intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia trong cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài tham luận nhằm nghiên cứu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang nóng hổi thời gian hiện nay. Bài viết mong muốn vận dụng cách mạng công nghiệp 4.0 cho chủ đề khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Bài tham luận sẽ viết về khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, vân vân… trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia trong cách mạng công nghiệp 4.0

  1. KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Lin Vĩ Tuấn*- Vũ Trịnh Thế Quân** 1 2 Tóm tắt: Mục tiêu của bài tham luận nhằm nghiên cứu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang nóng hổi thời gian hiện nay. Bài viết mong muốn vận dụng cách mạng công nghiệp 4.0 cho chủ đề khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Bài tham luận sẽ viết về khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, vân vân… trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Phần này lược qua các khái niệm sau đó trình bày các nội dung chi tiết rồi đến sự vận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Và phần cuối cùng là nội dung các giải pháp. Từ khóa: khởi nghiệp, sáng tạo, Cách mạng Công nghiệp 4.0. Abstract: The objective of this paper is to study the innovations of national innovation startup in the case of the industrial revolution 4.0 is hot at the present. The article aims to apply the industrial revolution 4.0 for the theme of innovative national innovation startup. The presentation will be about startup, innovation, creation, etc… in the case of the 4.0 industrial revolution. This section outlines the concepts to details that followed the implementation of the industrial revolution 4.0. And the final part is the content of the solution. Keywords: startup, creation, Industrial Revolution 4.0. 1. GIỚI THIỆU Trong thời gian vừa rồi, định nghĩa “Cách mạng Công nghiệp 4.0” được nhắc đến rất nhiều trên truyền thông quốc tế ở trong và ngoài nước, đặc biệt định nghĩa này cũng đã trở thành chủ đề thảo luận của các diễn đàn lớn. Ngày 20-01-2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 với chủ đề “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” đã chính thức được khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, thu hút sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia và hàng ngàn quan khách từ hơn 100 nước, trong đó có thể kể đến Phó Tổng thống USA Joe Biden, Thủ tướng Anh David Cameron, Bill Gates, CEO của Microsoft Satya Nadella, Chủ tịch của Alibaba Jack Ma,… Đã có không ít quan điểm cho rằng nếu bắt kịp được làn sóng này thì đây là một cơ hội lớn cho chúng ta đuổi theo kịp trình độ phát triển của các quốc gia khác. Nhưng cũng có rất nhiều ý kiến phản bác quan điểm ở trên và cho rằng Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang gây ra những thách thức vô tiền khoán hậu và hiện đang tồn tại rất nhiều mầm mống khủng hoảng cho nền kinh tế nói riêng và sự bất ổn cho xã hội nói chung. Vậy cuộc cách mạng này nên được hiểu ra sao? Và chúng ta cần có những giải pháp, chuẩn bị những gì để tiếp nhận làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp này? Theo người sáng lập và đồng thời cũng là chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới - Klaus Schwab (2016) “Trong tiến trình lịch sử của loài người, cách mạng công nghiệp đầu tiên là cơ giới hóa nền sản xuất, nó xảy ra từ khoảng năm 1760-1840 do sự xuất hiện của động cơ hơi nước và đường ray xe lửa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 diễn ra vào cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX nhờ sự xuất hiện của * Trường Đại học Kinh tế Luật – ĐHQG TPHCM, Số 669, QL1A, khu phố 3, Thủ Đức, Thành phô Hồ Chí Minh, 71309, Việt Nam. ** Trường Đại học Kinh tế Luật – ĐHQG TPHCM, Số 669, QL1A, khu phố 3, Thủ Đức, Thành phô Hồ Chí Minh, 71309, Việt Nam.
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 671 điện năng mà tiến hành công nghiệp hóa sản xuất hàng loạt khối lượng lớn. Cuộc cách mạng lần 3 bắt đầu từ khoảng thập niên 60 của thế kỷ XX, khi đó sự phát triển của chất bán dẫn, các siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và mạng Internet (thập niên 1990) đã thúc đẩy việc tự động hóa sản xuất bằng điện tử và công nghệ thông tin. Hiện nay cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 trên cơ sở thừa kế những thành tựu của cuộc cách mạng lần thứ ba, điểm khác biệt ở chỗ cuộc cách mạng lần này có nội hàm rộng lớn hơn, nó gồm kỹ thuật Dideoxy trong ADN đến công nghệ nano, hoặc năng lượng tái tạo đến điện toán lượng tử và sự đột phá của nhiều loại công nghệ, sự tích hợp giữa các công nghệ lại với nhau, nó đã xóa nhòa các ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và giới hữu sinh. Dẫn đến sự khác biệt về chất của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 so với ba lần trước, hiện nó đang trên đà phát triển với tốc độ tăng của hàm số mũ chứ không còn là tăng trưởng tuyến tính bình thường. Động lực đằng sau của cuộc cách mạng này chính là xu thế phát triển vượt trội và đột phá của ba lĩnh vực: vật lý, kỹ thuật số và công nghệ sinh học.” 2. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHỞI NGHIỆP a. Các khái niệm i. Khởi nghiệp Vài năm gần đây “khởi nghiệp” là chủ đề chính trong cộng đồng kinh doanh nước ta. Năm 2016 được chọn là “Năm Quốc gia Khởi nghiệp” của Việt Nam. Nhà nhà, người người đều nói về khởi nghiệp, về startup, về tinh thần doanh nhân. Đó là điều đáng mừng. Thế nhưng có lẽ việc hiểu chính xác bản chất của các khái niệm “khởi nghiệp”, “startup”, “entrepreneur” vẫn còn cần thêm nhiều tranh biện để làm sáng tỏ. “Khởi nghiệp” hiểu nôm na là bắt đầu (khởi) một nghề nghiệp, sự nghiệp (nghiệp). Nếu tra cứu thì chúng ta có thể thấy từ này đã được dùng nhiều chục năm nay, trước cả khi khái niệm “startup” hình thành ở Thung lũng Silicon bên Mỹ. Bên cạnh đó cách đây cả 2500 năm, Khổng Tử đã nói “tam thập nhi lập” để khuyên chúng ta bắt đầu khởi nghiệp, lập nghiệp ở tuổi 30. Trong khi đó với “startup”, cả trong tiếng Anh cũng chưa có một định nghĩa được chấp nhận chính thức như chuẩn mực chung, nhưng các ý kiến còn khác nhau vẫn chia sẻ một điểm chung đó là: “Startup là một danh từ chỉ một nhóm người, một tổ chức con người cùng nhau làm một điều không chắc chắn thành công”. Theo Neil Blumenthal, Đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky được trích dẫn ở trên tạp chí Forbes thì: “A startup is a company working to solve a problem where the solution is not obvious and success is not guaranteed.” (tạm dịch: Startup là một công ty hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và sự thành công không được bảo đảm). Còn Eric Ries, tác giả cuốn sách “The Lean Startup: How Constant Innovation Creates Radically Successful Businesses” – một quyển sách được coi là “cẩm nang gối đầu giường” của mọi doanh nghiệp startup, thì: A startup is “a human institution designed to create new products and services under conditions of extreme uncertainty” (tạm dịch: startup “là một định chế/tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn”) . Các từ khóa ở khái niệm trên bao gồm “human institution”, “new”, “extreme uncertainty”. Như thế, “startup” trước hết là một tổ chức con người và những người này tập hợp lại với nhau để sáng tạo ra những sản phẩm mới, dịch vụ mới mà chưa biết chắc liệu có tạo ra được các sản phẩm mới, dịch vụ mới đó hay không. Thêm nữa, về mặt câu chữ, bản thân “khởi nghiệp” là một động từ (“khởi” là ngoại động từ + “nghiệp” là tân từ bổ nghĩa cho ngoại động từ), trong khi đó “startup” (lưu ý: “startup” chứ không phải là “start up”) là một danh từ. So sánh động từ với danh từ cũng như so sánh ki-lô-gam với ki-lô-mét vậy.
  3. 672 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Tóm lại, trong khi “khởi nghiệp” là định nghĩa chỉ việc bắt đầu tạo dựng công việc, sự nghiệp riêng thì “startup” là một trong những loại hình, cách thức mà chúng ta có thể chọn lựa để “khởi nghiệp”. Nói cách khác, ta có thể nói, thí dụ, “một số bạn trẻ thay vì nộp đơn xin làm cho các tập đoàn sau khi tốt nghiệp đã quyết định khởi nghiệp bằng cách thành lập startup trong lĩnh vực thương mại”. Nếu muốn so sánh, thì có lẽ định nghĩa nên đem vào so sánh và cũng là khái niệm người ta vẫn hay nhầm lẫn với “startup” nhất chính là “kinh doanh nhỏ” (tiếng Anh là “small business”). Mặc dầu như đã trích dẫn ở một vài cách định nghĩa ở trên, “startup” không có câu từ nào bắt buộc phải là doanh nghiệp về công nghệ, nhưng trong thời đại hiện nay, để giải quyết các vấn đề mới, chưa có biện pháp, thì có lẽ ứng dụng công nghệ là hướng đi đa số các startup phải chọn lựa. Do vậy, cứ nói đến “startup” chúng ta lại liên tưởng ngay đến công nghệ. Đây cũng là lý do mà trong thực tiễn, chúng ta vẫn hay dùng “small business startup” để phân biệt với “startup” vốn được hiểu rộng rãi là những doanh nghiệp, dự án công nghệ. Cuối cùng, xin nói một chút về “entrepreneur”. Có người dịch “startup” là “khởi nghiệp” và “entrepreneur” là “lập nghiệp”. “Startup” và “khởi nghiệp” thì như đã nói ở trên, còn “entrepreneur” thì nên hiểu ra sao? Theo từ điển Oxford, “entrepreneur” là “a person who makes money by starting or running businesses, especially when this involves taking financial risks” (tạm dịch: một người kiếm tiền bằng cách bắt đầu công việc kinh doanh hoặc vận hành công việc kinh doanh, đặc biệt là khi việc này gồm sự chấp nhận rủi ro về tài chính). Như thế rõ ràng “entrepreneur” là một danh từ chỉ một dạng người thích rủi ro, chọn việc kinh doanh để kiếm lời. Và theo Eric Ries, “entrepreneurship is management” – quản trị trong các “startup” cần phải thực hiện bằng tinh thần, kỹ năng của “entrepreneur”, nghĩa là “startup”, vốn là một tổ chức con người chứ không phải là một sản phẩm, đòi hỏi một kiểu quản trị mới để đáp ứng được “những điều kiện cực kỳ không chắc chắn” như nói ở trên. Eric Ries thậm chí còn cho rằng, “entrepreneur” cần được xem là một chức danh công việc (job title) trong các doanh nghiệp hiện đại – những hãng mà dựa vào “innovation” để phát triển trong tương lai. Nói cách khác, những người tham dự “startup” chính là những “entrepreneur” (nhưng ngược lại, “entrepreneur” không nhất thiết phải làm “startup” mà họ có thể làm “small business” như đã trình bày ở trên.) Như thế nói “entrepreneur” là “lập nghiệp” là không chính xác. Chưa kể là, tương tự như “khởi nghiệp”, “lập nghiệp” cũng là một động từ chỉ việc thành lập, tạo dựng một công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp (nghiệp). Chúng ta có thể “lập nghiệp” bằng cách cùng cộng sự thành lập một “startup”. Ta cũng có thể mở một tiệm cà phê nhỏ (small business) và tự hào cho mình là một “entrepreneur” thiệt sự. Hình 2.1: Chu kỳ tăng trưởng tài chính của công ty khởi nghiệp.
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 673 Cái mới của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp startup mang đến cũng là yếu tố quan trọng của định nghĩa. Nó cũng là một yếu tố phức tạp. Ta ưu tiên khái niệm rộng nhất của sản phẩm, gồm bất cứ nguồn giá trị nào của tập hợp những người tự nguyện trở thành khách hàng. Điều này cũng đúng với hàng được đóng gói của một cửa hàng tạp hóa, một website thương mại điện tử, một dịch vụ xã hội phi lợi nhuận hoặc một loạt những chương trình của chính phủ. Trong mọi trường hợp, tổ chức được dành để phát hiện ra nguồn giá trị mới cho khách, và quan tâm đến tác động thực tiễn của công việc đến khách hàng (trái lại, sự độc quyền hay quan liêu thường không quan tâm đến điều đó và chỉ tìm cách duy trì bản thân). Điều đó cũng quan trọng khi ta nói về sự sáng tạo, nhưng điều này cũng cần được hiểu một cách rộng hơn. Ngay cả những sáng chế hiện đại nhất cũng luôn luôn được xây dựng dựa trên các công nghệ cũ. Nhiều doanh nghiệp startup không sáng chế ở khía cạnh sản phẩm, mà dùng những sáng chế khác: điều chỉnh những công nghệ hiện tại cho một mục đích mới, đặt ra một mô hình kinh doanh mới để mở ra các giá trị mà trước đây chưa được tìm ra, hoặc thậm chí mang sản phẩm hay dịch vụ đến một địa điểm mới hoặc nhóm khách mà trước đây chưa được phục vụ. Trong tất cả các trường hợp này, sự sáng tạo đổi mới là chìa khóa đưa đến thành công cho doanh nghiệp. Bởi vì sáng tạo vốn là sự mạo hiểm, có thể lợi nhuận quá lớn về kinh tế cho các doanh nghiệp startup có thể tận dụng rủi ro theo một cách mới – nhưng đây không phải là một phần tất yếu của doanh nghiệp startup. Phần quan trọng cuối cùng của định nghĩa này: bối cảnh của sự sáng tạo. Hầu hết các hãng lớn nhỏ đều bị loại trừ trong bối cảnh này. Các doanh nghiệp startup được lập ra là để đối phó với các tình huống bất ngờ nhất. Để mở một công ty mới là bản sao chính xác của doanh nghiệp hiện tại, tập trung vào mô hình kinh doanh, giá cả, khách hàng được nhắm tới, và sản phẩm trong nhiều trường hợp là một cách đầu tư kinh tế khá hấp dẫn. Nhưng đó không phải là doanh nghiệp startup, bởi vì thành công của nó chỉ phụ thuộc nhiều vào cách thực thi tốt đến nỗi thành công này có thể được mô hình hóa với độ chính xác khá cao. Đó là lý do tại sao nhiều công ty nhỏ có thể được tài trợ vốn vay ngân hàng; mức độ rủi ro và không chắc chắn đủ rõ rệt để một nhân viên cho vay minh mẫn có thể đánh giá triển vọng của nó. Do vậy, các doanh nghiệp startup có một vị trí đặc biệt, khi rủi ro là không có. Trái với các trường hợp rủi ro khác, như mua cổ phiếu có rủi ro cao. Mặc dầu mức chi trả cụ thể của cổ phiếu rủi ro không được biết đến, đầu tư vào các cổ phiếu như thế có thể được mô hình một cách chính xác. Vì thế một nhà tư vấn tài chính giỏi có thể cung cấp cho chúng ta khoản lợi tức dài hạn một cách chính xác và hợp lý mà các cổ phiếu rủi ro mang lại. Khi “phí rủi ro” tính toán được, ta không còn là startup. Các doanh nghiệp startup được thiết kế cho các tình huống không thể mô hình hóa, không rõ rệt, và độ rủi ro không nhất thiết phải lớn mà chỉ là chưa tính toán được. Xin nhấn mạnh điểm này bởi vì nó là cần thiết để thúc đẩy số lượng lớn lý thuyết về “lean startup” (Việc sử dụng các nền tảng được kích hoạt bởi mã nguồn mở và các phần mềm miễn phí, tập trung vào khách hàng và ý kiến phản hồi của họ). Về căn bản, “lean startup” là một phương pháp đối mặt với những điều không chắc chắn và chưa được nhận ra với sự linh hoạt, cân bằng và hiệu quả. Nó là một kinh nghiệm khác hẳn với công việc khó thực thi trong một loại hình kinh doanh truyền thống. Các khác biệt này vẫn là vấn đề, bởi vì “cách thực hành tốt nhất” được học từ những hoàn cảnh khác không thể vận dụng tốt vào startup. Thiệt ra sự thất bại đáng kể nhất xảy ra khi chúng ta không nhận ra mình đang trong tình trạng startup hoặc không nhận ra nó có ý nghĩa gì. ii. Cách mạng công nghiệp 4.0: Cách mạng công nghiệp đương đại bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, có nguyên nhân từ sự cố gắng thích ứng của chủ nghĩa tư bản với tình hình khủng hoảng kinh tế và sự tan rã của hệ thống các thuộc
  5. 674 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA địa, từ cuộc chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống chính trị. Nó phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, đem đến cho con người những sức mạnh phi thường, mở rộng nhận thức và khả năng tư duy của loài người, làm biến đổi sâu sắc đời sống nhân loại, đưa nền văn minh loài người quá độ sang kỷ nguyên trí tuệ với cốt lõi là nền kinh tế tri thức, đặt khoa học và công nghệ vào vị trí của lực lượng sản xuất trực tiếp. Những lĩnh vực phát triển chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp là năng lượng, động lực, điện tử, tin học, công nghệ sinh học, công nghệ các vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, vân vân…. Hình 2.2: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử nhân loại. Một số cột mốc đáng chú ý như sau: năm 1957 vệ tinh nhân tạo chinh phục không gian, 1969 con người đặt chân lên Mặt Trăng, 1967 phát minh laser, 1964 truyền hình qua vệ tinh nhân tạo, 1973 tổng hợp gene, 1965 chế tạo mạch tổ hợp cho máy tính điện tử, 1971 chế tạo bộ vi xử lí, 1994 ra đời máy tính điện tử sinh học dựa trên cấu tạo bộ óc con người, 1996 nhân bản vô tính động vật có vú đầu tiên, vân vân…. Cuộc cách mạng công nghiệp này được thừa hưởng một cách trực tiếp thành quả của cuộc cách mạng khoa học thế kỷ XX. Vì thế, thuật ngữ cách mạng khoa học và công nghệ dần trở nên phổ biến. Cuộc CMCN 4.0 đang xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực tại với thế giới ảo thông qua các công nghệ hiện đại, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Nếu trước đây phải mất gần một thế kỷ để chuyển từ cuộc cách mạng công nghiệp cũ sang cuộc cách mạng công nghiệp mới, thì CMCN 4.0 xuất hiện chỉ sau cuộc CMCN lần thứ ba chưa đầy nửa thế kỷ. Mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc cách mạng này diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay và được dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới. b. Tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam: i. Về số lượng Hai năm qua, TP.HCM đã chi khoảng 90 triệu mỹ kim cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, điểm yếu về kết nối khoa học và công ty đang là rào cản lớn cho các startup. Sáng ngày 26/06, Diễn đàn Kết nối startup Việt trong và ngoài nước do Bộ Ngoại giao và UBND TP.HCM phối hợp tổ chức thu hút khoảng 400 đại biểu trong và ngoài nước tham gia. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam nhấn mạnh diễn đàn là sự kiện chưa từng có của Việt Nam trong trào lưu khởi nghiệp đang mở rộng và phát triển ở nước ta.
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 675 Bảng 2.1: Số lượng Startup nước ta gọi được vốn đầu tư triệu USD tăng theo từng năm. Năm Số startup nhận được vốn đầu tư 2014 28 2013 25 2012 24 2011 10 Đây là cơ hội vô cùng lớn để được nghe những điều kỳ diệu đang diễn ra trên toàn cầu, là cơ hội để nắm bắt xu thế startup đang đi đâu, về đâu, và ta phải bắt đầu bằng những gì. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng cảm ơn sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền TP.HCM trong việc nuôi dưỡng, ươm mầm startup với một nền kinh tế, nền khoa học phát triển nhất nước ta hiện nay. Phát biểu tại sự kiện, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết thành phố đã đạt được những thành tích nhất định trong phát triển nền kinh tế, nhưng một trong các điểm yếu là sự kết nối giữa khoa học và công ty còn hạn chế. Sự có mặt của các chuyên gia, các nhà đầu tư, vân vân… trong diễn đàn sẽ giúp cho thành phố mạnh hơn, khắc phục được nhược điểm. Hình 2.3: Số lượng Startup nước ta gọi được vốn đầu tư triệu USD tăng theo từng năm. Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, tình trạng này đã kéo dài 40 năm nay mà chưa thể khắc phục được. Hiện đang có hai nguyên tắc đẩy mạnh phát triển thị trường khoa học công nghệ, là làm cho sản phẩm của khoa học công nghệ đến với các công ty; làm cho các hãng có thói quen đặt hàng các nhà khoa học. Phải làm sao để hai giới khoa học đào tạo và công ty vốn tồn tại song song tìm đến nhau, kết nối cùng nhau. Mặt khác, ngay từ khi thành lập doanh nghiệp mới, đã có sự kết hợp giữa công nghệ và kinh doanh. Do vậy, phải hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp để kết hợp hai yếu tố này. Hình 2.4: Số lượng và tổng giá trị thương vụ khởi nghiệp đầu tư bằng vốn mạo hiểm và vốn nhà đầu tư thiên thần tại nước ta.
  7. 676 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA “Câu hỏi đặt ra là vì sao thành phố phải quan tâm khởi nghiệp sáng tạo khi thu nhập đầu người là rất thấp, chỉ khoảng 2.300 USD/người. Không phải đợi dân thiệt đông mới làm khởi nghiệp sáng tạo, mà là chuẩn bị công nghệ tốt, kết nối tài chính, vân vân.… Nhiều quốc gia ở châu Á có nền tảng giống Việt Nam nhưng đã làm được. Ta đã có chương trình của Chính phủ, thành phố, nhưng chỉ khi nào nhà khoa học xem đó là chương trình của mình và làm quyết tâm thì sẽ thành công”, ông nói. Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cũng nhấn mạnh hiện Chính phủ và TP.HCM đã có chương trình cho khởi nghiệp sáng tạo. Qua thực tế cho thấy giữa khởi nghiệp sáng tạo và khởi nghiệp bình thường có bốn bước khác nhau. Đó là khởi nghiệp với các sản phẩm truyền thống, công nghệ truyền thống; sản phẩm truyền thống nhưng công nghệ có đổi mới; sản phẩm mới nhưng công nghệ không mới; sản xuất cung cấp dịch vụ mới với công nghệ mới. Trong vòng hai năm nay, TP HCM đã có nhiều chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp. Tổng cộng, thành phố đã chi khoảng 90 triệu mỹ kim ngân sách cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Theo báo cáo của Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM, trong hơn hai năm, thành phố đã có hơn 20 đối tác nước ngoài liên kết hỗ trợ, 24 cơ sở ươm tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, 12 không gian khởi nghiệp, vân vân... và hơn 760 startup thành hình. Các startup vẫn đang tập trung vào lĩnh vực ICT, nông nghiệp, giáo dục đào tạo, vân vân… và đa số mới thành lập trên dưới một năm, đang trong giai đoạn đánh giá thị trường, số mở rộng kinh doanh còn hạn chế. Vốn khởi nghiệp cho startup dưới một tỷ đồng chiếm gần 60%, cho thấy vốn khởi nghiệp khá thấp, gần 50% startup chưa được tài trợ, 31% đang tìm nhà đầu tư. ii. Về chất lượng Báo cáo về khởi nghiệp có sự tham gia của 50.861 người từ 14 tuổi trở lên tại 45 nước trên thế giới. Theo báo cáo này, Việt Nam đang đứng đầu thế giới về Chỉ số tinh thần khởi nghiệp và thứ hai về Thái độ tích cực đối với Khởi nghiệp. Cụ thể, 91% người Việt được khảo sát cho biết họ xem chuyện bắt đầu một công việc kinh doanh mới như một cơ hội nghề nghiệp đáng ước ao; 95% có thái độ tích cực với tinh thần khởi nghiệp, làm chủ. Tỉ lệ người Việt có thái độ thích cực với khởi nghiệp cao hơn mức trung bình trên thế giới, vốn chỉ dừng lại ở 77%. Bên cạnh đó, 96% người Việt được khảo sát cũng cho rằng họ hoàn toàn cảm thấy thoải mái với việc kiếm tìm và thu hút khách hàng tiềm năng; 76% người Việt muốn khởi nghiệp “để được độc lập trong kinh doanh và tự chủ trong công việc làm ăn của mình. Hình 2.5: Tình hình khởi nghiệp tại nước ta.
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 677 Những năm gần đây, khởi nghiệp đã trở thành trào lưu phát triển mạnh mẽ tại nước ta. Theo số liệu từ phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Việt Nam đang có khoảng 1.500 startup. Xét theo mật độ các doanh nghiệp khởi nghiệp trên đầu người thì nước ta có tỷ lệ khởi nghiệp cao hơn cả các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ (hiện có 2,300 doanh nghiệp khởi nghiệp tại Trung Quốc và 7,500 tại Ấn Độ). Tuy nhiên, một thực tiễn rõ ràng là hơn 80% công ty khởi nghiệp không có cơ hội mừng sinh nhật lần thứ 2. Nguyên nhân được nhiều chuyên gia chỉ ra là do đa số startup thường non trẻ, đội ngũ nhân sự chỉ là những người làm chuyên môn nên thiếu các kiến thức cần thiết về thủ tục hành chánh, pháp lý, vân vân.… “Thông thường, các founder biết về lập trình thì không có khả năng bán hàng, không biết về tiếp thị. Ngược lại, những người biết làm marketing lại không biết gì về lập trình”, ông Đinh Anh Huân, nhà sáng lập của Seedcom, một doanh nghiệp đầu tư khá nhiều vào các startup tại nước ta đã từng chia sẻ như vậy. Theo ông, ở những nước mà startup phát triển mạnh mẽ, thí dụ như US, những người khởi nghiệp đa số đều có kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp lớn. Môi trường ở các doanh nghiệp này giúp họ hiểu một hãng hoạt động như thế nào. Sau quá trình trải nghiệm thực tiễn tại doanh nghiệp đó, những founder Hoa Kỳ cũng đã có nhiều kỹ năng. Trái lại ở nước ta, cơ hội đụng chạm nhìn thực tiễn sản phẩm, triển khai sản phẩm không có nhiều. Vì thế không lạ nếu các founder Việt Nam mang trong mình suy nghĩ có phần “ảo tưởng”. Ngoài ra, tiếp cận vốn cũng là một trở ngại lớn với nhiều startup Việt. Ở thung lũng Silicon, nơi đã có rất nhiều Startup thành công và quay trở lại để hỗ trợ ngược những startup mới bắt đầu, không khó để kiếm tìm những nhà đầu tư thiên thần. Đó là những nhà đầu tư hiểu về khách hàng, hiểu thị trường, hiểu vấn đề của các startup, chịu lắng nghe startup và biết đâu là vấn đề thực tiễn. Trong khi đó, ở nước ta thì rất khó để tìm kiếm những nhà đầu tư như thế. Dù đã có một số quỹ đầu tư tham gia vào các startup tại nước ta, cả trong và ngoài nước như IDT (Việt Nam), Cyber Agent (Nhật Bản), Golden Gate (Singapore), IDG, 500 Startup (Mỹ),…nhưng số lượng quỹ đầu tư cũng như số vốn họ bỏ vào là không nhiều, vì lo ngại khả năng thoái vốn sau này. “Tại Việt Nam, số lượng quỹ đầu tư không nhiều, và họ cũng thường kỳ vọng startup phát triển đến một mức nhất định rồi mới đổ tiền vào. Nếu ở Mỹ, startup chứng minh bằng ý tưởng thì ở Việt Nam, startup phải chứng minh bằng con số”, ông Phạm Kim Hùng - nhà sáng lập Tech Elite đã chia sẻ. Với hai hạn chế rất lớn ở trên, có thể thấy dù tinh thần khởi nghiệp của startup Việt cao đến đâu thì họ cũng cần phải đi chặng đường khá dài trước khi có thể sống sót và đưa Việt Nam trở thành một trong các “quốc gia khởi nghiệp”.​ 3. SỰ VẬN DỤNG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 c. Những cơ hội Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nên những đổi thay đột phá trong sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, thương mại điện tử. Nhận định này được nêu ra tại Hội thảo “Khởi nghiệp 4.0 - Ứng dụng công nghệ Blockchain – Fintech trong thương mại điện tử - thanh toán trực tuyến, cơ hội khởi nghiệp tại Việt Nam” do Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia VINEN tổ chức chiều ngày 15/10, tại Hà Nội.
  9. 678 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Hình 3.1: Cơ hội và tiềm năng khởi nghiệp ở nước ta năm 2014. Trong làn sóng khởi nghiệp toàn cầu, nước ta được xếp hạng có tinh thần khởi nghiệp đứng đầu thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thích ứng với xu thế mới trong nền công nghiệp 4.0 để có những đột phá trong phát triển nền kinh tế, xã hội và hội nhập kinh tế thế giới. Bảng 3.1: Thứ hạng các điều kiện kinh ở nước ta năm 2014. Điều kiện kinh doanh Việt Nam Tốt nhất Kém nhất Điểm Thứ hạng Quốc gia Điểm Quốc gia Điểm Năng động của thị trường nội địa 3,71 6 Poland 4,04 Barbados 2,06 Văn hóa và chuẩn mực xã hội 3,13 17 USA 3,75 Croatia 2,02 Chính sách Chính phủ 2,93 20 Kazakhstan 3,49 Iran 1,75 Quy định Chính phủ 2,46 32 Singapore 3,98 Brazil 1,46 Cơ sở hạ tầng 3,75 39 Netherlands 4,82 Angola 2,36 Chuyển giao công nghệ 2,30 40 Switzerland 3,57 Burkina Faso 1,77 Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 2,93 41 Lithuania 3,90 Iran 2,15 Tài chính cho kinh doanh 2,37 44 Singapore 3,56 El Salvador 1,88 Giáo dục bậc phổ thông 1,83 51 Denmark 3,10 Burkina Faso 1,26 Độ mở của thị trường nội địa 2,43 52 Denmark 3,44 Iran 1,69 Chương trình hỗ trợ Chính phủ 2,35 54 Singapore 3,68 Iran 1,60 Giáo dục sau phổ thông 2,64 58 Suriname 3,53 Angola 2,22 Theo các chuyên gia, công nghệ Blockchain, công nghệ tài chính (Fintech) ra đời đã đổi thay toàn diện cách thức về giao dịch tài chính, đảm bảo sự minh bạch thông tin, tính chính xác, hợp lý và tiện ích trong thời đại kỹ thuật số ngày nay. Hình 3.2: Hoạt động khởi nghiệp ở nước ta năm 2014.
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 679 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong đó nền tảng công nghệ Blockchain – Fintech sẽ làm đổi thay rất nhiều định chế cũ, nước nào biết tận dụng sẽ là cơ hội vượt trội để phát triển toàn diện kinh tế. Cuộc cách mạng này sẽ thúc đẩy tất cả các ngành nghề trong đó có thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, vân vân.… Đại diện một số công ty cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, cánh cửa xuất khẩu hàng hóa trực tiếp với khách hàng nước ngoài trở nên thuận tiện và bình đẳng, giúp nhiều hãng xuất khẩu hàng trực tiếp ra thế giới trong thời gian nhanh nhất, thanh toán an toàn và hiệu quả cao. Hình 3.3: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh năm 2014. Thực tiễn, tại nước ta, 50% dân số đã sử dụng internet, trong đó có khoảng 30% số người dùng mạng internet để mua sắm trực tuyến, toàn thị trường bán lẻ nước ta khoảng 4 tỷ mỹ kim, nhưng thương mại điện tử mới chiếm khoảng 3-4%. Do vậy, cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này còn rất lớn. Đinh Việt Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia (VINEN) nhận định rằng, ở nước ta mới có hơn 600.000 công ty, cơ hội khởi nghiệp là khá lớn, đặc biệt là cho công ty khởi nghiệp về công nghệ và thương mại điện tử. Nhiều nhà sản xuất muốn tung sản phẩm ra thị trường và họ cần công cụ về thương mại điện tử để tiếp cận khách nhanh nhất, nhiều nhất. “Người tiêu dùng cũng cần các công cụ tìm những sản phẩm có nhu cầu, so sánh giá, tìm kiếm sản phẩm chất lượng qua thương mại điện tử được đáp ứng nhanh nhất. Thanh toán tài chính trên thương mại điện tử không chỉ người kinh doanh mà ngay cả các khách hàng cũng rất cần, đấy là cơ hội tốt cho các công ty”, ông Hòa cho biết. Hình 3.4: Triển vọng tăng trưởng về việc làm năm 2014.
  11. 680 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Theo các chuyên gia, xu thế tới đây, các lĩnh vực có giá trị thanh toán cao như bất động sản, xe hơi, vân vân… đều có thể giao dịch thông qua đồng tiền kỹ thuật số ứng dụng công nghệ Fintech. Điều này đã cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý, đòi hỏi có những định hướng chính sách và hành lang pháp lý mới, tạo thuận lợi cho công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, song vẫn phải ngăn chặn được các tác động tiêu cực đến người tiêu dùng cũng như kinh tế. d. Những rào cản Nhận diện tác động của cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4 và những khuyến nghị đối với Việt Nam, TS Lucy Cameron, chuyên gia tư vấn nghiên cứu cao cấp (Data 61, CSIRo Australia) cho rằng, nước ta đang đứng trước hàng loạt các cơ hội phát triển cũng như những thách thức do những xu hướng chính từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng tới không chỉ nền kinh tế nội địa mà cả khu vực và trên toàn cầu. Hình 3.5: Những khó khăn của các công ty khởi nghiệp. Một số thách thức có thể kể đến như là: Yêu cầu tăng năng suất lao động mà không làm ảnh hưởng tới tỉ lệ thất nghiệp, chiến lược để thích ứng với các biến đổi khí hậu, bảo đảm cung ứng năng lượng và cơ sở hạ tầng cho phát triển. TS Lucy Cameron nhấn mạnh, nước ta cần tận dụng những cơ hội phát triển hiện nay như: Lợi thế từ vị trí địa lý chiến lược, nằm trong trung tâm phát triển kinh tế thế giới; phát huy những ngành kinh tế tiềm năng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ và sáng tạo; tăng cường lợi thế cùng với sự bùng nổ của thị trường du lịch ở khu vực Đông Nam Á. Bàn về các kinh nghiệm quốc tế trong việc triển khai công nghiệp 4.0, ông Jonathan Ng, Tổng Giám đốc Trung tâm Năng lực số (DCC), McKinsey & Co Singapore đánh giá cao việc Chính phủ nước ta đang có những chính sách rất mạnh mẽ trong việc triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo ông Jonathan Ng, đến năm 2030, sẽ có khoảng 50 tỷ máy móc có thể kết nối với nhau, gấp nhiều lần so với dân số trên thế giới. Xét về mặt sản lượng và lượng giá trị tạo ra, con số này lên đến hàng triệu tỷ mỹ kim. Xét về khía cạnh tự động hóa, sẽ có rất nhiều lĩnh vực, khâu sản xuất được tự động hóa, chiếm tới 44%, thậm chí lên tới 46%. Cũng theo ông Jonathan Ng, cuộc cách mạng 4.0 được định nghĩa theo các công việc chính: Dữ liệu; công nghệ điện toán; kết nối, chuyển đổi dữ liệu trên các nền tảng cơ bản; phân tích dữ liệu; trí thông minh nhân tạo và cuối cùng là sự tương tác giữa con người với máy móc. Trong bối cảnh các công ty đều muốn áp dụng nhà máy thông minh, máy móc thông minh vào sản xuất, tất cả các hãng đều phải áp dụng những khái niệm của cách mạng 4.0 nói trên. Ông Jonathan Ng cho biết, một cuộc khảo sát của Trung tâm Năng lực số (DCC), McKinsey & Co Singapore đối với nước ta cho thấy, sự quan tâm của các công ty Việt với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 681 là rất lớn. Gần 80% chuyên gia và các doanh nghiệp sản xuất trong cuộc khảo sát đều có nhận thức sâu sắc và có hiểu biết cơ bản về cuộc cách mạng này. Đây là một xu thế quan trọng và đang tiếp tục diễn ra tại nước ta. Các công ty Việt đều nhìn nhận Cách mạng 4.0 là cơ hội nhiều hơn thách thức do lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Việt Nam có lực lượng lao động trẻ trung hiểu biết về công nghệ số, có khả năng vận dụng công nghệ số vào sản xuất. Tuy nhiên khi khảo sát về vấn đề áp dụng Cách mạng 4.0 vào sản xuất thì chỉ có khoảng 50% số doanh nghiệp đã có lộ trình vận dụng; trong đó có khoảng 13% số công ty đã thực sự triển khai cuộc Cách mạng. Đây thực sự là cơ hội cho các công ty Việt nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho họ. Ông Jonathan Ng cho rằng, các công ty Việt cần xác định chiến lược kinh doanh rõ ràng. Bên cạnh đó, nhân tài là một vấn đề quan trọng đặc biệt trong bối cảnh cách mạng 4.0. Chính nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đưa ra các sáng kiến về số hóa giúp phát triển công ty. Để phát triển nguồn nhân lực này cần có sự hợp tác chung tay của các trung tâm nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan chính phủ, học viện, các doanh nghiệp, start up, vân vân.... KẾT LUẬN Giải pháp: Đề xuất một số giải pháp: Nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế - xã hội, thêm vào đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao là điều kiện hàng đầu cần được đầu tư và phát triển. Do đó, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo tính bền vững của phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo cho việc tiếp thu công nghệ mới, làm chủ kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn. Do đó, các cơ sở giáo dục, đào tạo cần tiếp tục có những đột phá cả về nhận thức, cả về tổ chức nội dung chương trình và phương pháp, phương tiện giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, củng cố ý thức hệ và những giá trị tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng con người mới. Quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và cung ứng lao động đáp ứng yêu cầu xã hội. Để thực hiện yêu cầu, mạng lưới các cơ sở đào tạo cần được quy hoạch theo các nguyên tắc: phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; với năng lực đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực của xã hội; tạo điều kiện để mọi người tham gia xây dựng cơ sở đào tạo; đáp ứng được nguồn nhân lực Nhà nước chúng ta cần tăng cường các hoạt động chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các công nghệ tối tân nhất, hiện đại nhất. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao, doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) đổi mới sáng tạo (ĐMST) cần được hỗ trợ trong quá trình khởi nghiệp, tiếp cận nguồn vốn, thị trường. Nhưng tại nước ta, vẫn còn thiếu hành lang pháp lý để DNKN hoạt động và hấp dẫn các nhà đầu tư, các quỹ sẵn sàng đầu tư vào thị trường Việt Nam. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, luôn luôn có những cơ chế ưu đãi đặc thù để thúc đẩy khởi nghiệp và hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp. Ðiều này đã tạo ra hàng loạt mô hình khởi nghiệp mới, phát triển nhiều quỹ hỗ trợ, đơn vị trung gian, môi giới, vân vân… giúp các DNKN ÐMST nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa và mang lại giá trị gia tăng vượt bậc cho kinh tế quốc gia. Những DNKN ÐMST thành công hầu hết đều nhanh chóng trở thành doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới như: Google, Facebook, Viber, vân vân.… Các công ty nêu trên đều áp dụng hình thức giao dịch công nghệ mới và hiệu quả trên thị trường
  13. 682 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA khoa học và công nghệ (KH và CN) thế giới, do đó giá trị mỗi giao dịch có thể gấp hàng trăm lần so với giao dịch công nghệ truyền thống. Ðơn cử như Viber - phần mềm dùng để liên lạc trên di động đã được bán với giá trị khoảng 900 triệu mỹ kim; OneBox là cung ứng giải pháp fax qua mạng internet đã được bán với giá 850 triệu mỹ kim, .… Tại nước ta, một vài năm gần đây, phong trào khởi nghiệp càng ngày càng sôi nổi và phát triển với số lượng các vườn ươm, cơ sở, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp gia tăng nhanh chóng. Chỉ tính riêng 5 thương vụ kêu gọi vốn thành công nhất đã có tổng giá trị lên đến hơn 50 triệu mỹ kim bao gồm: Momo - 28 triệu mỹ kim; F88 - 10 triệu mỹ kim, Got It! - hơn 9 triệu mỹ kim, Vntrip.vn - 3 triệu mỹ kim, Toong - 1 triệu mỹ kim. Mới nhất là doanh nghiệp Foody - mạng xã hội về ẩm thực đã được mua lại hơn 82% cổ phần với giá hơn 64 triệu mỹ kim. Bộ trưởng KH và CN Chu Ngọc Anh cho biết, đã có hơn 900 dự án khởi nghiệp được ươm tạo với 300 nhóm khởi nghiệp đã được kết nối với cộng đồng và các quỹ đầu tư. Ngoài ra, hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đã có hoạt động tại nước ta, điển hình là IDG Ventures, CyberAgent Ventures, Gobi Partners, 500 Startups,.… Hiện, đã có 24 cơ sở ươm tạo, 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, nhiều mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp được thành hình như “Mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”, chương trình “Sáng kiến cố vấn khởi nghiệp Việt Nam”. Bộ KH và CN đã chủ trì để triển khai mô hình tổ chức thúc đẩy kinh doanh mới từ Hoa Kỳ thuộc khuôn khổ đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon tại nước ta. Ngoài ra, còn có Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan có nội dung hỗ trợ hoàn toàn vào đối tượng khởi nghiệp ÐMST và các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ÐMST. Các chương trình nêu trên đã hỗ trợ tập huấn, cung cấp vốn cho hàng chục công ty, đào tạo được nhiều huấn luyện khởi nghiệp và có nhiều hoạt động hỗ trợ đối với các DNKN ÐMST. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, hầu hết các hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp đều ở tình trạng tự phát, thiếu sự liên kết và chưa đủ mạnh để phát triển các DNKN Việt Nam ngang tầm các hãng công nghệ trên thế giới. Ý kiến từ các chuyên gia cho thấy, về mặt chính sách, DNKN ÐMST vẫn chưa được định nghĩa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các đặc thù về khởi nghiệp và đầu tư cho khởi nghiệp chưa được nêu ra trong các quy định về thuế, tài chính, đầu tư. Nước ta chưa có các quy định về thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong hoạt động. Chính vì thế, đến nay, vẫn chưa có quỹ đầu tư mạo hiểm nào được thành lập ở nước ta, trong khi đó, tỷ lệ DNKN Việt Nam thành lập văn phòng tại ngoại quốc ngày càng nhiều. Nếu không có môi trường pháp lý thuận lợi, các quy định đặc thù cho lĩnh vực khởi nghiệp ÐMST sẽ rất khó để phát triển các DNKN ÐMST và tạo dựng hệ sinh thái ÐMST. Ðiều này cũng cho thấy chưa có sự liên kết chặt chẽ từ chính sách đến các hoạt động của cộng đồng, xã hội để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, tạo ra văn hóa khởi nghiệp. Cục trưởng Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH và CN Phạm Hồng Quất cho biết, để phát triển, các DNKN cần thời gian dài và hỗ trợ từ nhiều thành phần xã hội. Trong đó, các trường đại học, viện nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các sáng lập viên, kết quả nghiên cứu có tính thương mại hóa và các ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Các vườn ươm, tổ chức thúc đẩy kinh doanh để đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp và cần có cơ sở hạ tầng nhằm để thử nghiệm, làm sản phẩm mẫu, .… Cùng với đó là các sự kiện khởi nghiệp để nối kết, nâng cao văn hóa khởi nghiệp và Nhà nước cần xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động khởi nghiệp và đầu tư khởi nghiệp. Tất cả những yếu tố nêu trên cần được liên kết để trở thành một hệ sinh thái khởi nghiệp ÐMST của nước ta, qua đó các DNKN ÐMST có đủ hành lang pháp lý để phát triển tại Việt Nam.
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 683 PHỤ LỤC Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tiếp tục diễn ra trong thế kỷ XXI với một số đặc điểm lớn như sau: Một là, sự vượt lên trước của khoa học so với kỹ thuật và công nghệ đã tạo điều kiện đẩy nhanh tiến bộ công nghệ. Tiến bộ công nghệ lại giúp thúc đẩy khoa học phát triển nhanh hơn và đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Hai là, các yếu tố riêng biệt của quá trình sản xuất được kết hợp hữu cơ với nhau và được kết nối thành một hệ thống liên kết mạng trên quy mô toàn quốc gia và quốc tế (máy điều khiển + máy động lực + máy công cụ + máy vận chuyển + kết nối mạng và liên mạng), tạo điều kiện xuất hiện các hệ thống công nghệ mới về nguyên tắc. Ba là, lao động chân tay chuyển dần sang lao động trí tuệ trong quá trình sản xuất dẫn đến sự đổi thay về căn bản vai trò của con người trong sản xuất, từ chỗ bị lệ thuộc và bị trói chặt (quan hệ một chiều) vào quá trình sản xuất tiến lên làm chủ và chi phối lại quá trình sản xuất (quan hệ hai chiều). Bốn là, tạo một bước ngoặt trong toàn bộ hệ thống lực lượng sản xuất, nâng cao đáng kể năng suất và hiệu quả của nền sản xuất xã hội, cũng như tác động một cách sâu sắc và toàn diện tới các quan hệ kinh tế đối ngoại và mọi lĩnh vực đời sống xã hội khiến phân công lao động xã hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế ngày càng được mở rộng, quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ. Năm là, CMCN 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa qui trình, phương thức sản xuất; với những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn như công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot…. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, viễn cảnh các nhà máy thông minh trong đó các máy móc được kết nối internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định sẽ không còn xa. Có thể thấy, cuộc CMCN 4.0 tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: công nghiệp, nông nghiệp, tài chính ngân hàng, lao động, việc làm, giao thông vận tải, dệt may, du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo đến doanh nghiệp và các địa phương. Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng ngày càng trầm trọng. Hơn nữa, cuộc cách mạng này có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, giờ đây khi người máy với trí tuệ nhân tạo đã và đang thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh bị thất nghiệp, nó thực sự là mối nguy tiềm ẩn cho lực lượng lao động, thậm trí những vị trí vốn được xem là không thể thay thế được đòi hỏi tri thức, kinh nghiệm của con người. Một báo cáo mới của McKinsey & Co thậm chí còn cho rằng, ít nhất 46 quốc gia và 800 triệu lao động, bất kể nước công nghiệp phát triển hay những nước đang phát triển đều chịu ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Ngoài ra báo cáo này còn cho biết 800 triệu nhân công trên toàn thế giới sẽ mất việc làm vì người máy và tự động hóa vào năm 2030. Còn báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đặt vấn đề này theo các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức, lao động kĩ thuật. Giai đoạn tiếp sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong thời gian tới thế giới sẽ có diện mạo mới và đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi thay. “Cùng với những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của nền kinh tế tri thức trên thế giới, từ giai đoạn xem tài nguyên, máy móc là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất, đã tiến
  15. 684 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA đến giai đoạn xem khoa học, công nghệ và tài chính là yếu tố quyết định. Trong quá trình phát triển, kĩ thuật và công nghệ của sản xuất có vai trò ngày càng tăng, thể hiện chất lượng của lực lượng sản xuất. Phân công lao động và liên kết các bộ phận lao động cũng là yếu tố quan trọng quyết định trình độ của lực lượng sản xuất”. (Nguyễn Phú Trọng, 2011, trang 115) Thực vậy, với sự phát triển và tiến bộ vượt bậc của những khoa học kỹ thuật trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 đặt ra nhiệm vụ cho chúng ta là trên cơ sở phạm trù phương thức sản xuất, phân tích những bộ phận cấu thành của nó là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và mối quan hệ tương tác có tính quy luật giữa các bộ phận đó tác động đến sự đổi thay và phát triển của phương thức sản xuất như nghiên cứu xem những yếu tố mới nào cấu thành lực lượng sản xuất có thể làm thay đổi quan hệ sản xuất, đồng thời cần xem xét phát triển những quan hệ sản xuất phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta, phục vụ cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế mới.” Vai trò ngày càng quan trọng của trí tuệ nhân tạo làm cho ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng nó rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất nhằm giảm bớt chi phí, tăng lợi nhuận, quá trình này một mặt làm cho việc tích lũy vốn ngày càng nhanh và tập trung hơn, mặt khác sẽ dẫn đến nguy cơ phân hóa giàu nghèo ngày càng trầm trọng. Bên cạnh đó, sự áp dụng trí tuệ nhân tạo ngày càng sâu rộng đã đặt ra thách thức chính là ngày càng nhiều người lao động bị đào thải kể cả lao động có trình độ kiến thức cao, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, gây trình trạng bất ổn thậm chí là khủng hoảng cho kinh tế. Vì thế cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra rất nhiều vấn đề mới, là làm sao giải quyết tốt mối quan hệ sản xuất áp dụng công nghệ trong sản xuất và đảm bảo công bằng xã hội, làm sao để sự tiến bộ không làm trầm trọng thêm tình trạng phân hóa giàu nghèo, làm thế nào làm tăng lên tổng phúc lợi của toàn xã hội? Hoặc làm sao để giảm bớt các tác động tiêu cực từ thất nghiệp cơ cấu do cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 gây ra. Ví dụ phải dự báo được ngành nghề lĩnh vực nào dễ bị đào thải, và xu hướng của sản phẩm dịch vụ mới từ đó làm cơ sở cho các phương án tái đào tạo lao động lành nghề, lao động công nghệ cao. Tuy sự phát triển công nghệ đã đặt ra không ít thách thức như vừa nêu, nhưng với sự ứng dụng của Big Data cũng đã mở ra những cánh cổng, những cơ hội cho những ngành thương mại mới. Sự khác biệt chỉ là phạm vi nghiên cứu, với tư cách là cơ sở cho các khoa học cụ thể, chúng ta cần đặt trọng tâm nghiên cứu về lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0. Ví dụ khi trí tuệ nhân tạo ngày càng được áp dụng rộng lớn, là công cụ lao động ngày càng quan trọng, vậy nó có những tác động như thế nào đến lực lượng sản xuất, bởi vì một khi lực lượng sản xuất có sự thay đổi về chất thì ắt sẽ dẫn đến sự thay đổi về nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất, trong khi đó lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có quan hệ hữu cơ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy cho nhau. Do vậy trong giai đoạn Cách mạng Công nghiệp 4.0, cần có những quan hệ sản xuất, nhất là quan hệ tổ chức, quản lý phù hợp để thích nghi với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0. Còn đối với các ngành khoa học cụ thể thì cần bổ sung và cụ thể hóa những quy luật chung trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0. Ví dụ làm sao tận dụng kỹ thuật công nghệ mà không làm gia tăng thất nghiệp cơ cấu? Dự báo những lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ bị thay thế, đào thải để từ đó có các phương án ứng phó, sắp xếp lại lao động dôi dư để tái đào tạo lại. Giải quyết bài toán mâu thuẫn trong sự phát triển và áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng. Những hình thức tổ chức, quản lý nào cho một thế giới Vạn vật kết nối? Nền sản xuất hàng hóa mới nào có thể sản sinh ra từ sự kết hợp giữa Công nghệ số với các Khoa học Kĩ thuật, tiềm năng của năng lượng tái sinh, vật liệu thân thiện với môi trường, phương tiện giao thông tự động không người lái, ….
  16. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 685 TÀI LIỆU THAM KHẢO Book: 1. Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2000, tr.496. [4] 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.8. (1) 3. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.65. (2) 4. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.111. (4) 5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), NXB Chính trị - Quốc gia, Hà Nội. 6. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.70. (5) 7. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (2005), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. V.I.Lênin (1974): Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Matxcova. 10. Từ điển Triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.526. [1]  11. Nguyễn Phú Trọng (2011), “Mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp”, Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.8, tr.497. [2]  13. Ban Tuyên giáo Trung ương: Tập bài giảng lớp bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo cấp tỉnh, huyện năm 2009, tr.183. [3] 14. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1975, t6, tr.30-32. [5] 15. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.268. [6] 16. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.127. [7] 17. Karl Marx, Friedrich Engels: Marx Engels toàn tập. 43 Bände, Dietz Verlag, Ost-Berlin (ab 1989: Berlin) 1956-1990 18. Karl Marx: Ökonomisch-philosophische Manuskripte. (1844) 19. Luciano, Floridi (2014), The 4TH Revolution: How The Infosphere is reshaping human reality, bản tiếng Trung dịch từ tiếng Anh, người dịch Wang, Wen Ge, (2017), Nxb Nhân dân Chiết Giang, Trung Quốc. 20. Karl Marx und Friedrich Engels:  Das Kommunistische Manifest.(Originalausgabe 1848).  Eine moderne Edition. Mit einer Einleitung von Eric Hobsbawm, Argument Verlag 1999, ISBN 3-88619-322-5 21. Karl Marx: Lohnarbeit und Kapital. Artikel in der Neuen Rheinischen Zeitung, April (1849) 22. Karl Marx: Grundrisse der Kritik der politischen Ökonomie. (1857/58) 23. Persson, Torsten và Guido, Tabellini (2000), Political Economics: Explaning Economic Policy, bản tiếng Trung dịch từ tiếng Anh, người dịch Fang, Min và ctg, (2007), Nxb Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh. 24. Karl Marx: Das Kapital. Band I-III (1. Auflage 1867) Paderborn: Voltmedia, ISBN 3-937229-34-5 25. Friedrich Engels: Die Entwicklung des Sozialismus von der Utopie zur Wissenschaft., 1882 26. Perry Anderson: Über den westlichen Marxismus. Syndikat, Frankfurt am Main 1978, ISBN 3-8108-0074-0 27. Eberhard Braun: Aufhebung der Philosophie: Karl Marx und die Folgen. Metzler Verlag, Stuttgart 1992 28. Cajo Brendel, Anton Pannekoek: Denker der Revolution. Ça Ira, Freiburg im Breisgau 2001, ISBN 3-924627-75-4 29. Alex Callinicos: Die revolutionären Ideen von Karl Marx. VZGA, Frankfurt am Main 1998, ISBN 3-9806019-2-7 30. Jacques Derrida: Marx’ Gespenster. Der Staat der Schuld, die Trauerarbeit und die neue Internationale. Fischer- Taschenbücher, Frankfurt a. Main 1996, ISBN 3-596-12380-1
  17. 686 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA 31. Jacques Derrida: Marx & Sons. Suhrkamp Taschenbuch Wissenschaft, Frankfurt am Main 2004, ISBN 3-518- 29260-9 32. Iring Fetscher: Marx. Herder Verlag, Freiburg im Breisgau 1999, ISBN 3-451-04728-4 33. Iring Fetscher: Marx-Engels-Studienausgabe. Fischer-Taschenbücher, Frankfurt am Main 1966, ISBN 3-596- 26059-0 34. Helmut Fleischer: Marxismus und Geschichte. Suhrkamp, Frankfurt am Main 1969, ISBN 3-518-00323-2 35. Michael Heinrich: Kritik der politischen Ökonomie. Eine Einführung. 2. durchgesehene und erweiterte Auflage. Schmetterling Verlag, Stuttgart 2004, ISBN 3-89657-588-0 36. Rosa Luxemburg: Sozialreform oder Revolution? Leipzig 1899 37. Ernest Mandel:  Einführung in den Marxismus.  6. Auflage. Internationale Sozialistische Publikationen, Köln 1998, ISBN 3-929008-04-1 38. Ernst Theodor Mohl,  Werner Hofmann,  Joan Robinson  und andere:  Folgen einer Theorie: Essays über Das Kapital von Karl Marx. Suhrkamp, Frankfurt am Main 1967, ISBN 3-518-10226-5 39. Oskar Negt: Kant und Marx: ein Epochengespräch. Steidl Verlag, Göttingen 2003, ISBN 3-88243-897-5 40. Anton Pannekoek,  Paul Mattick  und andere:  Marxistischer Anti-Leninismus.  Ça Ira, Freiburg im Breisgau 1990, ISBN 3-924627-22-3 Journals: 41. TS. Bùi Quang Xuân, phát triển khoa học - công nghệ (KHCN) tỉnh Đồng Nai thời cách mạng công nghệ 4.0. 42. Klaus, Schwab (2016), The Fouth Industrial Revolution, bản tiếng Trung dịch từ tiếng Anh, người dịch Li, Jing (2017), CHINA CITIC Press, Bắc Kinh. 43. Ludwig, Von Mises (1962), The Ultimate Foundation of Economic Science: An Essay on Method, bản tiếng Trung dịch từ tiếng Anh, người dịch Zhu, Yang, (2016), The Commercial Press, Bắc Kinh. 44. Robbin, Lionel (1976), Political Economy: Past and Present, bản tiếng Trung dịch từ tiếng Anh, người dịch Chen, Shang Lin và Wang, Yu Chun, (2016), Nxb The Commercial Press, Bắc Kinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2