KỸ THUẬT PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHỤC VỤ <br />
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP<br />
Quản trị tài chính doanh nghiệp (DM) liên quan đến việc ra các quyết định đầu tư, quyết <br />
định nguồn vốn và quyết định phân chia cô tức. Các quyết định này được thực hiện ổ hiện <br />
tại nhưng sẽ ảnh hưởng đến tương lai của DN. Do vậy, giám đốc tài chính cần hiểu được <br />
tình hình tài chính hiện tại của DN trước khi ra quyết định. Phân tích các báo cáo tài chính <br />
(BCTC) DN là quá trình sử dụng các BCTC của DN để phân tích và đánh giá tinh hình tài <br />
chính của DN để từ đó có thể hoạch định và kiểm soát hiệu quả hơn tình hình tài chính tại <br />
DN, có biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì và cải thiện tình hình tài chính DN nhờ đó có thể gia <br />
tăng sức mạnh của DN, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.<br />
Ths. Nguyễn Thị Ngọc Lan Khoa Kế Toán<br />
Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp<br />
<br />
Nội dung phân tích BCTC theo góc độ quản trị DN<br />
Vấn đề phân tích BCTC có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động quản trị DN. Trong các <br />
con số tài chính được thống kê trên các BCTC, để những đối tượng sử dụng báo cáo hiểu <br />
được ý nghĩa những con số này, đòi hỏi sử dụng những phương pháp, công cụ phân tích để <br />
xuất bản ra một báo cáo đem lại cho người đọc những thông tin hữu ích, dễ hiểu và sử dụng <br />
nhanh trong quá trình ra quyết định của mình.<br />
BCTC được lập theo những chuẩn mực kế toán do các cơ quan quản lý ban hành như Bộ Tài <br />
chính, Ngân hàng Nhà nước,.. Hệ thống BCTC của một DN (bao gồm cả loại hình ngân hàng <br />
thương mại) bao gồm 4 loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, <br />
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC.<br />
Phân tích BCTC không những phục vụ những đối tượng đang quản trị điều hành DN mà còn <br />
cung cấp những thông tin cho các đối tượng quan tâm đến tình hình “sức khỏe†c a DN.<br />
ủ <br />
Và một điều lưu ý rằng, tùy loại hình DN mà phương pháp phân tích, hình thức phân tích và <br />
độ nhấn phân tích vào một vài chỉ tiêu trong báo cáo để nêu bật lên mức độ trong hoạt động <br />
DN.<br />
Tùy theo đối tượng sử dụng bản phân tích như thế nào: ta có thể hiểu việc phân tích có thể <br />
đáp ứng 2 mục đích:<br />
Mục đích ra quyết định: Dựa trên những thông tin từ các con số cụ thể, việc phân tích sẽ <br />
đánh sâu vào yếu tố mạnh yếu của DN như: chỉ số nguồn vốn, chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu <br />
thanh toán ngay....<br />
Mục đích đầu tư vào DN hoặc rời bỏ DN: Việc phân tích này đòi hỏi chuyên sâu hơn rất <br />
nhiều: vì ngoài việc phân tích các yếu tố tài chính như phân tích hệ thống BCTC thì lồng vào <br />
đó là phân tích rất nhiều các chỉ số phi tài chính như: tình hình nhân sự, hoạt động marketing, <br />
chế độ phúc lợi, những khó khăn của DN... Từ đó mới đề<br />
ra được các nhóm giải pháp khắc phục hoặc tăng cường trong hoạt động kinh doanh DN.<br />
Vì thế, nội dung của việc phân tích BCTC có thể được thể hiện qua 2 khía cạnh:<br />
* Phân tích trên từng BCTC<br />
Việc phân tích trên từng BCTC, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:<br />
Phân tích ngang trên từng BCTC để thấy rõ sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, kể <br />
cả số tuyệt đối và số tương đối.<br />
So sánh dọc trên từng BCTC (đặc biệt trên bảng cân đối kế toán) để thấy rõ sự biến động <br />
về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng BCTC.<br />
Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng BCTC nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài <br />
chính của DN.<br />
Phân tích như trên sẽ cho cái nhìn tổng quan về sự biến động của từng chỉ tiêu tài chính. Từ <br />
đó biết được con số tài chính đó đang ở mức tốt hay xấu hay ít nhất cũng đưa ra được thông <br />
tin về tốc độ tăng trưởng của thòi điểm đang phân tích so với một thời điểm trong quá khứ<br />
Ví dụ: Một DN trong 6 tháng đạt lợi nhuận là 30 tỷ đồng. Nếu chỉ dựa vào thông tin trên thì <br />
con số 30 tỷ đồng thực sự khó cho người đọc báo cáo hiểu tường tận con số. ít nhất từ 30 tỷ <br />
đồng đó, ta sẽ so sánh với kết quả đạt được so với 6 tháng cùng kỳ năm trước. 30 tỷ đồng là <br />
đạt được bao nhiêu % so với kế hoạch. Hay 30 tỷ đó thu được có xuất phát từ ngành nghề <br />
chính hay không.<br />
Kỹ lưỡng hơn, ta cũng đi sâu phân tích cơ cấu vốn mà DN đang sử dụng: bao nhiêu % là vốn <br />
vay, bao nhiêu % là vốn chủ. Chỉ số hàng tồn kho là bao nhiêu. Chi phí vốn vay hiện thời DN <br />
đang sử dụng là bao nhiêu... Sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh con số 30 tỷ <br />
đồng trên. Và trên hết các cổ đông sẽ là người chất vấn và rạch ròi nhiều nhất. Càng phân <br />
tích kỹ lưỡng bao nhiêu, bài phân tích càng có chất lượng.<br />
*Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các BCTC của DN<br />
Việc phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiếu trên các BCTC DN là một nội dung rất căn bản <br />
của phân tích BCTC, nhằm cung cấp những thông tin đánh giá thực trạng tài chính của DN <br />
mà nội dung của nó bao gồm những vấn đề sau đây:<br />
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN.<br />
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản ngắn hạn của DN.<br />
Phân tích khả năng huy động vốn cho SXKD của DN.<br />
Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của DN.<br />
Phân tích tình hình rủi ro tài chính của DN.<br />
Phân tích hiệu quả SXKD của DN.<br />
Phân tích giá trị DN.<br />
Việc phân tích BCTC không thể tách rời việc phân tích DN đó nằm tương quan trong môi <br />
trường đầu tư. Sẽ là thiếu đầy đủ nếu việc phân tích đó không có sự so sánh với các DN <br />
cùng ngành nghề trong cùng thời điểm. Và cũng là thiếu sót nếu việc phân tích không đề cập <br />
đến những tác động của môi trường kinh doanh, tác động của chính sách tói hoạt động kinh <br />
doanh của DN.<br />
Tồn tại của công tác phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính tại các DN Việt Nam<br />
Phân tích BCTC cung cấp được nhiều thông tin bổ ích liên quan đến hoạt động và tình hình <br />
tài chính DN. Tuy nhiên, Phân tích BCTC ờ Việt Nam mới chỉ thật sự bắt đầu kể từ khi <br />
chuyển sang kinh tế thị trường và có sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty cổ phần. DN <br />
nhà nước hầu như không quan tâm lắm đến phân tích BCTC, các loại hình DN tư nhân hay <br />
công ty hợp danh hầu như quá nhỏ bé khiến không đủ nguồn lực và cũng không có nhu cầu <br />
phân tích BCTC, kể cả các DN có tiến hành phân tích BCTC thì cũng rất sơ sài, chủ yếu do <br />
bộ phận kế toán thực hiện mà không có một bộ phận chuyên thực hiện phân tích BCTC. <br />
Thực trạng phân tích BCTC nhằm mục đích phục vụ quản trị tài chính DN vẫn còn một số <br />
tồn tại sau:<br />
Phân tích BCTC tại các DN Việt Nam ít khi được tiến hành vì mục đích đánh giá và kiểm <br />
soát bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty mà chủ yếu do ngân hàng hay công ty chứng <br />
khoán là những người bên ngoài DN thực hiện<br />
Phân tích BCTC DN Việt Nam gặp một trở ngại lớn là không có các dữ liệu bình quân <br />
nghành để so sánh. Điều này làm giảm đi phần nào ý nghĩa trong việc đánh giá tinh hình tài <br />
chính công ty<br />
Do báo cáo kết quả kinh doanh của Việt Nam không tách bạch rõ ràng các khoản chi phí <br />
tiền thuê và lãi vay nên ít khi các nhà phân tích sử dụng tỷ số đo lường khả năng thanh toán <br />
lãi vay và khả năng trả nợ, trừ khi ngân hàng và chủ nợ vì quá quan trọng tỷ số này nên phải <br />
tìm cách tách phần chi phí này từ chi phí hoạt động tài chính.<br />
Đứng trên góc độ nhà đầu tư và cổ đông, chỉ tiêu ROE hay lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông <br />
là rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, do báo cáo kết quả kinh doanh chỉ dừng lại ở chỗ báo cáo lợi <br />
nhuận ròng là bao nhiêu trong khi thực tế không phải tất cả lợi nhuận ròng đều thuộc về cổ <br />
đông do công ty phải trích lập một số quỹ khác nên chỉ tiêu lợi nhuận ròng dễ gây ra sự sai <br />
lệch kỳ vọng cho cổ đông.<br />
Mức độ tin cậy của số liệu trên BCTC không cao, kể cả các BCTC đã qua kiểm toán nên <br />
kết quả phân tích và đánh giá tình hình tài chính DN thông qua phân tích BCTC thường chỉ có <br />
giá tri tham khảo hơn là phản ánh đúng thực trạng nếu để phục vụ tốt nhu cầu quản trị DN <br />
thì cần phải kết hợp thêm nhiều loại báo cáo nữa.<br />
Sử dụng kỹ thuật phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính DN.<br />
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc phân tích tình hình tài chính DN nhưng trong <br />
phạm vi bài viết này sẽ đề cập đến hai mô hình đó là: phân tích tài chính dựa vào mục đích <br />
và phân tích tài chính dựa vào loại phân tích. Khi phân tích tài chính bao giờ nhà phân tích <br />
cũng kết hợp cả hai loại hình phân tích này (Hình 1, 2).<br />
Trong các kỹ thuật phân tích BCTC, ở Việt Nam hiện tại kỹ thuật phân tích tỷ số tài chính <br />
được sử dụng nhiều nhất. Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử <br />
dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của công ty. <br />
Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau, để dễ dàng tiếp cận và ứng dụng, DN nên phân loại <br />
các tỷ số tài chính:<br />
Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính có thể chia thành ba loại: tỷ <br />
số tài chính xác định từ bảng cân đối kế toán, tỷ số tài chính từ báo cáo kết quả kinh doanh <br />
và tỷ số tài chính từ cả hai báo cáo vừa nêu.<br />
Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: tỷ số thanh toán, tỷ số nợ, <br />
tỷ số khả năng hoàn trả nợ và lãi vay, các tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số khả năng sinh <br />
lòi và các tỷ số tăng trưởng.<br />
Để có thể vận dụng kỹ thuật phân tích BCTC phục vụ quản trị DN có hiệu quả thì DN có <br />
thể tiến hành các bước theo trình tự như sau:<br />
Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích tính<br />
Bước 2: Xác định đúng số liệu từ các BCTC để lắp vào công thức tính<br />
Bước 3: Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán<br />
Bước 4: Đánh giá tỷ số vừa tính cao, thấp hay phù hợp)<br />
Bước 5: Rút ra kết luận về tình hình tài chính công ty<br />
Bước 6: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số tài chính<br />
Bước 7: Đưa ra các khuyến nghị phục vụ quản trị tài chính DN <br />
Bước 8: Tổng hợp trên báo cáo phân tích<br />
<br />
<br />
Kết luận<br />
Phân tích BCTC là quá trình sử dụng các BCTC của một DN cụ thể để tiến hành các kỹ thuật <br />
phân tích như phân tích tỷ số, phân tích khuynh hướng, phân tích cơ cấu và phân tích DuPoint <br />
nhằm đánh giá tình hình tài chính của công ty để có những quyết định phù hợp. Quan tâm đến <br />
phân tích BCTC DN gồm các nhà quản lý DN, các chủ nợ, các nhà đầu tư. Mặc dù phân tích <br />
BCTC cung cấp được nhiều thông tin hữu ích quan trọng nhưng nó vẫn có những mặt hạn <br />
chế cần nắm vững đề vượt qua hoặc tránh những tác động làm sai lệch kết quả phân tích. <br />
Phân tích BCTC ở Việt Nam phục vụ quản trị tài chính DN còn nhiều hạn chế cần vượt qua <br />
bằng cách cải thiện hơn môi trường kinh doanh, đặc biệt là số liệu bình quân ngành.<br />