Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thư viện Quân đội
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực trạng công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thư viện Quân đội. Qua đó, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá về công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thư viện, đồng thời, đề ra một số giải pháp và phương hƣớng phát triển nhằm hoàn thiện công tác này trong giai đoạn tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tổ chức phục vụ ngƣời dùng tin nói riêng và toàn bộ hoạt động của Thư viện Quân đội nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thư viện Quân đội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN ****** LÊ THỊ HÀ MY TÌM HIỂU CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIỚI THIỆU TÀI LIỆU TẠI THƢ VIỆN QUÂN ĐỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN – THƢ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH - 2008 - X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: Th.S ĐỒNG ĐỨC HÙNG HÀ NỘI, 2012
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................... Error! Bookmark not defined. 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 2 4. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài ................................................... 3 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 3 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 7. Cấu trúc của Khóa luận.............................................................................. 4 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIỚI THIỆU TÀI LIỆU.............................8 1.1. Giới thiệu khái quát về Thƣ viện Quân đội.............................................. 8 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 8 1.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ ........................................................... 10 1.1.3. Đội ngũ cán bộ ............................................................................... 16 1.1.4. Người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện Quân đội................. 17 1.2. Tổng quan về công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu ............................... 19 1.2.1. Khái niệm.......................................................................................... 19 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu ................. 20 1.2.3. Các hình thức tuyên truyền, giới thiệu tài liệu....................................... 21 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................................................................. 24 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIỚI THIỆU TÀI LIỆU TẠI THƢ VIỆN QUÂN ĐỘI ............... Error! Bookmark not defined. 2.1. Vai trò của công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu trong hoạt động của Thƣ viện Quân đội......................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Các yếu tố hỗ trợ công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thƣ viện Quân đội .................................................................. Error! Bookmark not defined.
- 2.2.1. Nguồn tài liệu của Thƣ viện Quân độiError! Bookmark not defined. 2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu 34 2.2.3. Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu ..... 35 2.2.4. Một số sản phẩm – dịch vụ thông tin thƣ viện của Thƣ viện Quân đội ......................................................................................................................... 35 2.3. Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thƣ viện Quân đội ......................... 40 2.3.1. Tuyên truyền trực quan ................................................................... 40 2.3.1.1.Trưng bày tài liệu .......................................................................... 40 2.3.1.2. Triển lãm tài liệu ........................................................................... 42 2.3.1.3. Biểu ngữ thư viện .......................................................................... 44 2.3.2. Tuyên truyền bằng miệng .................. Error! Bookmark not defined. 2.3.2.1. Các hội thảo, tọa đàm về sách ..... Error! Bookmark not defined. 2.3.2.2. Nói chuyện chuyên đề .................. Error! Bookmark not defined. 2.3.2.3. Giao lƣu văn học .......................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2.4. Hội thi tuyên truyền, giới thiệu sáchError! Bookmark not defined. 2.3.3. Hội nghị bạn đọc................................................................................ 53 2.4. Nhận xét, đánh giá về công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thƣ viện Quân đội ...................................................................................................................... 55 2.4.1. Ƣu điểm......................................................................................................................55 2.4.2. Hạn chế.......................................................................................................................56 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................ 57 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIỚI THIỆU TÀI LIỆU TẠI THƢ VIỆN QUÂN ĐỘI..................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ......Error! Bookmark not defined.
- 3.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tƣ trang thiết bị và cơ sở vật chất .......Error! Bookmark not defined. 3.3. Xây dựng chiến lƣợc marketing nhằm quảng bá hoạt động của Thƣ việnError! Bookmark not defined. 3.4. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giới thiệu tài liệu ...........Error! Bookmark not defined. 3.5. Tăng cƣờng kinh phí cho công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu. ....Error! Bookmark not defined. 3.6. Đẩy mạnh công tác bổ sung, thu thập, sƣu tầm tài liệu ....................... 57 3.7. Mở rộng hợp tác, liên kết với các cơ quan thông tin – thƣ viện khác. 57 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................. 65 KẾT LUẬN ................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 67 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã làm cho khối lƣợng thông tin – tri thức của mỗi quốc gia nói riêng, và của toàn nhân loại nói chung tăng cách lên một cách nhanh chóng. Để đƣa khối lƣợng thông tin khổng lồ này đến với ngƣời dùng tin, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp tuyên truyền và giới thiệu hữu hiệu, khoa học. Đây chính là chìa khóa cho sự thành công của mỗi cơ quan thông tin – thƣ viện trong công tác tổ chức và phục vụ bạn đọc của mình. Thƣ viện Quân đội là thƣ viện chuyên ngành quân sự lớn nhất cả nƣớc không chỉ là nơi tàng trữ, bảo tồn, bảo quản nguồn di sản văn hóa dân tộc, nguồn
- tri thức của nhân loại mà còn là nơi truyền bá các thông tin quân sự quan trọng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và an ninh – quốc phòng. Với tính chất là thƣ viện khoa học chuyên ngành, Thƣ viện Quân đội có số lƣợng vốn tài liệu vô cùng phong phú và đa dạng về tất cả các lĩnh vực và loại hình tài liệu, đặc biệt là tài liệu thuộc lĩnh vực quân sự. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin ngày càng cao của mọi đối tƣợng ngƣời dùng tin, Thƣ viện Quân đội cần có những biện pháp tổ chức phục vụ khoa học và hiện đại. Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền giới thiệu tài liệu của Thƣ viện đã đƣợc quan tâm và chú trọng hơn nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của thƣ viện nói chung và công tác phục vụ bạn đọc đến với Thƣ viện nói riêng. Với ý nghĩa quan trọng đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thƣ viện Quân đội” làm đề tài cho Khóa luận của mình. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của Khóa luận là công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.1 Phạm vi về không gian Khóa luận giới hạn phạm vi về không gian là: Thƣ viện Quân đội (83 Lý Nam Đế, Hà Nội) 2.2.2. Phạm vi về thời gian Khóa luận giới hạn phạm vi về thời gian là: từ năm 2007 đến nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực trạng công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thƣ viện Quân đội. Qua đó, tác giả đƣa ra những nhận xét, đánh giá về công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thƣ viện, đồng thời, đề ra một số giải pháp và phƣơng hƣớng phát triển nhằm hoàn thiện công tác này trong giai đoạn tiếp theo, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác tổ chức phục vụ ngƣời dùng tin nói riêng và toàn bộ hoạt động của Thƣ viện Quân đội nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm của Thƣ viện Quân đội - Nghiên cứu nội dung, thành phần vốn tài liệu và các hình thức tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thƣ viện Quân đội - Phân tích, đánh giá công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thƣ viện Quân đội - Đƣa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thƣ viện 4. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài Đã có một số bài báo, tạp chí viết về công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu nói chung và công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thƣ viện Quân đội nói riêng, song tính đến thời điểm hiện tại thì chƣa có đề tài nghiên cứu nào tìm hiểu về thực trạng công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thƣ viện Quân đội. Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này cho Khóa luận tốt nghiệp của mình là hoàn toàn phù hợp. Tác giả hi vọng rằng những kết quả đạt đƣợc trong nghiên cứu này sẽ là những đóng góp thiết thực về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn trong việc đánh giá và đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thƣ viện Quân đội. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- * Cơ sở lý luận: Khóa luận đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác thông tin – thƣ viện. * Phƣơng pháp nghiên cứu: Để hoàn thành Khóa luận, tác giả đã sử dụng và kết hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp khảo sát, điều tra thực tế - Phƣơng pháp quan sát - Phƣơng pháp phỏng vấn - Phƣơng pháp thống kê, so sánh, đánh giá - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu - Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Qua đề tài này, tác giả hy vọng sẽ có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn nhƣ sau: 6.1. Ý nghĩa lý luận Khóa luận góp phần làm phong phú thêm vốn hiểu biết chung về ý nghĩa của công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại thƣ viện 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Giới thiệu chung về Thƣ viện Quân đội và công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu - Tìm hiểu công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thƣ viện Quân đội. - Phân tích ƣu điểm và hạn chế, đƣa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu của Thƣ viện Quân đội. 7. Cấu trúc của Khóa luận Chƣơng 1: Giới thiệu khái quát về Thư viện Quân đội và công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tại Thư viện Quân đội Chƣơng 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác giới thiệu, tuyên truyền tài liệu tại Thư viện Quân đội
- CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIỚI THIỆU TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu khái quát về Thƣ viện Quân đội 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Thƣ viện Quân đội (Trụ sở tại 83 Lý Nam Đế, Hà Nội) là cơ quan văn hóa, giáo dục và thông tin khoa học; đồng thời là thƣ viện khoa học chuyên ngành quân sự cấp Nhà nƣớc, là Thƣ viện cấp Bộ Quốc Phòng – trung tâm đầu ngành của hệ thống thƣ viện trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, trên miền Bắc, quân đội ta bƣớc vào xây dựng theo hƣớng chính quy, hiện đại. Nhằm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục đƣờng lối chính sách của Đảng đồng thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của cán bộ chiến sĩ trong việc học tập, nâng cao tƣ tƣởng chính trị, quân sự, văn hóa và nhu cầu giải trí lành mạnh, ngày 15 tháng 11 năm 1957, thực hiện chỉ thị của Tổng Quân ủy – trực tiếp là của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, phó Bí thƣ Tổng Quân ủy, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, TVQĐ đƣợc thành lập. Tiền thân của Thƣ viện là tủ sách của Tổng Quân ủy ở chiến khu Việt Bắc với vốn sách ban đầu gần 500 bản sách đƣợc BQP trao lại. Những ngày đầu mới thành lập, Thƣ viện có vốn tài liệu ít ỏi, cơ sở vật chất thiếu thốn, biên chế 3 cán bộ và trụ sở làm việc chật hẹp. Những năm 1959 - 1960, Thƣ viện đã cử ngƣời xuống các đơn vị bộ đội để sƣu tầm sách báo về quân sự, đặt mua thƣờng xuyên sách quốc văn và ngoại văn, sƣu tầm tài liệu ở các học viện và các trƣờng đại học. Theo thời gian, vốn tài liệu của Thƣ viện ngày càng tăng về số lƣợng, đến cuối năm 1962 vốn tài liệu đã lên tới 62.956 cuốn. Nhằm phát huy hiệu quả của vốn tài liệu quý báu đó Thƣ viện đã tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm thu hút bạn đọc nhƣ: tổ chức phòng đọc, phòng
- mƣợn, phục vụ lƣu động, tổ chức các cuộc mạn đàm với bạn đọc, phục vụ bằng thƣ mục, triển lãm…Cuối năm 1963 kho sách của Thƣ viện tới đã lên 75.462 bản sách, 1.564 tập tạp chí. Đây cũng là năm TVQĐ bắt đầu tiến hành sƣu tầm các tƣ liệu có nội dung chủ yếu là về các vấn đề quốc tế, các vấn đề lịch sử Đảng, lịch sử quân đội… Giai đoạn 1965 – 1975, cả nƣớc có chiến tranh, quán triệt chỉ thị “Công tác văn hóa văn nghệ trong thời chiến”, mặc dù phải di chuyển địa điểm nhiều lần nhƣng Thƣ viện vẫn phải đảm nhận công tác phát hành sách cho toàn dân, góp phần vào việc giáo dục tƣ tƣởng yêu nƣớc, cách mạng, khơi dậy lòng nhiệt thành và ý chí đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lƣợc. Trong giai đoạn này nhiệm vụ đặt ra cho TVQĐ là từ một thƣ viện mang tính phổ thông phải xây dựng thành một thƣ viện khoa học chuyên ngành quân sự lớn nhất trong hệ thống thƣ viện Nhà nƣớc. Trƣớc vai trò và nhiệm vụ mới, tháng 01 năm 1973, BQP quyết định lấy khu nhà số 83 phố Lý Nam Đế - Hà Nội làm trụ sở chính cho TVQĐ. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc thống nhất, Thƣ viện đã kịp thời cấp phát hàng triệu cuốn sách tới các vùng mới giải phóng. Chính năm 1975, chỉ trong một thời gian ngắn, TVQĐ đã tiếp nhận hàng chục tấn sách báo thu hồi của Mỹ - Ngụy, làm giàu thêm kho sách tra cứu của quân đội. Đây là vốn sách báo xuất bản dƣới chế độ Mỹ - Ngụy đầy đủ nhất ở miền Bắc. Giai đoạn này Thƣ viện phát triển toàn diện về mọi mặt: xây dựng kho sách, đẩy mạnh nghiệp vụ tổ chức, tăng cƣờng phục vụ cho cán bộ và chiến sĩ trong và ngoài quân đội. Tính đến cuối năm 1975, vốn tài liệu của Thƣ viện đã có 27. 823 tên sách với hơn 15 vạn bản và 45.000 tập báo, tạp chí. Hệ thống Thƣ viện toàn quân có vai trò hết sức quan trọng mà đứng đầu là Thƣ viện Quân đội. Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Thư viện là công cụ cực kỳ quan trọng để truyền bá tư tưởng, đường lối cũng như khoa học quân sự trong đông đảo cán bộ và chiến sĩ của quân đội ta”. Vì vậy, chúng ta phải
- “Xây dựng Thư viện Quân đội thành một trong những trung tâm khoa học và văn hóa quan trọng của quân đội ta”. Đến nay, hơn 50 năm hoạt động (1959 – 2012), TVQĐ đã trở thành một thƣ viện tầm cỡ quốc gia, là thƣ viện khoa học đầu ngành của hệ thống thƣ viện Quân đội Nhân dân Việt Nam với trên 400.000 bản sách, gần 2.000 loại báo, tạp chí, hàng trăm băng hình, đĩa CD – ROM. Hàng năm, Thƣ viện phục vụ trên 50.000 lƣợt bạn đọc và 200.000 lƣợt tài liệu. Cùng với thời gian lao động và chiến đấu, TVQĐ đã có những bƣớc tiến về mọi mặt, phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. TVQĐ đã đƣợc Nhà nƣớc phong tặng 01 huân chƣơng Quân công hạng Nhì, 01 huân chƣơng Quân công hạng Ba, 01 huân chƣơng Lao động, 01 huân chƣơng Chiến công hạng Nhì, 01 huân chƣơng Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì. Ngoài ra, TVQĐ nhận nhiều bằng khen và cờ thƣởng luân lƣu của Nhà nƣớc và Bộ Quốc phòng. 1.1.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ 1.1.2.1. Vị trí Thƣ viện Quân đội là một thiết chế văn hóa trong quân đội, là Thƣ viện tổng hợp chuyên ngành về quân sự cấp Nhà nƣớc trực thuộc Tổng cục Chính trị. 1.1.2.2. Chức năng - Là trung tâm tàng trữ và nhận lưu chiểu văn hoá phẩm được xuất bản trong quân đội bao gồm cả những tài liệu công bố và không công bố. Thƣ viện không ngừng bổ sung, lƣu trữ và sƣu tầm tất cả các tài liệu xuấ bản trong và ngoài quân đội, đặc biệt là những tài liệu quân sự, nghệ thuật quân sự, chiến tranh và quốc phòng. BQP cho phép Thƣ viện thu thập các luận văn, luận án, các tài liệu nghiên cứu khoa học của các Học viện, các trƣờng Đại học quân sự; sƣu tầm các tác phẩm văn học nghệ thuật của các nhà văn quân đội, các tác phẩm viết về ngƣời lính chiến tranh, cách mạng và lực lƣợng vũ trang. - Là trung tâm luân chuyển sách báo phục vụ bạn đọc
- Thƣ viện đáp ứng nhu cầu bạn đọc nghiên cứu về chiến tranh, chiến thuật và quân sự, những vấn đề kinh tế và quốc phòng, khoa học quân sự phục vụ cho công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội, cung cấp các tài liệu cần thiết cho cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc. Đây là chức năng chung của các loại hình thƣ viện, nhƣng cũng chính là chức năng đặc thù riêng của TVQĐ. - Là Trung tâm thông tin khoa học quân sự và biên soạn thư mục phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ công tác Đảng – công tác chính trị TVQĐ có trách nhiệm thông tin về tài liệu trên tất cả các lĩnh vực chính trị quân sự cho các cấp lãnh đạo, cán bộ và chiến sĩ các đơn vị trong quân đội. Để làm đƣợc điều này, Thƣ viện cần chú trọng biên soạn nhiều loại hình thƣ mục và ấn phẩm thông tin với nội dung phong phú bám sát các nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng, Nhà nƣớc, lực lƣợng vũ trang và nhu cầu của ngƣời dùng tin. - Là trung tâm chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện trong quân đội Thƣ viện là cơ quan tham mƣu giúp TCCT chỉ đạo hoạt động và bồi dƣỡng nghiệp vụ, phát triển hệ thống thƣ viện trong quân đội. Là nơi trực tiếp cung cấp sách cho các đơn vị quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, phổ biến kinh nghiệm hoạt động của các thƣ viện lớn trong và ngoài nƣớc cho các thƣ viện trong hệ thống của mình. Hiện nay, toàn quân có 249 thƣ viện, 849 phòng đọc cấp trung đoàn, 1.541 tủ sách Hồ Chí Minh. - Là trung tâm trao đổi sách, báo, tài liệu với quốc tế. Là thƣ viện chuyên ngành quân sự lớn nhất quốc gia. TVQĐ luôn cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với các thƣ viện ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ: Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc… Việc trao đổi thông tin, tài liệu đƣợc thực hiện thông qua đại sứ quán Việt Nam ở nƣớc ngoài, và dƣới hình thức đặt mua hàng năm khoảng 500 tên sách nƣớc ngoài, 80 – 100 loại báo, tạp chí ngoại văn. Ngoài ra
- hàng năm Thƣ viện còn duy trì đều đặn gửi trao đổi, tặng biếu cho TVQĐ Lào sách của nhà xuất bản khác (mỗi tên 2 bản) và 5 loại báo: Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Tiền phong. - Là trung tâm phát hành sách cho toàn quân Tháng 12/ 2001, BQP ban hành quy định 3425/2001 “Quy định về tiêu chuẩn đời sống văn hóa tinh thần trong quân đội” quy định tiêu chuẩn sách báo theo lộ trình: 200 trang/2002; 210 trang/2003; từ 2004 đến 2007 nâng lên mức 250 trang. TVQĐ đã đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung vốn tài liệu sách báo cho thƣ viện toàn quân, góp phần nâng cao chất lƣợng đời sống văn hóa tinh thần cho các chiến sĩ. 1.1.2.2. Nhiệm vụ - Thu thập các loại tài liệu trong và ngoài nƣớc; xử lý kỹ thuật tài liệu, xây dựng bộ máy tra cứu thông tin; tổ chức sắp xếp, bảo quản kho tài liệu của Thƣ viện. - Tổ chức các loại hình phục vụ đọc, mƣợn, trả lời yêu cầu bạn đọc, tuyên truyền, giới thiệu sách báo cho các đối tƣợng bạn đọc trong và ngoài quân đội. - Biên soạn và phát hành các loại hình thông tin thƣ mục, cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ trong quân đội. - Nghiên cứu thƣ viện học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thƣ viện. - Bảo quản vốn tài liệu, phƣơng tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất và các tài sản khác của Thƣ viện. - Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên thƣ viện trong quân đội. - Tổ chức bổ sung sách tập trung cung cấp cho các đơn vị, bảo đảm đời sống văn hóa, tinh thần cho bộ đội trong toàn quân.
- - Hợp tác, trao đổi với các cơ quan thông tin và thƣ viện trong và ngoài nƣớc theo định hƣớng và sự ủy quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và BQP. - Trao đổi tài liệu, tham gia các mạng TTTV trong và ngoài nƣớc theo qui định của BQP và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Tham gia hội nghề nghiệp trong nƣớc và quốc tế về thƣ viện theo qui định. - Mở rộng giao lƣu, hợp tác quốc tế, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài quân đội; các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, tƣ vấn; tiếp nhận tài trợ của các thƣ viện, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài. - Thực hiện tốt nhiệm vụ có nội dung qui định tại khoản 1 điều 5, chƣơng I của Pháp lệnh Thƣ viện. - Giúp Thủ trƣởng Tổng cục Chính trị theo dõi, kiểm tra, nắm bắt tình hình của việc tổ chức hoạt động của hệ thống thƣ viện trong toàn quân. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác đƣợc Thủ trƣởng TCCT giao, chăm lo xây dựng TVQĐ vững mạnh toàn diện 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Thƣ viện đƣợc hình thành theo sự chỉ đạo của thủ trƣởng Tổng cục Chính trị kết hợp với điều kiện thực tế cụ thể nhƣ sau: Đứng đầu và điều hành tất cả các mặt hoạt động cũng nhƣ chính trị của Thƣ viện là Ban giám đốc, bên cạnh Ban giám đốc là Hội đồng khoa học có nhiệm vụ cố vấn, tham mƣu giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động. Dƣới sự chỉ đạo của Ban giám đốc và Hội đồng khoa học là các phòng ban chức năng có nhiệm vụ nhƣ sau: Phòng Hành chính
- Thực hiện nội quy, chế độ, ngày giờ làm việc, quản lý số lƣợng cán bộ, nhân viên của Thƣ viện. Quản lý Thƣ viện về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, tài sản kinh tế, cung cấp văn phòng phẩm, kiểm soát công văn đi và công văn đến. Phòng Bổ sung và xử lý kỹ thuật - Bộ phận Bổ sung: Có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình xuất bản trong nƣớc và nƣớc ngoài, xác định diện bổ sung tài liệu; thu thập, lựa chọn các loại hình tài liệu bằng các hình thức mua, nhận lƣu chiểu, trao đổi, biếu tặng, sao chụp. Trung bình mỗi năm TVQĐ nhập gần 1 vạn bản sách, báo, tạp chí, tƣ liệu, luận văn, luận án, các loại tài liệu điện tử qua các con đƣờng: mua, nhận lƣu chiểu, trao đổi, tặng biếu… - Bộ phận Xử lý kỹ thuật: Xử lý tài liệu mới nhập về thƣ viện: Đăng ký tổng quát, đăng ký cá biệt, đóng dấu, dán nhãn, phân loại, mô tả, định từ khóa, nhập máy, in phích và xếp phích công vụ. Phòng phục vụ bạn đọc * Chức năng: - Tổ chức hệ thống phục vụ đọc sách, báo, tạp chí và một số loại hình tài liệu khác. - Quản lý ấn phẩm định kỳ đƣợc nhập về thƣ viện - Tổ chức, quản lý hệ thống kho - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tài liệu * Nhiệm vụ - Phục vụ tài liệu in, tài liệu điện tử - Phục vụ tra cứu tìm tin, thông tin thƣ mục: Thƣ mục thông báo sách mới, cấp phát cho các đơn vị, thƣ mục chuyên đề, thƣ mục trích dẫn… - Các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tài liệu
- Phòng phục vụ bạn đọc gồm: Phòng đọc tổng hợp, Phòng đọc tra cứu, phòng Báo – Tạp chí, Phòng mƣợn. Phòng thông tin - thư mục - máy tính - Biên soạn các ấn phẩm thông tin – thƣ mục: Thƣ mục thông báo sách mới, Thƣ mục chuyên đề, Thƣ mục trích dẫn, Thƣ mục điểm sáng quân sự, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, chỉ huy các cấp và hệ thống thƣ viện trong quân đội. - Xử lý hồi cố tài liệu của TVQĐ đƣợc nhập về từ trƣớc năm 1997 - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin cho các hoạt động tại Thƣ viện và hệ thống các thƣ viện toàn quân; quản lý hệ thống máy chủ và các thiết bị liên quan đến hệ thống mạng và lƣu trữ dữ liệu; quản lý toàn bộ Cơ sở dữ liệu, tài liệu điện tử và phòng đọc điện tử trực tuyến. Phòng phát hành sách toàn quân * Chức năng Tổ chức bổ sung sách tập trung cung cấp cho các đơn vị góp phần tuyên truyền đƣờng lối, quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. * Nhiệm vụ - Lập kế hoạch, đặt mua sách của các nhà xuất bản - Nhập, cấp phát sách theo kinh phí định mức theo qui định - Biên soạn thƣ mục giới thiệu sách cấp phát gửi đến các đầu mối trực thuộc BQP - Giúp các đơn vị mua sách bằng các kinh phí tự chi Phòng Nghiệp vụ Dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc, các trợ lý nghiệp vụ có nhiệm vụ lên kế hoạch chỉ đạo và hƣớng dẫn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ TVQĐ và hệ thống thƣ viện toàn quân; biên soạn, cung cấp sách giáo trình, văn bản pháp quy, tài liệu sổ sách, phích phiếu, tủ sách nghiệp vụ cho các thƣ viện đơn vị, mở các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ ngắn hạn
- cho nhân viên thƣ viện đồng thời kiểm tra công tác thƣ viện và hoạt động sách báo của các đơn vị cơ sở… Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của TVQĐ: HỘI ĐỒNG BAN GIÁM ĐỐC KHOA HỌC PHÕNG PHÕNG PHÕNG BAN PHÕNG PHÕNG PHÁT BỔ SUNG - THÔNG TIN - HÀNH PHỤC VỤ NGHIỆP HÀNH XỬ LÝ THƢ MỤC - CHÍNH BẠN ĐỌC VỤ SÁCH KỸ THUẬT MÁY TÍNH BỘ PHẬN BỘ PHẬN XỬ LÝ BỔ SUNG KỸ THUẬT PHÕNG PHÕNG PHÕNG TỔNG ĐỌC PHÕNG PHÕNG ĐỌC BÁO - KHO TỔNG MƢỢN ĐỌC TRA CỨU TẠP CHÍ HỢP ĐIỆN TỬ Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TVQĐ 1.1.3.2. Đội ngũ cán bộ Đến nay TVQĐ có trên 40 cán bộ, công nhân viên. Trong đó: - Về giới tính: Nam: 32% Nữ : 68% - Về trình độ học vấn:
- Trình độ Đại học trở lên: trên 90% (trong đó trình độ trên Đại học là 15%) - Về độ tuổi: + Dƣới 30: 20% + Từ 30 – 40: 55% + Trên 40: 25% Phần lớn các cán bộ, công nhân viên của TVQĐ đều đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thƣ viện. Trƣớc những nhiệm vụ đã nêu trên, các cán bộ luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình, tu dƣỡng đạo đức, lý tƣởng, phát huy tinh thần đoàn kết, yêu nghề. 1.1.4. Ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Thƣ viện Quân đội Thƣ viện Quân đội không chỉ là một thƣ viện chuyên ngành về quân sự mà còn là một trung tâm thông tin khoa học tổng hợp cho toàn dân, do đó ngoài phục vụ đối tƣợng trong ngành, Thƣ viện còn có nhiệm vụ nâng cao kiến thức về mọi mặt cho mọi đối tƣợng bạn đọc. Trƣớc đây, TVQĐ chỉ phục vụ cán bộ chiến sỹ trong quân đội, đến nay mở rộng cho tất cả các đối tƣợng ngoài quân đội nhƣ cán bộ giảng dạy, nhà báo, công nhân viên chức Nhà nƣớc, cơ quan dân chính Đảng, các trƣờng đại học, sinh viên các trƣờng đại học, các sinh viên ngƣời nƣớc ngoài đang học tập và nghiên cứu tại Việt Nam... Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu ngƣời dùng tin, TVQĐ đã chỉ ra 5 nhóm ngƣời dùng tin chủ yếu để từ đó có những nhận xét về nhu cầu tin của từng nhóm và đƣa ra những chính sách phát triển phù hợp. 1.1.4.1. Nhóm người làm công tác lãnh đạo, quản lý Bạn đọc thuộc nhóm này gồm các thủ trƣởng Tổng cục, những ngƣời làm công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ huy các cấp trong và ngoài quân đội. Họ cần những thông tin để ra quyết định, chỉ đạo điều hành công việc. Yêu cầu thông tin của họ vừa có tầm bao quát rộng, vừa có giá trị thông tin cao, chính xác đầy đủ và cụ thể nhƣng phải có độ súc tích cao. Việc lựa chọn thông tin cho nhóm này
- cần đƣợc nghiên cứu kĩ, phù hợp với trình độ và yêu cầu của họ. Thông tin cần cho nhóm ngƣời này thƣờng là những vấn đề thời sự nóng hổi, các tài liệu chỉ đạo nhƣ: chỉ thị, nghị quyết... các vấn đề có liên quan đến khoa học lãnh đạo, khoa học quản lý, các phƣơng hƣớng phát triển của đất nƣớc, của quân đội... Phƣơng pháp phục vụ chủ yếu dành cho nhóm bạn đọc này là phục vụ từ xa bằng cách cung cấp đến từng ngƣời các thƣ mục và ấn phẩm thông tin, cho mƣợn tài liệu theo yêu cầu cụ thể. 1.1.4.2. Nhóm người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy Gồm những ngƣời đang tham gia các đề tài nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nƣớc... các Giáo sƣ, phó Giáo sƣ, Tiến sĩ, các cán bộ giảng viên đại học, cao đẳng... Họ thƣờng quan tâm đến những tài liệu chuyên sâu, tài liệu về ngành khoa học nào đó ở diện hẹp nhƣng phải là những tài liệu thực sự có giá trị nghiên cứu. Ngoài những thông tin mới, họ cần cả những tài liệu hồi cố. Mức độ hồi cố xa hay gần phụ thuộc vào ngành khoa học mà họ quan tâm nghiên cứu. Ngƣời dùng tin thuộc nhóm này là những ngƣời hiểu biết, nắm vững nguồn tài liệu của ngành mình. Do tiếp xúc với thƣ viện nhiều nên họ biết cách tra cứu tìm tài liệu trên máy tính. Họ thƣờng biết một đến hai ngoại ngữ, biết cách trình bày chính xác các nhu cầu và yêu cầu về tài liệu của mình. Nhóm ngƣời dùng tin này rất cần đƣợc quan tâm. Tính khoa học của Thƣ viện đƣợc thể hiện rõ nét nhất trong công tác phục vụ nhu cầu tin cho chính nhóm ngƣời này. 1.1.4.3. Nhóm sĩ quan, quân nhân, cán bộ viên chức Nhóm này bao gồm các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng; cán bộ nhân viên các cơ quan nhà nƣớc; các nhà báo, những ngƣời làm công tác thông tin; cán bộ nhân viên các công ty và cơ sở kinh doanh... Thông tin cho nhóm này phải là những thông tin mới, đƣợc cập nhật thƣờng xuyên họ quan tâm nhiều đến báo, tạp chí và các bản tin nhanh...Để phục vụ nhu cầu tin cho nhóm ngƣời đọc này, cán bộ thƣ viện phải rất năng động, làm
- sao để tài liệu nhập về thƣ viện nhanh nhất, nắm vững các thông tin mới để giới thiệu cho bạn đọc. 1.1.4.4. Nhóm nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, học sinh Hiện nay, Thƣ viện tổ chức phục vụ nhóm bạn đọc là nghiên cứu sinh; học viên cao học; sinh viên các trƣờng Đại học, cao đẳng; học sinh các trƣờng trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, các trƣờng dạy nghề trong và ngoài quân đội. Nhóm ngƣời dùng tin này cần thông tin và tài liệu phục vụ cho việc học tập và làm khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án. Thông tin mà họ sử dụng thƣờng rộng và không quá chuyên sâu. Đó là những kiến thức cơ bản về ngành khoa học. Họ quan tâm cả những tài liệu hồi cố. Do chƣa quen sử dụng thƣ viện nên ban đầu họ thƣờng bỡ ngỡ trong việc tìm kiếm thông tin. Vì vậy, cán bộ thƣ viện cần chú ý hƣớng dẫn họ phƣơng pháp sử dụng mục lục thƣ viện, sử dụng các tài liệu tra cứu, tìm tin trên máy tính... 1.1.4.5. Nhóm cán bộ hưu trí trong và ngoài quân đội Ngƣời dùng tin của nhóm này thƣờng là các cán bộ; sĩ quan trung, cao cấp trong quân đội; các cán bộ nghiên cứu; các cán bộ quản lý ở các viện... đã nghỉ hƣu. Họ là những ngƣời hiểu biết rộng, có nhiều kinh nghiệm, đến thƣ viện để củng cố, cập nhật kiến thức, để viết hồi kí, tiếp tục nghiên cứu khoa học và để giải trí...Họ thƣờng quan tâm đến các tài liệu có nội dung về chính trị - xã hội, lịch sử, văn học, các loại báo, tạp chí...Họ đến thƣ viện thƣờng xuyên và đều đặn nhất, có nhiều tâm huyết với việc góp sức xây dựng thƣ viện, là những ngƣời dùng tin tích cực, là hạt nhân của phong trào đọc sách cũng nhƣ tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thƣ viện ra bên ngoài. Đây là nhóm bạn đọc thƣờng xuyên và tiềm năng của Thƣ viện. 1.2. Tổng quan về công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu 1.2.1. Khái niệm - Tuyên truyền, giới thiệu tài liệu là một hoạt động có mục đích của một cá nhân hay của một cơ quan thông tin thƣ viện nhằm truyền bá những nội dung tri
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về vi khuẩn Salmonella
48 p | 432 | 86
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu nghệ thuật ca trù
9 p | 259 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệp đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập
108 p | 139 | 17
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động marketing của hệ thống khách sạn chuỗi Elegance
8 p | 151 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích đình làng Đoài Giáp thôn Đoài Giáp – xã Đường Lâm – Thành phố Sơn Tây – Hà Tây
11 p | 161 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động PR trong xây dựng và phát triển thương hiệu của nhà hát ca múa nhạc Việt Nam
10 p | 195 | 15
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu phần mềm quản lý thư viện điện tử tích hợp Lạc Việt – Vebrary
10 p | 151 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu tác động của văn hoá đến việc kinh doanh của một số công ty xuyên quốc gia (TNCs) và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam
82 p | 162 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về những ca khúc cách mạng trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên
6 p | 220 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu công tác phân loại tài liệu tại một số thư viện trường Đại học trên địa bàn Hà Nội
7 p | 149 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu phần mềm mã nguồn mở Greenstone và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
11 p | 138 | 11
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về làn điệu Sình Ca của người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
11 p | 101 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu các làn điệu khắp của người Thái Đen tỉnh Sơn La
7 p | 108 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu những nét mới trong thủ tục cưới xin của người Sán Dìu ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang
10 p | 125 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích chùa La Cả, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội
9 p | 121 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu đền thờ và lễ hội đền Nam Hải Đại Thần Vương tại Đồ Sơn, Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
64 p | 12 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu giá trị văn hoá nghệ thuật đền Gin (Xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định)
8 p | 115 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu một số ấn phẩm định kỳ và dịch vụ thông tin điện tử tại Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7 p | 137 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn