Khóa luận tốt nghiệp: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình; xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HUÊ Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI TẠI TRẠI LỢN NHÂM XUÂN TIẾN, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Dược Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 THÁI NGUYÊN, 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HUÊ Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI TẠI TRẠI LỢN NHÂM XUÂN TIẾN, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: DượcThú y Lớp: K46 - DTY Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Trang THÁI NGUYÊN, 2018
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường và thực tập tại cơ sở, nay em đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp. Để hoàn thành được bản khoá luận này, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Chăn nuôi Thú y, và trại chăn nuôi lợn Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn TS. Phạm Thị Trang đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện thành công khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân tại trại Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Huê
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ ...................................................... 14 Bảng 3.1. Khẩu phần ăn cho đàn lợn tại trại ................................................... 33 Bảng 3.2. Lịch sát trùng trại lợn nái................................................................ 35 Bảng 3.3. Lịch tiêm phòng vắc xin của trại .................................................... 36 Bảng 4.1. Kết quả tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm 2016 - 2018 .... 37 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn .......... 38 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện một số thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con ......... 39 Bảng 4.4. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại .............. 41 Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại.......................... 42 Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con ........................................... 43 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái ............................................ 44
- iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ Cs. Cộng Sự Đ Đồng Nxb Nhà xuất bản STT Số thứ tự TT Thể trọng
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu............................................................................................ 2 1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................. 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ................................................................... 3 2.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 3 2.1.2. Điều kiện khí hậu ............................................................................. 3 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại ..................................................................... 4 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại ...................................................................... 4 2.1.5. Thuận lợi, khó khăn.......................................................................... 6 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong, ngoài nước có liên quan đến nội dung của chuyên đề........................................................... 7 2.2.1. Đối với lợn nái.................................................................................. 7 2.2.2. Đặc điểm sinh lý của lợn con ......................................................... 14 2.2.3. Những hiểu biết về phòng và trị bệnh cho vật nuôi ....................... 19 2.2.4. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con ........................................................................................... 23 2.2.5. Một số bệnh thường gặp ở lợn con ................................................ 28 2.3. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................. 31
- v Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.....32 3.1. Đối tượng thực hiện .............................................................................. 32 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 32 3.3. Nội dung thực hiện ............................................................................... 32 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện .................................. 32 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................... 32 3.4.2. Phương pháp thực hiện................................................................... 32 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 36 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 37 4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ......................................................................... 37 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại cơ sở ............................................................................................................. 38 4.3. Kết quả thực hiện một số thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con tại trại .... 39 4.4. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn .......................... 41 4.5. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin .......... 42 4.6. Kết quả thực hiện điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại ..................... 43 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 46 5.1. Kết luận ................................................................................................. 46 5.2. Đề nghị.................................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở các nước trên thế giới cũng như nước ta, vì đó là một nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như da, mỡ… cho ngànhcông nghiệp chế biến. Với vị trí quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, nền chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và hướng đến phát triển bền vững. Bên cạnh đó là việc áp dụng phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô chăn nuôi lớn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến, chế biến thức ăn với chất lượng cao, các loại thức ăn thay thế, thức ăn bổ sung, phối hợp khẩu phần ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Mục đích của việc chăn nuôi lợn nái và lợn con giai đoạn theo mẹ là áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để đàn lợn con sau khi sinh ra đạt tỷ lệ cao, khỏe mạnh là cơ sở để tạo giống tốt và giúp chúng ta nâng cao được sức sống của đàn con. Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp đặc biệt là trên đàn lợn con theo mẹ ở rất nhiều trang trại với quy mô lớn. Tình hình dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp ảnh hưởng đến kinh tế, năng suất và chất lượng đàn lợn. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là phải có những nghiên cứu áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn con. Xuất phát từ thực tế trên, chúng em tiến hành đề tài: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình”.
- 2 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình - Xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được tình hình chăn nuôitại trại Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình - Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại đạt hiệu quả cao. - Xác định được tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Vị trí địa lý Xã Đông Á có diện tích 6,47 km. Theo Tổng điều tra dân số năm 2017, xã Đông Á có số dân 6.990 người. Xã Đông Á nằm ở phía đông nam của huyện Đông Hưng. - Phía đông giáp xã Đông Huy,huyện Đông Hưng. - Phía nam giáp xã Đông Hoàng,huyện Đông hưng và các xã Vũ Tây, An Bình, huyện Kiến Xương (ranh giới tự nhiên là sông trà lý). - Phía tây giáp xã Đông Hoàng, huyện Dông Hưng. - Phía bắc giáp các xã Đông Vinh và Đông Phong,huyện Đông hưng. Trang trại Nhâm Xuân Tiến nằm trên địa bàn xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Với tổng diện tích 12 ha, được xây dựng theo hệ thống khép kín. Trang trại nằm trên một cánh đồng, cách xa khu dân cư. Được sự cho phép của khuyến nông tỉnh Thái Bình, trại lợn của ông Nhâm Xuân Tiến (Trang trại tổng hợp Đông Hòa) được thành lập và đi vào hoạt động năm 2010 là một trang trại tư nhân nuôi gia công cho công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ kĩ thuật vững vàng cũng như con giống và nguồn thức ăn đảm bảo. 2.1.2. Điều kiện khí hậu Huyện Đông Hưng nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, trại lợn Nhâm Xuân Tiến cũng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng, nhiệt độ thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 8), mùa đông lạnh, khô (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau). Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,4oC. Ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,7oC; nhiệt độ tối cao lên tới 42oC. Ở
- 4 độ cao 400 m nhiệt độ trung bình năm 20,6oC. Từ độ cao 1000 m trở lên nhiệt độ chỉ còn 16oC. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,2oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,1oC. Lượng mưa trung bình năm 2.500 mm, phân bố không đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400 m trở lên không có mùa khô. Mùa đông có gió Bắc với tần suất >40%. Mùa Hạ có gió Đông Nam với tần suất 25% và hướng Tây Nam. Với điều kiện khí hậu như vậy, tương đối thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại Trại gồm có 63 người, trong đó có: + 01 chủ trại + 01 quản lý + 01 kế toán + 04 kỹ sư trại + 04 tổ trưởng (2 chuồng đẻ, 2 chuồng bầu) + 48 công nhân trại + 04 bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của trại 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại Cơ sở hạ tầng Trang trại gồm 2 khu nhà chính: nhà điều hành và khu chăn nuôi. Nhà điều hành gồm: phòng khách, nhà bếp, nhà ăn, 2 khu nhà công nhân ở, khu nhà ở cho chủ trại. Khu chăn nuôi gồm có: nhà sát trùng, nhà ăn trưa (có nhà ăn, phòngnghỉ, nhà vệ sinh), kho thuốc, kho cám, khu vực chuồng nuôi. Chuồng trại có 5 hệ thống chuồng nuôi là chuồng bầu, chuồng đẻ, chuồng lợn đực, chuồng lợn cai sữa, chuồng cách ly. - Chuồng bầu: gồm có 4 chuồng, mỗi chuồng có 4 dãy mỗi dãy có 71 ô. + Chuồng bầu 2 và bầu 4 nuôi lợn trong giai đoạn mang thai.
- 5 + Chuồng bầu 1 và bầu 3 nuôi lợn trong giai đoạn chờ phối và vừa phối. Diện tích ô chuồng lợn nái là 65cm × 2,2 m. - Chuồng đực được chia làm các ô. Mỗi ô có diện tích 5- 6 m2 nhốt riêng từng con. - Bên cạnh chuồng đực là phòng tinh được trang bị đầy đủ các thiết bị như: tủ lạnh, máy ép tinh, kính hiển vi, nồi hấp dụng cụ, nhiệt kế,… - Hệ thống chuồng đẻ được chia làm 2 bộ, mỗi bộ gồm 3 chuồng đẻ, mỗi chuồng chia làm 2 ngăn, có 54 ô với diện tích 2× 2,2m trong 1 ngăn. + Trong các chuồng đều có các cũi sắt (đối với chuồng lợn có chửa) và giường nằm (đối với chuồng đẻ) được lắp đặt theo dãy. + Có hệ thống quạt gió, dàn mát, điện sáng, vòi uống nước cho lợn tự động. + Có hệ thống đèn điện sưởi ấm cho lợn con vào mùa đông. - Chuồng lợn cai sữa: Chuồng gồm 3 ngăn, mỗi ngăn được chia làm 2 ô chuyên để nuôi nhốt heo con mới cai sữa và heo con vấn đề. - Chuồng heo cách ly: gồm 2 ngăn để nuôi heo nái hậu bị mới nhập. Về cơ sở vật chất: - Có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ cho công nhân và sinh viên sinh hoạt hàng ngày như: máy giặt, tắm nóng lạnh, tivi, tủ lạnh, quạt,... - Những vật dụng cá nhân như: kem đánh răng, xà phòng tắm, dầu gội đầu cũng được trại chuẩn bị. - Trại còn đầu tư ghế đá, sân chơi cầu lông để công nhân giải trí sau giờ làm việc. - Ngoài ra, trại còn có một máy phát điện công suất lớn đủ cung cấpđiện cho cả trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi những khi mất điện. Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, xây dựng ở đầu chuồng lợn nái đẻ 1A và chuồng lợn có chửa 2. Nước tắm, nước xả gầm, nước phục vụ cho công tác khác được bố trí từ bể lọc và được bơm qua hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa các chuồng.
- 6 Là trang trại tư nhân được thành lập vào năm 2010. Với tổng số nái 2400 con, chuồng trại khép kín chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại. Tất cả các trang thiết bị phục vụ trong chăn nuôi đều được nghiên cứu, tính toán để phù hợp với vật nuôi, luôn đáp ứng và tạo điều kiện môi trường tốt nhất cho sự phát triến của đàn lợn. Với nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, công việc như kế toán, kỹ thuật, đều do chủ trại tính toán sắp xếp. Sinh viên thực tập về làm phần lớn các công việc của trại như bảo vệ, cho lợn ăn, dọn chuồng, vệ sinh trong ngoài trại, nấu ăn, tự phục vụ cá nhân. 2.1.5. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi Được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân xã Đông Á tạo điều kiện cho sự phát triển của trại. Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất. Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại. Khó khăn Đội ngũ công nhân trong trại còn thiếu về số lượng, do đó ảnh hưởng đến tiến độ công việc . Trại được xây dựng trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp nên khâu phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Năm 2016 dịch bệnh tai xanh bùng phát làm trại thiệt hại lớn về kinh tế và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của trại.
- 7 Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh sản của lợn. Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn. 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong, ngoài nước có liên quan đến nội dung của chuyên đề 2.2.1. Đối với lợn nái 2.2.1.1. Đặc điểm của một số giống lợn ngoại nuôi tại trại * Giống lợn Yorkshire Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [20], giống lợn này được hình thành ở vùng Yorkshire của nước Anh. Lợn Yorkshire có lông trắng ánh vàng (một số con có đốm đen), đầu cổ hơi nhỏ và dài, mõm thẳng và dài, mặt rộng, tai to trung bình và hướng về phía trước, mình dài, lưng hơi cong, bụng gọn chân dài chắc chắn, có 14 vú. Lợn Yorkshire có tốc độ sinh trưởng, phát dục nhanh, khối lượng khi trưởng thành lên tới 300 kg (con đực), 250 kg (con cái). Lợn Yorkshire có mức tăng khối lượng bình quân 700 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn trung bình khoảng 3,0 kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc 56%. Lợn có khả năng sinh sản cao, trung bình 10 - 12 con/lứa, khối lượng sơ sinh trung bình 1,2 kg/con. * Giống lợn Landrace Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [20], giống lợn này được tạo ra ở Đan Mạch năm 1895. Lợn có năng suất cao, sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn 3,0 kg/kg tăng khối lượng, tăng khối lượng bình quân 750 g/con/ngày. Tỷ lệ nạc 59%. Khối lượng lợn trưởng thành có thể lên tới 320 kg (con đực), 250 kg (con cái). Lợn Landrace có khả năng sinh sản khá cao và nuôi con khéo. Đây là giống lợn chuyên hướng nạc và dùng để lai kinh tế.
- 8 Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Thị Xuân (2016) [28], cho biết, một trong những giải pháp nâng cao năng suất lợn nái là sử dụng nhiều giống lợn lai tạo với nhau. Trong đó, phương pháp lai giữa hai giống lợn ngoại Landrace và Yorkshire và ngược lại, tạo ra con lai có ưu thế lai cao về nhiều tiêu chí sinh sản, trở thành một tiến bộ trong thực tế sản xuất. 2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái * Đặc điểm cấu tạo bộ máy sinh dục của lợn nái: + Buồng trứng: Lợn nái có 2 buồng trứng hình hạt đậu, đường kính trung bình 0,8 - 1,2 cm. Buồng trứng được cấu tạo bởi 2 vùng (trong là vùng tủy chứa mạch máu và dây thẩn kinh, ngoài là vùng vỏ, tại đây chứa vô số các noãn bao phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong các noãn bao có chứa tế bào trứng). Các noãn bao phát triến qua từng giai đoạn, khi thành thục và chín noãn bao vở ra, trứng rụng xuống loa kèn, tại vị trí bao noãn cũ sẽ hình thành nên thể vàng (hoàng thể). Mỗi lần động dục buồng trứng heo nái có thể rụng 10 - 30 noãn bào. + Ống dẫn trứng: Ống dẫn trứng là ống dài ngoằn nghoèo, một đầu loe rộng tạo thành loa kèn để đón trứng từ buồng trứng rụng xuống, đầu kia nối liền với sừng tử cung. Ống dẫn trứng dài 15 - 30cm. + Tử cung: Tử cung lợn nái gồm 1 thân và 2 sừng. Hai sừng của tử cung có hình dạng chữ V, nơi tiếp xúc với thân tử cung tạo thành ngã 3. Sừng tử cung là nơi chứa thai (2 sừng tử cung dài khoảng 1m), thân tử cung dài khoảng 5cm. Phần cuối của tử cung là cổ tử cung. Đây là một cái eo, thường khép kín. Tận cùng của bộ máy sinh dục cái là âm hộ. Trong âm hộ có lỗ thông ra ngoài của ống dẫn nước tiểu gọi là lỗ đái và tuyến tiết dịch nhờn. * Sự thành thục về tính: Sự thành thục của gia súc được đặc trưng bởi những thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể, đặc biệt là sự biến đổi bên trong của cơ quan sinh dục. Tùy thuộc vào từng loài gia súc khác nhau mà thời gian thành thục về tính khác nhau. Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [10], ở lợn tuổi thành thục về tính là từ 6 - 8 tháng.
- 9 + Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng là các yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi động dục. Mùa hè lợn thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông. Điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức. Những con được chăn thả tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu). Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm, bóng tối cũng làm chậm tuổi thành thục về tính so với những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 112giờ mỗi ngày. + Mật độ nuôi nhốt: Mật độ nuôi nhốt đông trên 1 đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Nhưng cần tránh nuôi lợn hậu bị tách biệt đàn trong thời kỳ phát triển. Kết quả nghiên cứu của Hughes và James (1996) [34], cho thấy, việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục tính so với lợn được nuôi nhốt theo nhóm. Bên cạnh những yếu tố trên thì đực giống cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi động dục của lợn cái hậu bị. Nếu lợn hậu bị thường xuyên tiếp xúc với đực giống sẽ nhanh động dục hơn lợn hậu bị không tiếp xúc với lợn đực giống. Ở 165 ngày tuổi cho lợn hậu bị tiếp xúc 2 lần/ngày với lợn đực, mỗi lần tiếp xúc 15 - 20 phút thì tới 83% lợn động dục lần đầu (Muirhead M., Alexander T., 2010) [42]. + Giống: Các giống khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau. Theo Phạm Hữu Doanh và cs., (2003) [5], tuổi thành thục tính ở lợn nái nội thuần chủng (Ỉ, Móng Cái) thường ở tháng thứ 4, thứ 5 (120 - 150 ngày tuổi), lợn Landrace, Yorkshire tuổi thành thục về tính là từ 6 - 7 tháng. + Chu kỳ tính: Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của lợn được diễn ra liên tục và có chu kỳ. Do trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng theo chu kỳ (Khuất Văn Dũng, 2005) [8].
- 10 - Hiện tượng rụng trứng: Noãn bào dần dần lớn lên. Nổi rõ trên bề mặt của buồng trứng. Dưới tác dụng của thần kinh, hormone, áp suất. Noãn bào vỡ giải phóng ra tế bào trứng, đồng thời thải ra dịch folliculin. Hiện tượng giải phóng tế bào trứng ra khỏi noãn bào ở từng loài gia súc khác nhau. Lợn thường rụng 20 - 30 tế bào trứng 1 lần. - Sự hình thành thể vàng: Sau khi noãn bào vỡ ra và dịch nang chảy ra. Màng trên bị xẹp xuống đường kính ngắn lại bằng nửa xoang trứng. Tạo nên những nếp nhăn trên vách xoang ăn sâu vào trong làm thu hẹp xoang tế bào trứng. Xoang chứa đầy dịch và một ít máu chảy ra từ vách xoang ra. Dịch và máu đọng lại và lấp đầy xoang của tế bào trứng. Các nếp nhăn gồm nhiều lớp nhăn ăn sâu vào và lấp đầy xoang gồm nhiều tế bào hạt, những tế bào hạt này tuy số lượng không tăng nhưng kích thước lại tăng rất nhanh. Trong các tế bào hạt có chứa lipoit và sắc tố màu vàng. Như vậy, trong tế bào trứng đã chứa đầy tế bào hạt (gọi là tế bào lutein). Sự phát triển của tế bào hạt mang sắc tố đã hình thành nên thể vàng. Đây chính là nơi đã tạo ra hormone progesterone. Trong thời gian vài ngày, thể vàng sẽ ðầy xoang của tế bào trứng, nó tiếp tục phát triển. Nếu gia súc không có thai thì thể vàng nhanh chóng đạt đến độ lớn tối đa rồi thoái hóa dần. Thời gian tồn tại của thể vàng từ 3 - 15 ngày. Nếu gia súc có thai, nó tồn tại trong suốt thời gian mang thai đến ngày gia súc gần đẻ. - Niêm dịch: Trong đường sinh dục của gia súc cái có niêm dịch chảy ra cũng là do kết quả của quá trình tế bào trứng rụng. Do sự thay đổi hàm lượng các kích tố trong máu, từ ống dẫn trứng đến mút sừng tử cung, tiết ra niêm dịch. Đồng thời ở âm đạo, âm môn cũng có niêm dịch chảy ra.
- 11 - Tính dục: Do kết quả của quá trình rụng trứng hàm lượng oestrogen tăng lên ở trong máu nên có một loạt biến đổi về bên ngoài khác với bình thường, đứng nằm không yên, kém ăn, kêu giống, thích gần con đực, phá chuồng, sản lượng sữa giảm, chăm chú tới xung quanh, gặp con đực không kháng cự, biểu hiện này tăng lên về cường độ cho đến khi tế bào trứng rụng. - Tính hưng phấn: Thường kết hợp song song với tính dục, con vật có một loạt biến đổi về bên ngoài, thường không yên, chủ động đi tìm con đực, kêu rống, kém ăn, đuôi cong và chịu đực, hai chân sau thường ở tư thế giao phối. Cao độ nhất là lúc tế bào trứng rụng. Khi đã rụng tế bào trứng thì tính hưng phấn giảm đi rõ rệt. * Chu kỳ động dục: Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [27], cho biết, chu kỳ động dục của gia súc chia làm 4 giai đoạn sau: - Giai đoạn trước động dục: Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục lúc này buồng trứng to hơn bình thường. Các tế bào của vách ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông nhung tăng lên. Đường sinh dục xung huyết, nhu động sừng tử cung tăng lên, dịch nhầy ở âm đạo tăng nhiều. Giai đoạn này tính hưng phấn chưa cao. Khi noãn bào chín, tế bào trứng được tách ra, sừng tử cung co bóp mạnh, cổ tử cung mở hoàn toàn. Niêm dịch ở đường sinh dục chảy ra nhiều lúc này con vật bắt đầu xuất hiện tính dục. - Giai đoạn động dục: Theo Phạm Khánh Từ và cs. (2014) [30], thời gian của giai đoạn này được tính từ khi tế bào trứng tách khỏi noăn bao các biến đổi của cơ quan sinh dục lúc này rõ rệt nhất, niêm mạc âm hộ xung huyết, phù thũng rõ rệt, niêm
- 12 dịch trong suốt chảy ra ngoài nhiều, con vật biểu hiện tính hưng phấn cao độ: Con cái đứng nằm không yên, phá chuồng, ăn uống giảm hẳn, kêu rít, đứng trong trạng thái ngẩn ngơ, ngơ ngác, đái rắt, luôn nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên lưng mình, thích gần đực, khi gần đực thì luôn đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực như: đuôi cong lên và lệch sang một bên, hai chân sau dạng ra và khụy xuống, sẵn sàng chịu đực. - Giai đoạn sau động dục: Lợn trở lại trạng thái bình thường, âm hộ giảm độ nở, đuôi cụp và không chịu đực. - Giai đoạn nghỉ ngơi: Đây là giai đoạn dài nhất, các biểu hiện về tính của gia súc ở thời kỳ này yên tĩnh hoàn toàn. Thời kỳ này, cơ quan sinh dục không có biểu hiện hoạt động, trong buồng trứng thể vàng teo đi, noãn trong buồng trứng bắt đầu phát dục và lớn lên, các cơ quan sinh dục đều ở trạng thái sinh lý. * Sinh lý quá trình mang thai và đẻ: Sau thời gian lưu lại ở ống dẫn trứng khoảng 3 ngày để tự dưỡng, hợp tử bắt đầu di chuyển xuống tử cung, tìm vị trí thích hợp để làm tổ, hình thành bào thai. Sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ trong thời gian có chửa như sau: Progesterone trong 10 ngày đầu có chửa tăng rất nhanh, cao nhất vào ngày chửa thứ 20 rồi giảm nhẹ ở 3 tuần đầu, sau đó, duy trì ổn định trong thời gian có chửa để an thai, ức chế động dục. Trước khi đẻ 1 - 2 ngày, Progesterone giảm đột ngột. Estrogen trong suốt thời kỳ có chửa duy trì ở mức độ thấp, cuối thời kỳ có chửa khoảng 2 tuần thì bắt đầu tăng dần, đến khi đẻ thì tăng cao nhất. Thời gian có chửa của lợn nái bình quân là 114 ngày (Jose Bento S. và cs., 2013) [36]. * Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ: Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa
- 13 sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Hàng ngày vệ sinh, dọn phân không để lợn nằm đè lợn phân, tra cám cho lợn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chờ đẻ được ăn các loại thức ăn 567SF với khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn như sau: - Đối với nái hậu bị, ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 2,2 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày. - Đối với lợn nái từ lứa 2 đến lứa 4, ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 3,5 kg/con/ ngày, cho ăn 2 lần trong ngày. - Đối với lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 2 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 1,5 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày - Đối với lợn nái đẻ được 2 đến 7 ngày tăng dần lượng thức ăn 1 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày - Đối với lợn nái đẻ được 7 ngày trở đi, ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 5,5-6kg/con/ngày, chia làm ba bữa lúc sáng 7 giờ, chiều 16 giờ, tối lúc 20 giờ. Theo dõi thường xuyên sức khỏe của lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện sót nhau, sốt sữa hoặc nhiễm trùng... để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa Đông. Ngoài ra, ô úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân và giải pháp
108 p | 628 | 123
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng Thương mại
102 p | 299 | 73
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ly trích tinh dầu của cây rau má
34 p | 257 | 60
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng nâng cao năng lực kinh doanh của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật trong hai năm 2007 - 2008
6 p | 104 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn trong tiến trình thực hiện mô hình "nông thôn mới" trên địa bàn xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
126 p | 81 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn trong tiến trình thực hiện mô hình "nông thôn mới" trên địa bàn xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
106 p | 89 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về công ty TNHH hai thành viên trở lên và thực tiễn thực hiện pháp luật tại Công ty TNHH Vạn Hương
86 p | 16 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chế độ tài sản của vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
80 p | 11 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Vận tải Thương mại Hà Minh
88 p | 14 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
77 p | 15 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành
71 p | 8 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hoạt động marketing tại Công ty giải trí Vhunter
97 p | 11 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty vận tải Hà Anh
71 p | 7 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách đãi ngộ nhân sự của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi An Hải
90 p | 8 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác tiền lương cho người lao động trực tiếp tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trần Hà
79 p | 9 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quyền xác định lại giới tính theo pháp luật Việt Nam hiện nay
77 p | 3 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt
114 p | 3 | 2
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty TNHH Isaura Kim Yến
102 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn