Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay
lượt xem 24
download
Luận án "Giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích lý luận và làm rõ thực trạng của vấn đề nghiên cứu; luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SVcác trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ------------ PHẠM THÚY QUỲNH NGA GIÁO DỤC Ý THỨC ĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Công tác tư tưởng Mã số: 9310201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Phạm Minh Sơn 2. TS. Lương Ngọc Vĩnh HÀ NỘI – 2022
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1:TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..............................................................................8 1.1. Cáccông trình nghiên cứu liên quan đến đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ...........................................................................................................8 1.2. Các công trình nghiên cứu về giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch ................................................................................................17 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho sinh viên ..............................24 1.4. Kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án cần giải quyết ............................................................................................................27 Chương 2:GIÁO DỤC Ý THỨC ĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ..........................................................................................32 2.1. Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch và giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho sinh viên..........................32 2.2. Các yếu tố cấu thành giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho sinh viên ............................................................37 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho sinh viên..............................................50 Chương 3:GIÁO DỤC Ý THỨC ĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊNCÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA .............................................................................59 3.1. Khái quát về sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội ........................59 3.2. Thực trạng giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay ....................63 3.3. Một số vấn đề đặt ra với việc giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho sinh viên............................................114 Chương 4:QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC Ý THỨCĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCHTRÊN MẠNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY ......................................................119 4.1. Quan điểm tăng cường giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hà Nội hiện nay ......................................................................................................119 4.2. Giải pháp tăng cường giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay ...........................................................................................................................128 KẾT LUẬN ............................................................................................................163 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội CNTB Chủ nghĩa tư bản CNDVBC Chủ nghĩa duy vật biện chứng CNDVLS Chủ nghĩa duy vật lịch sử ĐH Đại học GV Giảng viên LLCT Lý luận chính trị NXB Nhà xuất bản MXH Mạng xã hội SV Sinh viên XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Ý kiến của GV về những hành động của họ để bảo vệ cái đúng, bảo vệ lợi ích của tập thể .....................................................................72 Bảng 3.2. Nhận thức của SV về sự cần thiết của giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch cho Sv ......................................85 Bảng 3.3. Hành động của SV đối với các luận điệu sai trái của thế lực thù địch ......................................................................................................87 Bảng 3.4. Kết quả sinh viên đạt được qua các học phần về ý thức chính trị ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay ................................91 Bảng 3.5: Mức độ quan tâm của SV đối với các phương pháp, hình thức giáo dục ý thức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trên MXH ............................................................................................80 Bảng 3.6. Kết quả SV đạt được qua các học phần về lý luận chính trị ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nayError! Bookmark not defined. Bảng 3.7. Hành động tích cực của SV trong đấu tranh ngăn chặn cácquan điểm sai trái, thù địch trên MXH (%) .................................................95 Bảng 3.8. Các phong trào thực tế SV tham gia .................................................103 Bảng 3.9. Tỉ lệ SV tốt nghiệp lần đầu của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội ............108 Bảng 3.10. Ý kiến của SV về những biểu hiện đáng lo ngại về đạo đức,lối sống của SV hiện nay ........................................................................108 Bảng 3.11. Nhận xét của SV với các học phần lý luận chính trị ........................110 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Nhận thức của SV về sự cần thiết của giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho Sv hiện nay ...........................................................................................85 Biểu đồ 3.2. Mức độ tin tưởng của SV vào sự nghiệp đổi mới của đất nước ..............88 Biểu đồ 3.3. Thái độ của sinh viên trước những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội..............................................................................89 Biểu đồ 3.4. Thái độ của sinh viên với các phương pháp, hình thức giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội .....................................................................................80 Biểu đồ 3.5. Thái độ của SV trước những quan điểm sai trái, thù địch trên MXH ............................................... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 3.6. Các trang MXH mà SV sử dụng .....................................................94 Biểu đồ 3.7. Điều SV quan tâm nhất hiện nay ..................................................106 Biểu đồ 3.8. Những lý do SV tham gia vào các hoạt động tình nguyện ...........110
- MỞ ĐẦU HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ------------ PHẠM THÚY QUỲNH NGA GIÁO DỤC Ý THỨC ĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Công tác tư tưởng Mã số: 9310201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Phạm Minh Sơn 2. TS. Lương Ngọc Vĩnh
- HÀ NỘI – 2022
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đấu tranh tư tưởng, lý luận là đấu tranh trên lĩnh vực hình thái ý thức xã hội, một trong những nội dung quan trọng là hình thức đấu tranh giai cấp, là đấu tranh giữa tư tưởng, lý luận vô sản và tư tưởng, lý luận phi vô sản. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến chuyển của kỷ nguyên số và hội nhập, mạng xã hội trở thành nền tảng truyền thông trực tuyến đa dạng, không bị cản trở bởi yếu tố địa lý. MXH đã và đang được các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng, với âm mưu xoá bỏ chủ nghĩa xã hội và nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản. Ở Việt Nam, MXH là công cụ cho các cá nhân, tổ chức chia sẻ, tương tác, là công cụ tổ chức các hoạt động thông tin - giao tiếp, tạo liên kết và có ảnh hưởng rất lớn tới các quan hệ xã hội. Bên cạnh những tác động tích cực, MXH đã gây ra không ít những tác động tiêu cực nhất là trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Trên mặt trận tư tưởng, lý luận, các thế lực thù địch, phản động tấn công gây mất niềm tin, hỗn loạn về tư tưởng chính trị tạo ra những “khoảng trống” dẫn đến xuất hiện các quan điểm, nhận thức khác nhau về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thậm chí là sai trái, lệch lạc với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc. MXH được lợi dụng làm “công cụ đắc lực”, “mũi đột phá” tấn công trên mặt trận tư tưởng, lý luận gây nên sự nhiễu loạn thông tin ở cán bộ, đảng viên và nhân dân. Song “công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước những sự kiện, tình huống bất ngờ còn chưa kịp thời”. Có thể thấy, MXH có những tác động tiêu cực đến tư tưởng,
- 2 tâm lý, tình cảm của quần chúng nhân dân gây trở ngại cho việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây bất ổn chính trị - xã hội. Giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho sinh viên có vai trò quan trọng cần đi trước và song hành với các hoạt động giáo dục chính trị trong nhà trường. Nội dung giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho sinh viên nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ chính trị là vấn đề mang tính thời sự. MXH phát triển mạnh mẽ và đa dạng với các website, blog, email, cổng thông tin điện tử, báo điện tử, facebook, các fanpage… với tính bảo mật hạn chế dễ bị triệt để khai thác. Mạng xã hội đang được đông đảo sinh viên quan tâm sử dụng. Do đó, các thế lực thù địch, phản động hướng đến lôi kéo, làm cho tư tưởng họ bị dao động, sai lệch để chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Công tác giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục tại Hà Nội đã và đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Bởi vì, Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước, có số lượng lớn sinh viên học tập nghiên cứu. Song hiện nay, bên cạnh kết quả đạt được, công tác giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch cho sinh viên của các trường còn nhiều hạn chế yếu kém: Nội dung, phương thức giáo dục chưa có sức hút và lan tỏa mạnh mẽ, đội ngũ những người làm công tác giáo dục còn mỏng và chưa được đầu tư đúng mức nên hiệu quả giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch cho sinh viên trên MXH còn gặp nhiều khó khăn. Hậu quả, một bộ phận sinh viên sử dụng MXH truyền bá những tư tưởng phản động, phi chính thống, tiếp tay cho các thế lực chống phá chế độ. Thực tiễn giáo dục ý thức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SV trên địa bàn Hà Nội phải phản ánh được xu thế phát triển của thời đại và của đất nước. Do đó, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần
- 3 phải nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ và khách quan mà trọng tâm cần đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SVcác trường đại học ở Hà Nội.Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận án tiến sĩ chính trị học, chuyên ngành công tác tư tưởng. 2. Mục đích, nhiệm vụ 2.1.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý luận và làm rõ thực trạng của vấn đề nghiên cứu; luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SVcác trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, từ đó xác định hướng nghiên cứu của luận án. Hai là, hệ thống hóa và phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận của công tác giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SVcác trường đại học. Ba là,đánh giá thực trạng, vấn đề đặt ra trong giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SVcác trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Bốn là, đề xuấtquan điểm và giải pháp nhằm tăng cường giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SV đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu
- 4 Giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SV các trường đại học. 3.2.Phạm vi nghiên cứu -Về nội dung nghiên cứu: Giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SV trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay. - Về chủ thể: Chủ thể giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SV bao gồm cả hệ thống chính trị nhưng đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các chủ thể trong phạm vi các trường đại học, học viện. - Về khônggian: Khảo sát SV học tập hệ chính quy tại 6 trườngđại học ở thành phố Hà Nội (Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Ngoại thương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Nội vụ Hà Nội). Đây là các trường đại học đại diện cho nhiều khối ngành đào tạo (ngành kỹ thuật, quân sự, ngành kinh tế, ngành sư phạm, khoa học xã hội nhân văn). - Về thời giankhảo sát:Từ 2016 đến 2021, các giải pháp trong luận án có ý nghĩa đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước về vấn đề giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SVcác trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay. 4.2.Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là hoạt động giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SV các trường đại học trên địa
- 5 bàn Hà Nội hiện nay thông qua những số liệu của các trường đại học, Thành ủy Hà Nội, Thành Đoàn Hà Nội, Hội SV Thành phố Hà Nội, kết quả điều tra xã hội học của tác giả; các báo cáo tổng kết hoạt động giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SV các trường đại học ở Hà Nội hiện nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương phápluận: Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của CNDVBC và CNDVLS, cụ thể là vận dụng các nguyên tắc, quan điểm cơ bản trong nghiên cứu như:nguyên tắc khách quan, nguyên tắc đề cao tính năng động chủ quan của ý thức, quan điểm toàndiện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử - cụ thể; nguyên tắc lý luận gắn bó chặt chẽ với thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và lôgic, thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học. + Phương pháp lịch sử và lôgicđược dùng để khái quát hóa những nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài theo lịch sử của từng nhóm vấn đề liên quan đến giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SV, từ đó rút ra một số nội dung cốt lõi làm nền tảng. + Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng khi luận án làm rõ từng yếu tố, cấu trúc, đặc điểm của hoạt động giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH, đồng thời hệ thống hóa và chỉ ra các mối liên hệ tất yếu khách quan, rút ra những kết luận mang tính bản chất về giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SV . + Phương pháp thống kê, nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong quá trình thu thập, sắp xếp nguồn tài liệu, thống kê các số liệu liên quan đến hoạt động giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên
- 6 MXH cho SV các trường đại học ở Hà Nội để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn mà đề tài đặt ra. + Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng trong quá trình khảo sát và phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Lập bảng hỏi, chọn mẫu mang tính đại diện để điều tra đối tượng giáo dục; thu thập dữ liệu theo mẫu và tiến hành phân tích, xử lý số liệu. + Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng khi trao đổi lấy ý kiến của các cán bộ giáo dục. 5. Điểm mới về khoa học Thứ nhất,luận án đã hệ thống hóa và hoàn thiện các khái niệm công cụ: quan điểm sai trái, thù địch, khái niệm giáo dục ý thức đấu tranh, giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Đồng thời, luận án làm sáng tỏ vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SVhiện nay. Thứ hai, Phân tíchthực trạng và những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quá trình giáo dục, từ đó chỉ ra được các vấn đề cần giải quyết trong việc giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SVtrong giai đoạn hiện nay. Thứ ba, đề xuất quan điểm định hướng và các giải pháp dưới góc độ của khoa học công tác tư tưởng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SV các các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về lý luận:luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận vềgiáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cho SVđại học, định hướng quá trình giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH có tính liên tục nối tiếp từ bậc phổ thông đến đại học.
- 7 Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập các học phần lý luận chính trị: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước. Ngoài ra, luận án có ý nghĩa đóng góp cho việc xây dựng định hướng, chính sách, chương trình giáo dục, tuyên truyền, xây dựng nội dung tập huấn, phương thức tổ chức Hội thảo khoa học các cấp nhằm nâng cao nhận thức giáo dục tư tưởng chính trị của SV quá trình đào tạo, hoạt động chính trị xã hội và thực tiễn nghề nghiệp tương lai chủ động ứng phó với các quan điểm sai trái, thù địch trên MXH. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã được công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
- 8 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Cáccông trình nghiên cứu liên quan đến đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng là vấn đề mang tính lịch sử, xã hội gắn với sự vận động, phát triển của các quốc gia trên thế giới và có tác động của bối cảnh thời đại. Do vậy, đây không còn là một vấn đề mới mẻ nhưng có tính chính trị nên đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các học giả trên thế giới và trong nước, thể hiện qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Các nghiên cứu nước ngoài, tiêu biểu là công trình: Luận án tiến sĩ của Khăm Pheng Nan Tha Vông (Lào) với đề tài “Việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng của Đảng nhân dân cách mạng Lào (có tham khảo những kinh nghiệm của Đảng cộng sản Việt Nam)” (1991). Tác giả đã làm rõ vị trí, chức năng nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng của Đảng nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn cách mạng mới. Luận án cũng tìm ra những nguyên nhân yếu kém, đúc rút kinh nghiệm, tìm biện pháp khắc phục xây dựng củng cố Đảng vững mạnh trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra giải pháp nâng cao hơn nữa nhận thức về chủ trương, quan điểm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, củng cố và tăng cường niềm tin, giữ vững mối quan hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng [100]. Cuốn sách “Giắc cơ Deria, những bóng ma của Mác”, sách dịch của
- 9 Nxb Chính trị Quốc gia, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng, Hà Nội, 1994. Cuốn sách của Triết gia hiện đại phương Tây có uy tín ở Pháp, Mỹ...Tuy không phải là người cộng sản, nhưng bằng cách nhìn khách quan, trung thực, tác giả đã bác bỏ luận điểm “chủ nghĩa Mác đã chết”. Ông khẳng định cần phải “trở về Mác”, “nhân loại không tương lai nếu không có Mác, không có các di sản của Mác” [5]. Luận án: “Một số nhiệm vụ cấp bách về công tác tư tưởng của Đảng nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay” (2005) của Bun Đuông Cay Xơn, đã chỉ rõ: nhiệm vụ cấp bách về công tác tư tưởng của Đảng hiện nay là giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội và niềm tin của Nhân dân với Đảng; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong tình hình mới [20]. “Recalling unpresented hostile words: False memories predictors of traditional and cyberbullying” (2007) của tác giả Manila Vannucci. Trong công trình nghiên cứu tác giả phân tích bản chất, mục đích của đấu tranh chống lại bạo lực và những lời nói gây hấn, bắt nạt thanh thiếu niên, những người yếu thế trong xã hội. Tác giả chỉ ra sự cần thiết phải nhận thức đúng đắn, thống nhất về vị trí, vai trò của nhiệm vụ đấu tranh chính trị[117]. Tác giả Klaus Schwab, trong cuốn sách “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (2018), đã mang đến một cái nhìn tổng quan, sáng tỏ, thấu đáo và rành mạch về những xu thế lớn đang diễn ra trong thế giới đương đại. Do nắm ưu thế về công nghệ hiện đại, các thế lực phản động “nhào nặn” thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc trên MXH để tác động vào nhận thức, từ nhận thức sẽ dẫn dắt hành vi và ứng xử ngược chuẩn mực xã hội, vi phạm pháp luật, tác động tiêu cực đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội [65].
- 10 1.1.2. Các công trình trong nước Các công trình trong nước khá đa dạng, phong phú bởi cùng bàn về vấn đề quan điểm sai trái, thù địch đã được các học giả quan tâm khảo cứu dưới góc nhìn khác nhau. Tiêu biểu là các công trình sau: Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2005), Cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, Kỷ yếu Hội thảo khoa học. Trong cuốn sách đã có một số bài phê phán và đề xuất giải pháp phòng, chống các âm mưu, quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch. Trong đó,trọng tâm của công tác đấu tranh phản bác bảo vệ nền tảng tư tưởng hiện nay là phải đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước; làm rõ những cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống lý luận về CNXH và con đường lên CNXH ở nước ta trong tình hình mới. [9]. Cuốn sách của Hội đồng lý luận Trung ương “Vững bước trên con đường đã chọn” (2002). Cuốn sách đã phê phán những quan điểm sai trái, thù địch, phủ nhận, xuyên tạc những thành quả đổi mới tư duy lý luận về CNXH những thành quả thực tiễn xây dựng CNXH, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta và vai trò lãnh đạo của Đảng. Thông qua phê phán, các tác giả đã trình bày những quan điểm chính diện: Hệ thống hóa, phổ biến những thành tựu lý luận mà Đảng đã đạt được trên cơ sở vận dụng đúng đắn, sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới. Khẳng định bản chất và mô hình của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH[54]. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, “Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu - nguyên nhân sụp đổ và bài học kinh nghiệm” (2002). Cuốn sách đã
- 11 phê phán các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa Mác, CNXH sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Cuốn sách đã cung cấp nhiều tư liệu bổ ích trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong đó, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trên quan điểm thực tiễn, khoa học và phát triển, chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo ra những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống” [15]. Cuốn sách “Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch” (2005) do tác giả Hồng Vinh làm chủ biên cung cấp khá toàn diện về nội dung, âm mưu, thủ đoạn các quan điểm sai trái, thù địch trên các lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Theo đó, tác giả chỉ rõ ba âm mưu của các thế lực thù địch hòng chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng: (1) âm mưu, thủ đoạn hòng phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; (2) âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc phủ định các quan điểm, chủ trương; (3) đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; (4) âm mưu, thủ đoạn phủ định giá trị lịch sử của dân tộc và những thành quả cách mạng [97]. Cuốn sách “Tìm hiểu và phê phán các tư tưởng sai trái, thù địch đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam”(2012), tác giảTrần Hữu Tuyên đã làm rõ và phê phán những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam hiện nay gồm: (1) loại tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng với biểu hiện rất đa dạng; (2) loại chống phá sự lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; (3) loại xuyên tạc lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng; 4) loại bôi nhọ cá nhân các lãnh
- 12 tụ, lãnh đạo của Đảng; (5) loại lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của Đảng để xuyên tạc bản chất Đảng; (6) loại ca ngợi CNTB với những giá trị khác nhau của nó. [94]. Sách “Góp phần chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận” của Nguyễn Mạnh Hưởng (2013), gồm ba phần, trình bày từ những vấn đề chung về đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận đến các vấn đề về hệ tư tưởng, con đường cách mạng Việt Nam và bản chất chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng. Trong phần viết về âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của các thế lực thù địch trong thời kỳ mới. Ngoài ra, sách cũng đề cập đến âm mưu, mục đích và liệt kê nhiều hình thức, biện pháp của các thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, trọng tâm là thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa là một âm mưu, thủ đoạn hết sức nguy hiểm, thâm độc. [60]. Ở góc nhìn khác được nhận được nhiều quan tâm, nghiên cứu của các tác giả, như: trong cuốn sách “Phòng, chống “tự diễn biến”;“tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên hiện nay” (2013),tác giả VũVăn Phúcđã phân tích, đánh giá một cách tổng thể, hệ thống, đa diện, nhiều góc cạnh, nhận diện rõ những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, đạo đức với tư cách là một thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vomg của chế độ. Trong cuốn sách còn phân tích nguyên nhân của tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và đề xuất, luận giải các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” [77]. Bài viết của tác giả Nguyễn Chí Thảo (2013) bàn về“Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên internet trong giai đoạn hiện nay”, đã trình bày sự ảnh hưởng, khả năng lan truyền, phát tán thông tin ưu việt của
- 13 mạng internet, công cụ mới trong việc truyền tải các quan điểm sai trái, thù địch. Nội dung bài viết này đã tập trung đưa ra những cách thức cụ thể: cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung thông tin chính thống, đảm bảo phong phú, đa dạng, nhiều cấp độ, tùy theo đối tượng để cung cấp, phổ biến, truyền tải. Đồng thời, luôn xây dựng bản lĩnh vững vàng, có nhận thức đúng đắn, có sự suy xét khi tiếp cận những thông tin nhạy cảm mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng để xuyên tạc, chống phá. [84]. Cùng quan điểm nghiên cứu trên, tác giả Nguyễn Bá Dương, Trần Hoài Trung trong cuốn sách “Những gam màu đậm nhạt của chiến lược “diễn biến hoà bình” chống phá Việt Nam” (2015) đã trực tiếp đấu tranh vạch rõ thực chất và tính chất phản động, phản khoa học của những toan tính, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng của Đảng [28]. Trong cuốn sách “Phòng, chống "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam - mệnh lệnh của cuộc sống”, (2016)của tác giảNguyễn Bá Dương. Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ các vấn đề then chốt, luận giải rõ hơn một số vấn đề ở các khía cạnh khác nhau nhằm vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt và tác hại của chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam do các thế lực thù địch gây ra; chỉ rõ sự thật về cái gọi là “cuộc cách mạng lý luận” và vấn đề “thay máu cho hệ tư tưởng” ở Việt Nam, mà thực chất là sự phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa bỏ con đường con đường đi lên CNXH ở nước ta, thay vào đó là hệ tư tưởng tư sản. Đồng thời, vạch trần mưu đồ thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, đòi “phi chính trị hóa” quân đội; qua đó, đề xuất chủ trương, giải pháp đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch. Cuốn sách cung cấp một số thông tin về cuộc chiến trong thời bình: đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” ở nước ta hiện nay,
- 14 cũng như những luận cứ cần thiết để đấu tranh, phản bác lại các quan điểm sai trái, phản động. Qua đó, mỗi người, dù ở cương vị nào, nhìn nhận rõ hơn vai trò, ý thức, trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [27]. Trong hướng nghiên cứu bàn về xây dựng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tác giả Phạm Văn Phong với cuốn sách“Cuộc đấu tranh của C Mác, Ph ngghen, V I Lênin chống chủ nghĩa cơ hội và nghĩa đối với xây dựng Đảng hiện nay” (2019) đã tập trung phân tích những nội dung và phương pháp đấu tranh chống các đại diện của chủ nghĩa cơ hội để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên cơ sở những phân tích này, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác tư tưởng, lý luận nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước [79]. Cuốn sách “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” của tác giả Mai Yến Nga tuyển chọn và biên soạn năm 2020. Các bài viết đã chia sẻ nhận thức, trình bày quan điểm khẳng định vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới theo con đường XHCN; nhận thức rõ những luận điệu xuyên tạc, sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động và đề xuất một số giải pháp đấu tranh có hiệu quả trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Trong đó, chú trọng đến hoàn thiện nội dung, phương thức đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái trên không gian mạng [69]. Cuốn sách “Một số luận cứ phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đại hội XIII của Đảng” (Tập 1) (2020) của tác giả Vũ Văn Hiền.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay
177 p | 286 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
179 p | 244 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
171 p | 214 | 39
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh - Những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận
27 p | 199 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 47 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
12 p | 145 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vận dụng tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay
182 p | 36 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 20 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới
285 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 14 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
27 p | 168 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 32 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
27 p | 121 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 11 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới
27 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay
27 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Quan hệ chính trị Việt Nam-Lào từ năm 2012 đến nay
26 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn