Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
lượt xem 7
download
MỤc tiêu của đề tài là xây dựng được vườn giống gốc bao gồm các cây mẹ Kim ngân sau khi được tuyển chọn, đáp ứng được các tiêu chí gồm: chất lượng dược liệu tốt, sinh trưởng phát triển nhanh, chống chịu sâu bệnh hại phục vụ công tác nhân giống trên quy mô lớn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TIẾN MẠNH Đề tài: “THIẾT KẾ XÂY DỰNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY KIM NGÂN (Lonicera japonica Thunb.) TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TIẾN MẠNH Đề tài: “THIẾT KẾ XÂY DỰNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY KIM NGÂN (Lonicera japonica Thunb.) TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47 - Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Mạn THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo “Thiết kế xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang” là trung thực và chưa được sử dụng trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Chúng tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện chuyên đề này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong chuyên đề đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên,ngày tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học! ThS. Nguyễn Văn Mạn Nguyễn Tiến Mạnh XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Mục tiêu của Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm là đào tạo được những kỹ sư không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành thạo thực hành. Bởi vậy,thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên có thể vận dụng được những gì mình đã học và làm quen với thực tiễn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy những kinh nghiệm cần thiết sau này. Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài : “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Kim Ngân tại tỉnh Hà Giang” Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần phát triển nông lâm nghiệp và môi trường Việt Nam, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VĂN MẠN đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình thực tập và trình bày khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý và nhận xét chân thành của quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày….tháng….năm 2019 Sinh viên thực tập Nguyễn Tiến Mạnh
- iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Bảng tổng hợp đặc điểm sinh thái tại 04 xã huyện Vị Xuyên ......... 28 Bảng 4.2. Kết quả phân tích thành phần cơ giới đất tại 4 xã khảo sát.............. 29 Bảng 4.3. Kết quả phân tích một số chất vi lượng trong đất tại 4 xã khảo sát ........ 30 Bảng 4.4 Bảng chi phí xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.......................................................................................34 Bảng 4.5. Tỷ lệ sống cây Kim Ngân tại vườn giống gốc ................................... 37 Bảng 4.6. Tỷ lệ bật chồi cây Kim Ngân tại vườn giống gốc ............................. 38
- iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Hình ảnh cây Kim ngân tại Vị Xuyên Hà Giang .............................. 6 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên ............................................... 11 Hình 3.1. Sơ đồ ô theo dõi .............................................................................. 23 Hình 4.1. Sơ đồ tổng quan vườn giống gốc cây Kim ngân tại Vị Xuyên Hà Giang........................................................................................ 32 Hình 4.2. Chuẩn bị hố trồng cây Kim ngân tại vườn giống gốc Vị Xuyên Hà Giang........................................................................................ 33 Hình 4.3. Sơ đồ bố trí trồng các xuất xứ ......................................................... 35 Hình 4.4. Sơ đồ bố trí vườn tập hợp giống gốc cây Kim Ngân ở Vị Xuyên Hà Giang........................................................................................ 36 Hình 4.5. Đo đếm tỷ lệ bật chồi cây Kim ngân ở vườn giống gốc tại Vị Xuyên Hà Giang ............................................................................ 39 Hình 4.6. Vườn giống gốc Kim ngân tại Vị Xuyên Hà Giang sau 90 ngày trồng ...................................................................................... 39
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. iii DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Yêu cầu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................... 4 2.1. Giới thiệu chung về cây Kim Ngân............................................................ 4 2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn, nhân giống cây Kim Ngân ở Việt Nam .... 6 2.3. Tình hình nghiên cứu về cây Kim Ngân trên thế giới ............................... 8 2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 10 2.4.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 10 2.4.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 10 2.4.1.2. Địa hình - thổ nhưỡng ........................................................................ 12 2.4.1.3. Khí hậu - thủy văn .............................................................................. 15 2.4.1.4. Tài nguyên .......................................................................................... 16 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 17 2.4.2.1. Dân cư và nguồn lao động ................................................................. 17 2.4.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật............................................ 18
- vi 2.4.2.3. Văn hoá, xã hội .................................................................................. 20 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21 3.3.1. Phương pháp lựa chọn địa điểm phù hợp để xây dựng vườn giống gốc cho cây Kim Ngân .................................................................................... 21 3.3.2. Phương pháp lựa chọn vật liệu giống.................................................... 22 3.3.3. Phương pháp bố trí vườn giống gốc cây Kim Ngân ............................. 22 3.3.4. Phương pháp theo tỉ lệ sống, bật chồi của cây Kim ngân tại vườn giống gốc ......................................................................................................... 23 3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 25 4.1. Kết quả khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Kim Ngân ........................................................................................................ 25 4.1.1. Đặc điểm sinh thái học của cây Kim Ngân ........................................... 25 4.1.2. Kết quả điều tra khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Kim Ngân ........................................................................................... 26 4.1.2.1. Vị trí địa lỹ các khu vực khảo sát....................................................... 26 4.1.2.2. Khảo sát về đặc điểm khí hậu ............................................................ 28 4.1.2.3.Khảo sát về điều kiện đất đai .............................................................. 28 4.2. Thiết kế và xây dựng vườn giống gốc cây Kim Ngân tại thị trấn Vị xuyên, huyện Vị Xuyên................................................................................... 31 4.3. Kết quả đánh giá tỉ lệ sống, bật chồi của cây Kim Ngân tại vườn giống gốc ......................................................................................................... 36 4.3.1. Đánh giá tỷ lệ sống cây Kim Ngân ....................................................... 36
- vii 4.3.2. Đánh giá tỷ lệ bật chồi của cây Kim Ngân trồng tại vườn giống gốc .. 38 4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn giống gốc cây Kim ngân trong giai đoạn tiếp theo ......................................................................... 40 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 41 5.1. Kết luận .................................................................................................... 41 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43 PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................................ 45
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc với tổng diện tích tự nhiên là 792.261 ha. Trong đó đất được quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm 71,4% diện tích tự nhiên của tỉnh. Theo kết quả điều tra đã công bố, tỉnh Hà Giang có trên 1.100 loài cây dược liệu trong tổng số hơn 5000 loài cây dược liệu của cả nước. Hà Giang được đánh giá là vùng có độ đa dạng sinh học cao về các loài cây dược liệu quý. Cùng với đó đây là vùng được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu và điều kiện tự nhiên nên có nhiều tiềm năng để phát triển cây dược liệu gắn với phát triển du lịch sinh thái vùng cao. Với những thế mạnh của vùng, Hà Giang sẽ có những thuận lợi trong sản xuất giống, bảo tồn và sản xuất các sản phẩm dược liệu từ nguồn cây thuốc quý bản địa. Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài cây thuốc quý đang bị khai thác quá mức và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Thực trạng bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu tại địa phương còn nhiều hạn chế từ giống cho đến trồng và thu hoạch. Giống sử dụng không rõ nguồn gốc, giống tạp, chất lượng chưa cao, nhân giống bằng phương pháp truyền thống nên giống không được đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Vì vậy, việc nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao đã và đang được tỉnh Hà Giang xem là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách theo Kết luận sô 71-KL/TW ngày 24/9/2014 của Ban Bí thư Trung ương và triển khai mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu của tỉnh và vùng Tây Bắc. Trong số các loài thảo dược quý, cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) được biết đến là một trong số loài có giá trị kinh tế cao và cây dược liệu dễ trồng. Cây Kim ngân phân bố ở hầu hết các huyện của tỉnh Hà Giang, thường mọc ở vùng chân và sườn núi.
- 2 Tuy nhiên, nguồn giống cây Kim ngân chưa đáp ứng đủ về cả số lượng và chất lượng. Đa số việc thu mua cây Kim ngân từ nguồn tự nhiên, chưa có quy hoạch do vậy, việc phát triển vùng nguyên liệu cho ngành dược gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu sản xuất giống, việc xây dựng mô hình vườn giống gốc cho cây Kim ngân là rất cần thiết nhằm cung cấp nguồn vật liệu nhân giống cho cây Kim ngân tốt nhất cả về sinh trưởng, phát triển và hàm lượng dược liệu, chúng Tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thiết kế xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại huyện Vị xuyên tỉnh Hà Giang” làm cơ sở cho công tác bảo tồn, phát triển và nhân giống loài cây này của tỉnh Hà Giang. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được vườn giống gốc bao gồm các cây mẹ Kim ngân sau khi được tuyển chọn, đáp ứng được các tiêu chí gồm: chất lượng dược liệu tốt, sinh trưởng phát triển nhanh, chống chịu sâu bệnh hại phục vụ công tác nhân giống trên quy mô lớn 1.3. Yêu cầu nghiên cứu - Lựa chọn được địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. - Thiết kế xây dựng được mô hình vườn giống gốc cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang với diện tích 2000 m2. - Đánh giá được tỉ lệ sống, bật chồi của vườn giống gốc. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo phục vụ cho các nghiên cứu chuyên sâu về loài cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) có xuất xứ tại tỉnh Hà Giang
- 3 - Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp nguồn vật liệu cây giống gốc phục vụ cho các đề tài nghiên cứu về bảo tồn phát triển nguồn gen cây Kim ngân và sản xuất các sản phẩm dược liệu từ cây Kim ngân. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu góp phần giải quyết vấn đề cung cấp cây giống cho hoạt đồng trồng và phát triển dược liệu của tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung. - Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học và bổ sung vào kiến thức lý thuyết được học thông qua hoạt động thực tiễn. - Giúp bản thân sinh viên học hỏi kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm thực tế cũng như tác phong làm việc, nghiên cứu khoa học phục cho cho công tác sau này.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu chung về cây Kim Ngân Cây Kim ngân có tên Khoa học là Lonicera japonica Thunb, ngoài ra có các tên khác như Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa, Boóc kim ngần (Tày), Chừa giang khằm (Thái) (Võ Văn Chi, 1997). [1] Đặc điểm thực vật học: Kim ngân thuộc họ Kim ngân (Caprifoliaceae). Dây leo bằng thân quấn phân cành nhiều Lá mọc đối, hình trái xoan cỡ 3 - 7 x 2 - 3 cm, không lông, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới hơi nhạt màu. Cụm hoa xim mọc từng đôi từ kẽ lá, tập trung ở đầu cành, cuống lá rất ngắn, lá bắc dạng lá. Hoa hình ống màu trắng sau ngả vàng nhạt, có mùi thơm, dài 3 - 4 cm, đài nhỏ. Cánh hoa 5 chỉ có 2 cánh hợp thành 1 môi cánh hoa ngắn hơn nhiều so với ống hoa. Nhị 5, nhị nhỏ, vòi nhụy dài hơn nhị. Quả hình trứng dài 0,5 - 0,6 mm có 1 hạt nhỏ (Võ Văn Chi, 1997).[1] Đặc điểm nông sinh học: Kim ngân thường mọc hoang ở những vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng. Kim ngân thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau, thường phân bố ở vùng cao và trung du miền núi. Kim Ngân thích hợp với vùng đất có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 500- 2000m, nhiệt độ trung bình từ 20-230C, độ ẩm 83-86%. Kim ngân thường mọc ở trên núi cao, trong rừng ở vị trí chân và sườn đồi núi do đó nó thích hợp với loại đất thịt nhẹ. (Võ Văn Chi, 1997; Lê Trần Đức, 1997).[1] Phân bố: Kim ngân mọc hoang hay được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình,… (Võ Văn Chi, 1997).[1] Giá trị y học: Từ lâu con người đã biết đến và sử dụng cây Kim ngân để làm thuốc. Họ cho rằng cây Kim ngân có tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, lở ngứa, dị ứng… Người dân thường sử dụng chủ yếu là hoa,
- 5 ngoài ra còn lấy cành và lá để đun nước tắm (Lê Trần Đức, 1997).[2] Cây Kim ngân có chứa nhiều dược chất tốt như tannin, Inositol, Luteolin, b-Sitosterol-D-Glucoside, Isochlorogenic acid, Ginnol,… Nhờ các hợp chất sinh học này mà Kim ngân được sử dụng để điều trị bệnh, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Nước sắc hoa kim ngân giúp ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, não cầu khuẩn, trực khuẩn ho gà, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,… cũng như các loại nấm ngoài da, virus cúm Spirochete…Tác dụng kháng viêm, kháng virus. Ngoài ra, sử dụng sinh khối cây Kim Ngân làm nước uống có tác dụng giải nhiệt, giảm chất xuất tiết, làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu . Kỹ thuật trồng và chăm sóc - Thời vụ trồng: quanh năm - Giống : Trồng bằng hom, có hai loại kim ngân, loại có lông và không lông - Xử lý thực bì, làm đất: Tùy vào địa địa hình đất ruộng, đất đồi, ruộng bậc thang người ta có cách xử lý thực bì khác nhau. Đối với đất bằng phẳng ít đá; đất ruộng có thể xử lý thực bì và làm đất toàn diện; lên luống rộng từ 0,80 đến 1,0m; cao 15 đến 20 cm. Đối với đất đồi, đất dốc xử lý thực bì toàn diện cuốc hố theo hàng, kích thước hố 30x30x30cm hoặc 40x40x40cm. - Mật độ trồng: Tùy theo loại đất và phương thức trồng mật độ dao động từ 2.500 cây/ha đến 10.000 cây/ha - Tùy vào mật độ trồng và phương thức trồng có thể bắc dàn hoặc cắm cọc để cho cây leo. - Sản lượng theo quy trình trồng năm đầu tiên đạt trên 15 đến 25tấn/ha. Năm thứ 2 có thể đạt gấp 2 đến 3 lần năm đầu tiên. Cây trồng có thể thu hái trong nhiều năm. - Chăm sóc: Luôn tưới tiêu để giữ ẩm cho đất, có thể tưới ngày 2 lần
- 6 vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát, đất giữ ẩm tốt có thể vài ngày tưới 1 lần, tránh tưới quá nhiều tránh gây úng thối rễ. Sau khi cây bén rễ có thể tận dụng phân chuồng đã ủ hoai hoặc phân NPK để cây phát triển tốt. Thu hái và chế biến - Thu dây: Sau khi trồng có thể thu lứa đầu tiên sau 50-60 ngày, sau đó cứ 6 tháng thu một lần.Cắt cành cách mặt đất khoảng 30 cm, cắt khúc nhỏ dài 3- 4cm, đem phơi hoặc sấy khô độ ẩm đạt dưới 12%. - Thu hoa: Thường cuối tháng 5 đầu tháng sáu (Miền bắc). Cây ra hoa tập trung trong khoảng 15 ngày. Thời điểm thu hái tốt nhất khi nụ hoa chuyển bị nở, vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm. Sau khi thu đem phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 20 – 25 oC. Tình hình thị trường: Kim ngân là cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao đang được trồng ở nhiều tỉnh miền núi nước ta. Cây Kim ngân chủ yếu được sử dụng để chữa bệnh và trồng làm cảnh. Nhu cầu thị trưởng của cây Kim ngân ngày càng tăng. Giá bán thân cành Kim ngân có giá khoảng 130.000 đồng/kg. Nụ hoa Kim ngân bán với giá: 350.000 đồng/kg. Hình 2.1. Hình ảnh cây Kim ngân tại Vị Xuyên Hà Giang 2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn, nhân giống cây Kim ngân ở Việt Nam Kim ngân được nhân giống hữu tính hoặc vô tính bằng hạt, giâm hom
- 7 và nuôi cấy mô tế bào. Loài đã được nghiên cứu bảo tồn và phát triển ở nước ta. Một số nghiên cứu đã được công bố về nhân giống Kim ngân ở nước ta. Hoàng Thị Thùy Dương, (2015) “Nghiên cứu đăc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài cây Kim ngân rừng (Lonicera bournei Hemsl. ex Forb & Hemsl.)[3] tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Chất kích thích ra rễ có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình hình thành mô sẹo của hom cây Kim ngân rừng (IAA 750 ppm) có tỷ lệ số hom ra mô sẹo cao nhất đạt 91,11%. Nồng độ NAA 750 ppm cho tỷ lệ số hom sống cao nhất. Tỷ lệ ra rễ cao nhất ở công thức (IBA 1000 ppm) 46,67%. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) đã chỉ ra thời vụ giâm cành tốt nhất là 15/8, cành bánh tẻ giâm trên nền cát có thời gian nảy mầm và ra rễ nhanh, tỷ lệ nảy mầm và ra rễ và tỷ lệ sống cao nhất (Trần Danh Việt, 2006).[5] Đề tài "Khai thác và phát triển các nguồn gen dược liệu Kim ngân hoa, Huyền sâm" do Viện Y học cổ truyền Quân đội tiến hành trong thời gian từ năm 2011 – 2015[4] đã nghiên cứu xây dựng được các quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế Kim ngân hoa. Đã nghiên cứu xây dựng được Tiêu chuẩn dược liệu sạch Kim ngân hoa trồng theo tiêu chuẩn GACP: Kết quả định tính so sánh sắc ký đồ của dược liệu trồng theo GACP và dược liệu trên thị trường thấy rằng cả 2 mẫu đều có vết của acid chlorogenic và có các vết cơ bản giống nhau. Định lượng chất chiết được trong ethanol 96 % và hàm lượng trong các mẫu Kim ngân hoa trên thị trường trung bình là 33,4 % và các mẫu trồng theo GACP trung bình là 35,6 %. Định lượng acid chlorogenic, kết quả là: Mẫu trồng theo GACP 2,56 % và mẫu kim ngân hoa trên thị trường 2,14 %. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tiến hành chọn giống, xây dựng vườn giống gốc và bảo tồn phục vụ phát triển vì vậy nguồn gen đang bị mất đi. Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia
- 8 Hà Nội công bố kết quả đề tài “Nghiên cứu nhân nhanh cây Kim Ngân (Lonicera japonicaThumb.) bằng phương pháp tạo mô sẹo”[6] kết quả đã xây dựng thành công quy trình nhân nhanh cây Kim ngân trong điều kiện in vitro bằng việc sử dụng vật liệu mảnh lá non và đỉnh chồi trong môi trường MS có bổ sung các chất kích thích sinh trưởng. Đề tài đã chọn ra vật liệu tốt nhất để tạo mô sẹo là đỉnh chồi trên môi trường MS có bổ úng 0,5mg/l BAP để tăng sinh trong điều kiện tối hoàn toàn. Sau bốn tuần tỷ lệ hình thành mô sẹo đạt 92,31% và chiều dài trung bình của chúng đạt 1,8cm. Sau đó các khối mô sẹo được cấy chuyển sang môi trường MS có bổ sung 0,5mg/l BAP để tăng sinh trong điều kiện sáng. Khối mô sẹo tăng sinh nhanh chóng lên năm lần so với ban đầu chỉ sau hai tuần nuôi cấy. Chồi được tái sinh tốt nhất trong môi trường MS bổ sung 1mg/l với 100% các khối mô sẹo có khả năng tái sinh chồi, số lượng chồi trên một khối mô sẹo từ 14 đến 20 chồi. 2.3. Tình hình nghiên cứu về cây Kim Ngân trên thế giới Kim ngân có tên khoa học Lonicera japonica Thunb, thuộc họ Kim ngân (Caprifoliaceae) (Wagner et al, 1999)[13]. Kim Ngân được tìm thấy đầu tiên ở Châu Á. Chi Kim Ngân có hơn 150 loài khác nhau, phân bố ở hầu hết các khu vực như Bắc Mỹ, phía Nam Eurasia, tới phía Bắc châu Phi, vùng Philipines và Tây nam Malesia, khu vực châu Á (Wagner et al, 1999)[13]. Trên thế giới có nhiều loài thuộc họ Kim Ngân đã được gây trồng trong điều kiện canh tác trồng trọt. Hiện nay, thứ “Halliana” thuộc họ Kim Ngân đã được trồng và nhân rộng ở nhiều khu vực (Brickell và Zuk, 1997).[7] Ở New Zealand, Lonicera japonica được biết đến vào những năm 1872, thời điểm này họ sử dụng cây Kim Ngân với mục đích làm cây cảnh. Ngày nay, cây Kim Ngân được trồng nhiều ở các hòn đảo phía Bắc và phía Nam của New Zealand, đặc biệt ở các khu vực vùng cao (Williams và Timmins, 1997). [12]. Ở Trung Quốc, Cây Kim Ngân được biết đến là loại thảo dược từ nhiều
- 9 năm trước, người dân sử dụng thân, lá và hoa để đun nước uống giúp điều trị một số bệnh về đường tiêu hoá và đường tiết niệu. Tương tự ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philipine và Thái Lan, ngoài việc sử dụng cây Kim Ngân làm thuốc họ còn xem chúng như một loại cây cảnh, vật trang trí cho ngôi nhà. Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hợp chất hoá học có trong sinh khối cây Kim ngân, theo công bố của Shang năm 2011 có hơn 140 hợp chất sinh học được tìm thấy trong cây Kim Ngân gồm các nhóm dầu thực vật, acid amin, và flavonoid. Những hợp chất này có ý nghĩa như tác nhân ức chế nhóm vi khuẩn, virus và đặc biệt có tác dụng chống ôxi hoá, tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Hoa Kim ngân chứa nhóm flavonoid là scolymosid lonicerin và một số carotenoid (S. caroten, cryptoxanthin, auroxanthin). Ở Trung Quốc, Kim ngân được dùng từ lâu đời như một loại thuốc hạ sốt, giúp dễ tiêu hoá và trị lỵ. Ngoài ra bộ phận hoa khi phơi khô có thể dùng để uống chữa một số bệnh về đường tiết liệu. Ngoài ra, Kim ngân còn có tác dụng cải thiện chuyển hoá chất béo cho các bệnh nhân mắc bệnh tăng lipid máu, hợp chất lonicerin trong cây làm giảm các ester trong huyết thanh. Nước cất nụ hoa Kim ngân (Kim ngân hoa) được dùng tiêm để điều trị bệnh nhiễm khuẩn (Thomas, 2006; Shang et al., 2011).[11] Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về hoạt chất của Kim ngân. Tuy nhiên nghiên cứu về nhân giống, bảo tồn và phát triển loài vẫn còn ít được công bố. Một số nghiên cứu tiêu biểu như Jiang et al., (2012)[9] đã nhân giống Kim ngân sử dụng các đoạn cành nhánh làm vật liệu nuôi cấy trong môi trường WPM. Guo et al., (2007)[8] đã nghiên cứu ảnh hưởng của ABT1 và NAA đến ra rễ hom giâm thân bánh tẻ kim ngân. Đoạn hom thân được nhúng
- 10 vào ABT1 (150 mg/L) trong 30 phút cho kết quả ra rễ tốt nhất. Lan et al., (2006)[10] đã tiến hành thí nghiệm và tìm được nồng độ 100 mg/l IBA nhúng trong 30 phút hoặc NAA 75 mg/l trong 40 phút cho tỷ lệ hom ra rễ cao nhất. 2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 2.4.1.1. Vị trí địa lý Huyện Vị Xuyên là một huyện biên giới phía bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang. Huyện Vị Xuyên nằm trong khoảng 22029’30’’B đến 23002’30’’B và 104023’30’’Đ đến 105009’30’’Đ. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thành phố Hà Giang, huyện Bắc Mê và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Về mặt hành chính, huyện Vị Xuyên gồm 02 thị trấn, 22 xã; với diện tích 1.478,4095 km2. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên, nằm cách thành phố Hà Giang 20 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 265 km về phía Bắc. Huyện Vị Xuyên nằm gần như ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, là nơi chuyển tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi thấp phía nam, có diện tích rộng lớn gần như ôm gọn thành phố Hà Giang và quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu Thanh Thủy qua địa bàn huyện dài 30 km, có đường biên giới quốc gia với Trung Quốc chiều dài 32,6 km. Với vị trí địa lý như vậy huyện Vị Xuyên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong tỉnh, trong cả nước và với Trung Quốc. Đồng thời còn có vị trí chính trị, an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh Hà Giang và khu vực biên giới phía bắc Tổ quốc.
- 11 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên (Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Vị Xuyên)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty phà An Giang
51 p | 1689 | 550
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế phương án dạy học một số bài thuộc chương “từ trường” Vật lý 11 THPT nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh
71 p | 346 | 89
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế phương án dạy học các bài "Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng”, “Thế năng” (SGK Vật lí 10) theo định hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực tìm tòi giải quyết vấn đề của học sinh
77 p | 362 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế hoạt động dạy học bài “Quy tắc hợp lực song song. Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song” và bài “Định luật Sác lơ. Nhiệt độ tuyệt đối” Sách giáo khoa Vật lý 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực tự chủ của học sinh trong học tập
78 p | 280 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bột giấy của Công ty Nông Công Nghiệp TNHH Tam Hiệp, xã Long Thành, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh công suất 250 m3/ngày đêm
96 p | 229 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế nhà máy Bia năng suất 50 triệu lít/năm từ nấu và lên men Bia nồng độ cao 14oBX, sử dụng 50% nguyên liệu thay thế, trong đó 25% là đại mạch Việt Nam và 25% là đường
44 p | 291 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế phương án dạy học một số bài phần Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng khác nhau
85 p | 215 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học Tiếng Anh chuyên ngành cho giáo viên Hóa học ở trường phổ thông phần Học thuyết – Định luật – Khái niệm cơ bản
117 p | 214 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
126 p | 175 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế phương án dạy một số bài học của chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 Nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
111 p | 117 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Lập kế hoạch marketing thương mại điện tử cho Công ty TNHH Phần mềm Tâm Phát
58 p | 32 | 18
-
Khoá luận tốt nghiệp: Thiết kế nội thất nhà ở chung cư The Golden Armor
24 p | 38 | 17
-
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ chế biến lâm sản: Thiết kế sản phẩm tủ áo bốn buồng dùng trong phòng ngủ
42 p | 35 | 16
-
Khoá luận tốt nghiệp Thiết kế nội thất: Thiết kế nội thất căn hộ chung cư the Golden Armor B6
24 p | 26 | 14
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Sử dụng Struts 1 xây dựng Website quản lý khóa luận tốt nghiệp
23 p | 129 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá khoa học với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính
104 p | 89 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu – Công ty Cổ phần Nafoods Miền Nam, công suất 500 tấn nguyên liệu/ ngày
146 p | 58 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Biện pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Đầu tư xây dựng HP Nam Việt
75 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn