Khoá luận tốt nghiệp Quản lý văn hoá: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh" nhằm khai thác những tiềm năng du lịch văn hóa nhân văn trên địa bàn huyện Can lộc, tỉnh Hà Tĩnh vào phát triển du lịch; Quảng bá hình ảnh quê hương đến bạn bè trong nước và thế giới; Nâng cao hiệu quả ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch của huyện Can Lộc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Quản lý văn hoá: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh
- BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN LÝ VĂN HÓA Người hướng dẫn : THS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HẢI YẾN Mã số sinh viên : 1805VDLA065 Khóa : 2018-2022 Lớp : 1805VDLA HÀ NỘI - 2022
- LỜI CẢM ƠN Trải qua thời gian dài học tập tại trường, bây giờ là lúc những kiến thức và kỹ năng của sinh viên chúng em được vận dụng vào thực tế công việc. Nhờ có thầy cô và bạn bè xung quanh mà bài luận văn của em đã được hoàn thiện một cách chỉn chu nhất. Vì vậy, em muốn được gửi lời cảm ơn đến mọi người. Em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị Mai Hương. Cảm ơn cô đã luôn hướng dẫn, chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu nhất cho em trong suốt quá trình em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Bên cạnh đó, em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các cô chú trong các công ty du lịch huyện Can Lộc và bà con người dân tại đây đã chỉ dạy và cung cấp thông tin để em có thể nắm rõ mọi vấn đề liên quan đến quá trình hoàn thành bài luận của mình . Cuối cùng em xin gửi lời cảm tất cả bạn bè, gia đình và các anh chị ở khóa trên đã cung cấp cho em những thông tin thiết thực để em hoàn thành bài khóa luận này. Trong quá trình làm luận văn em đã nắm được rất nhiều những kiến thực tế bổ ích để có thể hoàn thành tốt hơn cho những bài luận tiếp theo và trong công việc có thể làm sau này. Tuy nhiên, bài luận của em chắc chắn không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong sự góp ý chân thành từ thầy cô và mọi người để có thể hoàn thành xuất sắc được bài khóa luận này. Hy vọng rằng em sẽ nhận được những đóng góp quý báu từ thầy cô để bản thân em có thể hoàn thiện và bổ sung thêm kiến thức. Em xin chân thành cảm ơn !
- DANH MỤC VIẾT TẮT STT Kí hiệu chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc 2 BCH Ban Chấp Hành 3 NQ/TW Nghị quyết/Trung ương 4 QĐ-UBND Quyết định - Ủy Ban Nhân Dân 5 NQ-HĐND Nghị Quyết – Hội đồng Nhân dân 6 KH Kế hoạch
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 2 5. Bố cục khóa luận ...................................................................................... 2 NỘI DUNG....................................................................................................... 3 CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.............. 3 1.1 Cơ sở lí luận về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch .......................................................................................... 3 1.1.1 Khái niệm văn hóa và giá trị văn hóa nhân văn ................................ 3 1.1.2 Khái niệm bảo tồn, phát huy .............................................................. 6 1.1.3 Khái niệm du lịch, du lịch văn hóa ..................................................... 7 1.2 Văn bản của Đảng, nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch............................................................... 8 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 10 CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH .... 11 2.1 Vùng đất, con người và thành phần kinh tế ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh .............................................................................................. 11 2.1.1 Vị trí địa lí ........................................................................................... 11 2.1.2 Thành phần dân cư và hoạt động kinh tế......................................... 12 2.2 Tiềm năng du lịch giá trị văn hóa nhân văn tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh ....................................................................................................... 13 2.2.1 Các di tích lịch sử , cách mạng ......................................................... 14 2.2.2 Các lễ hội truyền thống...................................................................... 19 2.2.3 Hệ thống đình , đền ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh ...................... 24
- 2.2.4 Các làn điệu dân ca truyền thống ..................................................... 27 2.3 Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh..................... 29 2.3.1 Tôn tạo, tu bổ các di tích.................................................................... 29 2.3.2 Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn.... 30 2.3.3 Hoạt động quản lí trong công tác bảo tồn giá trị văn hóa nhân văn .... 31 2.4 Thực trạng du lịch tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh....................... 34 2.4.1 Thị trường khách du lịch................................................................... 34 2.4.2. Về thu nhập ....................................................................................... 35 2.4.3 Cơ sở vật chất ..................................................................................... 36 2.4.4 Thành tựu đạt được và hướng phát triển ......................................... 36 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 37 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH .................................................................................. 38 3.1 Giải pháp nâng cao công tác.bảo tồn giá trị văn hóa nhân văntrong phát triển du lịch tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh ............................... 38 3.1.1 Tuyên truyên, giáo dục , quảng bá tiềm năng du lịch huyện Can Lộc – Hà Tĩnh..................................................................................................... 38 3.1.2 Chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý du lịch .................... 40 3.2 Một số giải pháp khác .......................................................................... 41 3.2.1 Về cơ chế chính sách ......................................................................... 41 3.2.2 Giải pháp bảo vệ môi trường du lịch ............................................... 41 3.3. Phương hướng triển khai ................................................................... 42 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 44 KẾT LUẬN .................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 49
- MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Du lịch được coi như là một sở thích mà bất kỳ ai đều có, chúng được coi như là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch được coi như là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá, xã hội và là một trong những ngành kinh tế quan trọng của rất nhiều đất nước. Du dịch còn là hình thức quảng bá các giá trị văn hóa đến bạn bè quốc tế. Đến với Hà Tĩnh, ta lại có thêm một cảm nhận mới, đó là vùng đất ẩn chứa tiềm năng du lịch. Mỗi địa danh làng xã, mỗi con đường, ngọn núi, dòng sông, bờ biển, đều là điểm đến du lịch của Hà Tĩnh. Huyện Can Lộc - Hà Tĩnh là huyện có nét văn hóa đặc sắc riêng, đậm đà bản sắc dân tộc và thu hút rất nhiều khách du lịch ở mọi nơi . Trong khi đó, tiềm năng văn hóa du lịch của địa phương như:các di tích lịch sử , hệ thống đình đền, các lễ hội, các làn điệu dân ca ... , của địa phương chưa được khai thác triệt để, dẫn đến tình trạng không thu hút được khách du lịch và khách tham quan trở nên ít đi, cùng với đó là những hình thức kinh doanh du lịch theo hướng "ăn xổi" đã diễn ra.Vì vậy để cho hoạt động du lịch của huyện Can Lộc phát triển một cách bền vững với nền kinh tế phát triển và bao hàm lên đó là các giá trị văn hóa. Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch là mối quan hệ thiết yếu nhằm phát triển du lịch một cách bền vững. Là người con của quê hương Can Lộc anh hùng, tôi tự nhận thấy rằng, phát triển du lịch văn hóa còn là điều kiện để khơi dậy bản sắc văn hoá quê hương, phát huy các giá trị văn hóa nhân văn trong công cuộc đổi mới của thời đại. Do đó tôi chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh”. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu + khai thác những tiềm năng du lịch văn hóa nhân văn trên địa bàn huyện Can lộc, tỉnh Hà Tĩnh vào phát triển du lịch +Quảng bá hình ảnh quê hương đến bạn bè trong nước và thế giới 1
- + Nâng cao hiệu quả ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch của huyện Can Lộc 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu + Cơ sở lí luận về việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa + Nghiên cứu, tìm hiểu các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống, các đình đền, va các hình thức diễn xướng tại địa bàn huyện Can Lộc + Đưa ra các giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở Can Lộc 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu + Di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, đinh, đền và dân ca diễn xướng +Phạm vi: - Địa bàn huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh, du lịch văn hóa nhân văn - Các di tích lịch sử: Ngã ba Đồng Lộc, Ngã Ba Nghèn, Bế Đò Thượng Trụ - Các lễ hội truyền thống: Lễ hội chùa Hương Tích, lễ hội Chân Tiên - Hệ thống đình , đền: Đền Tam Lang, đền thờ Đặng Tất – Đặng Dung, đền thờ Nguyễn Huy Oánh, đền thờ Nguyễn Huy Tự - Các làn điệu dân ca: Dân ca hát Ví – Giặm, hát phường vải Trường Lưu 4.Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp Phương pháp điều tra khảo sát; phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp liệt kê, phương pháp logic – lịch sử 5.Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồmcó 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch Chương 2: Tiêm năng du lịch và công tác bảo tồn, phát huy giá trị nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 2
- NỘI DUNG CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Cơ sở lí luận về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch 1.1.1 Khái niệm văn hóa và giá trị văn hóa nhân văn 1.1.1.1 Khái niệm văn hóa ‘‘Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc.’’ Chủ Tịch Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm văn hóa khái quát: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng.Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.[8, tr431] » GS. Trần Ngọc Thêm : “văn hóa là hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt dộng thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”[9, tr10] 3
- Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận... Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Văn hóa là nhân tố quan trọng cấu thành nền sản xuất tổng hợp, văn hoá như chất keo kết dính các mối quan hệ kinh tế, chính trị, kinh tế, xã hội..tạo nên hình hài, bản sắc mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Văn hóa có khả năng bao quát một cách trực tiếp đảm bảo tính bền vững của xã hội và không bị trộn lẫn ngay cả khi hội nhập vào những cộng đồng lớn hơn[5, tr10 - 11]. Văn hoá vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Văn hoá là yếu tố cấu thành nên gương mặt của một con người, bộ mặt của quốc gia, phát triển văn hoá là yếu tố không thể thiếu trong mục tiêu “xây dựng dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Có thể nói, văn hoá là kho biến ảo thần kỳ, người theo nghiệp thì tìm thấy ở đây ánh hào quang của trí tuệ, người cầm quyền qua đây mà tổng kết quyền mưu để giữ chính quyền, người kinh doanh lấy từ đây vô vàn của cải; kẻ môngmuội xin ở đây sợi dây để tự trói mình.. 1.1.1.2.Các khái niệm liên quan Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt,văn hóa được dùng theo 4
- nghĩa thông dụng để chỉ học thức,lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng,thì văn hóa bao gồm tất cả,từ những sản phẩm tinh vi,hiện đại,cho đến tín ngưỡng,phong tục,lối sống... Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâmNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử". - Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. - Văn hóa là những hoạt động củ con người - Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát); - Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; 1.1.1.3.Khái niệm giá trị văn hóa nhân văn Giá trị văn hóa nhân văn là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay xấu... Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa. Trong quá trình trưởng thành, con người học hỏi từ gia đình, nhà trường, tôn giáo, giao tiếp xã hội...và thông qua đó xác định nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những giá trị của nền văn hóa. Giá trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hóa nên khác nhau ở từng cá nhân nhưng trong một nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa số các thành viên trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn như tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc... Giá trị cũng luôn luôn thay đổi và ngoài xung đột về giá trị giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong xã hội, trong chính bản thân từng cá nhân cũng có xung đột về giá trị chẳng hạn như 5
- giữa thành công của cá nhân mình với tinh thần cộng đồng. 1.1.2 Khái niệm bảo tồn, phát huy 1.1.2.1 Khái niệm bảo tồn Theo Từ điển Tiếng Việt, “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi” [7, tr.39]. Bảo tồn văn hóa có hai đối tượng để bảo tồn: giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Bảo tồn tức là các hành động nhằm bảo vệ, gìn giữ, bảo lưu lại sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng, gìn giữ chúng để tồn tại cùng với thời gian. Bảo tồn các sự vật, hiện tượng là lưu giữ, không làm cho chúng bị mai một, bị thay đổi và biến dạng. 1.1.2.2 Khái niệm phát huy Theo Từ điển tiếng Việt, phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [7, tr.768]. Phát huy là hành động nhằm đưa văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như nguồn nội lực, các tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện mục tiêu của văn hóa đối với phát triển xã hội. Phát huy văn hóa là làm cho những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống lan tỏa trong cộng đồng xã hội, có ý nghĩa xã hội tích cực. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc phải biết kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của thế hệ trước để lại, làm cho các giá trị của văn hóa thấm sâu, lan tỏa vào đời sống cộng đồng xã hội, biết mở rộng giao lưu văn hóa để làm giàu thêm bản sắc văn hóa và làm thăng hoa giá trị. Phát huy văn hóa truyền thống nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững, phục vụ tích cực cho công tác bảo tồn các di sản văn hóa. Như vậy, bảo tồn văn hóa được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo vệ và gìn giữ sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó. Phát huy có nghĩa là những hành động nhằm đưa các giá trị văn hóa vào trong thực tiễn, tạo sức lan tỏa tích cực trong xã hội, coi đó là nguồn nội lực tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn là các biện pháp nhằm 6
- bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp, không bị mai một.Và các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó được lan tỏa, tỏa sáng và có ý nghĩa tích cực trong đời sống xã hội của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế trong họa động du lịch. 1.1.3 Khái niệm du lịch, du lịch văn hóa 1.1.3.1 Khái niệm du lịch Theo điều 4, chương I,Luật du lịch Việt Nam (năm 2017) thì khái niệm du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng một thời gian nhất định” [7, tr.1]. Như vậy, du lịch có nghĩa là hoạt động của con người nhằm mục đích thăm quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu, giải trí, có mối quan hệ phát sinh qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính 13 quyền và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình giao tiếp khách du lịch. 1.1.3.2 Khái niệm du lịch văn hóa “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà khách muốn tìm hiểu và thẩm nhận về văn hóa, lịch sử dân tộc của nước sở tại thông qua di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán, cách tổ chức cộng đồng, lối sống của một dân tộc v.v. Luật Du lịch 2005 gọi là tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm “truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. Trong loại hình Du lịch văn hóa có thể được chia nhỏ thành nhiều loại du lịch khách như: du lịch di tích lịch sử, du lịch phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch di sản văn hóa nổi tiếng v.v... Ngoài ra, chúng ta còn có du lịch Văn hóa đại trà cho nhiều đối tượng và du lịch văn hóa chuyên sâu cho một vài loại khách du lịch đặc biệt tìm hiểu sâu về văn hóa. Cũng theo Luật Du lịch 2005: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân 7
- tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống”[.10, tr2] ”» Theo tác giả Dương Văn Sáu: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch khai thác giá trị của các thành tố trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam nhằm đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của du khách mà vẫn bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa dân tộc”. “Du lịch văn hóa tận dụng tất cả các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có sức hấp dẫn du khách và trở thành một bộ phận của tài nguyên du lịch. Du lịch còn là tiềm năng để đánh giá dân tộc. Thông qua du lịch, các giá trị văn hóa phát lộ và đem lại lợi ích thiết thực cho quốc gia, dân tộc. Nhờ có du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng mà nhiều quốc gia-dân tộc trên thế giới đã tiến hành trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa vật chất và phục nguyên các giá trị văn hóa tinh thần vốn lâu nay bị lãng quên hay chìm đắm vì nhiều sự kiện khác của quốc gia-dân tộc xảy ra. Chính sự phát triển của du lịch đã được nhà nước trùng tu, tu bổ các di tích lịch sử, cải cách các phong tục tập quán đúng với truyền thống dân tộc. Vì vậy đã đưa đất nước phát triển về kinh tế. ” 1.1.3.3 Khái niệm du lịch văn hóa nhân văn Du lịch văn hóa nhận văn được hiểu là hoạt động tham quan của khách du lịch, nơi họ đến không phải là nơi làm việc thường xuyên của họ nhằm mục đích thẩm nhận những giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra, nhất là các di tích lịch sử - văn hoá, các làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian, nếp sống, phong tục, tôn giáo.... Mọi sản phẩm do con người sáng tạo ra đều có tính văn hóa, do đó du lịch văn hoá nhân văn còn là một hoạt động tham quam, học hỏi, tăng thêm sự hiểu biết, nhận thức trong suốt hành trình tham quan du lịch của du khách 1.2 Văn bản của Đảng, nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6-1991) đã xác định nền văn hóa 8
- tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [3, tr.1]. Ngày 9/6/2014, BCH Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.Quan điểm của Nghị quyết khi đề cập đến bảo tồn và phát huy di sản văn hóa xác định: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học [3, tr.3]. Bên cạnh định hướng về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, Đảng ta còn ban hành nghị quyết về phát triển du lịch nhấn mạnh khai thác văn hóa truyền thống để phát triển du lịch. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16/01/2017 Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong đó xác địnhmục tiêu phát triển du lịch: Phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ môi trường và thiên nhiên, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực [4,tr.2]. Triển khai thực hiện Luật Di sản văn hóa, Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và chủ trương của cấp ủy tỉnh, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, trong đó có Quyết định số 27/QĐ-UBND, 9
- ngày 10/7/2013 về “Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”, Nghị quyết 93/2018/NQ-HĐND, ngày 18/7/2018 về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng hoa sứ trình đồ, giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo... Tiểu kết chương 1 Qua tổng hợp nghiên cứu kết hợp khảo sát thực tế chương 1 đã truyền tải một số các kiến thức cơ bản liên quan đến nội dung đề tài để cho người đọc có một cái nhìn tổng quan về vấn đề mà đề tài đề cập nói tới đó là Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh về các khái niệm của văn hóa, khái niệm bảo tồn, phát huy, khái niệm du lịch văn hóa nhân văn và các chính sách, các văn bản pháp luật về di sản văn hóa về phát triển du lịch của nhà nước và tỉnh Hà Tĩnh, các thông tin đưa ra đều đã minh chứng được sự quan trọng của cácgiá trị văn hóa nhân đậm đà bản sắc dân tộc vàtầm quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Đặc biệt, đê tài cũng đưa ra cái nhìn tổng quan về huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nơi tác giả chọn làm phạm vi nghiên cứu để từ đó có thể hiểu sâu hơn về giá trị văn hóa tại quê mình. 10
- CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH 2.1 Vùng đất, con người và thành phần kinh tế ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 2.1.1 Vị trí địa lí Huyện Can Lộc là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Hà Tĩnh, giới hạn toạ độ địa lý từ 18o20'20'' đến 18o32' 59'' vĩ Bắc và 105o37'43'' đến 105o49' 49'' kinh Đông. Địa giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp với huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh; Phía Nam giáp huyện Thạch Hà; Phía Tây giáp với Đức Thọ và Hương Khê; Phía Đông giáp huyện Lộc Hà. Diện tích tự nhiên của huyện là 302 km2, chiếm 5,04% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, xếp thứ 7 trong tổng số 12 huyện thị. Huyện có 23 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn: thị trấn Nghèn (huyện lỵ) và 22 xã: Thiên Lộc, Thuần Thiện, Kim Lộc, Vượng Lộc, Thanh Lộc, Song Lộc, Thường Nga, Trường Lộc, Tùng Lộc, Yên Lộc, Phú Lộc, Khánh Lộc, Gia Hanh, Vĩnh Lộc, Tiến Lộc, Trung Lộc, Xuân Lộc, Thượng Lộc, Quang Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc. Huyện lỵ của huyện Can Lộc là thị trấn Nghèn cách thành phố Hà Tĩnh 20 km, cách thị xã Hồng Lĩnh 10 km, cách thành phố Vinh (Nghệ An) 30 km. Huyện nằm ở vị trí các đầu mối giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 15, tỉnh lộ 12, tỉnh lộ 6, tỉnh lộ 7… nối liền với các huyện thị trong tỉnh, đây là điều kiện thuận lợi giúp cho giao lưu và phát triển kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm của toàn huyện.[2] 11
- 2.1.2 Thành phần dân cư và hoạt động kinh tế Theo thống kê của UBND huyện Can Lộc có tổng diện tích tự nhiên 373,03 km2, dân số 175.298 người, mật độ dân số 473 người/km2, chiếm 6% diện tích và 13,6% dân số toàn tỉnh Hà Tĩnh Với những nỗ lực của chính quyền và người dân, tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng đầu năm 2021 của huyện Can Lộc vẫn duy trì ổn định, hoàn thành theo các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Là huyện thuần nông, Can Lộc luôn chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp chuyển đổi ruộng đất, phá bờ vùng, bờ thửa, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn. Tuy nhiên, dưới tác động của dịch bệnh, thị trường tiêu thụ và giá cả các mặt hàng nông sản giảm mạnh. Trước những khó khăn đó, chính quyền đã đồng hành cùng người dân nhằm nỗ lực duy trì và tiếp tục giữ vững nhịp độ tăng trưởng. Công tác xây dựng cơ bản năm 2021 được địa phương quan tâm khẩn trương thực hiện, trong đó tập trung giải phóng mặt bằng và ưu tiên đầu tư công, nhất là các công trình trọng điểm và các công trình hạ tầng phục vụ cấp quyền sử dụng đất. Đến nay, nguồn vốn đầu tư công ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh đã giải ngân được 50.642/83.930 triệu đồng, đạt 60,33%, ngân sách huyện giải ngân đạt 122.844/164.170 triệu đồng, đạt 74,83% kế hoạch. Các ngân hàng trên địa bàn thực hiện tốt công tác cho vay và hỗ trợ lãi suất để phát triển sản xuất. Xây dựng cơ bản còn tạo ra những cơ hội mới cho huyện Can Lộc, đặc biệt là trong lĩnh vực tăng thu ngân sách. Trong 9 tháng đầu năm thu ngân sách ước đạt 185 tỷ đồng, bằng 102,7% kế hoạch. Các sắc thuế cơ bản vượt và đạt kế hoạch như lệ phí trước bạ (125,5%KH), tiền cấp quyền sử dụng đất (94,57%KH), thuế thu nhập cá nhân (95,53%KH)...Một trong những điểm sáng của huyện Can Lộc trong mùa dịch COVID-19 đó là hoạt động thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá ổn định. Các doanh nghiệp trên địa bàn nỗ lực vượt khó, huy động mọi nguồn lực để tổ chức sản 12
- xuất kinh doanh có hiệu quả. Triển khai thực hiện Nghị quyết, thời gian qua, huyện Can Lộc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá trên nhiều kênh thông tin và đầu tư xây dựng hạ tầng các điểm du lịch, như: Đường tránh Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc; công trình Đền thờ và Hồ sinh thái Ngã ba Đồng Lộc với tổng dự toán 43 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Trong năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý điều chỉnh phân khu Khu du lịch sinh thái Cửu Thờ - Trại Tiểu (xã Mỹ Lộc) là khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và kết hợp dịch vụ lưu trú gắn liền với bảo vệ hệ sinh thái ven hồ, phát triển du lịch bền vững với môi trường. Sau khi “ Mộc bản trường học Phúc Giang” được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới của UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, huyện Can Lộc đã khai thác hệ thống di sản văn hóa xã Trường Lộc vào phục vụ du lịch, nhằm quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa đặc sắc của người Can Lộc đến với du khách trong và ngoài nước. Nhờ vậy, lượng khách đến các điểm du lịch không ngừng tăng lên. Năm 2021, số lượng phật tử và du khách đến Khu du lịch chùa Hương Tích đạt 14 vạn lượt; du khách đến Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc hơn 26 vạn lượt; thu phí và tiền công đức tại hai khu du lịch đạt gần 14 tỷ đồng, thu từ các hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn ước đạt trên 55 tỷ đồng [16] 2.2 Tiềm năng du lịch giá trị văn hóa nhân văn tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Tiềm năng văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch là những gì do con người sáng tạo ra, được bảo vệ giữ gìn và phát triển trong suốt chặng được lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, hiện đang tồn tại dưới dạng vật thể, phi vật thể mà được sử dụng vào mục đích phát triển du lịch. Đó là các di tích lịch sử, các địa danh nổi tiếng, các lễ hội truyền thống và các loại hình diễn xướng. Can Lộc - Hà Tĩnh là vùng đất có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển - mạnh đất sơn thuỷ hữu tình này đã sản sinh ra nhiều danh nhân, nhân tài nổi tiếng. Can Lộc là một 13
- vùng đất giàu di sản văn hóa, với rất nhiều di tích lịch sử - văn hoá, hệ thống đình, đền, các lễ hội truyền thống, các sinh hoạt văn hoá dân gian. 2.2.1 Các di tích lịch sử , cách mạng 2.2.1.1. Khái niệm di tích lịch sử - cách mạng Di tích lịch sử - cách mạng là những di tích ghi nhận các sự kiện trọng đại của lịch sử trong cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Di tích lịch sử cách mạng bao gồm: Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu, ý nghĩa quyết định chiều hưởng của đất nước, một địa phương; Di tích ghi dấu chiến công xâm lược; Di tích ghi dấu những kỷ niệm về anh hùng dân tộc; Di tích ghi dấu tội ác của chiến tranh.[13, tr35]. Ngoài ra, có những di tích ghi dấu lịch sử của các vị lãnh tụ cách mạng 2.2.1.2. Di tích lịch sử- cách mạng ở Can Lộc- Hà Tĩnh a. Ngã ba Đồng Lộc Những năm gần đây, lượng khách đến thăm Ngã ba Đồng Lộc ngày một tăng, năm 2020, có 800 nghìn lượt khách trong và ngoài tỉnh,. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà Nước cũng đã về đây. Và động hơn cả là những đoàn khách cựu chiến binh, thanh thiếu niên trong và ngoài tỉnh. Ngày nay, Đồng Lộc đang trở thành điểm tham quan học tập có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, mọi con đường chi viện từ Bắc vào Nam đều phải đi qua nơi đây. Chính vì sự hiểm yếu này mà không quân Mỹ đã liên tục cho máy bay ném bom đánh phá Đồng Lộc nhằm mục đích cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về miền Nam. Vì thế, Đồng Lộc còn được mệnh danh là “tọa độ chết” khi mỗi m2 nơi đây đều phải gánh tới 3 quả bom tấn. Từ năm 1964 đến năm 1972, tuyến đường quốc lộ 1A đi qua địa bàn Hà Tĩnh bị đánh phá và chia cắt hoàn toàn, thời điểm đó mọi thông thương từ miền Bắc vào miền Nam phải đi qua con đường 15A.Xác định được vị trí chiến lược của Ngã ba Đồng lộc, từ năm 1964 đến năm 1972 Ngã ba Đồng 14
- Lộc bị đánh phá liên tục và năm 1968 là năm ác liệt nhất. Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1968, Ngã ba Đồng Lộc phải gánh chịu gần 50.000 quả bom các loại, bình quân mỗi 1m2 đất nơi đây phải gánh chịu trên 3 quả bom, mặt đất bị biến dạng, đất đá bị cày đi xới lại, hố bom chồng lên hố bom, Ngã ba Đồng Lộc nổ tung lên, không có một bóng cây, ngọn cỏ nào có thể mọc được Tại chiến trường Ngã ba Đồng Lộc lúc bấy giờ có nhiều lực lượng như: Bộ đội, Thanh niên xung phong, công nhân giao thông, công an, dân quân du kích…số người chiến đấu và phục vụ chiến đấu thời điểm đông nhất lên tới 16.000 người, làm nhiệm vụ chiến đấu với máy bay địch, cảnh giới, giải tỏa giao thông, san lấp hố bom, phá bom nổ chậm, làm cọc tiêu dẫn đường chỉ lối, đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa chi viện vào chiến trường miền Nam. Trong đó phải kể đến sự hy sinh anh dũng của tiểu đội 10 cô gái Thanh niên Xung phong thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55. Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc là địa chỉ đỏ giáo dục đạo đức truyền thống, cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, là điểm du lịch tâm linh nơi chứa đựng bao huyền thoại thiêng liêng và cao cả, thu hút được sự quan tâm của đồng bào cả nước và du khách quốc tế.Dù đã thuộc lòng nội dung phim Ngã ba Đồng Lộc, khi ghé thăm nơi đây, du khách vẫn sẽ có những cảm nhận hoàn toàn khác. Đó là cảm giác chân thực như khi ta thực sự hít thở bầu không khí lắng đọng, trang nghiêm tại đây để quay lại trang sử đau thương mà hào hùng của dân tộc. Đến với khu di tích, du khách nên ghé thăm: Khu mộ 10 nữ anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong: Khi du lịch ngã ba Đồng Lộc, du khách nên ghé qua, thắp nén nhang thơm tại khu mộ 10 cô gái đã anh dũng hy sinh tại đây. 10 ngôi mộ ở dưới chân núi Trọ Voi, cách nhà bia tưởng niệm chỉ 30m. Hố bom nơi 10 chị hy sinh vẫn nằm ở vị trí cũ. Nhà bia tưởng niệm thanh niên xung phong toàn quốc: Nhà bia tưởng niệm được xây dựng vào năm 1998, tu bổ lại vào năm 2007, khắc tên gần 4.000 anh hùng, liệt sĩ thanh niên xung phong toàn quốc và các liệt sĩ đã anh 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận Tốt nghiệp Quản lý môi trưởng & Du lịch sinh thái: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp
106 p | 897 | 274
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
103 p | 843 | 190
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp
103 p | 449 | 118
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý hoạt động dịch vụ tại lễ hội Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ
90 p | 376 | 57
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền-chùa Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
9 p | 337 | 49
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý các dịch vụ văn hóa tại khu du lịch Cửa Lò- Nghệ An
10 p | 197 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ
117 p | 195 | 39
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam
98 p | 164 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - TP Hà Nội
81 p | 144 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý đất đai
21 p | 305 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý đất đai: Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới tác động của dự án xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
60 p | 69 | 17
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh nhằm phục vụ việc học tập của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội
9 p | 196 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam
105 p | 133 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nguồn nhân lực văn hóa tại đảo Cát Bà
8 p | 141 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam trên thị trường nội địa
60 p | 26 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý du lịch làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
8 p | 136 | 10
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý di tích đình Lục Nà xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
14 p | 110 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế
93 p | 88 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn