intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế học vi mô bài giảng 1

Chia sẻ: Tran Nguyen An Khanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

312
lượt xem
142
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'kinh tế học vi mô bài giảng 1', kinh tế - quản lý, kinh tế học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế học vi mô bài giảng 1

  1. KINH TẾ HỌC VI MÔ BÀI GIẢNG 1 – GIỚI THIỆU VỀ TƯ DUY KINH TẾ   Tác Giả: Dennis McCornac, Ðặng Văn Thanh, Trần Hoàng Thị, Nguyễn Quý Tâm, Trần Thị Hiếu  Hạnh, FETP, Fulbright Economics Teaching Program KINH TẾ HỌC có thể định nghĩa là môn học nghiên cứu cách thức xã hội phân bổ  các nguồn lực khan hiếm (có hạn) nhằm thỏa mãn ước muốn vô hạn.   Ta xem xét những khả năng lựa chọn, tìm cách đánh giá lợi ích và chi phí dự kiến,  và ra quyết định. Ta cũng tìm cách hiểu hậu quả của một số hành động, những  hậu quả không được hiển nhiên ngay từ ban đầu. Hãy xét những ví dụ dưới đây  (anh chị hãy nghĩ ra vài ví dụ của mình) về các chính sách được đề nghị (và đôi  khi được thực hiện) nhằm khắc phục những vấn đề xã hội.   Vấn đề Chính sách Những hậu quả bất lợi Giá thuê  Hạn định tiền  1. Chủ nhà sẽ không sửa chữa căn hộ.  nhà quá  thuê 2. Về lâu dài sẽ có ít công trình xây dựng để cho thuê  cao hơn.  3. Chủ nhà có thể dùng phân biệt đối xử hoặc thiên vị  như những công cụ để hạn chế.  4. Sẽ có những hình thức trả tiền chui khác từ người  thuê cho chủ nhà.  Lương  Đặt mức  1. Chủ đóng cửa công ty, hoặc bãi bỏ những quyền lợi  quá thấp lương tối  khác.  thiểu 2. Tăng việc trả tiền chui và tăng công nhân lậu.  3. Tăng sự thiên vị.  Ô nhiễm  Bắt buộc có  Lợi ích: môi trường sạch hơn. quá nhiều các thiết bị  Phí tổn: chi phí sản xuất tăng, giá tăng. Khi giá tăng, sẽ  làm sạch bán được ít sản phẩm hơn. Doanh  nghiệp   nhỏ   là   những  doanh  nghiệp   đầu   tiên   sụt  giảm, cạnh tranh ít hơn.  
  2. Sử dụng lý thuyết   Thế giới kinh tế rất phức tạp: nhiều quyết định kinh tế phải được đưa ra và bằng  cách nào đó phối hợp với nhau. Ta muốn phát triển những phương pháp nhằm  hiểu được cơ chế phối hợp tất cả mọi hoạt động kinh tế này: cần phải có sự đơn  giản hóa một cách thận trọng.    Hành vi kinh tế vô cùng phức tạp, do vậy chúng ta xây dựng những mô hình lý  thuyết tiêu biểu cho sự vận hành của cơ chế kinh tế. Những lý thuyết và mô hình  của ta tiêu biểu cho “sự đơn giản hóa một cách thận trọng” thế giới thực tại.   Lý thuyết là sự giải thích dự kiến những mối liên hệ nhân quả giữa các biến số mà  ta thấy có mối liên hệ về mặt thống kê với nhau. Mô hình cho phép ta trừu tượng  hóa từ thực tế và do vậy làm cho công việc của ta đơn giản hơn. Những mô hình  của chúng ta sẽ cung cấp khuôn khổ phân tích để tư duy những vấn đề kinh tế.  Dùng lý thuyết và mô hình khiến ta có thể ứng dụng sự chính xác trong phân tích  vào việc nghiên cứu các vấn đề trung tâm mà mọi xã hội đều phải đương đầu.     KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ KINH TẾ HỌC CHUẨN TẮC   Kinh tế học thực chứng  bàn về những giải thích khách quan hay khoa học sự  vận động của nền kinh tế. Ở đây chú trọng về GIẢI THÍCH bằng SỰ KHÁCH  QUAN.   Kinh tế học chuẩn tắc cho ta những quy định hay đề nghị dựa trên đánh giá cá  nhân về giá trị. Ở đây chú trọng nhiều hơn về CHỦ QUAN, hay là điều mà ta cho  là PHẢI xảy ra.   Các tác nhân kinh tế trong mô hình của chúng ta bao gồm:   A) Người tiêu dùng quyết định mỗi món hàng họ muốn có bao nhiêu. Cầu của họ  nhiều hay ít được thể hiện bằng giá mà họ sẵn lòng trả. Người sản xuất đáp ứng  với các tín hiệu giá. B) Người sản xuất nhận định giá mà người tiêu dùng sẵn lòng trả (cầu) và đưa  nguồn lực vào sản xuất những món hàng đó.
  3. C) Chủ sở hữu các nguồn lực bán nguồn lực của họ cho người sản xuất. Việc  này tạo ra thu nhập, khiến cho sự sở hữu nguồn lực và giá cả quyết định việc phân  phối thu nhập. D) Chính phủ ­ hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng            ­ quản lý người sản xuất bằng quy định  ­ điều chỉnh phân phối thu nhập ­ cung cấp khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng, hệ thống bảo vệ thích hợp v.v.   KINH TẾ HỌC VI MÔ hay Lý thuyết Giá cả bàn về những đơn vị kinh tế riêng lẻ  như người tiêu dùng và doanh nghiệp.   KINH TẾ HỌC VĨ MÔ bàn về tổng thể nền kinh tế như tác động của chi tiêu chính  phủ, thuế và chính sách tiền tệ.   Một cách để dễ dàng phân biệt hai loại này là nghĩ về kinh tế học vĩ mô như môn  nghiên cứu về rừng và kinh tế học vi mô là môn nghiên cứu về cây.   YẾU TỐ SẢN XUẤT là các nhập lượng để sản xuất ra xuất lượng của xã hội.    Trước khi tiếp tục nghiên cứu kinh tế học, ta sẽ giới thiệu một vài định nghĩa quan  trọng được sử dụng trong suốt môn học.   CHI PHÍ CƠ HỘI – Sự lựa chọn tốt kế tiếp phải bỏ qua, hay chi phí các nguồn lực  được dùng để sản xuất một sản phẩm.   CÔNG NGHỆ – Trạng thái của nghệ thuật sản xuất.   KINH TẾ THỊ TRƯỜNG – Một hệ thống kinh tế trong đó những quyết định về sản  xuất và giá cả là do lực cung, cầu quyết định.    POST HOC ERGO PROPTER HOC (sự sai lầm) – Đuợc dịch từ tiếng La­tinh có  nghĩa là theo điều này, bởi vì điều này. Đây thường là một ý tưởng sai lầm cho  rằng vì một sự kiện nối tiếp sau một sự kiện khác nên sự kiện thứ nhất gây ra sự  kiện thứ hai. Cần tránh vấp phải sai lầm này khi giải thích các sự kiện kinh tế.  
  4. SAI LẦM ĐỐI VỚI SỐ ĐÔNG – Điều gì đúng cho cá nhân hay một bộ phận thì  nhất thiết đúng cho nhóm hay cho tất cả. (Đây là một phát biểu sai lầm.)   CETERIS PARIBUS (giả định) – Được dịch từ tiếng La­tinh, có nghĩa là tất cả mọi  thứ khác bằng nhau, hoặc giữ cho mọi thứ khác không đổi. Ceteris Paribus – “mọi  thứ khác không đổi”. Ta tiến hành phân tích khi có một biến số thay đổi còn tất cả  các tham số khác được giả định là không đổi.   GIÁ TRỊ DANH NGHĨA SO VỚI GIÁ TRỊ THỰC – Danh nghĩa được định nghĩa là  chỉ bằng tên. Như vậy, danh nghĩa của một tờ giấy bạc 10.000 là 10.000 đồng.  Tuy nhiên, với một người không biết nhiều về Việt Nam, 10.000 có vẻ là nhiều tiền.  Chỉ có thể hiểu được giá trị thực, hay sức mua của 10.000, nếu có một tiêu chuẩn  làm căn cứ đo lường.   LÃI SUẤT DANH NGHĨA SO VỚI LÃI SUẤT THỰC –Lãi cho vay tính bằng tiền  (hay chi phí vay muợn) so với lãi cho vay trên thực tế (hay chi phí vay muợn) .  Công thức xác định lãi suất thực là:          r = i ­ p*    với,   i = lãi suất danh nghĩa         r = lãi suất thực                                   p* = tỷ lệ lạm phát hay tỷ lệ lạm phát kỳ vọng   Ví dụ: Hãy thử tưởng tượng ta mượn 50.000 với lãi suất 10 % trong một năm. Sau  một năm ta có thể hoàn trả 50.000 gốc cộng với 5.000 lãi của số tiền đã mượn. Lãi  suất danh nghĩa là 10% hay 5.000. Tuy nhiên, chỉ có thể xác định được lãi suất  thực khi xem xét giá của hàng hóa trong khoảng thời gian đó. Để đơn giản ta hãy  giả định món hàng ta quan tâm là một tách trà. Nếu giá một tách trà là 500 vào  thời điểm vay, nghĩa là thực ra ta đang vay 100 tách trà. Lãi suất thực sẽ phụ thuộc  vào sự thay đổi giá trà trong suốt khoảng thời gian vay mượn.   Trường hợp 1 – Giá một tách trà vẫn không đổi ở Pt  = 500. Người vay hoàn trả  55.000 hay 100 tách trà vay ban đầu, cộng với 10 tách trà. Lãi suất thực là 10 tách  trà. p* = 0%, i = 10%,   ta có  r = i ­ p*,   nên  r = 10% ­ 0%   hay   r = 10%    Trường hợp 2  – Giá một tách trà tăng lên Pt  = 550. Người vay hoàn trả 55.000  nhưng vì Pt  đã tăng lên 550, người vay chỉ trả 100 tách trà là số lượng vay ban  đầu.
  5. p* = 10%, i = 10%,   ta có    r = i ­ p*,   nên  r = 10% ­10%   hay  r = 0%    Trường hợp 3  – Giá một tách trà tăng lên Pt  = 525. Người vay hoàn trả 55.000  nhưng vì Pt  đã tăng lên 525, người vay trả ít hơn 105 tách trà một chút. p* = 5%, i = 10%,   ta có  r = i ­ p*,   nên  r = 10% ­ 5%   hay r = 5%    SỬ DỤNG CHỈ  SỐ GIÁ    Qua thời gian, mức giá có thể lên hoặc xuống. Điều thường hay xảy ra nhất là  LẠM PHÁT, được định nghĩa là sự tăng mức giá. Tuy nhiên, có những giai đoạn  mà mặt bằng giá chung giảm xuống. Hiện tượng này được gọi là GIẢM PHÁT. Đôi  khi ta gọi sự sụt giảm tỷ lệ lạm phát là GIẢM LẠM PHÁT.    Để đo lường đúng tỷ lệ lạm phát hay giảm phát, ta cần lập một năm gốc để từ đó  so sánh. Một khi đã lập năm gốc, những thay đổi mức giá tương lai (hoặc quá khứ)  có thể được so sánh với năm gốc này.   Cách dễ nhất để hiểu điều này là xem chỉ số giá tiêu dùng CPI  được tính bằng  cách nào. Công thức tính CPI là:      P0  là giá món hàng tại thời điểm 0. Q0  là số lượng món hàng tại thời điểm 0. P1  là giá món hàng tại thời điểm 1.   Ở dạng chung, để tính CPI ở bất cứ năm nào, ngoài năm gốc luôn bằng 100, ta  dùng công thức sau:     CPI = Chi phí của Rổ hàng hoá vào năm xem xét X 100.               Chi phí của Rổ hàng hoá vào năm gốc                            SỰ KHAN HIẾM VÀ NHỮNG KHẢ NĂNG LỰA CHỌN   Những lựa chọn kinh tế là cần thiết bởi vì nguồn lực là khan hiếm: chúng không tự  nhiên có sẵn với số lượng vô hạn.   
  6. Ta có thể xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất cho bất cứ thực thể sản  xuất nào, kể cả toàn bộ nền công nghiệp hay kinh tế quốc gia.   Hãy tham khảo các đồ thị   Nhớ rằng chi phí cơ hội của món hàng X mà ta có là số lượng những đơn vị Y phải  bỏ đi để có được một đơn vị X: Chi phí cơ hội của X:   DY/D X =  (YB ­ YA) / (XB ­ XA).   TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI BIÊN (của x và y)    ­    Số đơn vị một loại hàng phải mất đi để tăng một đơn vị của một loại hàng khác.   Về hình học – được thể hiện bởi độ dốc của đường PPF Về kinh tế – đó là chi phí cơ hội của món hàng X   Quy luật chi phí tương đối tăng lên – Chi phí cơ hội của những đơn vị tăng thêm  của một loại hàng sẽ tăng lên khi xã hội sản xuất loại hàng đó nhiều thêm nữa. Vì  sao điều này xảy ra? Quy luật chi phí tăng lên dựa trên thực tế là các nguồn lực có  khuynh hướng chuyên môn hóa, vì vậy một phần năng suất sẽ bị mất đi khi các  nguồn lực được chuyển từ những hoạt động mà họ làm tương đối tốt sang những  hoạt động mà họ có thể làm không tốt bằng.  
  7.   MÔ HÌNH LƯU CHUYỂN CỦA NỀN KINH TẾ Nền kinh tế ở trạng thái động hay luôn luôn chuyển động. Các yếu tố  sản xuất lưu chuyển từ khu vực người tiêu dùng sang khu vực kinh  doanh. Rồi khu vực kinh doanh sử dụng những yếu tố này để sản xuất  hàng hóa và dịch vụ. Đổi lấy việc cung cấp yếu tố sản xuất, người tiêu  dùng nhận được thu nhập dưới dạng lương, tiền cho thuê, lãi và lợi  nhuận. Thu nhập này sau đó được dùng để mua hàng hóa và dịch vụ  do khu vực kinh doanh sản xuất ra.   Một mộ hình lưu chuyển đơn giản của nền kinh tế được minh họa bên dưới bằng  các đường vạch. Để thực tập anh chị có thể thêm khu vực quốc tế. 
  8.   Tuy nhiên, người tiêu dùng thường không tiêu hết thu nhập của mình, và khu vực  kinh doanh hay công ty thường tiêu hơn số tiền kiếm được. Người tiêu dùng là  KHU VỰC THẶNG DƯ  –không phải tất cả thu nhập của họ đều được tiêu hết,  trong khi công ty là khu vực THÂM HỤT – chi tiêu nhiều hơn thu nhập. Lượng thu  nhập không được người tiêu dùng chi tiêu được đưa vào tiết kiệm. Những nguồn  vốn này được khu vực kinh doanh vay để chi cho đầu tư, xây nhà xưởng hoặc mua  máy móc.   Rất tiếc là nền kinh tế thực tại phức tạp hơn nhiều so với những gì được  mô tả cho đến lúc này. Tất cả chúng ta đều quá biết rằng không phải  tất cả thu nhập có được đều có thể tiêu vào hàng hóa, dịch vụ hay tiết  kiệm. Một phần thu nhập phải được dùng để trả thuế. Thuế được dùng  để trả cho chi tiêu chính phủ. Thoạt đầu việc trả thuế làm giảm dòng  thu nhập bằng cách giảm bớt số tiền mà người tiêu dùng có, nhưng về  sau lại xuất hiện trở lại trong dòng thu nhập thông qua chi tiêu của khu  vực chính phủ.   Những thành tố thêm vào mô hình lưu chuyển là nhập khẩu và xuất khẩu. NHẬP  KHẨU  là những khoản chi tiêu của người tiêu dùng (và công ty) vào những sản  phẩm sản xuất ở thị trường nước ngoài. Những khoản chi tiêu này sẽ làm giảm  dòng thu nhập. Tuy nhiên, XUẤT KHẨU, tức những khoản chi tiêu của các thực  thể nước ngoài vào hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nền kinh tế trong nước sẽ làm  tăng dòng thu nhập.   Cuối cùng, ta có thể thêm vai trò của các trung gian tài chính như ngân hàng hay  thị trường chứng khoán. Những định chế này tập hợp vốn của khu vực thặng dư  (Tiết kiệm) và cho khu vực thâm hụt vay để đầu tư.   Hai thước đo thường được dùng để biểu diễn giá trị sản lượng trong  một nền kinh tế. Đó là Tổng Sản phẩm Quốc dân (GNP) và Tổng Sản  phẩm Quốc nội (GDP).   TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN (GNP) được định nghĩa là giá trị tất cả hàng hóa  và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong nền kinh tế bởi các yếu tố sản xuất thuộc  sở hữu trong nước trong một giai đoạn cụ thể, được định giá bằng giá thị trường.
  9.   TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP) được định nghĩa là giá trị tất cả hàng hóa  và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong nền kinh tế trong một giai đoạn cụ thể,  được định giá bằng giá thị trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2