Lịch sử báo chí Việt Nam
lượt xem 67
download
"Lịch sử báo chí Việt Nam" sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc về một số sự kiện lịch sử báo chí Việt Nam, nguồn gốc của một số báo đài, ngày báo chí Việt Nam trong khoảng thời gian đầu tiên và sớm nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch sử báo chí Việt Nam
- Lịch sử báo chí Việt Nam
- Một số sự kiện lịch sử báo chí Việt Nam, nguồn gốc của một số báo đài, ngày Báo chí Việt Nam. * Ngày 15-4-1865: Gia Định báo (tờ báo quốc ngữ Việt Nam đầu tiên) ra số 1 tại Sài Gòn, đánh dấu cột mốc khởi nguyên của lịch sử báo chí Việt Nam. * Ngày 22-9-1881: Trước sức đấu tranh của công luận, chính quyền thực dân Pháp buộc phải ban hành đạo luật để nới lỏng kiểm soát báo chí tại Nam Kỳ. * Tháng 5- 1888: Phát hành số 1 nguyệt san Thông loại khóa trình - tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên. * Ngày 1-2-1918: Tuần báo Nữ giới chung - tờ báo Việt Nam đầu tiên chuyên về phụ nữ - xuất bản số 1 tại Sài Gòn. * Ngày 21-6-1925: Tuần báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên, khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam và ngày này được trang trọng chọn làm Ngày Báo chí Việt Nam. * Ngày 7-9-1945: Thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam - báo nói quốc gia. * Năm 1946: Những người viết báo Việt Nam đã tập hợp lại trong một tổ chức gọi là Đoàn Báo chí Việt Nam - Tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay. * Tháng 4-1949: Lớp học về báo chí đầu tiên trong lịch sử nước ta mang tên Huỳnh Thúc Kháng được Đoàn Báo chí kháng chiến mở để đào tạo cán bộ viết
- báo, thu hút gần 60 học viên. * Ngày 2-6-1950: Chính phủ chính thức quyết định cho thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam (Hội Nhà Báo Việt Nam) và để hội gia nhập Mặt trận Liên Việt. Xúc tiến đại hội lần 1 Hội Những người viết báo Việt Nam; đồng chí Xuân Thủy được bầu làm Chủ tịch. * Tháng 7-1950: Tổ chức Báo chí quốc tế (OIJ) nhóm họp ở Phần Lan đã công nhận Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức này. * Ngày 16 - 17-4-1959: Diễn ra đại hội lần 2 và đồng chí Xuân Thủy tiếp tục được bầu làm Chủ tịch. * Ngày 7 - 8-9-1962: Diễn ra Đại hội lần 3 và đồng chí Hoàng Tùng được bầu làm Chủ tịch. * Ngày 4-4-1969: ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới tặng Hội Nhà báo Việt Nam Huy chương Hòa bình * Ngày 7-9-1970: Thành lập Đài Truyền hình Việt Nam - báo hình quốc gia. * Ngày 7-7-1976: Sau khi miền Nam giải phóng, Tổ quốc thống nhất, Hội Nhà báo Việt Nam cùng với Hội Những người viết báo yêu nước và dân chủ miền Nam hợp nhất thành Hội Nhà báo Việt Nam, hoạt động trên phạm vi cả nước. * Ngày 8 - 10-12-1983: Diễn ra Đại hội lần 4 và đồng chí Hoàng Tùng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch (tới tháng 1-1987, đồng chí Hồng Chương được bầu làm Chủ tịch thay đồng chí Hoàng Tùng về nhận công tác ở Nhà xuất bản Sự thật).
- * Ngày 17 - 18-10-1989: Diễn ra Đại hội lần 5 và đồng chí Phan Quang được bầu làm Chủ tịch. * Ngày 28-12-1989: Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Báo chí (luật này được Hội đồng Nhà nước công bố và có hiệu lực từ năm 1990). * Ngày 8 - 9-3-1995: Diễn ra Đại hội lần 6 và đồng chí Phan Quang tiếp tục được bầu làm Chủ tịch. * Tháng 4-1995: Hội Nhà báo Việt Nam chính thức là thành viên Liên đoàn Báo chí Đông Nam á (CAJ). * Ngày 24 - 25-11-1999: Tại Hà Nội, với chủ đề: "Báo chí ASEAN - thế kỷ 21: Những thách thức và triển vọng", Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức thành công tốt đẹp Hội nghị lãnh đạo CAJ với các nước bạn. * Ngày 24 - 25-3-2000: Diễn ra Đại hội lần 7 và đồng chí Hồng Vinh được bầu làm Chủ tịch. MỘT SỐ THÔNG TIN THU THẬP Tờ báo quốc ngữ đầu tiên Khai sinh sớm nhất trong làng báo quốc ngữ Việt Nam là Gia Định báo. Tờ báo tổng hợp này ra hàng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm sau khi phát hành số đầu tiên vào ngày 15/4/1865.
- Tờ báo kinh tế đầu tiên Báo Nông Cổ Mín Đàm (ngồi uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn), phát hành vào thứ Năm hàng tuần tại Sài Gòn, ra số báo đầu tiên vào ngày 1/8/1901. Tờ báo văn học đầu tiên Tờ An Nam tạp chí do nhà thơ Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) sáng lập là tờ báo đầu tiên chuyên về văn học. Số 1 của nó ra ngày 1/7/1926. Tờ báo cách mạng đầu tiên Tuần báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo trở thành cơ quan ngôn luận trung ương của tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội là tờ báo cách mạng đầu tiên. Số báo thứ nhất phát hành ngày 21/6/1925 và ngày đó được vinh dự chọn là ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Tờ báo khoa học kỹ thuật đầu tiên Tờ Khoa Học tạp chí do Nguyễn Công Tiễu sáng lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, xuất bản tại Hà Nội, là tờ báo đầu tiên chuyên sâu vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Phát hành số đầu tiên ngày 1/7/1931. Tờ báo phụ nữ đầu tiên : Báo Nữ Giới Chung (tiếng chuông của nữ giới) xuất bản
- vào thứ Sáu hàng tuần tại Sài Gòn trong năm 1918, là tờ báo đầu tiên chuyên về phụ nữ. Số 1 của nó ra ngày 1/2/1918. Nhà báo Việt Nam đầu tiên Nhà báo Việt Nam đầu tiên là Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898), tên tự là Sĩ Tải, thường được gọi là Pétrus Ký, quê ở Vĩnh Thanh, Tân Minh, Vĩnh Long (nay thuộc Bến Tre). Ông là một học giả lớn, thông thạo 26 ngoại ngữ, là tác giả của hơn 100 bộ sách, hàng nhìn bài viết. Ông có “chân” trong nhiều hội khoa học quốc tế, cống hiến xuất sắc cho các chuyên ngành văn hóa, ngôn ngữ, địa lý, nhân chủng học... và được người đương thời xếp vào danh sách 18 nhà bác học hàng đầu thế giới! Ông thành lập và làm tổng biên tập những tờ báo quốc ngữ đầu tiên, đồng thời là cây bút chủ chốt của rất nhiều tờ báo, được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam. Nữ tổng biên tập đầu tiên Danh hiệu này thuộc về Nguyễn Xuân Khuê (1864 - 1921), bút danh Sương Nguyệt Ánh, con gái thứ 4 của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, quê ở Ba Tri - Bến Tre. Nhận lời mời của các đồng nghiệp, đầu năm 1918, bà lên Sài Gòn làm tổng biên tập tờ Nữ Giới Chung và phụ trách tờ báo này trong suốt thời gian nó tồn tại.
- Cuộc bút chiến trên báo đầu tiên Báo Hữu Thanh là nơi xảy ra cuộc bút chiến đầu tiên trên báo chí, giữa hai nhân vật Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế về tác phẩm Truyện Kiều, diễn ra năm 1921. Báo tồn tại ngắn nhất, lâu nhất Trong lịch sử báo chí Việt Nam, có những tờ báo tồn tại rất ngắn: chỉ xuất bản một số rồi đình bản; điển hình là tờ Nhà Quê, chỉ ra được đúng một số vào ngày 11/2/1926. Ngược lại, có nhiều tờ báo tồn tại mấy chục năm bền vững và ngày càng phát triển, như báo Lao Động của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Suốt từ khi ra số đầu ngày 20/7/1946, báo liên tục phát triển cho đến ngày nay. Báo có số phát hành mỗi kỳ nhiều nhất Chưa báo hoặc tạp chí Việt Nam nào vượt được kỷ lục về số lượng phát hành mỗi kỳ của Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh hiện nay: xuất bản 2 kỳ/tuần, mỗi kỳ không dưới 420.000 tờ và một đặc san/tuần với số lượng khoảng 80.000 bản/kỳ. Tên báo ngắn nhất, dài nhất Tuần báo Em xuất bản tại Sài Gòn trong năm 1948 có lẽ là tờ báo có tên ngắn nhất (vì chỉ gồm 2 chữ cái, không dấu). Kỷ lục ngược lại thuộc về một tạp chí kinh tế
- đối ngoại hiện hành của Bộ Giao thông Vận tải mang tên Thương mại và Hợp tác quốc tế Giao thông Vận tải (gồm 38 chữ cái, 8 dấu). Tờ báo hài hước đầu tiên So với những lĩnh vực khác, báo chí trào phúng ít hơn và ra đời muộn hơn. Tờ báo hài hước đầu tiên của Việt Nam mang tên Con Ong, phát hành ngày thứ Tư hàng tuần tại Hà Nội trong những năm 1939-1940. Số 1 của nó ra ngày 4/6/1939. Trang quảng cáo trên báo sớm nhất Khó thể biết chính xác mẩu quảng cáo đầu tiên xuất hiện khi nào trong lịch sử báo chí Việt Nam, nhưng chắc chắn trang quảng cáo sớm nhất hiện diện đầu năm 1882. Ở số báo thứ 1 của năm 1882, Gia Định báo dành toàn bộ trang cuối để đăng quảng cáo cho Nhà thuốc Pharmacie Reynaud. Từ đó, quảng cáo trở thành một trang cố định, xuất hiện thường kỳ trên Gia Định báo. Hoạt động quảng cáo từ đó cũng dần phổ biến ở nhiều báo khác. Báo điện tử đầu tiên Tờ Saigon News CD do Công ty Scitic cùng Saigon News phối hợp xuất bản là báo điện tử đầu tiên của Việt Nam với nội dung tờ báo chứa gọn trong một đĩa CD
- rom; số 1 phát hành vào tháng 5/1997. Còn điện tử internet đầu tiên là báo Nhân Dân điện tử, bắt đầu phát hành trên mạng internet từ ngày 21/6/2000.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình: Lịch sử báo chí Việt Nam - Phát thanh và những ưu điểm
26 p | 792 | 325
-
Lịch sử báo chí thế giới - Phần 3,4
13 p | 544 | 218
-
Xu hướng phát triển của báo chí
93 p | 1472 | 198
-
Tổng quan về Báo chí Việt Nam trước năm 1945 (phần 1)
13 p | 292 | 24
-
Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta 5
5 p | 150 | 23
-
Tổng quan về Báo chí ViệtNam trước năm 1945 (phần 2)
20 p | 135 | 19
-
Tổng quan về Báo chí Việt Nam trước năm 1945 (phần 3)
8 p | 144 | 18
-
Nam Phong Tạp Chí
17 p | 210 | 17
-
Báo chí Việt Nam thời thuộc địa
17 p | 196 | 16
-
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
5 p | 188 | 14
-
Một số tờ báo tiêu biểu từ khởi thuỷ đến năm 1945
9 p | 173 | 13
-
Chính sách báo chí của thực dân Pháp ở Đông Dương
14 p | 132 | 11
-
Nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam dưới góc nhìn nghệ thuật làm báo
6 p | 181 | 10
-
Những cái nhất của 147 năm báo chí quốc ngữ Việt Nam
10 p | 69 | 7
-
Thông tin thêm về báo chí Việt Nam của nhà biên khảo Nguyễn Vy Khanh
8 p | 77 | 5
-
Lịch sử tờ báo đầu tiên
7 p | 89 | 4
-
Sương Nguyệt Ánh - nữ chủ bút báo đầu tiên của Việt Nam
17 p | 89 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn