Khóa luận tốt nghiệp: Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT
lượt xem 18
download
Từ việc nghiên cứu thực trạng, vai trò, ý nghĩa của mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Lịch sử, đề tài "Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT" đề xuất các biện pháp tổ chức dạy và học phần Lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) áp dụng mô hình lớp học đảo ngược nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ___o0o___ VŨ THỊ TRANG SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƢỜNG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Lịch sử HÀ NỘI - 2019
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ___o0o___ VŨ THỊ TRANG SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƢỜNG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Lịch sử Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Ths. NINH THỊ HẠNH HÀ NỘI - 2019
- LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lớn đối với em. Đây là minh chứng cơ bản nhất cho kết quả của 4 năm Đại học. Nó đánh dấu cho sự kết thúc của quãng đời sinh viên, cho sự trƣởng thành hơn về mặt kiến thức, kĩ năng sƣ phạm. Đồng thời cũng là đánh dấu cho những bƣớc khởi đầu mới sau này. Để có thể hoàn thành đƣợc Khóa luận tốt nghiệp của mình, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ lớn từ phía các thầy cô, học sinh, bạn bè và gia đình. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ths. Ninh Thị Hạnh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình lựa chọn, triển khai và hoàn thiện đề tài khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy/cô trong khoa Lịch sử, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, các thầy/cô trong tổ Lịch sử và Ban lãnh đạo trƣờng THPT Lƣơng Tài, Bắc Ninh, những ngƣời đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về mặt kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, cơ sở vật chất,… để em có thể hoàn thành khóa luận của mình. Đặc biệt, cô xin gửi lời cảm ơn tới các em! Những học sinh tích cực, thân thiện và sáng tạo của trƣờng THPT Lƣơng Tài, Bắc Ninh. Cảm ơn các em đã hợp tác, giúp đỡ cô trong suốt quá trình Thực nghiệm! Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, ngƣời thân, nhất là bố mẹ, vì đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ em trong những lúc khó khăn nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2019 Sinh viên Vũ Thị Trang
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình dƣới sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của Ths. Ninh Thị Hạnh – giảng viên hƣớng dẫn của tôi. Những hình ảnh, bảng biểu, số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Và đề tài chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2019 Sinh viên Vũ Thị Trang
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN STT Cách viết tắt Nghĩa 1 THPT Trung học phổ thông 2 THCS Trung học cơ sở 3 NXB Nhà xuất bản 4 DHLS Dạy học Lịch sử 5 KHLS Khoa học Lịch sử 6 KNTH Kĩ năng tự học 7 KNHT Kĩ năng hợp tác 8 CNTT Công nghệ thông tin
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3 2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước...................................................... 3 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ...................................................... 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 8 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 9 7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 9 8. Cấu trúc khóa luận……………………………………………………...…..9 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT ............................................................................................. 10 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 10 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 10 1.1.1.1. Hình thức dạy học kết hợp (Blended learning) .................................. 10 1.1.1.2. Mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom) ............................. 11 1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của môn Lịch sử ở trường THPT .......................... 15 1.1.2.1. Mục tiêu .............................................................................................. 15 1.1.2.2. Nhiệm vụ............................................................................................. 16 1.1.3. Đặc trưng của kiến thức Lịch sử ở trường THPT ................................. 16 1.1.4. Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh ở trường THPT.................... 18 1.1.4.1. Đặc điểm tâm lí .................................................................................. 18 1.1.4.2. Đặc điểm nhận thức ........................................................................... 19 1.1.5. Yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức dạy học lịch sử ở trường THPT ............................................................................................................... 20 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 22 1.2.1. Mục đích, phạm vi khảo sát .................................................................. 23 1.2.2. Nội dung điều tra, khảo sát ................................................................... 23 1.2.3. Kết quả khảo sát .................................................................................... 24 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 31
- Chƣơng 2. SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƢỜNG THPT ............................................................................................. 32 2.1. Cấu trúc, nội dung, mục tiêu của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ..................................................................................................................... 32 2.1.1. Cấu trúc và nội dung của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ......... 32 2.1.2. Mục tiêu của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ............................. 33 2.2. Yêu cầu và điều kiện sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong DHLS ở trƣờng THPT..................................................................................... 34 2.3. Một số phần mềm, ứng dụng hỗ trợ cho việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong dạy học Lịch sử ở trƣờng THPT ................................... 36 2.3.1. Padlet .................................................................................................... 36 2.3.2. Edmodo.................................................................................................. 38 2.3.3. Canva .................................................................................................... 39 2.3.4. Kahoot! .................................................................................................. 42 2.4. Các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại ở trƣờng THPT ................................................ 43 2.4.1. Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong môn Lịch sử ở trường THPT ............................................ 43 2.4.2. Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để rèn luyện kĩ năng sử dụng CNTT cho cho học sinh trong môn Lịch sử ở trường THPT .......................... 48 2.4.3. Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh trong môn Lịch sử ở trường THPT ............................................ 52 2.5. Thực nghiệm sƣ phạm .............................................................................. 56 2.5.1. Mục đích, đối tượng, thời gian thực nghiệm ......................................... 56 2.5.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ................................................ 56 2.5.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 57 2.5.3.1. Kết quả thu được từ khảo sát ý kiến ................................................... 57 2.5.3.2. Kết quả thu được từ bài kiểm tra 15 phút .......................................... 59 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 62 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ BẢNG Bảng 2.1. Bảng thống kê kết quả kiểm tra của các lớp (thành viên) .............. 59 Bảng 2.2. Bảng thống kê kết quả kiểm tra của các lớp theo nhóm điểm (%) ................................................................................................... 60 HÌNH ẢNH Hình 1.1. So sánh lớp học truyền thống và lớp học đảo ngƣợc ...................... 11 Hình 1.2. Sự khác nhau về cấu trúc giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngƣợc ........................................................................................ 12 Hình 2.3.1. Cấu hình đăng kí tài khoản trên Padlet ........................................ 36 Hình 2.3.2. Cấu hình một bài thiết kế trên Padlet ........................................... 37 Hình 2.3.3. Cấu hình tạo một lớp học trên Edmodo ....................................... 38 Hình 2.3.4. Cấu hình đăng kí tài khoản trên Canva ........................................ 39 Hình 2.3.5. Một số cấu hình các mẫu thiết kế trên Canva .............................. 40 Hình 2.3.6. Cấu hình một bài thiết kế trên Canva........................................... 41 Hình 2.3.7. Cấu hình đăng kí tài khoản trên Kahoot! ..................................... 42 Hình 2.4.1. Nhiệm vụ học tập về quá trình xâm lƣợc Việt Nam của Thực dân Pháp trên Edmodo” .................................................................. 46 Hình 2.4.2. Kết quả của nhiệm vụ hoàn thiện kiến thức cơ bản ..................... 47 Hình 2.4.3. Mẫu thẻ nhớ nhân vật ................................................................... 50 Hình 2.4.4. Một số thẻ nhớ nhân vật do các nhóm lớp 11A2, trƣờng THPT Lƣơng Tài thiết kế thông qua phần mềm Canva ................. 51 Hình 2.4.5. Một phần bài giảng trên Padlet .................................................... 53 Hình 2.4.6. Một phần của bài giảng trên Padlet.............................................. 54 Hình 2.4.7. Sản phẩm của nhóm 1, lớp 10D8, trƣờng THPT Lƣơng Tài ....... 55
- BIỀU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ các phƣơng pháp, hình thức mà thầy/cô thƣờng áp dụng (%).......................................................................................... 24 Biểu đồ 1.2. Tỉ lệ cách dạy học mà thầy cô thƣờng áp dụng (%) ................... 25 Biểu đồ 1.3. Tỉ lệ các cách dạy học mà học sinh mong muốn đƣợc thầy/cô ............................................................................................. 26 Biểu đồ 1.4. Tỉ lệ học sinh đã từng đƣợc dạy theo mô hình lớp học đảo ngƣợc (%)........................................................................................ 26 Biểu đồ 1.5. Tỉ lệ những vấn đề của học sinh khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc vào trong dạy – học Lịch sử ở trƣờng THPT (%) ................................................................................................... 27 Biểu đồ 1.6. Tỉ lệ học sinh mong muốn đƣợc thầy/cô áp dụng theo mô hình lớp học đảo ngƣợc vào trong bài dạy (%) .............................. 28 Biều đồ 2.1. So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm lớp (%)............................ 60
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu thế toàn cầu hóa hiện nay đang đặt các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam trƣớc nhiều thách thức mới. Để hội nhập với thế giới, thích ứng để vƣơn lên nhƣng không bị “hòa tan” thì vai trò của giáo dục lại đặc biệt thêm quan trọng. Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: “Tri thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế, tất cả các nền kinh tế ớn tr n thế giới, các quốc gi đều thức r về v i tr củ giáo dục trong việc y dựng ngu n nh n ực chất ượng c o tạo đ n b y qu n trọng để th c đ y o động sản uất, tạo động ực tăng trưởng và phát triển kinh tế - ã hội một cách bền v ng” [40]. Để giáo dục có thể phát huy đƣợc tối đa vai trò của nó thì việc đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học là vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh cấp thiết đó, môn Lịch sử với đặc thù của một môn Khoa học xã hội, phát triển cho học sinh về tƣ duy lịch sử, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, tƣ duy hệ thống, tƣ duy phản biện,... Từ đó giúp học sinh có thể nhận thức và vận dụng đƣợc các bài học lịch sử để giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống, góp phần hình thành nên những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế của thời đại. Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều yếu tố khác nhau, việc DHLS chƣa thực sự phát huy đƣợc giá trị và vai trò vốn có của nó. Dƣới đây là những con số không biết nói dối: Trong một cuộc phỏng vấn của ngắn do phóng viên của Kênh Chuyển động 24h, đƣợc tiến hành năm 2015 với một số học sinh trên hai tuyến phố Tây Sơn và Đặng Tiến Đông ở Hà Nội, có liên quan đến vị vua Quang Trung. Khi đƣợc hỏi về mối quan hệ giữa Quang Trung và Nguyễn Huệ là gì? Trong 40 học sinh đƣợc phỏng vấn thì có tới 37 bạn trả lời rằng họ là hai ngƣời khác nhau, là anh em, bạn chiến đấu, bố con, hay lại cho rằng Quang Trung là Nguyễn Du. Chỉ có 3 học sinh trả lời đúng Quang Trung, Nguyễn Huệ là cùng một ngƣời, thì lại đƣa ra những thông tin sai lệch về vị vua này [48]. Mặc dù 1
- cách đặt câu hỏi của phóng viên chƣa thực sự khoa học và có phần “bẫy” ngƣời trả lời. Tuy nhiên, nếu học sinh thực sự có kiến thức cơ bản thì điều này đã không xảy ra. Bên cạnh đó, kì thi Đại học năm 2011, cả nƣớc rúng động khi có đến hàng nghìn bài thi Lịch sử bị điểm 0. Năm 2015, hàng loạt điểm thi đóng cửa trong ngày cuối cùng do không có thí sinh dự thi môn này. Hay theo thống kê, trong hai kì thi THPT quốc gia hai năm gần đây 2017 và 2018, môn Sử là môn có điểm số trung bình thấp nhất (4,6 năm 2017 và 3,9 năm 2018), trong hơn 565.000 thí sinh dự thi Lịch sử, có đến 83,24% đạt điểm dƣới trung bình,... [42] Trong khi đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mạnh mẽ, nhiều hình thức tổ chức dạy học hiện đại xuất hiện và ngày càng thể hiện ƣu thế nổi bật. Thực hiện theo yêu cầu đổi mới cách dạy và học của Bộ Giáo dục, ở một số trƣờng tại một vài tỉnh, thành phố cũng đã tiến hành áp dụng các phƣơng pháp, hình thức khác nhau nhƣ: dạy học kết hợp, lớp học đảo ngƣợc, phƣơng pháp trực quan, sử dụng CNTT, tổ chức các buổi học tập ngoại khóa,… và đem đến kết quả tƣơng đối khả quan trong việc nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Mô hình lớp học đảo ngƣợc là một trong những hình thức tổ chức dạy học mới. Hình thức này đã đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc có nền giáo dục phát triển trên thế giới nhƣ: Mĩ, Australia,… và đem đến hiệu quả tích cực, với những ƣu điểm cụ thể nhƣ: thúc đẩy ngƣời học tích cực trong học tập; tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng trực tiếp ở trên lớp: làm việc nhóm, trình bày vấn đề; tăng khả năng tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh. Hiện nay, mô hình này bƣớc đầu đã đƣợc áp dụng trong dạy học các môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế do nhiều yếu tố chi phối nên còn những hạn chế nhất định. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trƣờng Trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2
- 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, việc nghiên cứu về mô hình lớp học đảo ngƣợc ngày càng trở nên phổ biến, cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, sách chuy n khảo: Năm 1993, trong cuốn sách “From Sage on the Stage to Guide on the Side” (Từ nhà hiền triết tr n bục giảng đến người hướng dẫn b n cạnh học sinh), Alison King đã chỉ ra tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian trên lớp cho các hoạt động có ý nghĩa thay vì truyền tải thông tin đơn thuần. Mặc dù chƣa đƣa ra một khái niệm về lớp học đảo ngƣợc nhƣng đây đƣợc coi là tiền đề cho sự ra đời của mô hình này. Năm 1997, Eric MaZur trong cuốn sách của mình “Peer Instruction: A User's Manual” lần đầu tiên mô hình học tập đảo ngƣợc đƣợc ông trình bày. Cuốn “Flip Your Classroom: Reach Every Student in Every Class Every D y” (Đảo ngược ớp học củ bạn: hướng đến mỗi học sinh trong mỗi ớp hàng ngày) của J.Bergmann và A.Sams xuất bản năm 2012 đã giới thiệu một cách cơ bản và toàn diện về lớp học đảo ngƣợc trên cơ sở thu đƣợc từ những buổi học thực nghiệm của chính họ: cách thức để thực hiện, vai trò, ý nghĩa (giúp ngƣời học có thể nói lên đƣợc ý kiến của bản thân, giúp họ học tập dễ dàng hơn, làm tăng sự tƣơng tác giữa ngƣời dạy và ngƣời học,…), những vấn đề đặt ra và những giải đáp trong quá trình tiến hành mô hình,… Hay trong cuốn “The flipped classroom: a model for active student learning” (Lớp học đảo ngược: một mô hình n ng c o tính tích cực học tập củ học sinh) của G.Karlsson và S.Janson năm 2016 trình bày về cấu trúc để tiến hành một giờ học áp dụng mô hình đảo ngƣợc (gồm 2 phần: ở nhà thì ngƣời học sẽ xem video, đọc sách, tài liệu và trả lời các câu hỏi; còn trên lớp sẽ là thời gian dành cho việc tìm hiểu sâu hơn và ngƣời học có thể sáng tạo, phát triển tƣ duy), về các bƣớc tiến hành một giờ học áp dụng mô hình đảo ngƣợc (tạo các bài thuyết trình, bài giảng trực tuyến; tạo sự tƣơng tác trực tuyến giữa ngƣời dạy và ngƣời học thông qua các trang học trực tuyến,…). 3
- Thứ h i, tạp chí, báo cáo nghi n cứu về ớp học đảo ngược: Có rất nhiều bài báo, tạp chí đã trình bày những nghiên cứu về vấn đề này, nổi bật nhƣ năm 2000, Lage, Platt và Treglia đã cho xuất bản bài báo “Inverting the Classroom: A Gateway to Creating an Inclusive Learning Environment” (Đảo ngược ớp học: một cánh cử để tạo r một môi trường học tập hội nhập) trong đó trình bày những nghiên cứu của họ về lớp học đảo ngƣợc ở bậc Đại học, khẳng định có thể tạo sự đa dạng trong phƣơng pháp giảng dạy bằng việc đƣa thời gian giảng dạy, truyền đạt kiến thức trên lớp ra khỏi lớp học. Năm 2000, tại một Hội nghị giáo dục ở Mĩ, J. Wesley Baker đã trình bày một bản báo cáo mang tên “The “C ssroom F ip”: Using Web course management tools to become the Guide by the Side” (“Lớp học đảo ngược”: Sử dụng các công cụ quản í Web kho học để trở thành người hướng dẫn b n cạnh bạn), thảo luận về lớp học đảo ngƣợc và đƣa ra một mô hình mẫu của một lớp học đảo ngƣợc. Trong thực tế: Tại rất nhiều ngôi trƣờng ở nhiều nơi trên thế giới thì mô hình này đã đƣợc áp dụng vào giảng dạy và đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Một trong những ngƣời đi tiên phong cho việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc vào giảng dạy là Salman Khan – một nhà giáo dục ngƣời Mĩ. Năm 2004, anh tiến hành quay các video giảng dạy và vài năm sau đó thành lập nên một tổ chức giáo dục mang tên mình nhằm tạo ra các trang học trực tuyến cho việc áp dụng mô hình trên vào giảng dạy [50]. Các giáo viên hóa học của trƣờng trung học Woodland Park (Mĩ) cũng đã tiến hành áp dụng mô hình này vào giảng dạy và nhận đƣợc sự hƣởng ứng lớn từ phía học sinh [44]. Mô hình nhanh chóng lan ra mọi cấp bậc học, ở nhiều nơi khác ngoài nƣớc Mĩ nhƣ Thổ Nhĩ Kì, Áo,… 4
- 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, trong một vài năm gần đây mô hình này cũng nhận đƣợc sự quan tâm ngày một lớn từ phía các nhà nghiên cứu và giáo viên thể hiện ở các bài báo, các nghiên cứu, công trình khoa học. Cụ thể nhƣ sau: Trong bài nghiên cứu “Mô hình lớp học đảo trình trong b i dưỡng kỹ năng CNTT cho sinh vi n sư phạm” đƣợc đăng trên Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 43, 44, năm 2017, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, hai tác giả Nguyễn Hoài Nam và Vũ Thái Giang đã đƣa ra những phân tích về lí thuyết mô hình lớp học đảo ngƣợc và khẳng định tính khả thi của việc áp dụng mô hình này vào trong việc bồi dƣỡng kĩ năng sử dụng CNTT. Đồng thời khẳng định: “Trong mô hình này, tiến trình học tập không chỉ được đảo, mà còn nhấn mạnh vai trò chủ động tích cực của người học – lấy người học là trung tâm, đ ng thời thấy rõ vai trò quan trọng củ người thầy trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động và nội dung học tập” [24-tr.52]. Tác giả Nguyễn Văn Lợi với “Lớp học đảo nghịch – mô hình dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến” đƣợc đăng trên Tạp chí Khoa học, tr.56-61, Đại học Cần Thơ, đã trình bày một số vấn đề lí luận và thực tiễn ứng dụng một mô hình dạy học kết hợp có tên là lớp học nghịch đảo. Qua tổng hợp nghiên cứu, phân tích điểm mạnh và hạn chế của mô hình này, ngƣời viết khẳng định có thể ứng dụng mô hình dạy học này vào Việt Nam. Hai tác giả Lê Thị Phƣợng và Bùi Phƣơng Anh với bài “Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng ực tự học cho học sinh” đƣợc đăng trên Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 10, năm 2017, đã trình bày những khái niệm chung về lớp học đảo ngƣợc và năng lực tự học, đƣa ra nguyên tắc tổ chức, đặc điểm của mô hình, đề xuất quy trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc trên cơ sở áp dụng công cụ Edmodo và tiến hành thực nghiệm, đƣa ra đánh giá về năng lực tự học của học sinh khi mô hình đƣợc áp dụng. Tác giả cũng khẳng định: “Phương pháp này gi p học sinh có thêm sự hứng thú trong việc tìm hiểu bài, phát huy các kĩ năng, đ ng thời cho phép giáo viên có thêm thời gian để củng cố kiến thức, đi s u hơn vào nội dung bài học” [26-tr.8]. 5
- Hay, hai tác giả Nguyễn Quốc Vũ, Lê Thị Minh Thanh với “Áp dụng mô hình Lớp học đảo ngược dạy kĩ thuật số nhằm phát triển năng ực tư duy sáng tạo cho sinh viên” đƣợc đăng trên Tạp chí Khoa học Giáo dục, tập 14, số 1, năm 2017, tr.16-28, Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã trình bày một cách khái quát về cơ sở lí thuyết và bản chất của mô hình lớp học đảo ngƣợc, khái niệm về năng lực tƣ duy sáng tạo, quy trình thực hiện khi áp dụng mô hình vào trong giảng dạy và sau đó tiến hành thử nghiệm, đánh giá kết quả. Qua đó, hai tác giả khẳng định: “Thay vì ng i lắng nghe các GV giảng bài, SV có dành nhiều thời gian hoạt động hợp tác tr o đổi. Do tăng số giờ thực hành thảo luận tại lớp, SV phát triển được kĩ năng tr o đổi, kĩ năng diễn đạt suy nghĩ củ mình. SV thường uy n được GV kiểm tr đánh giá, n n biết kiến thức mình còn thiếu và yếu vấn đề gì và tự bổ sung trong quá trình tự học” [32-tr.27]. Ngoài ra, còn có nhiều bài báo bàn về mô hình lớp học đảo ngƣợc, cụ thể nhƣ: “Lớp học đảo ngược” – Tô Thụy Diễm Quyên, tác giả đã tiến hành áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc vào trong giảng dạy và chỉ ra những lợi ích cùng khó khăn khi sử dụng mô hình. Qua thực tế giảng dạy, tác giả khẳng định với mô hình này, học sinh đƣợc chủ động nên giờ học không bị nhàm chán, mặt khác, học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi, với mọi thiết bị chỉ cần thiết bị đó có thể kết nối Internet [41]. Hay, bài viết “Áp dụng mô hình ớp học đảo ngược – Flipped classroom – nhằm mục đích b i dưỡng năng ực người học”, tác giả Nguyễn Đăng Bắc đã phân tích một cách ngắn gọn về những điểm mạnh và hạn chế của mô hình lớp học đảo ngƣợc. Đồng thời khẳng định có thể áp dụng mô hình này vào trong giảng dạy khi điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giáo dục đang ngày một tốt lên. Và nhận định, với việc áp dụng mô hình này, ý thức, thái độ và trách nhiệm học tập của ngƣời học sẽ đƣợc nâng cao; đồng thời tạo ra thói quen học hợp tác ở ngƣời học [39]. Hai năm trở lại đây, nhiều buổi tập huấn cho giáo viên, giảng viên về mô hình lớp học đảo ngƣợc đã đƣợc tiến hành. Qua đó, mô hình này cũng dần đƣợc áp dụng nhiều hơn, xuất hiện các ngôi trƣờng thí điểm phục vụ cho các chuyên gia giáo dục nghiên cứu về hiệu quả của mô hình này trong giáo dục. 6
- Tháng 12 năm 2017, một lớp tập huấn với tên gọi “N ng c o năng ực giảng vi n sư phạm về tư duy phản biện và ớp học đảo ngược” diễn ra trong ba ngày đã đƣợc diễn ra với sự tham gia của 130 học viên là các giảng viên, các nhà quản lí giáo dục từ một số trƣờng Đại học ở khu vực phía Bắc. Tại lớp tập huấn, các học viên đƣợc giới thiệu và thảo luận về lớp học đảo ngƣợc, sự khác nhau giữa phƣơng pháp dạy học cùng những lợi ích cũng nhƣ hạn chế của lớp học truyền thống và lớp học đảo ngƣợc, đồng thời khám phá những cơ hội để áp dụng lớp học đảo ngƣợc vào việc giảng dạy các môn học khác nhau, cách lập kế hoạch và thiết kế mô hình lớp học này và áp dụng nó vào công việc giảng dạy. Bên cạnh các buổi tập huấn chuyên môn chung do các tổ chức giáo dục tổ chức thì ở một số trƣờng, các buổi tập huấn nhƣ vậy cũng đƣợc tiến hành. Ví dụ nhƣ ở trƣờng Đại học Lạc Hồng (ngày 9/1/12019), trƣờng THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học quốc gia Hà Nội) vào tháng 10 năm 2017. Hay, ngày 5/12/2015, một Hội thảo về phƣơng pháp dạy học Blended learning – dạy học đa phƣơng thức hay còn gọi là dạy học hỗn hợp (trong đó có mô hình lớp học đảo ngƣợc) đã đƣợc diễn dƣới sự phối hợp của trƣờng THPT Olympia với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thực tế giảng dạy thì lớp học đảo ngƣợc cũng đã đƣợc đƣa vào giảng dạy ở một số ngôi trƣờng nhƣ Đại học FPT, Trung tâm Anh ngữ Quốc tế Apollo, Anh ngữ Việt Mỹ VATC, và các trang web giáo dục trực tuyến nhƣ Zuni.vn và Moon.vn; ở một số môn nhƣ Lý, Hóa, Sinh, Anh,… Tất cả những nghiên cứu trên là cơ sở, tiền đề và định hƣớng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu củ đề tài: từ việc nghiên cứu thực trạng, vai trò, ý nghĩa của mô hình lớp học đảo ngƣợc trong DHLS, đề tài đề xuất các biện pháp tổ chức dạy và học phần Lịch sử thế giới lớp 10 (chƣơng trình chuẩn) áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc nhằm nâng cao hiệu quả DHLS ở trƣờng phổ thông. 7
- Nhiệm vụ nghi n cứu: Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận cơ bản của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong DHLS. - Tiến hành điều tra, khảo sát đối với giáo viên và học sinh ở một số trƣờng để đánh giá thực tế thực trạng của việc dạy và học hiện nay, nhất là việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong DHLS. - Đề xuất một số biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại ở trƣờng THPT. - Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc đƣợc đề xuất. Từ đó rút ra kết luận và ý nghĩa khoa học của đề tài. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghi n cứu: quá trình DHLS ở trƣờng THPT với việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc. Phạm vi nghi n cứu: - Nội dung: đề tài nghiên cứu phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10, chƣơng trình chuẩn. - Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm: một số trƣờng THPT trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghi n cứu í uận: các nguồn tài liệu về Tâm lí học, Giáo dục học,… đặc biệt là lí luận về Phƣơng pháp DHLS, các sách, báo, bài nghiên cứu,… liên quan tới mô hình lớp học đảo ngƣợc, các tài liệu có liên quan đến phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10. - Nghi n cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát giáo viên và học sinh bằng phiếu hỏi. 8
- - Thực nghiệm: soạn bài và tiến hành thực nghiệm sƣ phạm sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10. - Sử dụng phương pháp toán học: thống kê, tập hợp và xử lí các số liệu thu đƣợc để phân tích, nhận xét, rút ra kết luận và nêu ý kiến. 6. Giả thuyết nghiên cứu Mô hình lớp học đảo ngƣợc là một hình thức tổ chức lớp học hiện đại, nếu mô hình này đƣợc sử dụng một cách hợp lí, linh hoạt theo các biện pháp đề xuất trong đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học trong môn Lịch sử ở trƣờng THPT. 7. Đóng góp của khóa luận - Khẳng định vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong DHLS ở trƣờng THPT. - Đánh giá đƣợc thực trạng của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong DHLS ở trƣờng THPT hiện nay. - Đề xuất các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong DHLS ở trƣờng THPT theo hƣớng phát triển kĩ năng tự học, hợp tác và sử dụng CNTT cho học sinh nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học lịch sử. - Đánh giá đƣợc thực trạng của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong DHLS ở trƣờng THPT hiện nay. - Đề xuất các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong DHLS ở trƣờng THPT theo hƣớng phát triển kĩ năng tự học, hợp tác và sử dụng CNTT cho học sinh nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học lịch sử. 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung Khóa luận gồm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT Chƣơng 2: Sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trƣờng THPT. Thực nghiệm sƣ phạm 9
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Hình thức dạy học kết hợp (Blended learning) Blended learning hay còn gọi là dạy học kết hợp là một hình thức dạy học có sự kết hợp giữa phƣơng thức dạy học truyền thống ở trên lớp với phƣơng thức dạy học trực tuyến thông qua Internet [43]. Để có thể áp dụng đƣợc Blended learning vào trong giảng dạy, điều kiện tiên quyết là phải có sơ sở vật chất hiện đại cho dạy học (máy chiếu, máy tính, Internet,…), ngoài ra cần phải có nguồn tài liệu học tập online phong phú và đòi hỏi khả năng sử dụng CNTT thành thạo của giáo viên và học sinh. Blended learning hiện có 6 mô hình đang đƣợc áp dụng và đem đến hiệu quả cao trong giáo dục: Face-to-Face Driver, Rotation, Flex, Online Lab, Self-Blend, Online Driver. Face-to-Face Driver (Hƣớng dẫn trực tiếp), với mô hình này, ngƣời dạy và ngƣời học trao đổi trực tiếp với nhau, mặt đối mặt. Địa điểm học tập có thể là lớp học hoặc cũng có thể là một không gian khác với sự kết nối của Internet. Rotation (Luân phiên/Xoay vòng/Hoán đổi), đƣợc chia nhỏ thành Station Rotation (Hoán đổi trạm học tập), Flipped classroom (Lớp học đảo ngƣợc), Individual Rotation (Xoay vòng cá nhân),… Với mô hình này, giáo viên sắp xếp một lịch trình cho quá trình học hoặc một tiết học cho nhiều các hoạt động học tập nhƣ dự án, thảo luận nhóm, cá nhân,… và nhất định phải có học trực tuyến. Flex (Mô hình linh hoạt), đây là mô hình mà quá trình dạy và học diễn ra trên Internet, giáo viên sẽ tiến hành soạn thiết kế bài giảng, bài tập,… liên 10
- quan tới bài học trên các trang Web học tập online để học sinh truy cập vào đó và tiến hành quá trình học tập của mình. Online Lab (Phòng học trực tuyến), với mô hình này học sinh sẽ đƣợc học tại phòng học riêng. Ở đó, không có giáo viên giảng dạy trực tiếp mà chỉ có các trợ giảng giám sát. Các bài giảng sẽ đƣợc giáo viên truyền đạt đến học sinh thông qua hệ thống máy chiếu và loa trong phòng. Self-Blend (Tự kết hợp), ở mô hình này, học sinh có thể tự chọn kết hợp các chƣơng trình học, khóa học khác nhau, có thể lựa chọn học trên lớp, tại nhà hoặc trực tuyến. Online Driver (Học trực tuyến), với mô hình này, không gian học tập là không cố định. Giáo viên và học sinh thực hiện việc trao đổi thông tin, giảng dạy và học tập thông qua Internet. 1.1.1.2. Mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom) Về khái niệm: Flipped classroom hay còn gọi là lớp học đảo ngƣợc, là một trong những mô hình của hình thức dạy học kết hợp. Với mô hình này, cấu trúc của một lớp học truyền thống bị phá vỡ, những gì ở lớp học thông thƣờng diễn ra trên lớp thì sẽ trở thành hoạt động diễn ra ở nhà và ngƣợc lại (Hình 1.1). Hình 1.1. So sánh lớp học truyền thống và lớp học đảo ngƣợc[1] [1] https://lophoccongdong.com/phuong-phap-lop-hoc-dao-nguoc-la-gi/ 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ webgis mã nguồn mở phục vụ công tác quảng bá du lịch
93 p | 284 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng GIS và Google Sketchup xây dựng mô hình 3D trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh
91 p | 273 | 59
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Vectơ” – Hình học 10 nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Macromedia Flash player 8.0
70 p | 265 | 58
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Gốm sứ Bát Tràng
93 p | 270 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Vật lí: Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lý 11 Nâng cao
95 p | 198 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Vật lí: Ứng dụng Moodle để xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm thực hành Vật lí lớp 10 (Nâng cao)
117 p | 230 | 36
-
Khóa luận tốt nghiệp: Sử dụng phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng nghiên cứu các trạng thái của electron trong chấm lượng tử
50 p | 189 | 36
-
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2007 tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
127 p | 224 | 35
-
Khóa luận tốt nghiệp: Sử dụng nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro và đầu cơ trên thị trường ngoại hối
97 p | 218 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Vật lí: Nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số
81 p | 211 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng phần mềm trò chơi hỗ trợ học lập trình Pascal
121 p | 216 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Hóa học: Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường Phạm Văn Cội – Củ Chi
69 p | 144 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh vì sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
114 p | 141 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng Telling4me - Hệ thống hỗ trợ dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học
118 p | 145 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Trang trí Nội thất Dầu khí
95 p | 127 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Sự tham gia của các ngân hàng thương mại trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam
103 p | 135 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều trị bệnh nhân từ xa
84 p | 28 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng website dotapabfit.vn theo mô hình nhà bán lẻ điện tử
54 p | 19 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn