Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là giới thiệu chung về Mạng VinaREN (quá trình ra đời, sự phát triển, hạ tầng cơ sở vật chất, các dịch vụ…); tìm hiểu các ứng dụng hiệu quả của VinaREN ở các Viện nghiên cứu, các Bệnh viện và các trường Đại học; tìm hiểu ứng dụng của mạng VinaREN tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung Khóa luận do bản thân tự nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi, dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn là Thạc sỹ Đồng Đức Hùng. Lê Thị Thúy 1 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng cố gắng của bản thân, tôi đã luôn nhận được sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình từ phía các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo và các học khoa Thông tin – Thư viện khóa 2007 – 2011. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Đồng Đức Hùng đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Do còn hạn chế về kiến thức, thời gian cũng như các nguồn tài liệu tham khảo, khóa luận của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận của tôi có thể hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, Ngày 20/05/2011 Sinh viên Lê Thị Thúy Lê Thị Thúy 2 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Tên đầy đủ APAN Asia Pacific Advanced Network (Mạng thông tin Châu Á – Thái Bình Dương) CSDL Cơ sở dữ liệu ĐHBK HN Đại học Bách Khoa Hà Nội KH&CN Khoa học và Công nghệ NASATI National Agency for Science and Technology Information (Cục Thông tin Khoa học Công nghệ và Quốc gia) NOC Network Operation Centre (Trung tâm vận hành mạng) POP Point of Present (Điểm kết nối) TEIN Trans – Eurasia Information Network (Mạng thông tin liên châu lục Á- Âu) VinaREN Vietnam Research and Education Network (Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam) VISTA Vietnam Information for Science and Technology Advance (Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam) VNNOC Vietnam Network Operating Centre (Trung tâm vận hành mạng Quốc gia) Lê Thị Thúy 3 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 7 2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 8 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 8 4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 9 5. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 9 6. Cấu trúc của Khóa luận............................................................................. 9 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 10 CHƢƠNG 1: CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẠNG VINAREN ....................... 10 1.1. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia .............................. 10 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................... 10 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ..................................................................... 11 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ................................................. 11 1.1.4. Những dịch vụ thông tin cơ bản ................................................... 13 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của mạng VinaREN ................. 16 1.2.1. Mạng thông tin liên châu lục Á – Âu (TEIN) ............................... 16 1.2.2. Mạng thông tin liên châu lục Á – Âu giai đoạn 2 (TEIN 2) ......... 16 1.2.3. Mạng thông tin liên châu lục Á – Âu giai đoạn 3 (TEIN 3) ........ 17 1.2.4. Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VINAREN) .................. 18 CHƢƠNG 2: HẠ TẦNG MẠNG VÀ CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA VINAREN ......................................................................................................... 25 2.1. Hạ tầng mạng và cơ sở kỹ thuật của VinaREN ................................. 25 2.1.1. Hạ tầng mạng của VinaREN.......................................................... 25 2.1.2. Cơ sở kỹ thuật ............................................................................... 27 2.1.3. Hạ tầng viễn thông .......................................................................... 29 Lê Thị Thúy 4 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 2.1.4. Phân bố và sử dụng IP của VinaREN .......................................... 30 2.1.5. Quản lý kỹ thuật VinaREN ............................................................. 31 2.2. Các dịch vụ cơ bản của VinaREN ....................................................... 33 2.2.1. Dịch vụ IP, định tuyến và tên miền ................................................ 34 2.2.2. Dịch vụ IP Telephone trong VinaREN .......................................... 36 2.2.3. Dịch vụ Video conference và truyền hình chất lượng cao (DVTS) ....................................................................................................... 36 2.2.4. Dịch vụ e-learning........................................................................... 37 2.2.5. Dịch vụ tính toán lưới (Grid computing) ....................................... 39 2.2.6. Dịch vụ y tế từ xa (Telemedicine) ................................................. 40 2.2.7. Dịch vụ dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai ............................... 41 2.2.8. Dịch vụ truy cập các cơ sở dữ liệu trực tuyến ............................... 41 CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG MẠNG VINAREN TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN VÀ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ............................................... 42 3.1. Ứng dụng mạng VinaREN tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghê Quốc gia ............................................................................................... 42 3.1.1. Quá trình triển khai mạng VinaREN tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia ...................................................................... 42 3.1.2. Thực trạng ứng dụng mạng VinaREN tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia ...................................................................... 42 3.1.3. Nhận xét, đánh giá .......................................................................... 47 3.2. Ứng dụng mạng VinaREN tại Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội 48 3.2.1. Quá trình triển khai mạng VinaREN tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội .............................................................................................. 48 3.2.2. Thực trạng ứng dụng mạng VinaREN/ TEIN 3 tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ............................................................................. 50 3.2.3. Nhận xét, đánh giá .......................................................................... 51 Lê Thị Thúy 5 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 3.3. Ứng dụng mạng VinaREN tại Trung tâm Dự báo khí tƣợng Thủy Văn Trung ..................................................................................................... 52 3.3.1. Quá trình triển khai mạng VinaREN tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương .................................................................... 53 3.3.2. Thực trạng ứng dụng VinaREN tại Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương ............................................................................... 55 3.3.3. Nhận xét, đánh giá .......................................................................... 57 3.4. Nhận xét, đánh giá và giải pháp về mạng nghiên cứu và đào tạo VinaREN. ...................................................................................................... 58 3.4.1. Ưu điểm............................................................................................ 58 3.4.2. Nhược điểm .................................................................................... 61 3.4.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của Mạng nghiên cứu và đào tạo VinaREN .......................................................................... 61 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 65 PHỤ LỤC Lê Thị Thúy 6 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thế kỷ XXI cuộc cách mạng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hiện đại tiếp tục có những tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội. KH&CN thực sự trở thành nguồn lực, động lực cho sự phát triển và sự phồn vinh của mỗi quốc gia, việc xây dựng và phát triển hệ thống thông tin KH&CN là nhiệm vụ hàng đầu, là tiền đề cho sự phát triển hiện đại của đất nước. Đồng thời, nhu cầu kết nối để cập nhật, trao đổi và chia sẻ thông tin về KH&CN, về nghiên cứu đào tạo trở thành một nhu cầu tất yếu của mọi ngành, mọi nghề trong xã hội. Các Viện nghiên cứu, các Bệnh viện hay các trường Đại học đều muốn chủ động nắm giữ những thông tin mới nhất ở trong nước và trên thế giới để phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo. Chính vì điều đó đã sớm đưa VinaREN (Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam) đến với cộng đồng các nhà khoa học, các bệnh viện và các trung tâm nghiên cứu. Đến nay, VinaREN kết nối 60 mạng thành viên, bao gồm hàng trăm Viện nghiên cứu, trường Đại học, Bệnh viện lớn tại 11 tỉnh và Thành phố trong cả nước tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam kết nối mạng tốc độ và hiệu năng cao với 45 triệu đồng nghiệp tại hơn 8.000 trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thê giới. Tuy ra đời chưa lâu nhưng VinaREN đã kết nối các nhà nghiên cứu và đào tạo Việt Nam với cộng đồng 30 triệu nhà khoa học ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu và các khu vực khác. Với việc xây dựng và đưa VinaREN vào khai thác trên quy mô toàn quốc, Việt Nam có thể sánh vai với các quốc gia có hệ thống mạng tiên tiến và hiện đại trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo trên thế giới. Lê Thị Thúy 7 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Nhằm tìm hiểu quá trình ra đời, phát triển và cơ sở hạ tầng của mạng Nghiên cứu và đào tạo (VinaREN) cũng như vai trò, ý nghĩa và ứng dựng của VinaREN tại một trung tâm cụ thể, tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam – VinaREN (Vietnam Research and Education Network)” làm đề tài khóa luận. Với đề tài này, tôi muốn tìm hiểu sâu về cách thức tổ chức, vận hành hoạt động của mạng cũng như những ứng dụng của mạng mang lại hiệu quả ở một số đơn vị thành viên. Qua đó, giới thiệu một mạng nghiên cứu và đào tạo quy mô lớn nhất Việt Nam tới đông đảo bạn đọc ở các viện nghiên cứu, các bênh viện và các trường đại học… 2. Mục đích của đề tài - Giới thiệu chung về Mạng VinaREN (quá trình ra đời, sự phát triển, hạ tầng cơ sở vật chất, các dịch vụ…); - Tìm hiểu các ứng dụng hiệu quả của VinaREN ở các Viện nghiên cứu, các Bệnh viện và các trường Đại học; - Tìm hiểu ứng dụng của mạng VinaREN tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương Đại học Bách Khoa Hà Nội Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. + Phạm vi về thời gian: Từ tháng 6/ 2006 – nay Lê Thị Thúy 8 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Khảo sát thực tế - Phỏng vấn - Phân tích và tổng hợp tài liệu - Trao đổi 5. Đóng góp của khóa luận - Khóa luận giới thiệu Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. - Đánh giá hiệu quả ứng dụng thực tiễn của Mạng VinaREN tại Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. - Khóa luận đưa ra một số nhận xét, đánh giá về Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN). Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt đông của mạng VinaREN. 6. Cấu trúc của Khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận bao gồm 3 phần chính sau: Chƣơng 1: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia với quá trình hình thành Mạng VinaREN Chƣơng 2: Hạ tầng mạng và một số dịch vụ cơ bản của VinaREN Chƣơng 3: Ứng dụng VinaREN tại một số đơn vị thành viên. Nhận xét, đánh giá và giải pháp Lê Thị Thúy 9 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẠNG VINAREN 1.1 . Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia( sau đây viết tắt là Cục TT KH&CN QG) là đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là Bộ KH&CN), được thành lập trên cơ sở triển khai thực hiện Nghị định 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN cũng như các Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ về Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, Nghị định 30/2006/NĐ-CP ngày 29/03/2006 của Chính phủ về Thống kê khoa học và công nghệ. Cục TT KH&CN QG được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia được thành lập ngày 24/09/1990 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Thông tin – Tư liệu KH&CN Quốc gia theo Quyết định số 487/TCCB của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Nhà nước (nay là Bộ KH&CN). Trung tâm Thông tin – Tư liệu được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị đuợc thành lập trước đó là : Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (thành lập năm 1960) và Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (thành lập năm 1972). Tên giao dịch quốc tế của Cục là National Agency for Science and Technology Information (viết tắt là NASATI) Cục TT KH&CN QG thực hiện chức năng thông tin, phổ biến, tuyên truyền về KH&CN; tổ chức hoạt động và quản lý Chợ Công nghệ và thiết bị Việt Nam; Thư viện trung tâm về KH&CN; Mạng thông tin KH&CN quốc Lê Thị Thúy 10 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN gia; thực hiện đăng ký chính thức các tài liệu, kết quả thực hiện các chương trình đề tài, dự án nghiên cứu và phát triển, điều tra cơ bản cấp nhà nước và cấp bộ”. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Những nhiệm vụ chính của Cục gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển công tác thông tin KH&CN; Thu thập, xử lý, lưu giữ và phát triển nguồn tin KH&CN trong nước và ngoài nước; Tuyên truyền thông tin KH&CN; Tổ chức các Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart); Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin thư viện; Đại diện Việt Nam tham gia một số tổ chức hoặc mạng lưới thông tin thư viện quốc tế như IFLA, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc tế (ICSTI), Mạng lưới ISSN Quốc tế; Phát triển mạng thông tin KH&CN (VISTA), Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN). 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ Hiện nay, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện có trình độ cao, có tính chuyên nghiệp với trên 160 cán bộ, trong đó 72% số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, trong đó có 7 tiến sỹ (chiếm 4,37%), trên 20 thạc sỹ (chiếm trên 13 %). Bộ máy lãnh đạo của Cục bao gồm: Cục trưởng và một số Cục phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ KH&CN bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ KH&CN và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Trong cơ cấu tổ chức của Cục có 2 loại đơn vị: - Các tổ chức quản lý Nhà nước Lê Thị Thúy 11 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN - Các đơn vị sự nghiệp Các tổ chức giúp Cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước: Văn phòng Phòng Quản lý thông tin và Thống kê Phòng Hợp tác quốc tế Phòng Kế hoạch- Tài chính Các tổ chức giúp Cục thực hiện chức năng sự nghiệp Thư viện Khoa học Công nghệ và Quốc gia Trung tâm Xử lý và Phân tích Thông tin Trung tâm Thông tin phát triển Trung tâm Thống kê Khoa học và Công nghệ Trung tâm Giao dịch Thông tin Công nghệ Việt Nam Trung tâm Quản lý Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam Trung tâm Tin học và Đào tạo Tạp chí Thông tin Tư liệu . Lê Thị Thúy 12 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 1.1.4. Những dịch vụ thông tin cơ bản 1.1.4.1. Dịch vụ tra cứu, cung cấp tài liệu Với nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng và đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia thực hiện dịch vụ tra cứu, tìm tin theo yêu cầu của người dùng tin. Kết quả tìm tin có thể là danh mục các tài liệu phù hợp tra cứu từ các CSDL trong nước và nước ngoài. Người dùng tin có thể yêu cầu được sử dụng dịch vụ cung cấp tài liệu toàn văn (Document Delivery Service). Với nguồn tạp chí điện tử và kho dữ liệu quy mô lớn, Bộ phận Tra cứu và chỉ dẫn thuộc Thư viện KH&CN Quốc gia và những đơn vị liên quan khác sẽ đáp ứng yêu cầu của người dùng tin một cách nhanh nhất (như chuyển file qua thư điện tử hoặc gửi file trên CDROM). 1.1.4.2. Dịch vụ xử lý, phân tich thông tin Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cung cấp các dịch vụ thông tin phân tích như: - Biên soạn các tài liệu phân tích tổng hợp; biên soạn các tổng luận, tổng quan theo yêu cầu; - Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tổng hợp, thông tin chuyên đề, thông tin chiến lược, chính sách, định hướng phát triển; - Bao gói, xây dựng CSDL thư mục hoặc toàn văn theo chuyên đề; - Dịch thuật tài liệu KH&CN 1.1.4.3. Dịch vụ số hoá Với hệ thống số hoá tài liệu hiện đại và công suất cao gồm 2 máy Kirtas 1600 và hệ thống thiết bị và phần mềm xử lý và lưu trữ dữ liệu số, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cung cấp dịch vụ số hoá tài liệu cho các trường đại học, viện nghiên cứu, các trung tâm lưu trữ, thư viện ở quy mô công nghiệp.Với các máy Kirtas, tài liệu gốc được bảo đảm không phải tháo rời. Lê Thị Thúy 13 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Công suất số hoá của thiết bị đạt đến 1.600 trang/giờ. Sản phẩm số hoá có thể ở nhiều khổ mẫu dữ liệu theo lựa chọn như: dạng PDF, ảnh GPEG, dạng TIFF,... 1.1.4.4. Dịch vụ mạng, hội nghị thông tin Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là cơ quan chủ trì xây dựng và phát triển Mạng thông tin KH&CN Việt Nam (VISTA), xây dựng, vận hành và quản lý Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN) có đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin lành nghề và cơ sở hạ tầng mạng mạnh cung cấp đa dạng các dịch vụ mạng, từ nghiên cứu phân tích hệ thống, tư vấn xây dựng các hệ thống mạng thông tin và thư viện điện tử đến tổ chức các hội nghị hội thảo trực tuyến. Đặc biệt với cơ sở hạ tầng mạng của VinaREN, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có thể tổ chức các cuộc hội thảo nhiều điểm cầu. 1.1.4.5. Dịch vụ bạn đọc đặc biệt Đây là loại hình dịch vụ thư viện đặc biệt mà Cục Thông Tin- KH&CN Quốc gia cung cấp cho một số bạn đọc nhất định của mình nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đọc và sử dụng tài liệu điện tử theo phương thức trực tuyến. Khi tham gia sử dụng dịch vụ, người dùng tin được cấp quyền truy cập trực tuyến thông qua mạng internet đến các nguồn tin khoa học và công nghệ có giá trị cao trong và ngoài nước. Dịch vụ được cung cấp theo thời hạn 1năm trên cơ sở đóng góp cho phí tổ chức và đảm bảo thực hiện dịch vụ. Phí đăng ký sử dụng và khai thác Dịch vụ bạn đọc đặc biệt năm 2011 là 300.000VNĐ/năm/bạn đọc. 1.1.4.6. Mạng Thông tin Khoa học Công nghệ Việt Nam– VISTA Mạng VISTA là một hệ thống thông tin - tư liệu khoa học và công nghệ do Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường xây dựng. Thời kỳ ban đầu mạng có tên là IDNET (Information Databasse Network). Đến năm 1995 đổi thành mạng Lê Thị Thúy 14 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN thông tin khoa học kỹ thuật, kinh tế Việt Nam (VESTENET) và ngày nay gọi là mạng thông tin khoa học công nghệ Việt Nam (VietNam information Network for Science and Technology Advance). Mạng được xây dựng phục vụ cho các đối tượng làm công tác khoa học và công nghệ, đồng thời phổ biến kiến thức cho quảng đại quần chúng nhân dân, nâng cao dân trí trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Từ năm 1996 trở đi, VISTA được hình thành công nhờ sự kết hợp việc sử dụng công nghệ mạng dựa trên nền tảng Internet. Tháng 11/1998, mạng VISTA đã được cấp giấy phép và trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet dùng riêng. Mạng VISTA bao gồm các ngâ hang dữ liệu. Ngoài việc truy cập các thông tin dưới dạng thư điện tử, tạp chí điện tử nước ngoài, mạng còn cung cấp dịch vụ Internet cho người dùng tin của mạng. Mạng VISTA hiện nay bao gồm các cơ sở dữ liệu( CSDL) sau: - CSDL thư mục về các tài liệu khoa học và công nghê: + CSDL thư mục về tài liệu khoa học công nghệ Việt Nam( STD); + CSDL về mục lục tạp chí mới nhập về ở Thư viện khoa học kỹ thuật trung ương; + CSDL sách của Thư viện khoa học kỹ thuật trung ương; + CSDL tài liệu tiếng nước ngoài từ CD- ROM như Pascal, DIALOG; + CSDL về đăng ký và kết quả các đề tài nghiên cứu; - Các cơ sở dữ liệu toàn văn: + Các tạp chí điện tử của nước ngoài; + Các tài liệu nước ngoài thu thập được qua Internet; + Các tài liệu công nghệ; - Các cơ sở dữ liệu dữ kiện: + CSDL các “ Công ty ASEAN ở Việt Nam”; + CSDL các “ Cơ quan thông tin công nghệ”; Lê Thị Thúy 15 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của mạng VinaREN 1.2.1. Mạng thông tin liên châu lục Á – Âu (TEIN) TEIN (Trans – Eurasia Information Network viết tắt là TEIN) là một sáng kiến nhằm thiết lập mạng thông tin liên châu lục Á – Âu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị thượng đỉnh Á – Âu lần thứ 3 thông qua vào tháng 10 năm 2000. Mạng TEIN có mục đích kết nối mạng nghiên cứu khoa học giữa Châu Á và Châu Âu để nâng cao năng lực trao đổi thông tin trong nghiên cứu phát triển và giáo dục đào tạo. Vào tháng 12/ 2001 đã thực hiện kết nối thành công mạng thông tin Á- Âu với mạng viễn thông cho nghiên cứu và đào tạo của Pháp và Hàn Quốc, nhằm nâng cao khả năng phối hợp chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin qua môi trường mạng trong công tác nghiên cứu và đào tạo giữa hai nước. Dự án kết nối mạng thông tin Á – Âu của Việt Nam (TEIN- VN) do Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là Bộ KH&CN) triển khai có mục tiêu là xây dựng Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (Vietnam Research and Education Network - VINAREN) và kết nối với mạng thông tin Á- Âu giai đoạn 2 (TEIN 2). 1.2.2. Mạng thông tin liên châu lục Á – Âu giai đoạn 2 (TEIN 2) TEIN 2 là một dự án bắt đầu vào năm 2004 nhằm nâng cao khả năng kết nối mạng trong nghiên cứu và đào tạo giữa Châu Âu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vì lợi ích các nước đang phát triển trong ASEM (The Asia-Europe Meeting - Diễn đàn hợp tác Á–Âu) nhằm đóng góp để phát triển hơn nữa sáng kiến mạng thông tin Á - Âu TEIN. Khi phạm vi của mạng TEIN được mở rộng sang khu vực Châu Đại Dương, Châu Á, Châu Âu (EC) và DANTE (Delivery of Adanced Network Technology to Europe - Delivery của công nghệ mạng tiên tiến Châu Âu) đã nhất trí để tài trợ để kết nối mạng thông tin Á - Âu giai đoạn 2 (TEIN 2) nhằm Lê Thị Thúy 16 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN hỗ trợ các nước đang phát triển trong ASEM. Mục đích của TEIN 2 là cung cấp, củng cố đường trục cho liên khu vực Âu- Á, tạo điều kiện bình đẳng trong truy nhập tài liệu nghiên cứu, làm cầu nối trong hợp tác về công nghệ thông tin, truyền thông và nâng cao khả năng phối hợp trong nghiên cứu và giáo dục của các nước trong ASEM, đặc biệt chú trọng các nước đang phát triển Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Hiện nay, ngoài các nước khối EC cam kết tài trợ 9,75 triệu euro cho TEIN 2 còn có sự đóng góp tài chính của các nước tham gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển được hưởng thụ việc kết nối liên Châu Âu – Châu Á. Tại Việt Nam, công ty Viettel là công ty cung cấp đường truyền quốc tế cho mạng Nghiên cứu và Giáo dục Việt Nam. Việc kết nối mạng thông tin Á – Âu (TEIN - VN) do Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai với mục tiêu là xây dựng Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (Vietnam Research and Education Network VINAREN) và kết nối với mạng thông tin Á-Âu giai đoạn 2 (TEIN 2). Mụch đích sẽ cung cấp hạ tầng mạng tốc độ cao cho mạng VINAREN truy cập tới mạng trong TEIN 2 tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức Nghiên cứu và Giáo dục Việt Nam trao đổi thông tin, chia sẻ tài nguyên mạng, hợp tác chặt chẽ với nhau và với cộng đồng các nước trên Thế giới. 1.2.3. Mạng thông tin liên châu lục Á – Âu giai đoạn 3 (TEIN 3) TEIN 3 là giai đoạn 3 của sáng kiến Mạng Thông tin Á - Âu do ASEM đề xuất tại ASEM 7, Bắc Kinh 2008 với khoản đầu tư 12 triệu Euro do Liên minh Châu Âu tài trợ. Một trong những mục tiêu chính của TEIN 3 là giúp xây dựng 1 tương lai ổn định lâu dài cho các hoạt động nghiên cứu trong Châu Á. Hiện nay, TEIN 3 đã kết nối các tổ chức nghiên cứu và đào tạo ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Lê Thị Thúy 17 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Malaysia, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thai Lan, Viet Nam, Đài Loan và Australia, Bangladesh, Bhutan và Campuchia đang được kết nối trong thời gian tới và nâng tổng số thành viên TEIN 3 lên 19 nước. 1.2.4. Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VINAREN) VinaREN (Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - Vietnam Research anh Education Network) là kết quả triển khai thực hiện Dự án Mạng Thông tin Á - Âu giai đoạn 2 tại Việt Nam (viết tắt là TEIN 2 VN). VinaREN chính thức được khai truơng toàn quốc tại Hội nghị Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam lần thứ ba (từ 27 đến 28 tháng 3 năm 2008) tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Đến nay, VinaREN đã thực sự trở thành mạng nghiên cứu và đào tạo quốc gia của Việt Nam với 6 Trung tâm vận hành mạng (Network Operation Centre, gọi tắt là NOC). VinaREN kết nối 60 mạng thành viên, bao gồm hàng trăm viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện lớn tại 11 tỉnh và thành phố trong cả nước tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam kết nối mạng tốc độ và hiệu năng cao với 45 triệu đồng nghiệp tại hơn 8.000 trung tâm nghiên cứu và đào tạo Thê giới. VinaREN là Mạng viễn thông dùng riêng được cho giới Nghiên cứu và Đào tạo, được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động vào tháng 5 năm 2008 và Giấy phép bổ sung năm 2009. a, Mục tiêu và ý nghĩa của VinaREN Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam - VinaREN là mạng viễn thông dùng riêng, phục vụ hoạt động nghiên cứu và đào tạo của Việt Nam, mang tính học thuật và phi lợi nhuận. VinaREN được kết nối vào Mạng thông tin xuyên Âu - Á TEIN2. VinaREN liên kết mạng máy tính của các tổ chức nghiên cứu phát triển, trường đại học, trung tâm thông tin, thư viện... để chia sẻ nguồn lực thông tin, hợp tác giải quyết các bài toán khoa học Lê Thị Thúy 18 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN VinaREN là mạng hiện đại có tốc độ cao, chất lượng và hiệu năng lớn; khả năng cung cấp, chia sẻ nội dung thông tin phong phú, thiết thực cho hoạt động nghiên cứu và đào tạo cùng các ứng dụng, dịch vụ quan trọng trên mạng đòi hỏi tốc độ và hiệu năng cao như hội nghị truyền hình, đào tạo từ xa, y học từ xa, cảnh báo động đất và sóng thần, truy cập thư viện điện tử, dự báo thời tiết... VinaREN sau khi kết nối với TEIN2 đã tạo ra một môi trường mạng toàn cầu để các tổ chức nghiên cứu, giáo dục Việt Nam và trên thế giới trao đổi thông tin, hợp tác nghiên cứu khoa học, cùng nhau hợp tác giải quyết các bài toán khoa học trên quy mô quốc tế. Thông qua VinaREN, các tổ chức khoa học và công nghệ, nhà nghiên cứu có cơ hội tham gia tích cực vào các chương trình hợp tác nghiên cứu của khu vực và toàn cầu. Các ứng dụng tiên tiến của y tế từ xa, học trên mạng, trao đổi văn hóa trên mạng... được triển khai và đem lại những lợi ích thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. b, Các thành viên chính của VinaREN Về nguyên tắc, các thành viên của VinaREN bao gồm các mạng của các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các trường đại học có nhiều hoạt động nghiên cứu và đào tạo sau đại học, có nhiều nội dung hợp tác nghiên cứu và đào tạo trong và ngoài nước, các tổ chức dịch vụ KH&CN, các thư viện, các trung tâm thông tin KH&CN có tiềm năng và năng lực chia sẻ nguồn lực phục vụ nghiên cứu và đào tạo cũng như các tổ chức, cơ quan có vai trò thúc đẩy, phát triển môi trường hợp tác nghiên cứu và đào tạo của đất nước. Các thành viên chính của VinaREN bao gồm: - Các tổ chức nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, các viện nghiên cứu tầm quốc gia và đầu ngành; - Các đại học Quốc gia, đại học khu vực, các trường đại học lớn; Lê Thị Thúy 19 K52 TTTV
- Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN - Các bệnh viện đầu ngành có nhiều chương trình hợp tác nghiên cứu trong nước và quốc tế; - Các trung tâm thông tin, thư viện KH&CN tầm quốc gia và khu vực. Đầu năm 2008, VinaREN đã có 44 thành viên chính thức. Năm 2009 được bổ sung thêm 12 thành viên nâng tổng số lên 56 đơn vị. 4 thành viên mới là Học viện Bưu chính Viễn Thống, Bệnh viện Việt Đức, Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc và Cục An toàn và Bức xạ hạt nhân kêt nối VinaREN vào đầu năm 2010 nâng tổng số thành viên lên 60 thành viên. Các cơ quan, tổ chức KH&CN có nhu cầu kết nối với VinaREN cần có văn bản đề nghị và cam kết tự nguyện tham gia. VNNOC sẽ xem xét và quyết định phù hợp với Quy chế quản lý và khai thác VinaREN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Cục TT KH&CN QG thay mặt Bộ KH&CN trực tiếp quản lý, vận hành VNNOC/NOC-HN, kết nối quốc tế của VinaREN, duy trì mạng trục quốc gia, triển khai và chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các NOC cấp 1 và cấp 2 cũng như phối hợp cùng các cơ quan chức năng hữu quan, các thành viên của VinaREN thúc đẩy và hỗ trợ triển khai mạnh mẽ các hoạt động ứng dụng, khai thác và phát huy vai trò của VinaREN trong nghiên cứu và đào tạo của đất nước. Cục TT KH&CN QG là đầu mối của Việt Nam trong hợp tác với các mạng nghiên cứu và đào tạo của các nước và các tổ chức quốc tế (TEIN2/TEIN3, APAN, GLORIAD, ...) c, Cơ quan quản lý và triển khai VinaREN: Bộ KH&CN là cơ quan chủ quản VinaRen. Cục TT KH&CN QG là cơ quan thực hiện chức năng quản lý VinaRen. Cục TT KH&CN QG đã thành lập Trung tâm quản lý mạng VinaRen (Gọi tắt là trung tâm VinaREN). Đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục có chức năng quản trị, vận hành và phát triển VinaREN và là đầu mối kế hoạch Lê Thị Thúy 20 K52 TTTV
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về vi khuẩn Salmonella
48 p | 433 | 86
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu nghệ thuật ca trù
9 p | 264 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệp đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập
108 p | 139 | 17
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động marketing của hệ thống khách sạn chuỗi Elegance
8 p | 151 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích đình làng Đoài Giáp thôn Đoài Giáp – xã Đường Lâm – Thành phố Sơn Tây – Hà Tây
11 p | 161 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động PR trong xây dựng và phát triển thương hiệu của nhà hát ca múa nhạc Việt Nam
10 p | 195 | 15
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu phần mềm quản lý thư viện điện tử tích hợp Lạc Việt – Vebrary
10 p | 151 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu tác động của văn hoá đến việc kinh doanh của một số công ty xuyên quốc gia (TNCs) và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam
82 p | 162 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về những ca khúc cách mạng trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên
6 p | 220 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu công tác phân loại tài liệu tại một số thư viện trường Đại học trên địa bàn Hà Nội
7 p | 149 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu phần mềm mã nguồn mở Greenstone và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
11 p | 138 | 11
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về làn điệu Sình Ca của người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
11 p | 101 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu các làn điệu khắp của người Thái Đen tỉnh Sơn La
7 p | 108 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu những nét mới trong thủ tục cưới xin của người Sán Dìu ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang
10 p | 125 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích chùa La Cả, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội
9 p | 121 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu đền thờ và lễ hội đền Nam Hải Đại Thần Vương tại Đồ Sơn, Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
64 p | 12 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu giá trị văn hoá nghệ thuật đền Gin (Xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định)
8 p | 115 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu một số ấn phẩm định kỳ và dịch vụ thông tin điện tử tại Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7 p | 137 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn