của Ths. Giang Trọng Toàn. Nhân dịp hoàn thành khóa luận, tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Nhà trƣờng; quý thầy, cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng; Bộ môn Động vật rừng, đặc biệt là thầy giáo Giang Trọng Toàn đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên Ban quản lý Vƣờn quốc gia Ba Vì; cán bộ chính quyền và nhân dân xã Tản Lĩnh đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập số liệu ngoại nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng do năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên bản khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi kính mong đƣợc sự chỉ bảo từ phía thầy, cô giáo và bạn đọc để bản khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Lê Anh Đức i
- MỘT SỐ TỪ VIÊT TẮT Ký hiệu Giải thích CITES Công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã năm 2015 CP Chính phủ CR Loài rất nguy cấp ĐHLN Đại học Lâm nghiệp DL Dƣợc liệu ĐVR Động vật rừng IB Động vật rừng cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thƣơng mại IIB Động vật rừng hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thƣơng mại MV Mẫu vật NĐ 160 Danh lục các loài cấp quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vê NĐ32 Nghị định 32 năm 2006 PV Phỏng vấn QS Quan sát ST Sinh thái TL Tài liệu TM Thƣơng mại TP Thực phẩm VQG Vƣờn quốc gia ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i MỘT SỐ TỪ VIÊT TẮT ...................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v DANH LỤC CÁC HÌNH ẢNH ........................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 3 1.1. Hệ thống phân loại bò sát và lƣỡng cƣ ở Việt Nam....................................... 3 1.2. Mối đe dọa và giá trị của các loài bò sát, lƣỡng cƣ ....................................... 6 1.3. Các nghiên cứu về bò sát, lƣỡng cƣ tại Vƣờn quốc gia Ba Vì....................... 7 1.4. Quan điểm đánh giá mức độ đa dạng các loài bò sát, lƣỡng cƣ .................... 8 CHƢƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 10 2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 10 2.1.1.Vị trí địa lý ................................................................................................. 10 2.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 11 2.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng ................................................................................. 11 2.1.4. Khí hậu, thủy văn ...................................................................................... 11 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................... 12 2.2.1. Dân số,dân tộc ........................................................................................... 12 2.2.2. Lao động .................................................................................................... 12 2.2.4. Y tế, giáo dục ............................................................................................ 13 2.3.Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với sự cƣ trú của các loài bò sát, lƣỡng cƣvà công tác bảo tồn ................................................ 13 2.3.1.Khó khăn .................................................................................................... 13 2.3.2. Thuận lợi ................................................................................................... 14 CHƢƠNG 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI ......................................... 15 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 15 3.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 15 3.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 15 3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 15 3.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 15 iii
- 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 15 3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 16 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 16 3.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu..................................................................... 16 3.4.2. Phƣơng pháp phỏng vấn ............................................................................ 16 3.4.3. Phƣơng pháp điều tra theo tuyến............................................................... 17 3.4.4.Phƣơng pháp xử lý số liệu.......................................................................... 19 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 22 4.1. Thành phần các loài bò sát và lƣỡng cƣ tại Vƣờn quốc gia Ba Vì .............. 22 4.1.1.Thành phần loài .......................................................................................... 22 4.2. Đánh giá mức độ đa dạng về thành phần các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại Vƣờn quốc gia Ba Vì ..................................................................................................... 27 4.2.1. Mức độ đa dạng giữa lớp lƣỡng cƣ và lớp bò sát ..................................... 27 4.2.2. Mức độ đa dạng giữa các bộ và họ bò sát ................................................. 28 4.2.3. Mức độ đa dạng giữa các bộ và họ lƣỡng cƣ ............................................ 30 4.2.4. Mức độ đa dạng các loài bò sát và lƣỡng cƣ theo sinh cảnh .................... 31 4.3. Giá trị tài nguyên và các mối đe dọa đên các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu .................................................................................................... 37 4.3.1. Giá trị tài nguyên và tình trạng của các loài bò sát, lƣỡng cƣ .................. 37 4.3.2. Các mối đe dọa đến loài bò sát lƣỡng cƣ tại Vƣờn quốc gia Ba Vì.......... 45 4.4. Các giải pháp quản lý và bảo tồn cácloài bò sát, lƣỡng cƣ tại hình VQG Ba Vì ......................................................................................................................... 50 4.4.1.Giải pháp giảm thiểu ảnh hƣởng các mối đe dọa ....................................... 50 4.4.2.Giải pháp bảo tồn các loài bò sát lƣỡng cƣ quý hiếm trong khu vực ........ 51 4.4.3. Nâng cao ý thức và sinh kế cho ngƣời dân ............................................... 52 4.4.4.Hoàn thiện hệ thống quản lý địa phƣơng ................................................... 52 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾNNGHỊ .................................................... 53 1. Kết luận ........................................................................................................... 53 2.Tồn Tại ............................................................................................................. 54 3. Khuyến nghị .................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tổng kết phân loại bò sát, lƣỡng cƣ ở Việt Nam theo thời gian .......... 5 Bảng 3.1. Nội dung các công việc đã thực hiện của đề tài ................................. 15 Bảng 3.2. Thông tin về các tuyến điều tra bò sát, lƣỡng cƣ................................ 18 Bảng 3.3. Danh sách các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì .......................... 19 Bảng 3.4. Phân bố bò sát lƣỡng cƣ theo sinh cảnh ............................................. 20 Bảng 3.5. Bảng giá trị tài nguyên và mức độ đe dọa của bò sát, lƣỡng cƣ trong khu vực ................................................................................................................ 21 Bảng 4.1: Danh sách các loài bò sát tại Vƣờn quốc gia Ba Vì ........................... 22 Bảng 4.2. Danh sách các loài lƣỡng cƣ tại Vƣờn quôc gia Ba Vì ...................... 25 Bảng 4.3. Đa dạng về thành phần bò sát và lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì ............... 28 Bảng 4.4. Sự đa dạng về các bộ và họ bò sát tại VQG Ba Vì ............................. 28 Bảng 4.5. Sự đa dạng của các bộ và họ lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì ...................... 30 Bảng 4.6. Phân bố bò sát, lƣỡng cƣ theo sinh cảnh ............................................ 34 Bảng 4.7. Tổng hợp các chỉ số theo sinh cảnh .................................................... 37 Bảng 4.8. Giá trị tài nguyên và giá trị bảo tồn các loài bò sát, lƣỡng cƣ............ 38 Bảng 4.9. Tổng hợp các mối đe dọa trên tuyến điều tra ..................................... 48 Bảng 4.10.Tổng hợp các mối đe dọa đến bò sát và lƣỡng cƣ ............................. 49 trong khu vực....................................................................................................... 49 v
- DANH LỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng Vƣờn quốc gia Ba Vì ............................................. 10 Hình 3.1: Sơ đồ bố trí các tuyến điều tra bò sát, lƣỡng cƣ trong khu vực .......... 18 Hình 4.1: Biều đồ biểu diễn mức độ đa dạng giữa các họ bò sát........................ 29 Hình 4.2. Biểu dồ biểu diễn mức độ phong phú về số loài các họ lƣỡng cƣ ...... 30 Hình 4.3: Sinh cảnh đồng ruộng ......................................................................... 31 Hình 4.4: Sinh cảnh ven hồ, sông suối ................................................................ 32 Hình 4.5: Sinh cảnh rừng tre nứa ........................................................................ 32 Hình 4.6: Sinh cảnh rừng tự nhiên ...................................................................... 33 Hình 4.7: Sinh cảnh rừng thông .......................................................................... 33 Hình 4.8: Biêu đồ phân bố các loài bò sát và lƣỡng cƣ theo sinh cảnh .............. 36 vi
- ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam diện tích trải dài trên nhiều vĩ tuyến và kinh tuyến từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, sự đa dạng về khí hậu, phức tạp về địa hình nên đã tạo nên sự đa dạng sinh học cao. Tài nguyên bò sát, lƣỡng cƣ nƣớc ta đóng góp một phần vào sự đa dạng này với 357 loài bò sát thuộc 24 họ, 3 bộ và 176 loài lƣỡng cƣ thuộc 10 họ, 3 bộ (Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng, 2009). Trong gần 10 năm trở lại đây, số lƣợng các loài bò sát, lƣỡng cƣ không ngừng tăng lên. Kết quả này cho thấy sự quan tâm của các tổ chức và cá nhân ngày càng lớn với nhóm loài này. Các loài bò sát, lƣỡng cƣ là thành phần quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên. Chúng là một mắt xích trong mạng lƣới thức ăn, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó bò sát và lƣỡng cƣ là nguồn thực phẩm cho con ngƣời, là thiên địch của các loài côn trùng gây hại và có thể còn đƣợc sử dụng làm nguồn dƣợc liệu. Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ quá trình khai thác sử dụng rừng không hợp lý, sức ép dân số, sự hạn chế trong công tác quản lý, nạn săn bắn vì mục đích thƣơng mại… đã làm nguồn tài nguyên rừng ở nƣớc ta bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích, số lƣợng và chất lƣợng. Nguồn tài nguyên bò sát, lƣỡng cƣ của Việt Nam cũng không nằm ngoài thực tế này. Trong Sách đỏ Việt Nam (2007) đã thống kê đƣợc 39 loài bò sát và 12 loài lƣỡng cƣ cần phải ƣu tiên bảo tồn (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007). Nhằm giảm thiểu sự suy giảm của tài nguyên rừng và bảo vệ đƣợc các loài đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên đa dạng sinh vật của đất nƣớc, chẳng hạn nhƣ xây dựng hệ thống bảo tồn nội vi, ngoại vi và các văn bản luật, dƣới luật.Trong công tác bảo tồn nội vi, nƣớc ta đã thiết lập một hệ thống gồm 164 khu rừng đặc dụng với diện tích 2.198.744 ha (chiếm 7% diện tích tự nhiên cả nƣớc) bao gồm 30 vƣờn quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài, 45 khu bảo vệ cảnh quan và 20 khu rừng thực nghiệm nghiên cứu khoa học (Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, 2011). 1
- Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, Vƣờn Quốc gia (VQG) Ba Vì đƣợc thành lập năm 1991. Hiện nay, tổng diện tích tự nhiên của VQG Ba Vì là 9.704,35 ha với hệ động,thực vật đa dạng, phong phú,tính đặc hữu cao và nhiều loài quý hiếm nhƣ: Bách xanh (Calocedrus marcrolepis), Thông tre (Podocarpus nerrifolius), Sến mật (Madhuca pasquieri), Giổi lá bạc(Talauma gioi Chev ), Bát giác liên(Podophyllum tonkinense ). Tuy nhiên, các hoạt đông sinh kế của cộng đồng địa phƣơng đang ảnh hƣởng tiêu cực đến nguồn tài nguyên rừng nói chung và các loài bò sát, lƣỡng cƣ nói riêng, đặc biệt là các loài quý, hiếm, nguy cấp. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã thực hiện đề tài:“Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại Vườn Quốc gia Ba Vì”. Đề tài đƣợc thực hiện nhằm bổ sung các thông tin hữu ích về tính đa dạng thành phần loài bò sát, lƣỡng cƣ góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên rừng tại VQG Ba Vì. 2
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Hệ thống phân loại bò sát và lƣỡng cƣ ở Việt Nam Nghiên cứu về thành phần các loài bò sát, lƣỡng cƣ ở Việt Nam đã đƣợc tiến hành từ cuối thế kỷ XIX tại nhiều vùng trong cả nƣớc. Việc xác định thành phần loài dựa trên các đặc điểm hình thái bên ngoài về : đầu, mõm, chân, da, đuôi, màu sắc, cách trang trí, hình dạng các tấm sừng ở mai và yếm; môi trƣờng sống nhƣ: sống ở dƣới nƣớc thƣờng có đuôi hoặc chân có màng bơi (họ Cá cóc), những loài sống chui luồn thƣờng không có chân (họ Ếch giun), một số loài sống ở đất nhƣng không chui luồn thƣờng chân dài (họ Ếch nhái, họ Cóc…), các loài sống ở cây thƣờng có ngón chân rộng thành đĩa bám (họ Ếch Cây…). Nhìn chung, các loài bò sát đƣợc chia thành 3 dạng: dạng Thằn lằn và Cá sấu, dạng Rắn, dạng Rùa; các loài lƣỡng cƣ đƣợc chia thành 3 dạng chính: Ếch nhái có đuôi, Ếch nhái không đuôi, Ếch nhái không chân (Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy, 1998). Cho đến nay, có nhiều hệ thống phân loại bò sát, lƣỡng cƣ khác nhau nhƣ hệ thống phân loại của Đào Văn Tiến (1978, 1979, 1981) hay hệ thống phân loại của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (1996, 2005,2009). Năm 1978, Đào Văn Tiến đƣa ra Khóa định loại Rùa và Cá sấu Việt Nam. Tác giả đã sử dụng các đặc điểm dễ nhận biết về hình thái nhƣ màu sắc, cách trang trí, hình dạng các tấm sừng ở mai và yếm (đối với rùa) để phân loại và sắp xếp chúng theo các đơn vị phân loại khác nhau. Theo đó, tác giả đã đƣa ra khóa định loại cho 32 loài Rùa và 2 loài Cá Sấu. Năm 1979, Đào Văn Tiến tiếp tục xây dựng Khóa định loại về Thằn lằn Việt Nam. Cũng tƣơng tự nhƣ Khóa định loại Rùa và Cá sấu đã công bố năm trƣớc đó, tác giả cũng sử dụng các đặc điểm về hình dạng bên ngoài để phân loại thằn lằn. Trong đó các đặc điểm đƣợc chú ý phân loại nhƣ: hình dạng và kích thƣớc của đầu, các nốt sần, vẩy, hình dạng của thân, lƣng và bụng phủ vẩy, nốt sần hoặc gai, số hàng vẩy trên lƣng. Đối với các chi thì có các chỉ 3
- tiêu nhƣ chiều dài chi, số ngón, có màng bơi hay không, các ngón có giác bám hay không. Theo đó, tác giả đã đƣa ra khóa định loại cho 77 loài thằn lằn. Năm 1981, Đào Văn Tiến tiếp tục xây dựng Khóa định loại Rắn Việt Nam (tập 1). Trong tài liệu đó, các chỉ tiêu đƣợc dùng để định loại là hình thái và kích thƣớc thân, hình dạng của đầu, số lƣợng hàng vẩy thân và vẩy lƣng… Trong Khóa định loại Rắn Việt Nam, tác giả đã đƣa ra khóa định loại cho 47 loài. Không dừng lại ở đó, Đào Văn Tiến tiếp tục xuất bản Khóa định loại Rắn Việt Nam (tập 2) vào năm 1982 với những tiêu chí giống nhƣ Khóa định loại Rắn Việt Nam (tập 1) đã xuất bản trƣớc đó.Trong Khóa định loại Rắn Việt Nam (tập 2), Đào Văn Tiến đã lập khóa định loại cho 112 loài thuộc họ rắn nƣớc. Các Khóa định loại bò sát, lƣỡng cƣ của Đào Văn Tiến (1978, 1979, 1981) khá chi tiết và tỉ mỉ nên đƣợc sử dụng rộng rãi đến nay trong việc định loại và tra cứu các loài bò sát, lƣỡng cƣViệt Nam. Tuy nhiên, do các tài liệu trên đã xây dựng khá lâu (cách đây gần hơn 35 năm) nên có nhiều loài mới phát hiện bổ sung không có trong các khóa định loại mà phải tra cứu theo các tài liệu phân loại cập nhật hơn. Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã xây dựng Danh lục bò sát lưỡng cư Việt Nam. Đây là kết quả nghiên cứu tổng hợp từ các cuộc điều tra tại các vùng miền trong cả nƣớc nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Trong bản Danh lục này, các tác giả đã thống kê đƣợc 258 loài bò sát và 82 loài lƣỡng cƣ ở Việt Nam. Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc Nguyễn Quảng Trƣờng đã xây dựng lại danh lục bò sát lƣỡng cƣ Việt Nam do có nhiều phát hiện mới từ năm 1996 đến năm 2005. Trong bản danh mục này, các tác giả đã thống kê ở Việt Nam có 296 loài bò sát 162 loài lƣỡng cƣ. So với bản danh mục đƣợc các tác giả đề cập vào năm 1996, trong bản Danh lục này đã công bố thêm 38 loài bò sát và 80 loài lƣỡng cƣ. Tuy nhiên trong bản Danh lục không đề cập đến tình trạng của loài ngoài tự nhiên, nơi lƣu trữ mẫu vật nhƣng lại nói rất rõ về giá trị của loài. Một số loài chƣa có tên đã đƣợc đặt tên (tên Việt Nam, tên tiếng Anh). 4
- Năm 2009, tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại các vùng miền trong cả nƣớc, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quang Trƣờng đã xây dựng Danh lục các loài bò sát lưỡng cư Việt Nam trong cuốn sách (Herpetofauna of Viet Nam ). Trong bảng Danh lục này có 357 loài bò sát thuộc 24 họ, 3 bộ và 176 loài lƣỡng cƣ thuộc 10 họ, 3 bộ. Trong thời điểm Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quang Trƣờng đang xây dựng Danh lục các loài bò sát, lƣỡng cƣ Việt Nam thì vẫn có nhiều loài mới đƣợc phát hiện. trong năm 2009, có 4 loài bò sát, lƣỡng cƣ mới đƣợc ghi nhận tại Việt Nam đó là Cóc mày Ap-li-bai (Leptplalax applebyi) phát hiện ở núi Ngọc Linh (Quảng Nam), Ếch bám đá hoa (Odorrana geminate) phát hiện ở núi Tây Côn Lĩnh (Hà Giang) và Nguyên Bình (Cao Bằng), Ếch cây sần đỏ (Theloderma lateriticum) phát hiện ở vùng núi Hoàng Liên (Lào Cai). Cóc Mày Vân Nam (Leptobrachium promustoache), một loài trƣớc đây chỉ biết phân bố ở Trung Quốc, cũng lần đầu ghi nhận ở vùng núi cao thuộc tỉnh Lào Cai. Các nghiên cứu về thành phần loài đã góp phần to lớn trong việc định lƣợng số lƣợng loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc mô tả ở Việt Nam. Đây là kết quả nghiên cứu ở nhiều vùng miền khác nhau, nhất là ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Các công trình công bố về những khám phá mới này trên các tạp chí khoa học quốc tế không chỉ khẳng định tiềm năng đa dạng sinh học cao của Việt Nam mà còn chứng minh nỗ lực nghiên cứu, hợp tác có hiệu quả của các nhà khoa học Việt Nam và nƣớc ngoài. Bảng 1.1:Tổng kết phân loại bò sát, lưỡng cư ở Việt Nam theo thời gian Năm Bò sát Lƣỡng cƣ Nguồn thông tin Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài Nguyễn Văn Sáng, Hồ 1996 3 23 258 3 9 82 Thu Cúc (1996) Nguyễn Văn Sáng, Hồ 2005 3 23 296 3 9 162 Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2005) Nguyễn Văn Sáng, Hồ 2009 3 24 396 3 10 176 Thu Cúc Và Nguyễn Quảng Trƣờng (2009) 5
- Mặc dù đến nay có nhiều hệ thống phân loại khác nhau nhƣng trong bản khóa luận này, tên khoa học, tên phổ thông của loài đƣợc sử dụng theo hệ thống phân loại của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2009) vì đây là tài liệu cập nhật và chi tiết hơn cả. Các loài bò sát và lƣỡng cƣ mới đƣợc phát hiện và công bố từ năm 2009 đến nay cũng đƣợc sử dụng để phục vụ tra cứu và định loại loài. 1.2. Mối đe dọa và giá trị của các loài bò sát, lƣỡng cƣ Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN, 2017)đã đƣa ra cảnh báo về nguy cơ tuyệt chủng của loài lƣỡng cƣ với tiêu đề mất nơi ở là không tồn tại. Theo đó, một phần ba trên tổng số 6000 loài lƣỡng cƣ trên toàn thế giới hiện nay bị đe dọa tuyệt chủng.Trong số đó có loài Cá sấu hoa cà (Crocodilus porosus) đã bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, hiện chỉ còn rất ít cá thể đƣợc nuôi trong vƣờn động vật; 2 loài lƣỡng cƣ(Cóc tía: bombina microdelagitora; Cóc mày gai mo: Megophrys palpebralespinosa) và 8 loài bò sát ở cấp độ rất nguy cấp gồm:Trăn đất (Python molurus), Trăn gấm (python reticulatus), Rắn hổ mang chúa (Opiophagus hannah), Rùa da (Dermochelys coriacea), Rùa quản đồng (Caretta caretta), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata), Đồi mồi dứa (Lepidochelysolivacea), RùaTrungBộ(Annanemysannamensis). Việt Nam có 3 loài lƣỡng cƣ đặc hữu cũng đang ở tình trạng nguy cấp đó là: Cá cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali) mới chỉ phát hiện thấy tại dãy Tam Đảo và Vƣờn quốc gia Ba Bể. Cóc pagiô (Bufo pageoti) có nơi sinh sống hẹp, bị chia cắt và hiện chỉ tồn tại ở Sapa (Lao Cai), Hƣơng Sơn (Hà Tĩnh) và Trà My (Quảng Nam - Đà Nẵng) Diện tích và chất lƣợng đất sinh sống của loài này hiện đang giảm liên tục. Ếch Vạch (Chaparana delacouri) hiện chỉ còn tồn tại ở bốn địa phƣơng: Sapa (Lao Cai), Tam Đảo, Mỹ Lƣơng (Vĩnh Phúc), Hòa Bình, Bắc Kạn. Nguy cơ lớn nhất đe dọa đa dạng sinh học là việc mất các nơi cƣ trú. Các nơi cƣ chú đang bị đe dọa hủy hoại là chủ yếu là các khu rừng mƣa, rừng khô nhiệt đới, rừng ngập mặn, và các vùng sông hồ. Nơi cƣ trú bị chia cắt là các vùng diện tích bị chia cắt sẽ có thể dẫn đến giảm hiệu ứng vùng biên, gây mất mát nhanh chóng các loài, tạo ra những rào chắn ngăn cản việc phát tán và kiếm mồi của các loài động vật. 6
- Tình trạng săn bắt bò sát, lƣỡng cƣ đang diễn ra tại tất cả các vùng miền trong nƣớc. Nhiều loài có giá trị nhƣ rùa,rắn, baba, trăn đƣợc săn bắt mạnh làm thực phẩm đặc sản cao cấp. Không những vậy, chúng còn là nguyên liệu để bào chế ra các loại dƣợc liệu quý. Việc khai thác các loài bò sát, lƣỡng cƣ hiện nay vẫn còn chƣa có kế hoạch, quy mô dẫn đến nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng.Trƣớc thực trạng trên, nhiều Vƣờn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên đã có những giải pháp và chƣơng trình cụ thể nhằm giảm thiểu các tác động đến khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ nói riêng và đa dạng sinh học nói chung. 1.3. Các nghiên cứu về bò sát, lƣỡng cƣ tại Vƣờn quốc gia Ba Vì Năm 2010, Ban quản lý Vƣờn quốc gia Ba Vì đã thực hiện dự án "Quy hoạch bảo tồn và Phát triển bền vững VQG Ba Vì giai đoạn 2010-2015 và định hƣớng đến năm 2020". Năm 2013, Phạm Tuấn Dũng trong bản luận văn “Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ bò sát tại Vườn quốc gia Ba Vì” đã ghi nhận đƣợc 68 loài bò sát thuộc 16 họ và 02 bộ. So với các loài bò sát đã đƣợc công bố năm 2010, danh sách các loài bò sát của Phạm Tuấn Dũng đã bổ sung 03 loài bò sát. Tuy nhiên, trong phần kết quả và kết luận tác giả không phân tích rõ cơ sở xác định 03loài bổ sung này và 65 loài bò sát khác đã đƣợc kế thừa từ tài liệu nào đã công bố trƣớc đó. Cũng trong năm 2013, Phạm Viết Đại trong bài luận văn “Nghiên cứu một số đặc điểm của hệ lưỡng cư tại Vườn quốc gia Ba Vì” đã ghi nhận đƣợc 31 loài lƣỡng cƣ thuộc 5 họ và 1 bộ. Cũng tƣơng tự nhƣ bản luận văn của Phạm Tuấn Dũng, tác giả Nguyễn Viết Đại đã bổ sung 9 loài so với các loài lƣỡng cƣ đã công bố năm 2010.Tuy nhiên, trong phần kết quả và kếtluận của luận văn cũng không phân tích rõ cơ sở xác định 9loài bổ sung này. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì nhƣng thành phần các loài bò sát, lƣỡng cƣ không thống nhất giữa các tác giả. Bên cạnh đó, các nghiên cứu không cập nhập theo bảng Danh lục bò sát, lưỡng cư của Nguyễn Văn Sáng,Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quang Trường (2009). Do vậy, trong nghiên cứu này sẽ cập sẽ sử dụng bảng danh sách các 7
- loài lƣỡng cƣ, bò sát vủa Phạm Tuấn Dũng (2013) và Phan Viết Đại (2013) làm tài liệu kế thừa; tuy nhiên tên khoa học, tên phổ thông của các loài sẽ đƣợc cập nhật theo tài liệu của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2009). Theo đó, loài Ếch gai mõm huia (Odorrana chloronota) không có trong Danh lục bò sát, lƣỡng cƣ Việt Nam (Nguyễn VănSáng và cộng sự, 2009) sẽ bị loại khỏi danh sách.Số loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc kế thừa trong nghiên cứu này là 98 loài bao gồm 68 loài bò sát thuộc 16 họ, 02 bộvà 30 loài lƣỡng cƣ thuộc 5họ và 1 bộ. 1.4. Quan điểm đánh giá mức độ đa dạng các loài bò sát, lƣỡng cƣ Ở cấp độ đa dạng loài, trong nghiên cứu đa dạng sinh học, việc mô tả đa dạng loài là rất quan trọng. Robert Whittaker (1972) đã sử dụng một hệ thống 3 bậc đơn giản mô tả quy mô của đa dạng loài, cụ thể là: Đa dạng alpha (α): Đa dạng alpha là tính đa dạng xuất hiện trong một sinh cảnh hoặc trong một quần xã. Hay nói cách khác, đa dạng alpha chính là việc điếm toàn bộ số loài trong một sinh cảnh hoặc một khu vực nào đó. Đa dạng beta (β): Đa dạng beta là sự đa dạng tồn tại vùng giáp ranh giữa các sinh cảnh hoặc quần xã. Việc xác định đa dạng beta chính là đếm sự khác biệt về số loài ở 02 sinh cảnh hoặc 02 khu vực nào đó. Đa dạng gamma (γ): Đa dạng gamma là sự đa dạng tồn tại trong một quy mô địa lý. Đa dạng gamma giống với đa dạng alpha nhƣng ở quy mô lớn hơn (thƣờng đánh giá mức độ đa dạng cho cả Vƣờn quốc gia hoặc Khu bảo tồn thiên nhiên). Nghiên cứu đa dạng α, β và γ có ý nghĩa quan trọng đối với việc xem xét quy mô khi thiết lập những ƣu tiên cho bảo tồn và ra các quyết định quản lý. Trong nghiên cứu quy mô đa dạng các loài bò sát, lƣỡng cƣ, việc sử dụng đa dạng α, β và γ cho chúng ta sự so sánh về mức độ đa dạng loài giữa các sinh cảnh khác nhau. Việc xác định đƣợc dạng sinh cảnh có mức độ đa dạng loài cao trong khu vực, giúp chúng ta có đƣợc hƣớng thiết lập ƣu tiên bảo tồn cho các loài bò sát, lƣỡng cƣ một cách hợp lý. 8
- Ở cấp độ đa dạng hệ sinh thái, việc đánh giá mức độ đa dạng của các loài động, thực vật nói chung thông qua các số liệu định lƣợng cơ bản có ý nghĩa to lớn đối với công tác quản lý và bảo tồn loài. Đối với các loài bò sát, lƣỡng cƣ ở Việt Nam, mức độ phong phú đƣợc làm rõ dựa trên quan điểm sử dụng các chỉ số đa dạng sinh học: Simpson, Shannon Weaver và Độ đồng đều, và đƣợc đánh giá trên các sinh cảnh khác nhau. Tính đa dạng của các loài là một đặc điểm cấu trúc quan trọng của quần xã, liên quan đến việc tăng tính ổn định của quần xã. Trong thực tế, Chỉ số Simpson thƣờng đƣợc sử dụng nhiều để xem xét tính đa dạng của quần xã khi ƣu thế tập trung vào một số ít loài. Còn chỉ số Shannon thƣờng đƣợc sử dụng để xác định tính đa dạng từ một mẫu rút ngẫu nhiên của các loài trong quần xã sinh vật. Để đánh giá tính đa dạng của khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu, cần đánh giá trên hai phƣơng diện: Thứ nhất, về phân loại học: tính số loài trung bình cho một giống, một họ và một bộ; tính số bộ có ít họ, số họ có ít giống và số giống có ít loài. Khu có tính đa dạng phân loại cao khi họ có ít giống và giống có ít loài. Thứ hai, về quan hệ địa lý: dựa theo các tài liệu đã nghiên cứu, tính toán tỷ lệ các nhóm, nhận xét tính trội của từng nhóm (Đồng Thanh Hải, 2013). Đánh giá mức độ phong phú của các loài bò sát, lƣỡng cƣ trong khu vực điều tra sử dụng các chỉ số đa dạng sinh học (Simpson, Shanon – Waver, và Chỉ số hợp lý). Công thức của các chỉ số đa dạng đƣợc tính nhƣ sau: Chỉ số Simpson: D = 1- ∑Pi2 (trongđó Pi là tỉ lệ phần trăm các cá thể của loài i). Chỉ số Shannon: H’ = - ∑ Si = 1 Piln(Pi) Độ đồng đều: E = e^H’/S Trong đó: Pi là tỷ lệ của loài thứ i trên tổng số các cá thể trong quần xã; H: Chỉ số đa dạng loài; S: Số loài; H’: Chỉ số Shannon; e: Hằng số (e = 2,7). 9
- CHƢƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.Vị trí địa lý Vƣờn quốc gia Ba Vì nằm trên khu vực huyện Ba Vì (Hà Nội) và 2 huyện Lƣơng Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình với tổng diện tích 9.704,35 ha , cách thị xã Sơn Tây15km và cách trung tâm thành phố Hà Nội 50km về phía Tây. Vƣờn có tọa độ địa lý là 200 55’ đến 210 07’ vĩ độ Bắc, 1050 15’ đến 1050 30’ kinh Đông. + Phía Đông giáp xã Vân Hòa, Yên Bài. + Phía Tây giáp các xã Khánh Thƣợng, Minh Quang. + Phía Nam giáp huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình. + Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh. Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng Vƣờn quốc gia Ba Vì 10
- 2.1.2. Địa hình Ba vì là vùng núi cao trung bình nằm ở phía Tây của đồng bằng Bắc Bộ với 3 đỉnh núi cao nhất là: đỉnh vua 1298m, đỉnh Tán Viên 1227m và đỉnh Ngọc Hoa 1180m và một số đỉnh thấp hơn là: Hang Hùm 776m…Xung quanh là các dãy núi đồi thấp lƣợn song xen kẽ với rông nƣớc và các thủy vực.Vùng núi Ba Vì có độ dốc tƣơng đối cao,độ dốc trung bình là 25 độ, có những nơi lên đến 35 độ và cao hơn. Ở khu vực thấp xung quanh núi Ba Vì địa hình tƣơng đối phẳng. Theo độ cao địa hình, có thể phân ra mức địa hình: địa hình núi 300m trở lên, địa hình đồi 15-250m, địa hình đồng bằng và thung lũng dƣới 15m. 2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng Nền địa chất của Ba Vì là các loại đá phiến thạch sét và sa thạch, đá hỗn hợp, đá pocphirit, phù xa cổ ở những khu vực đồi núi thấp.Từ độ cao 400m- 800m: đất Feralit vàng đỏ có mùn trên núi thấp tầng đất mỏng, phát triển trên pocphitrit, độ dốc lớn, bình quân 25-30 độ, nhiều nơi >35 độ,tầng đất mỏng sói mòn rất mạnh, tỉ lệ lẫn đá cao, độ chua lơn (PH=4-4,5).Độ cao
- Tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình 16-16,5 độ. Ở vùng núi cao trên 100m, nhiệt độ trung bình tháng không vƣợt qua 23 độ C; Giao động nhiệt ngày đêm có biên độ nhiệt khá lớn, khoảng 8 độ C. Lƣợng mƣa trung bình hằng năm tƣơng đối cao và không đồng đều. Ở vùng núi cao và sƣờn đông của lƣợng mƣa từ 2000-2400mm trên năm, ở vùng xung quanh núi từ 1600-2000mm trên năm. Số ngày mƣa từ 130-150 ngày, tỉ lệ thuận với lƣợng mƣa. Lƣợng mƣa phân phối không đều trên năm. Mƣa lớn tập trung tại tháng 7, 8, 9.Khả năng bốc hơi khoảng 1000-1200mm/ năm. Vào những đêm đông giá rét, nhiệt độ không khí vùng Ba vì có thể xuống 0 độ C, xuất hiện sƣơng muối, làm cho cây con ở vƣờn ƣơm dễ bị chết hàng loạt và hoạt động côn trùng bị đình trệ. 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.2.1. Dân số,dân tộc Vƣờn quốc gia Ba Vì nằm trong phạm vi hành chính của 16 xã thuộc 5 huyện trong đó: huyện Ba Vì có 7 xã là Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Khánh Thƣợng, Minh Quang, Vân Hoà, Yên Bài; Huyện Thạch Thất có 03 xã là xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung; Huyện Quốc Oai có 1 xã là xã Đồng Xuân; Huyện Lƣơng Sơn có 01 xã là Lâm Sơn; Huyện Kỳ Sơn có 4 xã là Phú Minh, Phúc Tiến, Dân Hoà và Yên Quang. Trên địa bàn 16 xã có 4 dân tộc sinh sống: Mƣờng, Kinh, Dao và Thái. Dân số có 118.192 ngƣời, đa số là dân tộc Mƣờng 91.362 ngƣời và phân bố ở cả 16 xã (chiếm 77,3%); dân tộc Kinh chiếm 20,2%; dân tộc Dao chiếm 2,3%, chủ yếu ở 3 xã Ba Vì, Dân Hoà và Lâm Sơn; dân tộc Thái chiếm 0,2%, phân bố ở xã Đông Xuân, Yên Quang và Phú Minh. Tổng số lao động trong vùng có 65.863 ngƣời, trong đó lao động nông nghiệp 60.132 ngƣời, chiếm chủ yếu trong cơ cấu lao động ở địa phƣơng. Số lao động làm các ngành nghề khác là 731 ngƣời. Việc đa dạng ngành nghề ở vùng nông thôn chƣa đƣợc chú trọng. 2.2.2. Lao động Với lực lƣợng lao động trong xã rất lớn nhƣng cơ cấu các ngành đơn điệu. Phần lớn là sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm (chiếm 94% dân số) và chỉ có một số ít ngƣời làm trong các lĩnh vực khác nhƣ y tế, giáo dục, dịch vụ (chiếm 6% dân số). Thu nhập bình quân 12
- ngƣời/năm là 1.100.000đ; bình quân lƣơng thực quy thóc là 150kg, mức tăng trƣởng kinh tế đạt 7%. Năm 2009, tổng sản lƣợng lúa nƣớc là 71,4 tấn/năm; tổng sản lƣợng măng Bƣơng là 97ha, với sản lƣợng 2,2 tấn/ha quy tiền đƣợc 640,2 triệu đồng; chăn nuôi chủ yếu là trâu bò nhƣng đang có chiều hƣớng giảm, đàn lợn, gia súc, gia cầm, ong có phát triển nhƣng quy mô nhỏ. Thiếu đất canh tác, phƣơng thức canh tác lạc hậu, hiệu quả kinh tế kém làm cho đời sống ngƣời dân trở nên khó khăn, đƣa đẩy ngƣời dân vào rừng khai thác lâm sản. Vì thế giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân đang là vấn đề cấp thiết cần đƣợc sự quan tâm của các ban ngành và chính quyền địa phƣơng. Hiện nay các hoạt động du lịch đang phát triển mạnh. Các điểm du lịch nổi tiếng nhƣ: Ao Vua, Khoang Xanh, Đông Mô... 2.2.4. Y tế, giáo dục Công tác giáo dục: Ở tất cả các xã đều đã co các trƣờng mầm non,tiêu học và trung học cơ sở. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong khu vực điều tra, mỗi xã đã có 1 trạm y tế. Các cơ sở y tế nằm trong các vùng làm nhiệm vụ phòng chống dịch hại, khám bệnh, sơ cứu và chƣa bệnh thông thƣờng cho dân. Tuy nhiện cơ sở vật chất ở các trạm y tế xã còn thiếu,trình độ chuyên môn của cán bộ y tế còn hạn chế. Trình độ của các cán bộ chủ yếu cấp Y sĩ chƣa có Bác sĩ. 2.3.Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với sự cƣ trú của các loài bò sát, lƣỡng cƣvà công tác bảo tồn 2.3.1.Khó khăn Khu vực VQG Ba Vì có nhiều dân tộc thiểu số. Trong đó dân tộc Mƣờng có tỉ lệ cao nhất (chiếm 77,3 % dân tộc thiểu số của khu vực)nên vẫn giữ nhiều thói quen trong việc sử dụng tài nguyên có sẵn của khu vực nhƣ khai thác lâm sản ngoài gỗ, săn bắt, bẫy bắt động vật rừng, khai thác gỗ rừng làm nhà. Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống của ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên thu nhập thấp, thiếu vốn đầu tƣ cho sản xuất. Vì vậy ngƣời dân gần rừng vẫn khai thác 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận Tốt nghiệp Quản lý môi trưởng & Du lịch sinh thái: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp
106 p | 897 | 274
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
103 p | 842 | 190
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp
103 p | 447 | 118
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý hoạt động dịch vụ tại lễ hội Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ
90 p | 375 | 57
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền-chùa Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
9 p | 337 | 49
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý các dịch vụ văn hóa tại khu du lịch Cửa Lò- Nghệ An
10 p | 197 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ
117 p | 195 | 39
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam
98 p | 162 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - TP Hà Nội
81 p | 143 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý đất đai
21 p | 304 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý đất đai: Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới tác động của dự án xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
60 p | 68 | 17
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh nhằm phục vụ việc học tập của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội
9 p | 195 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam
105 p | 132 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nguồn nhân lực văn hóa tại đảo Cát Bà
8 p | 138 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam trên thị trường nội địa
60 p | 26 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý du lịch làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
8 p | 134 | 10
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý di tích đình Lục Nà xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
14 p | 109 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế
93 p | 86 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn