intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật chụp ảnh sân khấu

Chia sẻ: Pham Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

169
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Máy ảnh DSLR Nếu được bạn hãy sử dụng máy DSLR, máy PnS sẽ có một số hạn chế trong trường hợp này như khởi động chậm, thời gian chờ giữa hai ảnh chậm, sự linh hoạt trong điều chỉnh Manual cũng không cao. Tuy nhiên, nếu bạn không còn sự lựa chọn nào thì PnS vẫn được, dù sao nó cũng có ưu điểm gọn nhẹ. 2. Cài đặt thông số ISO Vì bạn không được phép sử dụng đèn flash, nên phải chỉnh máy sao cho có thể chụp trong điều kiện ánh sáng thực tế của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật chụp ảnh sân khấu

  1. Kỹ thuật chụp ảnh sân khấu 1. Máy ảnh DSLR Nếu được bạn hãy sử dụng máy DSLR, máy PnS sẽ có một số hạn chế trong trường hợp này như khởi động chậm, thời gian chờ giữa hai ảnh chậm, sự linh hoạt trong điều chỉnh Manual cũng không cao. Tuy nhiên, nếu bạn không còn sự lựa chọn nào thì PnS vẫn được, dù sao nó cũng có ưu điểm gọn nhẹ. 2. Cài đặt thông số ISO Vì bạn không được phép sử dụng đèn flash, nên phải chỉnh máy sao cho có thể chụp trong điều kiện ánh sáng thực tế của sân khấu. Bạn cần phải để ISO trong khoảng từ 800 hay 1600 trở lên. ISO cao thường làm cho ảnh bị noise, nhưng ánh sáng quá yếu thì ta đành phải chấp nhận. Ánh sáng của sân khấu sẽ làm bạn bối rối vì việc tắt mở liên tục của nhiều loại đèn và cường độ ánh sáng cũng thay đổi theo. Khi có ánh sáng đủ mạnh, bạn có thể chuyển ISO về 800. 3. Đo sáng Bạn nên chuyển chế độ đo sáng thành đo sáng điểm (spot metering) để đo sân khấu hay nghệ sĩ mà bạn muốn đúng sáng thôi. Đo sáng ma trận (matrix metering) chỉ thích hợp khi bạn chụp phong cảnh và khi bạn để chế độ đo sáng này chụp ảnh sân khấu thì máy sẽ báo sai vì giữa sân khấu và khán đài là hai vùng tối sáng quá chênh nhau. 4. Khẩu độ và tốc độ Khẩu độ: Với ánh sáng sân khấu thì việc mở tối đa khẩu độ là điều bạn phải làm. Lúc này ống kính có độ mở f/1.8 hay f/1.4 luôn có ưu thế hơn.
  2. Tốc độ: Nếu bạn cài tốc độ chậm thì có thể tạo hịêu ứng vệt nhoè khi chụp nhưng bạn cần có chân máy, nhưng chân máy cũng làm cho bạn khó xoay sở trong không gian hẹp. Nếu bạn cầm tay chụp thì tốc độ chừng 1/60s hay đôi khi là 1/40s là an toàn để máy không bị rung. Nếu bạn cảm thấy phức tạp trong việc cài đặt nhiều thông số quá thì hãy đặt ISO là 1600, rồi chọn chế độ chụp S (ưu tiên tốc độ - Shutter Priority Mode). Lúc này bạn cứ chỉnh tốc độ là 1/40s, 1/60s... và để máy tự chỉnh khẩu độ và ISO. 5. Ống kính zoom Ống kính zoom sẽ xoay trở linh hoạt hơn nhiều so với ống kính fix. Cũng không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ cần mang theo bất kỳ ống kính nào mình đang có. Tuy nhiên, thông dụng nhất hiện nay mà bạn có thể sắm là một ống kính 18-70mm để chụp rộng và 70-200mm để chụp cận từ xa. 6. Bắt nhịp được sân khấu Lúc nào ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu, lúc nào nghệ sĩ sẽ biểu cảm nhất. Đó là những câu hỏi bạn cần trả lời được để có thể tiên đoán được tình huống cao trào để chụp. Nếu chỉ chụp một lần thì bạn sẽ hơi gặp khó khăn trong việc phán đoán. Vì vậy trở lại chụp lần thứ hai, lần thứ ba cho cùng một buổi biểu diễn sẽ giúp bạn có cơ may thành công hơn. 7. Chọn góc độ chụp Nếu bạn chỉ là một khán giả bình thường thì dĩ nhiên bạn không thể di chuyển đi đâu ngoài chiếc ghế của mình. Nếu vậy hãy mua vé sao cho được ngồi ở vị trí hàng đầu thật sát sân khấu.
  3. Nếu bạn đựơc ban tổ chức cho phép di chuyển thì ngoài việc chụp ảnh chính diện, bạn hãy di chuyển sang cánh gà, di chuyển lên cao... để có những góc chụp đa dạng. Thay đổi góc chụp tạo cho bạn ưu thế rõ rệt nhất là việc gối chủ đề của mình lên phông gì. 8. Hãy dễ thương Trong khi chúng ta đang chụp ảnh thì nhiều người đến để được thưởng thức buổi biểu diễn. Vì vậy tránh không làm che tầm nhìn khán giả là điều luôn phải chú ý. Nếu bạn dễ thương với mọi người thì bạn sẽ được họ giúp đỡ như nhích ra cho bạn khoảng trống hay cho bạn một vị trí đứng tốt. Không nên sử dụng đèn flash vì nó phá đi tính mỹ thuật của việc phối sáng, ánh sáng đèn flash cũng làm cho sân khấu trông không thực. Trên máy ảnh của bạn sẽ có một đèn đỏ chớp sáng giúp cho việc lấy nét tự động. Bạn nên đọc lại cuốn hướng dẫn và tắt nó đi để giúp cho nghệ sĩ biểu diễn không bị khó chịu. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tuân theo mọi yêu cầu của lực lượng bảo vệ vì họ là những người chịu trách nhiệm an ninh cho tất cả mọi người. Cuối cùng thì bạn cũng là một khán giả của buổi diễn, khi nghệ sĩ hướng về ống kính của mình thì không cần phải nhảy ầm lên gào thét nhưng ít ra cũng nên biểu lộ sự ngưỡng mộ và cám ơn của bạn. 1. Máy ảnh DSLR Nếu được bạn hãy sử dụng máy DSLR, máy PnS sẽ có một số hạn chế trong trường hợp này như khởi động chậm, thời gian chờ giữa hai ảnh chậm, sự linh hoạt trong điều chỉnh Manual cũng không cao. Tuy nhiên, nếu bạn không còn sự lựa chọn nào thì PnS vẫn được, dù sao nó cũng có ưu điểm gọn nhẹ. 2. Cài đặt thông số ISO
  4. Vì bạn không được phép sử dụng đèn flash, nên phải chỉnh máy sao cho có thể chụp trong điều kiện ánh sáng thực tế của sân khấu. Bạn cần phải để ISO trong khoảng từ 800 hay 1600 trở lên. ISO cao thường làm cho ảnh bị noise, nhưng ánh sáng quá yếu thì ta đành phải chấp nhận. Ánh sáng của sân khấu sẽ làm bạn bối rối vì việc tắt mở liên tục của nhiều loại đèn và cường độ ánh sáng cũng thay đổi theo. Khi có ánh sáng đủ mạnh, bạn có thể chuyển ISO về 800. 3. Đo sáng Bạn nên chuyển chế độ đo sáng thành đo sáng điểm (spot metering) để đo sân khấu hay nghệ sĩ mà bạn muốn đúng sáng thôi. Đo sáng ma trận (matrix metering) chỉ thích hợp khi bạn chụp phong cảnh và khi bạn để chế độ đo sáng này chụp ảnh sân khấu thì máy sẽ báo sai vì giữa sân khấu và khán đài là hai vùng tối sáng quá chênh nhau. 4. Khẩu độ và tốc độ Khẩu độ: Với ánh sáng sân khấu thì việc mở tối đa khẩu độ là điều bạn phải làm. Lúc này ống kính có độ mở f/1.8 hay f/1.4 luôn có ưu thế hơn. Tốc độ: Nếu bạn cài tốc độ chậm thì có thể tạo hịêu ứng vệt nhoè khi chụp nhưng bạn cần có chân máy, nhưng chân máy cũng làm cho bạn khó xoay sở trong không gian hẹp. Nếu bạn cầm tay chụp thì tốc độ chừng 1/60s hay đôi khi là 1/40s là an toàn để máy không bị rung. Nếu bạn cảm thấy phức tạp trong việc cài đặt nhiều thông số quá thì hãy đặt ISO là 1600, rồi chọn chế độ chụp S (ưu tiên tốc độ - Shutter Priority Mode). Lúc này bạn cứ chỉnh tốc độ là 1/40s, 1/60s... và để máy tự chỉnh khẩu độ và ISO. 5. Ống kính zoom
  5. Ống kính zoom sẽ xoay trở linh hoạt hơn nhiều so với ống kính fix. Cũng không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ cần mang theo bất kỳ ống kính nào mình đang có. Tuy nhiên, thông dụng nhất hiện nay mà bạn có thể sắm là một ống kính 18-70mm để chụp rộng và 70-200mm để chụp cận từ xa. 6. Bắt nhịp được sân khấu Lúc nào ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu, lúc nào nghệ sĩ sẽ biểu cảm nhất. Đó là những câu hỏi bạn cần trả lời được để có thể tiên đoán được tình huống cao trào để chụp. Nếu chỉ chụp một lần thì bạn sẽ hơi gặp khó khăn trong việc phán đoán. Vì vậy trở lại chụp lần thứ hai, lần thứ ba cho cùng một buổi biểu diễn sẽ giúp bạn có cơ may thành công hơn. 7. Chọn góc độ chụp Nếu bạn chỉ là một khán giả bình thường thì dĩ nhiên bạn không thể di chuyển đi đâu ngoài chiếc ghế của mình. Nếu vậy hãy mua vé sao cho được ngồi ở vị trí hàng đầu thật sát sân khấu. Nếu bạn đựơc ban tổ chức cho phép di chuyển thì ngoài việc chụp ảnh chính diện, bạn hãy di chuyển sang cánh gà, di chuyển lên cao... để có những góc chụp đa dạng. Thay đổi góc chụp tạo cho bạn ưu thế rõ rệt nhất là việc gối chủ đề của mình lên phông gì. Ảnh 7: Ảnh chụp từ bên hông cánh gà để có ánh sáng ven. 8. Hãy dễ thương
  6. Trong khi chúng ta đang chụp ảnh thì nhiều người đến để được thưởng thức buổi biểu diễn. Vì vậy tránh không làm che tầm nhìn khán giả là điều luôn phải chú ý. Nếu bạn dễ thương với mọi người thì bạn sẽ được họ giúp đỡ như nhích ra cho bạn khoảng trống hay cho bạn một vị trí đứng tốt. Không nên sử dụng đèn flash vì nó phá đi tính mỹ thuật của việc phối sáng, ánh sáng đèn flash cũng làm cho sân khấu trông không thực. Trên máy ảnh của bạn sẽ có một đèn đỏ chớp sáng giúp cho việc lấy nét tự động. Bạn nên đọc lại cuốn hướng dẫn và tắt nó đi để giúp cho nghệ sĩ biểu diễn không bị khó chịu. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tuân theo mọi yêu cầu của lực lượng bảo vệ vì họ là những người chịu trách nhiệm an ninh cho tất cả mọi người. Cuối cùng thì bạn cũng là một khán giả của buổi diễn, khi nghệ sĩ hướng về ống kính của mình thì không cần phải nhảy ầm lên gào thét nhưng ít ra cũng nên biểu lộ sự ngưỡng mộ và cám ơn của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2