intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức - thái độ - thực hành của cô giáo mầm non về phòng chống bệnh tay chân miệng tại huyện đại từ tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của giáo viên mầm non về phòng chống bệnh tay chân miệng tại 4 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Phương pháp chọn mẫu toàn bộ được áp dụng để lựa chọn 120 giáo viên các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức - thái độ - thực hành của cô giáo mầm non về phòng chống bệnh tay chân miệng tại huyện đại từ tỉnh Thái Nguyên

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 là các yếu tố quan trọng đồng thời đóng vai trò quan trọng trọng việc cải thiện sự thuyên giảm và kết quả lâu dài của bệnh nhân TTPL. Kết quả từ bảng 5 cho thấy có sự khác biệt về số lần tái phát và thời gian ổn định bệnh giữa hai nhóm có điều trị duy trì và không điều trị duy trì ở bệnh nhân TTPL thể paranoid, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn, nên cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để khảo sát ảnh hưởng của việc điều trị duy trì với tái phát ở bệnh nhân TTPL paranoid. Theo Kissling W, mặc dù vẫn đang điều trị duy trì bằng thuốc chống loạn thần nhưng khoảng 50% người bệnh TTPL vẫn bị tái phát trong năm đầu tiên sau đợt loạn thần gần nhất, 75% người bệnh TTPL tái phát do không tuân thủ điều trị [7]. Nghiên cứu của Melcer P và cộng sự (2002) về các yếu tố liên quan đến tái phát trong bệnh TTPL, kết quả cho thấy yếu tố không tuân thủ điều trị dược lý gặp nhiều nhất với 51,7% [9]. V. KẾT LUẬN Sự điều trị duy trì có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ thuyên giảm ở bệnh nhân TTPL paranoid, với tỷ lệ các mức độ thuyên giảm giữa 2 nhóm có điều trị duy trì và không điều trị duy trì khác nhau có ý nghĩa thống kê. Mặc dù có sự khác biệt về số lần tái phát và thời gian ổn định bệnh giữa 2 nhóm có điều trị duy trì và không điều trị duy trì, tuy nhiên vai trò của sự điều trị duy trì với tái phát ở bệnh nhân TTPL paranoid cần được làm sáng tỏ hơn ở những nghiên cứu với quy mô lớn hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmad I., Khalily M.T., et al (2016). Factors associated with psychotic relapse in patients with schizophrenia in a Pakistani cohort. Int J Ment Health Nurs, 26(4), 384-390. 2. Almond S., Knapp M., et al (2004). Relapse in schizophrenia: costs, clinical outcomes and quality of life. Br J Psychiatry, 184, 346–351. 3. Bộ môn tâm thần và tâm lý y học (2005). Tâm thần phân liệt. Giáo trình giảng dạy sau đại học. Học viện quân y, 177–214. 4. Correll C.U., Rubio J.M., et al (2018). What is the risk-benefit ratio of long-term antipsychotic treatment in people with schizophrenia?. World Psychiatry, 17(2), 149–160. 5. Kazadi N.J.B., Moosa M.Y.H., et al (2008). Factors associated with relapse in schizophrenia. South African Journal of Psychiatry, 14(2), 7. 6. Kecbicop O.V et al (1980). Bệnh tâm thần phân liệt. Tâm thần học. Bản dịch của Phạm Văn Đoàn và Nguyễn Văn Siêm, “Mir” - Matxcova, 242–288. 7. Kissling W. (1991). The current unsatisfactory state of relapse prevention in schizophrenic psychoses--suggestions for improvement. Clin Neuropharmacol, 14 Suppl 2, S33-44. 8. Lader M. (1998). Pharmacological prevention of relapse. Kaohsiung J Med Sci, 14(7), 448–457. 9. Melcer P., Rabe-Jabłońska J. (2002). The analysis of factors prior to positive symptoms relapse in schizophrenia. Psychiatr Pol, 36(6 Suppl), 271–281. 10. Mi W., Zhang S., et al (2017). Prevalence and risk factors of agitation in newly hospitalized schizophrenia patients in China: An observational survey. Psychiatry Research, 253, 401–406. 11. Ohmori T., Ito K., et al (1999). Psychotic relapse and maintenance therapy in paranoid schizophrenia: a 15 year follow up. Eur Arch Psychiatry Clin Neurosci, 249(2), 73–78. KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH CỦA CÔ GIÁO MẦM NON VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN Bùi Duy Hưng1, Nguyễn Minh Tuấn1, Hạc Văn Vinh2 Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT 333
  2. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của giáo viên mầm non về phòng chống bệnh tay chân miệng tại 4 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Phương pháp chọn mẫu toàn bộ được áp dụng để lựa chọn 120 giáo viên các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả: Có 35% đối tượng nghiên cứu có kiến thức tốt; cô giáo mầm non có thái độ tốt về bệnh TCM chiếm 32,5%; Có 22,5% cô giáo mầm non có thực hành tốt về bệnh TCM. Kết luận: Kiến thức- thái độ- Thực hành của cô giáo mầm non về phòng chống bệnh TCM còn hạn chế. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh tay chân miệng tại tuyến xã là cần thiết trong phòng chống bệnh TCM. Từ khóa: Cô giáo mầm non; Phòng chống; Bệnh TCM KNOWLEDGE – ATTITUDE – PRACTICE OF KINDERGARTEN TEACHER ON HAND – FOOT – MOUTH DISEASE PREVENTION IN DAITU DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Keywords: Kindergarten teacher; Prevention; Hand – foot – Mouth disease Author ABSTRACT Objective: The objective of this study was to evatuate knowledge, attitude and practice of kindergarten teacher on hand – foot – mouth disease prevention in Daitu district. Methods: The crossectional study design was applied in this study. All of the knidergarden teachers in Daitu district were recruited in this study. Kết quả: There were 35% of participants had good level of knowledge, 32,5% had good level of attitude, 22,5% had good level of practice in Hand – foot – Mouth disease prevention. Conclusions: The level of knowledge, attitude and practice of kindergarten teacher in Hand – foot – Mouth disease prevention were still limited. Health educations for enhacing level of knowledge, attitude and practice in Hand – foot – Mouth disease prevention are nedded. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm gặp ở trẻ nhỏ với tác nhân gây bệnh chính là virus EV-A71 và CV-A16. Mặc dù biểu hiện của bệnh thường nhẹ tuy nhiên có thể dẫn đến các biến chứng của hệ thần kinh hoặc tim – phổi gây ra các di chứng dài hạn cho bệnh nhi và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh đã xảy ra tại nhiều nước trên thế giới, tập trung chủ yếu tại các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Các ổ dịch lớn đã xuất hiện và gây ra những hậu quả nghiêm trọng tại các nước như Malaysia, Đài Loan, Singapo, Trung quốc [7]. Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng xuất hiện đầu tiên vào năm 2002 tại các tỉnh phía nam, từ những năm 2005 đến 2010 bệnh có xu hướng tăng mạnh và gây nhiều trường hợp tử vong tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại Thái Nguyên bệnh tay chân miệng xuất hiện từ năm 2011 với 236 ca mắc được giám sát, bệnh nhanh chóng lây lan ra cộng đồng, năm 2012 trên địa bàn tỉnh ghi nhận 647 ca lâm sàng. Dịch bệnh xuất hiện tại 147/181 xã/phường của 9/9 huyện thành trong đó có nhiều ổ dịch với hàng chục ca mắc bệnh tại các trường mầm non, nhà trẻ. Nhằm phòng tránh và kiểm soát sự bùng phát của bệnh tay chân miệng có hiệu quả, người chăm sóc trẻ tại trường mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các hành vi sức khỏe để phòng tránh bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực hiện trước đó cho thấy, kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ trong phòng tránh bệnh tay chân miệng còn hạn chế [1], [2]. Mặc dù kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ như cô giáo mầm non tại các trường mầm non trong phòng tránh bệnh tay chân miệng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác dự phòng sự bùng phát của bệnh dịch tay chân miệng, tuy nhiên những nghiên cứu về vấn đề này tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và địa bàn huyện Đại Từ (huyện có tỷ lệ mắc cao nhất) nói riêng còn hạn chế. Nhận thức được điều đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu “Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của giáo viên mầm non về phòng chống bệnh tay chân miệng tại 4 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2016” 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 334
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên làm việc tại các trường mầm non có tham gia chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên, là huyện thuộc địa bàn miền núi, có tỷ lệ mắc bệnh TCM khá cao trong số 9 huyện/thành của tỉnh Thái Nguyên. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 8/2016 - 12/2016 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang 2.3.2. Cỡ mẫu: Chọn toàn bộ giáo viên chính thức và giáo viên kiêm nhiệm công tác ở trường mầm non tại 4 xã nghiên cứu. 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện có chủ đích tất cả đối tượng nghiên cứu tại 4 xã thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên 2.4. Bộ công cụ trong nghiên cứu Bộ câu hỏi đánh giá KAP của người tham gia nghiên cứu được xây dựng bởi nghiên cứu viên. Bộ công cụ có tổng số 30 câu hỏi (10 câu hỏi đánh giá kiến thức; 10 câu hỏi đánh giá thái độ và 10 câu hỏi đánh giá thực hành). Các câu hỏi/chỉ tiêu được lượng hóa bằng cách cho điểm (đúng 1 điểm, sai hoặc không có ý kiến 0 điểm). Tiếp theo tính tổng điểm cho từng biến: kiến thức, thái độ, thực hành. Sau đó phân loại theo 3 mức: ≥ 80% (8 - 10 điểm): Tốt; 60 - < 80% (6 - 7 điểm): Mức độ trung bình; < 60% (< 6 điểm): Mức độ kém 2.5. Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn trực tiếp người tham gia nghiên cứu về bệnh TCM dựa trên bộ câu hỏi đã được chuẩn bị. 2.6. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu trong nghiên cứu được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 19.0. 3. KẾT QUẢ Đánh giá KAP đối tượng nghiên cứu về bệnh tay chân miệng Bảng 3.1. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh TCM (n = 120) Đúng Không đúng Kiến thức của đối tượng nghiên cứu SL TL (%) SL TL (%) Tác nhân nhân gây bệnh TCM 62 51,7 58 48,3 Nguồn lây bệnh TCM 71 59,2 49 40,8 Đường truyền nhiễm bệnh TCM 41 34,2 79 65,8 Phương thức lây truyền bệnh TCM 25 20,8 95 79,2 Nơi có nguy cơ cao mắc bệnh TCM 43 35,8 77 64,2 Lứa tuổi dễ mắc bệnh TCM 78 65,0 42 35,0 Biểu hiện của bệnh TCM 52 43,3 68 56,7 Biến chứng của bệnh TCM 34 28,3 86 71,7 Vắc xin phòng bệnh TCM 48 40,0 72 60,0 Biện pháp vệ sinh để phòng bệnh TCM 85 70,8 35 29,2 Nhận xét: Đối tượng đã có kiến thức đúng tương đối cao về nguồn lây bệnh TCM (59,2%), lứa tuổi dễ mắc bệnh TCM (65%) và đặc biệt là biện pháp vệ sinh phòng bệnh TCM chiếm (70,8%). Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ khá cao chưa đúng về bệnh TCM như đường truyền nhiễm (65,8%), phương thức lây truyền (79,2%), nơi có nguy cơ cao mắc bệnh (64,2%), biểu hiện của bệnh (56,7%), biến chứng của bệnh (71,7%) và vác xin phòng bệnh (60%). Bảng 3.2. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về bệnh TCM (n=120) Đồng ý Không đồng ý Thái độ của đối tượng nghiên cứu về SL TL (%) SL TL (%) Bệnh tay chân miệng là một bệnh có thể gây nguy hiểm 70 58,3 50 41,7 đến tính mạng của trẻ em 335
  4. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 việc rửa tay bằng xà phòng là biện pháp có hiệu quả để 88 73,3 32 26,7 phòng chống bệnh TCM việc thường xuyên sử dụng dung dịch khử khuẩn để ngâm 80 66,7 40 33,3 rửa đồ chơi của trẻ là cần thiết Thường xuyên sử dụng dung dịch khử khuẩn để lau sàn 86 71,7 34 28,3 nhà và các vật dụng trong nhà là cần thiết Không nên đưa trẻ đến trường học khi đang bị bệnh 90 75 30 25 việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời là cần thiết để phòng 79 65,8 41 34,2 biến chứng của bệnh TCM Không nên điều trị TCM bằng thuốc nam 49 40,8 71 59,2 Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh TCM 92 76,7 28 23,3 Tiêm phòng vacxin phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ nếu 74 61,7 46 38,3 có vacxin Sự tham gia của cộng đồng là cần thiết để phòng chống 101 84,2 9 15,8 bệnh TCM Nhận xét: hầu hết những đối tượng tham gia phỏng vấn đều có thái độ đúng (đồng ý) về bệnh tay chân miệng. Đặc biêt là thái độ đúng về sự tham gia của cộng đồng chiếm tỷ lệ (84,2%); riêng thái độ cho rằng nên điều trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam còn chiếm tỷ lệ khá cao (59,2%). Bảng 3.3. Thực hành đối tượng nghiên cứu về bệnh TCM (n = 120) Không/ Không Có/Đúng Thực hành của đối tượng nghiên cứu về đúng SL TL (%) SL TL (%) Thường xuyên rửa tay của người chăm sóc trẻ bằng xà phòng 47 39,2 73 60,8 Thường xuyên rửa tay cho trẻ và hướng dẫn trẻ tự rửa tay 47 39,2 73 60,8 bằng xà phòng Thường xuyên vệ sinh vật dụng ăn uống bằng cách tráng 68 56,7 52 43,3 nước sôi Không mớm thức ăn cho trẻ 92 76,7 28 23,3 Ngăn không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi 81 67,5 39 32,5 Thường xuyên rửa đồ chơi của trẻ bằng xà phòng ít nhất 1 59 49,2 61 50,8 tuần 1 lần Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt bằng các chất tẩy rửa thông thường 1-2 lần/tuần 84 70,0 36 30,0 Xử lý phân của trẻ đúng 85 70,8 35 29,2 Cách ly với trẻ đang bị bệnh TCM 78 65,0 42 35,0 Khuyên bố mẹ đưa trẻ đi khám và điều trị khi nghi ngờ có dấu 85 70,8 35 29,2 hiệu bệnh TCM 336
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 Nhận xét: một số yêu cầu thực hành phòng tránh bệnh TCM chưa được thực hiện đúng như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng của người chăm sóc và rửa tay cho trẻ bằng xà phòng đều chiếm tỷ lệ (60,8%), vẫn còn 50,8% đối tượng nghiên cứu không thường xuyên ngâm rửa đồ chơi của trẻ bằng xà phòng ít nhất 1 tuần 1 lần. Bảng 3.4. Đánh giá chung KAP của đối tượng nghiên cứu về bệnh TCM KAP Số lượng Tỷ lệ (%) Tốt 42 35,0 Kiến thức Trung bình 59 49,2 Kém 19 15,8 Tốt 39 32,5 Thái độ Trung bình 69 57,5 Kém 12 10 Tốt 27 22,5 Trung bình 71 59,2 Thực hành Kém 22 18,3 Tổng 120 100,0 Nhận xét: Kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng nghiên cứu về bệnh tay chân miệng ở mức trung bình. Có 35% đối tượng nghiên cứu có kiến thức tốt, 22,5% thực hành tốt và 32,5% thái độ tốt. 4. BÀN LUẬN 4.1. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh tay chân miệng Kết quả khảo sát người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại các trương mầm non trên địa bàn 4 xã được chọn tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2016 cho thấy: tỷ lệ người chăm sóc có kiến thức chung tốt về bệnh TCM chiếm 35%; trong khi đó tỷ lệ người chăm sóc có kiến thức chung về bệnh ở mức kém chiếm 15,8%. Phần lớn các người chăm sóc có có kiến thức không đúng phương thức lây truyền và biến chứng của bệnh TCM với tỷ lệ lần lượt 79,2% và 71,7%. Tỷ lệ kiến thức đúng cao nhất là biện pháp vệ sinh phòng bệnh (70,8%), tiếp theo là lứa tuổi dễ mắc bệnh (65%). Khi so sánh vơi nghiên cứu của Aiewtrakun và cộng sự năm 2016 chúng tôi thu được kết quả tương tự. Kết quả nghiên cứu của Aiewtrakun và cộng sự cho thấy tỷ lệ người chăm sóc có kiến thức chung đúng về các biện pháp phòng bệnh chiếm 39,8% [4]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Thị Kim Ánh và cộng sự năm 2013 trong đó có 14,1% giáo viên có kiến thức đạt về dịch tễ của bệnh, 10% giáo viên có kiến thức đạt về đường lây của bệnh, tỷ lệ giáo viên có kiến thức đạt về biện pháp phòng ngừa còn thấp [1]. Nghiên cứu của Yang và cộng sự năm 2010 trên đối tượng cô giáo mầm non cũng cho thấy giáo viên mầm non có kiến thức đúng về bệnh TCM chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, 26% cô giao mầm non có kiến thức đúng về triệu chứng thông thường và trầm trộng của bệnh TCM [6]. Chúng tôi cho rằng, sự khác biệt giữa kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu trước đó là do thời điểm nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện vào năm 2016, sau khi tỉnh Thái Nguyên đã trải qua đỉnh dịch bệnh TCM vào năm 2012 [3]. Đặc biệt người chăm sóc trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm và là một trong những đối tượng được tập trung tuyên truyền. Do đó, kết quả này có thể được giải thích theo quan điểm trên. Mặc dù có thể phù hợp hay khác biệt đôi chút so với nghiên cứu khác nhưng tất cả các nghiên cứu nói trên (bao gồm cả nghiên cứu của chúng tôi) cho thấy vẫn còn những khoảng trống về kiến thức phòng chống bệnh TCM ở những chăm sóc trẻ. Điều này cho thấy việc tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức cho đối tượng 4.2. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về bệnh tay chân miệng Tỷ lệ người tham gia nghiên cứu có thái độ tốt chiếm 32,5%; tỷ lệ người tham gia nghiên có thái độ trung bình và kém chiếm lần lượt 57,5% và 10%. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc thực hành phòng chống bệnh TCM cho trẻ em dưới 5 tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với 337
  6. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 nghiên cứu được thực hiện trước đó. Nghiên cứu của tác giả Ruttiya và cộng sự (2013) về KAP dự phòng bệnh TCM ở người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi ở Bangkok cho kết quả: tỷ lệ người chăm sóc trẻ có thái độ trung bình là 68,2% và thái độ tốt là 31,8% [8]. Nghiên cứu của Lê Thị Kim Ánh và cộng sự năm 2013 cho thấy đa số giáo mầm non có thái độ phù hợp đối với bệnh TCM [1]. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ đối với bệnh do EV71 gây ra tại Đài Loan (2010) trên 690 ông bố/bà mẹ và 104 cô giáo ở nhà trẻ mầm non cho thấy: tỷ lệ cô giáo và ông bố/bà mẹ đồng ý rằng trẻ nên ở nhà khi mắc EV71 là 91,3% và 72,2%; tỷ lệ cô giáo và ông bố/bà mẹ cho rằng mắc EV71 là rất nguy hiểm chiếm 68% và 82% [6]. Kết quả nghiên cứu của Abu Zarin và cộng sự năm tại Malaysia cho thấy 52,2% người chăm sóc trực tiếp trẻ mắc bệnh TCM có thái độ chung đúng về chăm só trẻ [8]. Trong nghiên cứu này phần lớn đối tượng nghiên cứu có thái độ về bệnh TCM ở mức độ trung bình và tốt, chỉ có 10% có thái độ kém. Kết quả có thể được giải thích do thời điểm nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện vào năm 2016, sau khi tỉnh Thái Nguyên đã trải qua đỉnh dịch bệnh TCM vào năm 2012 [3]. Đặc biệt người chăm sóc trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm và là một trong những đối tượng được tập trung tuyên truyền. Do đó, kết quả này có thể được giải thích theo quan điểm trên. Thái độ là một trong những thành phần quan trọng của hành vi phòng chống bệnh TCM. Việc có thái độ tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các hoạt động phòng chống dịch TCM cũng như công tác truyền thông phòng chống dịch TCM cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc cần thiết duy trì công tác tuyên truyền và giáo dục sức khỏe cho đối tượng người chăm sóc trẻ trực tiếp tại trường mầm non nhằm cải thiện và nâng cao thái độ của họ đối với nhận thức về mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như thay đổi tư duy về việc sử dụng thuốc nam trong điều trị bệnh TCM. 4.3. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về bệnh tay chân miệng Thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng ở giáo viên mầm non là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh này ở trẻ em, nhằm giảm những ảnh hưởng về kinh tế, xã hội và sức khỏe do bệnh TCM gây nên. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 22,5% người tham gia nghiên cứu thực hành tốt về bệnh TCM; tỷ lệ người tham gia nghiên cứu thực hành ở mức độ trung bình và kém đối với bệnh TCM (59,2% và 18,3%; theo thứ tự). Đồng thời kết quả bảng 3.8 cũng cho thấy những biện pháp thực hành đơn giản phòng chống bệnh TCM cho trẻ em dưới 5 tuổi còn nhiều hạn chế như thực hành đúng về rửa tay của người chăm sóc trẻ chỉ đạt 39,2%; việc thực hành cho trẻ rửa tay bằng xà phòng và hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng cũng chỉ đạt 39,2%; việc ngâm rửa đồ chơi của trẻ bằng xà phòng ít nhất 1 lần/1 tuần đạt 49,2%. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người tham gia nghiên cứu thực hành đưa không mớm thức ăn cho trẻ chiếm cao với 76,7%. Điều này cho thấy còn nhiều bất cập trong kết quả của công tác tuyên truyền phòng chống bệnh TCM và cũng là một khoảng trống rất lớn cần có sự tác động của truyền thông giáo dục sức khỏe đối với bệnh TCM. Đối tượng nghiên cứu là người chăm sóc trực tiếp tại các trường mầm non tuy nhiên việc thực hành rửa tay của người chăm sóc cũng như hướng dẫn trẻ rửa tay còn hạn chế điều này cho thấy cần đẩy mạnh hơn nữa việc giám sát và tuyên truyền nhằm cải thiện vấn đề này, đặc biệt đây là hành vi sức khỏe tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao trong phòng bệnh TCM. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Kim Ánh và cộng sự năm 2013 trên đối tượng cô giáo mầm non. Nghiên cứu của Lê Thị Kim Ánh cho thấy việc thực hành rửa tay cho bản thân và rửa đồ chơi cho trẻ chiếm tỷ lệ thấp [1]. Kết quả nghiên cứu của Abu Zarin và cộng sự năm tại Malaysia cho thấy 55,8% người chăm sóc trực tiếp trẻ mắc bệnh TCM thực hành tốt các hành vi dự phòng cũng như chăm sóc trẻ [12]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận định của Bộ Y tế về việc thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cho trẻ của các người chăm sóc trẻ chuyển biến chậm, đặc biệt đối với vùng trung du, miền núi [2]. Mặc dù sự xuất hiện, bùng phát và cách xử trí bệnh tay chân miệng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mùa, thời tiết, thời gian trong năm hay khoảng cách địa lý; nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi về KAP của người chăm sóc trực tiếp trẻ dưới 5 tuổi đối với việc phòng chống bệnh TCM cũng giống như những nghiên cứu khác cho thấy sự cần thiết phải có những 338
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 tác động/can thiệp mới mục tiêu thay đổi KAP cho người chăm sóc trẻ trong việc phòng chống sự xuất hiện và lây lan của bệnh TCM. KẾT LUẬN Có 35% đối tượng nghiên cứu có kiến thức tốt; Người tham gia nghiên cứu có thái độ tốt về bệnh TCM chiếm 32,5%; Có 22,5% người chăm sóc có thực hành tốt về bệnh TCM. KHUYẾN NGHỊ Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh tay chân miệng tại tuyến xã, đồng thời cung cấp các tài liệu truyền thông phòng chống tay chân miệng cho người dân, tập trung truyền thông vào các hành vi dự phòng lây nhiễm bệnh tay chân miệng. Đối tượng truyền thông chủ yếu là giáo viên công tác tại các trường mầm non TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Kim Ánh, Đỗ Thị Thùy Chi, Lưu Thị Hồng (2013) "Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng của giáo viên ở các trường mầm non tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình, năm 2013". Tạp chí Y tế công cộng, 31, 29 - 34. 2. Bộ Y tế- Cục Y tế dự phòng (2013) Báo cáo tình hình bệnh tay chân miệng ở Việt Nam, Hà Nội 3. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên (2013) Báo cáo tổng kết Y tế dự phòng năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013, Thái Nguyên 4. akrapong Aiewtrakun, Wichayane Chotivanich, Phunnathida Mungwatthana, Wanlayanee Nuangpho, Saranya Thitisuriyarax, Sarawuth Suwan, Wassamon Phattarapongdilok, Amornrat Ratanasiri, Pope Kosalaraksa, Amorn Premgamone (2012) "Knowledge and Practice in Prevention and Control of Hand, Foot and Mouth Diseases in Child Care Centers in Khon Kaen Municipality". Srinagarind Med J, 27 (3), 250 - 257. 5. Ruttiya Charoenchokpanit1, Tepanata Pumpaibool (2013) "Knowledge attitude and preventive behaviors towards hand foot and mouth disease among caregivers of children under five years old in Bangkok, Thailand". J Health Res, 27 (5), 281 - 286. 6. S. C. Yang, C. Y. Fee, C. F. Su, H. C. Lee, T. Y. Yin, Y. H. Chang, C. Y. Chen, J. L. Wang (2010) "Knowledge about and attitude toward enterovirus 71 infections: a survey of parents and teachers at kindergartens in Taiwan". Am J Infect Control, 38 (4), e21-4. 7. Yong Zhang, Xiao-Juan Tan, Hai-YanWang, Dong-Mei Yan, Shuang-Li Zhu, Dong-YanWang, Feng Ji, Xian-JunWang, Yong-Jun Gao, Li Chen, Hong-Qiu An, De-Xin Li, Shi-WenWang, Ai-Qiang Xu, Zi-JunWang, Wen-Bo Xu (2009) "An outbreak of hand, foot, and mouth disease associated with subgenotype C4 of human enterovirus 71 in Shandong, China". Journal of Clinical Virology 44, 262-267. 8. Abu Zarin bin Zahari, Yoganantham, Kodiesarn;, Thian Ping Teh; Jie Xi Tee;, Sumayyah binti Hashim (2012) An interventional study on the knowledge, attitude and practice on hand, foot and mouth disease among the parents or caregivers of children aged 10 and below at Nanga Sekuau resettlement scheme from 26th March to 10th June 2012, Faculty of Medicine and Health Sciences., Universiti Malaysia Sarawak. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ BỆNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO CÁC BÀ MẸ CÓ CON BỊ TIÊU CHẢY KÉO DÀI TẠI KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Nguyễn Thị Yến 1, Bùi Thị Ngọc Ánh 2, Nguyễn Thị Việt Hà 1,2 1. Đại học Y Hà Nội 2. Bệnh viện Nhi Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kiến thức về bệnh và nhận xét sự thay đổi kiến thức của các bà mẹ có con bị tiêu chảy kéo dài tại khoa Tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 178 bà mẹ có con từ 6 tháng đến 24 tháng bị tiêu chảy 339
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
38=>2