Luận án Tiến sĩ: Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện nay
lượt xem 12
download
Đề tài luận án hướng vào làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào thời gian qua đánh giá rõ thực trạng bồi dưỡng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện nay
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bun Thăn Chăn Thạ Ly Ma
- 2 MỤC LỤC
- 3 Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 Chương NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN 1 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÁC CƠ QUAN CHIẾN LƯỢC TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO 21 1.1. Đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Lào 21 1.2. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào 56 Chương THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM BỒI 2 DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÁC CƠ QUAN CHIẾN LƯỢC TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO 75 2.1. Thực trạng bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào 75 2.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào 97 Chương YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BỒI 3 DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÁC CƠ QUAN CHIẾN LƯỢC TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 115 3.1. Sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện nay 115 3.2. Những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện nay 123 KẾT LUẬN 163
- 4 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166 PHỤ LỤC 180 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Bộ Quốc Phòng BQP 2 Cộng hòa dân chủ nhân dân CHDCND 3 Chủ nghĩa xã hội CNXH 4 Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT 5 Đảng Cộng sản Việt Nam ĐCSVN 6 Đảng nhân dân cách mạng ĐNDCM 7 Đảng ủy Bộ Quốc Phòng ĐUBQP 8 Đảng ủy Tổng cục Chính trị ĐUTCCT 9 Đội ngũ cán bộ ĐNCB 10 Năng lực công tác NLCT 11 Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN 12 Tổng cục Chính trị TCCT 13 Trong sạch, vững mạnh TSVM 14 Vững mạnh toàn diện VMTD 15 Xã hội chủ nghĩa XHCN 16 Hoàn thành nhiệm vụ HTNV 17 Hoàn thành tốt nhiệm vụ HTTNV
- 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Công trình nghiên cứu:“Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện nay”, là hướng nghiên cứu được ấp ủ, tâm huyết từ lâu của nghiên cứu sinh trong nhiều năm học tập, công tác tại nhà trường và đơn vị. Đề tài được thực hiện dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản và đường lối, quan điểm của ĐNDCM Lào về chiến lược cán bộ thời kỳ mới, trong đó có đường lối, chủ trương xây dựng ĐNCB trong lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào nói riêng, góp phần xây dựng QĐND Lào cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân giao phó. Quá trình thực hiện đề tài luận án, tác giả có phát triển, tiếp thu, kế thừa chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan. Đề tài luận án hướng vào làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào thời gian qua đánh giá rõ thực trạng bồi dưỡng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào hiện nay. Từ sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ, đề tài luận án xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT hiện nay. 2. Lý do chọn đề tài Đội ngũ cán bộ là lực lượng nòng cốt của tổ chức, giữ vai trò then chốt, quyết định hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của QĐND Lào. Vì vậy, chăm lo xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất
- 6 lượng ĐNCB, để từng cán bộ và toàn đội ngũ có NLCT tốt là nội dung cơ bản, trực tiếp góp phần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, làm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Các cơ quan chiến lược TCCT là những cơ quan trong hệ thống tổ chức của BQP Lào, đảm nhiệm và hoạt động CTĐ, CTCT trong QĐND Lào, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của ĐNDCM Lào đối với QĐND Lào, xây dựng QĐND Lào vững mạnh toàn diện, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN trong mọi tình huống. Hoạt động của các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào bao gồm toàn bộ các hoạt động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Trung ương Đảng, BQP những chủ trương, biện pháp lãnh đạo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tiến hành CTĐ, CTCT trong quân đội, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đường lối, nghị quyết, chủ trương của Đảng, BQP, các nội dung, biện pháp CTĐ, CTCT trong quân đội. Xuất phát từ vị trí, vai trò chức năng, nhiệm vụ của TCCT, ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến hành CTĐ, CTCT, nâng cao chất lượng, hiệu lực CTĐ, CTCT trong QĐND Lào. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan cấp chiến lược trong quân đội, ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào phải có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, đồng thời phải có NLCT tốt, đáp ứng với sự phát triển của tình hình và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu của quân đội, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Lào trong mọi tình huống. Trên thực tế, việc bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào những năm vừa qua đã tiến hành tích cực và đạt nhiều kết quả tốt; song cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo có lúc còn chưa kịp thời; một vài cấp ủy, cán bộ chủ trì, chủ chốt ở các cơ quan chiến lược
- 7 TCCT chưa quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng NLCT, nhất là năng lực nghiệp vụ CTĐ, CTCT và tiến hành bồi dưỡng chưa thành nề nếp, thường xuyên; nội dung, hình thức bồi dưỡng còn chung chung, thiếu tính toàn diện, chưa phù hợp; chưa có những giải pháp mang tính đột phá để tạo chuyển biến thực sự, điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng còn gặp khó khăn. Một bộ phận cán bộ cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào còn bộc lộ những hạn chế về kiến thức, năng lực chuyên ngành CTĐ, CTCT, trong đó có năng lực ngành nghiệp vụ CTĐ, CTCT; năng lực chỉ huy, quản lý về hành chính quân sự, nhất là quản lý hoạt động CTĐ, CTCT theo nghiệp vụ cơ quan TCCT; còn một số cán bộ tỏ ra lúng túng về năng lực chuyên biệt của cán bộ cơ quan chiến lược TCCT như: năng lực tham mưu, đề xuất; năng lực chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra; năng lực phân tích, tổng hợp và dự báo; năng lực tổ chức phối hợp, hiệp đồng; năng lực giao tiếp, xử lý các tình huống theo cương vị chức trách được giao, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chiến lược TCCT. Vì vậy, bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào thực sự trở thành nhiệm vụ rất quan trọng, là vấn đề cấp thiết hiện nay. Từ những lý do trên tôi đã chọn vấn đề: “Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- 8 Luận giải rõ những vấn đề cơ bản về NLCT và bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào hiện nay. Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng NLCT của NĐCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào là đối tượng nghiên cứu của luận án * Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng NLCT của ĐNCB thuộc biên chế của các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào có chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo toàn quân không nghiên cứu bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở các cơ sở thuộc TCCT, ở các cơ quan nội bộ của TCCT. Đối tượng tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến theo phương pháp chọn mẫu: là một số cán bộ lãnh đạo, thủ trưởng các cục, phòng, ban, trợ lý của các Cục, Phòng chức năng của TCCT. Một số cán bộ chính trị của Học viện Quốc phòng, ở một số trung đoàn trực thuộc Tổng cục Tham mưu, BQP ở ngoại ô Thủ đô Viêng Chăn. Các số liệu, tư liệu, phục vụ cho đề tài được giới hạn chủ yếu từ năm 2006 đến nay 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án * Cơ sở lý luận của luận án
- 9 Đề tài nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản và đường lối, quan điểm của ĐNDCM Lào về xây dựng ĐNCB, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, đặc biệt là những quan điểm xây dựng quân đội về chính trị; các văn kiện, nghị quyết của Đảng uỷ BQP, hướng dẫn của TCCT về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ qua các thời kỳ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của QĐND Lào. * Cơ sở thực tiễn của luận án Là thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ QĐND Lào nói chung, đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược TCCT nói riêng, trong đó có hoạt động bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan, nghiên cứu sử dụng các tư liệu, số liệu lưu trữ của các cơ quan, đơn vị và kết quả điều tra, khảo sát trong quá trình thâm nhập thực tế và thực tiễn công tác của chính tác giả. * Phương phap nghiên c ́ ưu cua lu ́ ̉ ận án Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và khoa học liên ngành, trong đó tập trung vào phương pháp phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn, lôgíc, lịch sử, so sánh, thống kê, khảo sát, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án Góp phần luận giải làm sáng tỏ quan niệm NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, quan niệm bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào.
- 10 Khái quát những kinh nghiệm bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào Đề xuất một số nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học để giúp cho Trung ương Đảng, BQP, TCCT; cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào nghiên cứu vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành bồi dưỡng NLCT của ĐNCB các cơ quan chiến lược TCCT, QĐND Lào trong tình hình mới. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy, học tập môn CTĐ, CTCT ở các Học viện, nhà trường QĐND Lào. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, các công trình khoa học của tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 11 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÁC CƠ QUAN CHIẾN LƯỢC TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO 1. Công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến đề tài luận án 1.1. Các sách chuyên khảo, tham khảo bàn về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ trong quân đội Tổng cục Chính trị, Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới [52]. Trong cuốn sách này các tác giả đã phân tích làm rõ vị trí, vai trò của cán bộ chính trị trong quân đội; đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị của QĐND Việt Nam trong từng thời kỳ lịch sử và tình hình hiện nay. Đã phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng bồi dưỡng ĐNCB chính trị tại chức ở một số đơn vị trong quân đội; xác định những yêu cầu, đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB chính trị quân đội thời kỳ mới. Tổng cục Chính trị, Nâng cao hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới [54]. ̉ Trong đê tai này cac tac gia cho r ̀ ̀ ́ ́ ằng cần coi trọng nâng cao phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác chuyên môn gắn với cương vị, chức trách được giao cua ng ̉ ươi can bô chinh tri. Theo đó, c ̀ ́ ̣ ́ ̣ ần chú ý nâng cao năng lực nắm tình hình, nghiên cứu, đề xuất; năng lực hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; nâng cao tính nguyên tắc, sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt trong các hoạt động; nâng cao trí tuệ, trình độ nghiên cứu khoa học; nâng cao được ̉ kha năng dự bao, phân tích, đánh giá đúng đ ́ ắn mọi diễn biến của tình hình, làm cơ sở đê x ̉ ử lý kịp thời, chính xác những vấn đề nảy sinh trong thực tiên. ̃
- 12 Tô Xuân Sinh (chủ biên), Bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị huấn luyện chiến đấu trong Quân đội ta hiện nay [65]. Trong cuốn sách này, các tác giả làm rõ vai trò của chủ trì về chính trị đội ngũ chính trị viên đơn vị huấn luyện chiến đấu, quan niệm năng lực CTĐ, CTCT và bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ chính trị viên, đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ chính trị viên đơn vị huấn luyện chiến đấu và đề xuất những giải pháp bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ chính trị viên đơn vị huấn luyện chiến đấu trong Quân đội nhân dân Việt Nam. 1.2. Các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ bàn về bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong quân đội ́ ̉ Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ quan chinh tri Đô Khăc Cân, ̃ ́ ̣ ở cac hoc viên ́ ̣ ̣ trong Quân đội nhân dân Viêt Nam giai đo ̣ ạn hiện nay [3]. Tac gia đa t ́ ̉ ̃ ập trung luận giải, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ quan chinh tri ́ ̣ ở cac hoc viên trong QĐND Viêt Nam. Đã làm rõ ́ ̣ ̣ ̣ những vấn đề cơ bản về năng lực tham mưu, năng lực hướng dẫn, tổ chức tiến hành CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ cơ quan chinh tri, ́ ́ ̣ ̣ xac đinh nôi dung, hình thức, phương phap, tiêu chi, yêu c ́ ́ ầu bồi dưỡng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng bồi dưỡng, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, tác giả đã đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở cac hoc viên trong ́ ̣ ̣ ̣ QĐND Viêt Nam. Đặng Văn Ngọc, Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội hiện nay [41]. Tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản về phong cách làm việc khoa học và bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội; đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm; xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản bối dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ
- 13 chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Nguyễn Chính Lý, Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác đảng, công tác chính trị của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội của Học viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay [27]. Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực thực hành CTĐ, CTCT và bồi dưỡng năng lực thực hành CTĐ, CTCT của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự. Tác giả đánh giá đúng thực trạng và khái quát một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực thực hành CTĐ, CTCT của học viên đào tạo cán bộ chính trị ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay. Xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực thực hành CTĐ, CTCT của Học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay. Phạm Đình Bộ, Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội binh chủng hợp thành trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [1]. Tác giả luân an cho r ̣ ́ ằng: cân xây d ̀ ựng và thực hiện tốt các khâu, các bước trong quy trình bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB chính trị cấp phân đội; trong đó cần chú ý các khâu như: tập trung nghiên cứu đánh giá tình hình và xác định nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng; xây dựng và thông qua kế hoạch bồi dưỡng; triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng; tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB chính trị cấp phân đội gắn với các khâu, các bước của công tác cán bộ sẽ trực tiếp gop phân nâng cao chât l ́ ̀ ́ ượng ̀ ương năng l bôi d ̃ ực công tac cho đôi ngu cán b ́ ̣ ̃ ộ chính trị cấp phân đội. Trần Sinh Huy, Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở phòng chính trị các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay [18]. Trên cơ sở xác định chức trách, nhiệm vụ và đặc điểm của ĐNCB ở phòng chính trị các sư đoàn bộ binh, tác giả đã phân tích làm rõ những
- 14 vấn đề cơ bản về năng lực và bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB ở phòng chính trị; đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm. Đồng thời dự báo được những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở phòng chính trị các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay. Phạm Văn Huynh, Bồi dưỡng phương pháp công tác tư tưởng của đội ngũ chính trị viên ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [17]. Tác giả luân an đã làm rõ quan ni ̣ ́ ệm về phương pháp công tác tư tưởng, chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ chính trị viên trong tiến hành công tác tư tưởng, phương pháp tiến hành công tác tư tưởng của đội ngũ chính trị viên ở đơn vị cơ sở trong quân đội. Đánh giá thực trạng phương pháp công tác tư tưởng của đội ngũ chính trị viên, đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng phương pháp công tác tư tưởng cho đội ngũ chính trị viên ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 1.3. Các bài báo khoa học bàn về xây dựng đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong quân đội Bùi Quang Cường, “Quán triệt quan điểm của Đảng trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay” [12]. Tác giả xác định vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ đối với sự nghiệp xây dựng và chiến đấu của quân đội. Tác giả đã trình bày tiêu chuẩn cán bộ quân đội: phải có bản lĩnh chính trị luôn kiên định, vững vàng, thực sự tin cậy về chính trị, trung thành tuyệt đối với Đảng, với chế độ XHCN, với Tổ quốc và nhân dân; có đạo đức cách mạng trong sáng, vì dân, vì nước, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí. Trong xây dựng đội ngũ cán bộ cần chú trọng cả đức và tài, có chính sách thu hút trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện để mọi người mang hết nhiệt tình, trí tuệ, tài năng phục vụ Tổ quốc.
- 15 Trần Sinh Huy, “Đổi mới nội dung, hình thức bồi dương năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở phòng chính trị các sư đoàn bộ binh” [21]. Tác giả cho rằng: cân th ̀ ực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó phải hết sức chú trọng việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể và lực lượng tham gia; đồng thời phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, cán bộ chủ trì của các sư đoàn. Ngoài ra, tác giả còn nêu lên những ưu điểm và hạn chế trong thực hiện việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB ở phòng chính trị và đưa ra một số giải pháp đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB ở phòng chính trị các Sư đoàn bộ binh. Trần Đình Hồng, “Đổi mới công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý học viên ở các trường đại học quân đội” [22]. Tác giả đã khẳng định ĐNCB quản lý học viên ở các trường đại học quân đội có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Họ chính là người trực tiếp quản lý học viên trong suốt quá trình đào tạo; vừa quản lý, giáo dục, vừa trực tiếp tổ chức, hướng dẫn học viên thực hiện mọi nhiệm vụ theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo, trực tiếp góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ của các nhà trường, đơn vị và từng học viên. Tác giả còn nêu một số ưu điểm và khuyết điểm của ĐNCB quản lý học viên ở các nhà trường đại học quân đội và đã nêu lên một số vấn đề cơ bản để nâng cao chất lượng đổi mới công tác bồi dương ĐNCB quản lý học viên ở các trường đại học quân đội trong tình hình hiện nay. 2. Công trình nghiên cứu ở Lào liên quan đến đề tài luận án 2.1. Các sách chuyên khảo, tham khảo bàn về xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng nhân dân cách mạng Lào và quân đội nhân dân Lào Quân đội nhân dân Lào, Hội nghị công tác chính trị tư tưởng toàn quân lần thứ IV [113]. Cuốn sách này đề ra và lý giải tương đối đầy đủ, sát thực phương hướng nhiệm vụ chủ yếu và biện pháp chung giáo dục chính trị
- 16 tư tưởng; về quy hoạch đào tạo, phát triển nhân lực và chiến lược phát triển nhân lực từ năm 2006 đến năm 2020; về công tác cán bộ, đi sâu đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB và trên cơ sở đó đề ra các chỉ thị, nghị quyết về xây dựng ĐNCB nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng. Công trình nêu trên đây chủ yếu đề cập đến những yêu cầu chung cho tất cả ĐNCB trong quân đội trong thời kỳ mới. Cục Khoa học Lịch sử quân sự BQP nước CHDCND Lào, Lịch sử đấu tranh của quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (19451975) [82]. Cuốn sách này là một công trình khoa học nghiên cứu tổng kết thực tiễn và chứa đựng nội dung to lớn về lý luận cũng như thực tiễn sự lãnh đạo của Đảng trong tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện ở Lào. Cuốn sách đã tổng kết nội dung quan trọng, có hệ thống, chỉ ra những hoàn cảnh lịch sử, nguyên nhân, tính chất đặc biệt của chiến tranh; rút ra 8 kinh nghiệm tiến hành chiến tranh nhân dân ở Lào. Ban Tuyên huấn Trung ương ĐNDCM Lào, Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng to lớn của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, Anh hùng của dân tộc Lào [71]. Tư tưởng xuyên suốt của cuốn sách đã đề cập đến các phẩm chất năng lực, đạo đức cách mạng, nhân cách, phương pháp, tác phong công tác gần gũi trong vận động tuyên truyền, thuyết phục đối với quần chúng nhân dân của Người. Đồng thời khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Ngư ời là sự nghiệp từng vượt qua những thử thách, chịu nhiều hy sinh vì nư ớc, vì dân vượt qua muôn vàn khó khăn, để đổi lấy độc lập tự do của Tổ quốc...và cuốn sách đã tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo của ĐNDCM Lào từ năm 1975 1989, trong đấu tranh chống bọn phản động tay sai, lưu vong trong và ngoài nước; xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới từ năm 1990 2005.
- 17 Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Tổng quát các văn kiện về công tác quản lý cán bộ [73]. Cuốn sách này đã tổng hợp các Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về ĐNCB trong hệ thống chính trị các cấp của Đảng, trong đó đã đề cập đến những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ. Ngoài ra còn nêu rõ về tiêu chuẩn, việc đánh giá, quy hoạch và quản lý, luân chuyển và một số giải pháp về quản ly cán bộ trên toàn quốc. 2.2. Các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ bàn về đào tạo, bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Lào, bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ Đảng nhân dân cách mạng Lào, Quân đội nhân dân Lào Xỷ Tha Phêng Vi Lay Xúc, Tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở cơ quan Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Lào hiện nay [137]. Tác giả đã luận giải làm rõ cơ sở khoa học vấn đề bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của ĐNCB chính trị ở cơ quan Tổng cục Hậu cần QĐND Lào, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của ĐNCB chính trị ở cơ quan Tổng cục Hậu cần QĐND Lào hiện nay. Chăn Thon Phăn Thong Son, Bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên ở tổ chức cơ sở đảng các sư đoàn chủ lực Quân đội nhân Lào hiện nay [86]. Tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên ở tổ chức cơ sở đảng các sư đoàn chủ lực QĐND Lào. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất phương hướng, yêu cầu và những giải pháp cơ bản bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên ở tổ chức cơ sở đảng các sư đoàn chủ lực QĐND Lào đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xay dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện hiện nay. Súc Sổm Bắt Lăt Thạ Chắc, Bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở QĐND Lào hiện nay [114]. Tac gia đa ́ ̉ ̃
- 18 luận giải làm rõ cơ sở khoa học vấn đề bồi dưỡng phương pháp tác phong công tác cho cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở QĐND Lào, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tac gia đã xac đinh ph ́ ̉ ́ ̣ ương hướng, yêu cầu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở QĐND Lào hiện nay. Sổm Chăn Vo La Chít, Bồi dưỡng năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay [117]. Tác giả đã nêu rõ những vấn đề cơ bản về năng lực và bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB cơ quan chính trị, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, biên chế, tổ chức hoạt động của cơ quan chính trị ở các Học viện, chủ thể, đối tượng bồi dưỡng, tiêu chí đánh giá hoạt động bồi dưỡng. Đánh giá thực trạng, nguyên nhân, khái quát một số kinh nghiệm, xác định phương hướng, yêu cầu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu bồi dưỡng năng lực công tác cho ĐNCB cơ quan chính trị ở các Học viện QĐND Lào trong giai đoạn hiện nay. Xỉnh Kham Phôm Ma Xay, Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay [138]. Trong công trình này tác giả đề cập đến một số vấn đề nội dung đào tạo, nội dung bồi dưỡng ĐNCB lãnh đạo, quản lý kinh tế của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn mới dưới góc độ xây dựng Đảng, ở đây tác giả đã nghiên cứu và đề ra một số giải pháp góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay. Khăm Phăn Phôm Ma Thắt, Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kì đổi mới [102]. Trong công trình này tác giả đã đề
- 19 cập đến một số vấn đề về quan niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm của ĐNCB và công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở Lào. Tác giả làm rõ yêu cầu mới với ĐNCB lãnh đạo và những biện pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới. 2.3. Các bài báo khoa học bàn về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng nhân dân cách mạng Lào, Quân đội nhân dân Lào Cục khoa học Lịch sử quân sự BQP, “ Một số giải pháp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quân đội trong giai đoàn mới” [81]. Bài viết đã đề cập đến tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB trong quân đội, đồng thời đã nêu lên 8 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng của ĐNCB để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Kham Kong Thăm Ma Thê Va, “Một số ý kiến về công tác cán bộ trong thời kỳ mới” [104]. Bài viết cho rằng, công tác cán bộ là công tác cụ thể, thực tế, mềm dẻo và là một công việc khó, bởi vì là công việc thực hiện trực tiếp đối với con người có trình độ, sự hiểu biết và có thái độ khác nhau, nhưng cũng không có ý nghĩa rằng, thực hiện công tác cán bộ phải làm theo ý muốn của mọi cán bộ. Theo tác giả yêu cầu người làm công tác tổ chức cán bộ phải là những người có ý thức sâu sắc và khách quan, điều quan trọng phải am hiểu, yêu thương, giúp đỡ và khen thưởng cán bộ, nắm vững tình hình hoạt động và biết bố trí, sử dụng đúng đắn cán bộ theo khả năng, trình độ học vấn của họ. Ph.Phôm Ma Chắc, “Tăng cường công tác quản lý cán bộ” [107]. Bài viết cho rằng, công tác quản lý cán bộ là một công tác rất quan trọng nhằm nâng cao năng lực và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cũng như củng cố Đảng trong sạch vững mạnh, vì vậy, dựa vào nhiệm vụ chính trị trong công
- 20 cuộc đổi mới yêu cầu đảng ủy các cấp phải quán triệt và hiểu biết tầm quan trọng của công tác quản lý cán bộ. Bài viết cho rằng, trong những năm vừa qua, còn có một số cán bộ thực hiện trái pháp luật của Nhà nước, làm cho quần chúng nhân dân mất uy tín đối với sự lãnh đạo của Đảng. Ngoài vấn đề trên, bài viết còn nêu lên một số yếu tố để làm cho công tác quản lý cán bộ không ngừng phát triển và có hiệu quả cao. Đao Vi Suôi Tha Lăng Sy, “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đào tạo cán bộ ở trường chính trị hành chính tỉnh Xê Kong trong thời kỳ mới” [100]. Bài viết đã nhấn mạnh rằng, cán bộ có vai trò rất quan trọng mọi công việc và có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại trong tổ chức thực hiện đường lối của Đảng. Bài viết đã nêu lên những mặt ưu điểm, khuyết điểm và những vấn đề cần chú ý để nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đào tạo cán bộ ở Trường chính trị hành chính tỉnh Xê Kong đạt được kết quả cao trong những năm tới. Thong Chăn Phết Bun My, “Phải để ý đặc biệt đối với việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ kế cận trong chức vụ lãnh đạo quản lý” [132]. Nội dung của bài báo đã nêu lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác xây dựng cán bộ lãnh đạo quản lý. Trên cơ sở nắm vững và quán triệt quan điểm của Đảng, bài viết cho rằng, việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng phải tiến hành thường xuyên, toàn diện và có trọng tâm trọng điểm, đồng thời nêu ra một số vấn đề quan trọng để công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý đạt được hiệu quả cao trong thời kỳ mới. Thong Xiên Su Na Khên, “Quy hoạch cán bộ là công việc quan trọng trong xây dựng cán bộ kế thừa” [134]. Nội dung bài viết cho rằng, quy hoạch cán bộ là việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, là dự kiến để bố trí, sắp xếp cán bộ theo yêu cầu của công việc, nói cách khác, quy hoạch cán bộ chính là việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ kế thừa theo các chức vụ ở các cấp nhằm tạo ra ĐNCB
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc
116 p | 434 | 113
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc
28 p | 131 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Đào tạo, bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước
173 p | 37 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Văn phòng Phủ Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Lào
229 p | 21 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học
294 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
207 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học vật lí "xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện" nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
224 p | 48 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội
195 p | 12 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học tỉnh Hải Dương theo tiếp cận năng lực
228 p | 13 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Đào tạo, bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước
26 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học Vật lí - Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 11
224 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các trường trung học phổ thông chuyên khu vực Đồng bằng sông Hồng dựa vào năng lực
225 p | 12 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
27 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực khai thác chương trình giáo dục môn Toán cho giáo viên trung học phổ thông
318 p | 41 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận, phương pháp và công nghệ dạy học: Bồi dưỡng năng lực sử dụng ngôn ngữ Vật lí bằng tiếng Anh trong dạy học phần Động học - Vật lí 10 theo tiếp cận Mobile Learning
220 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Văn phòng Phủ Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Lào
14 p | 11 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học
27 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học tỉnh Hải Dương theo tiếp cận năng lực
56 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn