Luận án Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị: Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế
lượt xem 14
download
Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận chung về nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong thời kỳ hội nhập; luận án đánh giá thực trạng nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế; từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị: Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯƠNG CHIÊU TUẤN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2019
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯƠNG CHIÊU TUẤN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Hoàng Thị Bích Loan 2. PGS, TS Cù Chí Lợi HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Lương Chiêu Tuấn
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 7 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án 7 1.2. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những khoảng trống tập trung nghiên cứu 29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 32 2.1. Quan niệm và vai trò của nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế 32 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế 42 2.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế và bài học đối với tỉnh Ninh Bình 57 Chương 3: THỰC TRẠNG NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 66 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tiềm năng du lịch tác động đến nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 66 3.2. Thực trạng nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế 72 3.3. Đánh giá chung về thực trạng nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế 96 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 104 4.1. Dự báo nhu cầu nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế 104 4.2. Quan điểm phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quôc tế 107 4.3. Giải pháp phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế 112 KẾT LUẬN 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149 PHỤ LỤC 159
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AEC Cộng đồng kinh tế các nước Đông Nam Á AFTA Hiệp định khu vực tự do thương mại các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DNDL Doanh nghiệp du lịch FTA Hiệp định thương mại tự do GDP Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh NCS Nghiên cứu sinh NDL Ngành du lịch NNL Nguồn nhân lực PTNLDL Phát triển nhân lực du lịch UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức thương mại thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tiêu chuẩn phân loại theo thể chất của lao động ở các nghề, công việc 44 Bảng 3.1: Số lao động trong các doanh nghiệp du lịch của tỉnh Ninh Bình (2010-2017) 73 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về thể lực của người lao động phân theo giới tính tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 77 Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 81 Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về trình độ ngoại ngữ của lao động theo vị trí công việc tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 85 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về kinh nghiệm làm việc của người lao động phân theo vị trí công việc tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 88 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về tâm lực của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 91 Bảng 4.1: Dự báo nhu cầu nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 106
- DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Trang Hình 3.1: Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Bình 67 Biểu đồ 3.1: Số lượng lao động trong các doanh nghiệp du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017 74 Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát về sự đảm bảo quy mô, số lượng lao động hiện tại ở các doanh nghiệp du lịch tỉnh Ninh Bình 75 Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo sát về thể lực của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 76 Biểu đồ 3.4: Kết quả khảo sát về trình độ văn hoá phổ thông của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 78 Biểu đồ 3.5: Kết quả khảo sát về trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 79 Biểu đồ 3.6: Kết quả khảo sát về trình độ tiếng Anh của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 83 Biểu đồ 3.7: Kết quả khảo sát về khả năng sử dụng tin học của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 87 Biểu đồ 3.8: Kết quả khảo sát về ý định chuyển việc của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 89 Biểu đồ 3.9: Cơ cấu theo trình độ chuyên môn của nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 92 Biểu đồ 3.10: Kết quả khảo sát về cơ cấu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình 92 Biểu đồ 3.11: Cơ cấu nhân lực theo vị trí công việc tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình năm 2017 93 Biểu đồ 3.12: Cơ cấu nhân lực theo giới tính tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình năm 2017 95 Biểu đồ 3.13: Cơ cấu nhân lực theo tuổi tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình năm 2017 96
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trước xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp muốn phát triển và tồn tại, đòi hỏi các tổ chức kinh tế cần phải đặc biệt quan tâm và có những chiến lược hợp lý trong ngắn hạn và dài hạn để phát triển nhân lực. Động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ khác trên thương trường chính là yếu tố nhân lực, đó cũng là yếu tố quyết định đối với các doanh nghiệp hiện nay trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Đối với ngành du lịch, nguồn nhân lực (NNL) tại các doanh nghiệp du lịch nói riêng và nhân lực của ngành du lịch nói chung được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi vì trong kinh doanh du lịch, chất lượng hoạt động du lịch là yếu tố quyết định, chất lượng này chỉ có thể có được khi có độị ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, chất lượng cao và cơ cấu nhân lực hợp lý. Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng để phát triển đa dạng các loại hình du lịch như các di tích lịch sử nhân văn, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Cố đô Hoa Lư, khu du lịch sinh thái Tràng An, chùa Bái Đính, vườn quốc gia Cúc Phương, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, những nét văn hóa, tín ngưỡng đặc trưng của địa phương... Thế giới ngày càng hội nhập cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ khoa học 4.0. Du lịch Ninh Bình muốn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tạo thế và lực cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển thì ngành du lịch của tỉnh đang gặp những khó khăn nhất định, nhất là vấn đề nhân lực. Cụ thể, nhân du lịch của tỉnh đang đặt ra một số vấn đề cả về quy mô và cơ cấu đang cần tiếp tục giải quyết cho hợp lý, nhân lực kinh doanh du lịch còn nhiều yếu kém về năng lực chuyên mô, kỹ năng làm việc, chưa cao; lao động qua đào tạo đúng nghề nghiệp du lịch còn thấp, nhân lực sử dụng thành thạo ngoại
- 2 ngữ các loại tiếng: Pháp, Nhật, Đức, Hàn, Trung... là rất ít và chủ yếu là tiếng Anh; nhân lực chất lượng cao chiếm tỷ lệ thấp, thiếu trầm trọng nhân lực cho những vị trí then chốt như quản lý cấp cao, trưởng các bộ phận tại các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn và các công ty lữ hành. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lại chưa có chiến lược đào tạo và đào tạo lại nhân lực; thái độ và năng lực thực thi công việc theo vị trí chuyên môn được đảm nhận còn thiếu chuyên nghiệp; trình độ, năng lực quản trị kinh doanh của đội ngũ nhân lực là các chủ doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch (DNDL) nói riêng còn rất nhiều hạn chế chưa tạo động lực làm việc cho người lao động còn nhiều bất cập, dẫn đến giảm năng suất lao động, đặc biệt là nạn “chảy máu nhân sự” đã và đang trở thành mối lo lắng và nguy cơ của các DNDL tỉnh Ninh Bình. Do vậy, nhân lực đang là nút thắt, điểm nghẽn lớn cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình hiện nay. Do đó, phát triển nhân lực tại các DNDL trong bối cảnh hội nhập quốc tế là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay của tỉnh Ninh Bình, để nâng cao cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, sẽ góp phần phát triển du lịch theo hướng bền vững. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, cần có sự phân tích kỹ lưỡng cả về lý luận cũng như thực tiễn để tìm lời giải cho những vấn đề nêu trên. Trong đó, nhân lực của DNDL là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Do vậy, cần phải được luận giải thực trạng nhân lực tại các DNDL trên địa bàn tỉnh, cũng như xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực của các DNDL để đề ra giải pháp nhằm phát triển nhân lực, giúp DNDL phát triển bền vững, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chiến lược phát triển ngành du lịch của tỉnh nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu đó, nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài: “Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế” làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận chung về nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong thời kỳ hội nhập; Luận án đánh giá thực trạng nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế; từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế để có cơ sở phương pháp luận cần vận dụng trong luận án, những vấn đề đã được giải quyết mà luận án có thể kế thừa, phát triển và những khoảng trống cần phải luận giải; Thứ hai, luận giải cơ sở lý luận và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế ở một số quốc gia và địa phương trong nước để rút ra những bài học thiết thực cho tỉnh Ninh Bình có thể tham khảo. Thứ ba, đánh giá thực trạng nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2010 - 2017, từ đó làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó. Thứ tư, dự báo nhu cầu nhân lực tại các DNDL đến năm 2025 và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm phát triển nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế để thực hiện chiến lược phát triển ngành du lịch của tỉnh hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế. Cụ thể đó là đội ngũ nhân lực làm chức năng kinh doanh du lịch, chủ yếu bao gồm nhân lực quản trị doanh nghiệp và nhân lực nghiệp vụ.
- 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung Luận án chỉ tập trung nghiên cứu nhân lực tại các DNDL trên 3 phương diện: số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực. - Phạm vi về không gian Luận án nghiên cứu nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình và kinh nghiệm thực tiễn về nhân lực tại các DNDL ở một số tỉnh, thành phố khác. - Phạm vi về thời gian Nghiên cứu nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ năm 2010 - 2017 và đề xuất giải pháp đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng của kinh tế chính trị. Ngoài ra, để phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo tính khách quan, khoa học, Luận án sử dụng một số phương pháp bổ sung như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, so sánh; phương pháp thu thập thông tin; phân tích tài liệu và bảng tổng hợp số liệu để minh hoạ...Phương pháp phân tích tài liệu và tổng hợp nhằm xử lý logic đối với các thông tin định tính; Phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng nhân lực tại các DNDL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế; Đặc biệt, luận án đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội để có nguồn dữ liệu sơ cấp. Cụ thể: Đối tượng điều tra: + Người phụ trách nhân sự trong các DNDL, bao gồm: Chủ doanh nghiệp/giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng nhân sự (gọi chung là cán bộ quản lý). + Lao động hiện tại đang công tác và làm việc tại các DNDL của tỉnh Ninh Bình.
- 5 Qui mô mẫu điều tra: Dựa trên tình hình thực tế cũng như cân đối khả năng thực hiện khảo sát của NCS, NCS tiến hành điều tra khảo sát với quy mô mẫu là: 415 phiếu. Số lượng phiếu được xử lý là 400 phiếu (15 phiếu không đủ thông tin, không xử lý). Cách chọn đối tượng điều tra: Chọn ngẫu nhiên 50 doanh nghiệp trong tổng số các DNDL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, mỗi doanh nghiệp chọn ngẫu nhiên 6 - 10 nhân sự. Các số liệu của luận văn được tác giả xử lý bằng chương chình Microsoft Excel. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án luận giải rõ quan niệm, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế. - Nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế và trong nước về phát triển nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế và rút ra bài học kinh nghiệm tham khảo cho tỉnh Ninh Bình. - Luận án đánh giá thực trạng nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế trong giai đoạn 2010 - 2017, từ đó đã làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thành tựu, hạn chế. - Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận liên quan đến nhân lực tại các DNDL. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể cung cấp cơ sở thực tiễn cho các nhà quản trị nhân sự hoàn thiện những qui định, chính sách về phát triển nhân lực tại các DNDL của tỉnh Ninh Bình nói riêng và của Việt Nam nói chung
- 6 nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành du lịch của tỉnh và của cả nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế; - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến chủ đề; các nhà hoạch định chính sách liên quan đến đề tài luận án. Tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy về nhân lực, nguồn nhân lực (NNL) du lịch, dân số, lao động, giáo dục, đào tạo… 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã được công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Các nhà nghiên cứu của Việt Nam và thế giới đã phân tích ở nhiều góc độ về Nhân lực trong phát triển Du lịch và đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển nhân lực…tùy theo nội dung, tính chất, mục đích, yên cầu và đối tượng nghiên cứu của từng công trình mà tác giả đưa ra từng lời giải cụ thể xin khái quán một số công trình tiêu biểu sau đây: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến thực tiễn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế Ngành du lịch ngày nay không những đem lại nguồn thu lớn cho mỗi quốc gia, mà nó còn góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, cũng như đưa hình ảnh quê hương đất nước đến bạn bè quốc tế. Đúng như vậy câu hỏi đặt ra để phát triển ngành du lịch như thế nào cho tương xứng tiềm năng, thế mạnh của mỗi quốc gia, muốn làm được điều đó các quốc gia phải đặt vị trí con người là then chốt để giải quyết vấn đề. Do vậy giải pháp để có nguồn nhận lực chất lượng đáp ứng được lĩnh vực này là chủ để được thu hút quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, trong đó có các công trình tiều biểu sau đây: 1.1.1.1. Các công trình nước ngoài liên quan đến nhân lực, phát triển nhân lực nói chung Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu về nhân lực và phát triển nhân lực ở nhiều góc độ và nội dung khác nhau cả lý luận và thực tiễn, tùy vào mục tiêu và đối tượng nghiên cứu từng công trình mà tác giải có những nghiên cứu chuyên sâu. Nhân lực và phát triển nhân lực hiện nay đã và đang thu hút sự
- 8 quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài, khái quát một số công trình tiêu biểu sau: - Nhóm tác giả Edward Prescott, Robert Lucas và Stokey, “Recursive Methods in Economic Dynamics”. Cuốn sách của các tác giả đã phân loại vốn thành hai lọai là vốn hữu hình và vốn nhân lực. Trong đó, khi sản xuất thì vốn nhân lực là loại vốn có vai trò rất quan trọng. Trong nghiên cứu này, các tác giả luận giải rõ khái niệm, vai trò cũng như cách thức, phương pháp phát triển vốn nhân lực để góp phần phát triển sản xuất kinh tế, trong đó, tác giả nhấn mạnh để phát triển nhân lực cần làm tốt nâng cao tay nghề cho người lao động của mỗi quốc gia [99]. - E. Wayne Nafziger, “The Economics of Developing countries - Kinh tế học các nước đang phát triển”. Tác giả đã đi sâu phân tích vấn đề liên quan đến nhân lực ở các nước đang phát triển và đã khẳng định, để phát triển kinh tế ở các nước này thì nhân lực chính là nguồn tài nguyên vô hạn và quan trọng nhất. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh một số cách thức để nâng cao hơn nữa chất lượng nhân lực ở các nước phát triển như giáo dục, y tế, việc quy hoạch và hợp tác quốc tế về đào tạo phát triển nhân lực. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh việc nâng cao chính sách, chế độ đãi ngộ để giữ chân nhân sự, hạn chế vấn đề chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển [24]. - Kelly D.J, “Dual Perceptions of HRD: Issues for Policy: SME’s, Other Constituencies, and the Contested Definitions of Human Resource Development, Human Resource Development Outlook, Pacific Economic Cooperation Council Development Task Force 2000-2001”; trong nghiên cứu công bố năm 2001 trên tạp chí Human Resource Development Outlook đã đưa ra khái niệm về phát triển NNL. Theo tác giả định nghĩa thì, phát triển NNL được hiểu rằng là một bộ phận cấu thành nên việc phát triển con người, và để phát triển NNL cần chú trọng phát triển về số lượng, chất lượng nhân lực [94].
- 9 - Geoffrey B.Hainsworth và cộng sự, “Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới”; Các tác giả đã nhận định, để nâng cao chất lượng lao động ở Việt Nam cần cải thiện chất lượng đào tạo như tăng số lượng giáo viên, phòng học, cải thiện các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, đổi mới chương trình đào tạo gắn với thực tiễn khoa học... Đồng thời, có cơ chế chính sách hợp lý cho nhân lực hiện nay [25]. - Jim Stewart và Graham Beaver, “Human resouch Development in Small Organisations Research and practice - Phát triển NNL trong các tổ chức qui mô nhỏ nghiên cứu và thực tiễn”. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về phát triển nguồn nhận lực và đề ra phương pháp phát triển nguồn nhân lực ở các tổ chức có quy mô nhỏ từ đó từ tổng thể đề từng chi tiết cụ thể trong các mô hình nhỏ từ phương pháp đến thực hiện [92]. - Yasuhiko INOUE, “The source and the power source of the Members of Vietnam, Japan”. Tác giả khẳng định chất lượng NNL là một vấn đề chính và luôn được các chuyên gia thảo luận trên khắp thế giới. Trong đó, nhóm tác giả cũng chỉ rõ trong các hội thảo quốc tế, các chuyên gia đều khẳng định để nâng cao chất lượng nhân lực thì việc nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục với môi trường làm việc thực tế, có sự kết hợp giữa tư nhân và chính phủ là yếu tố rất cần thiết và quan trọng hiện nay [101]. - Greg G. Wang and Judy Y. Sun, “Perspectives on Theory Clarifying the Boundaries of Human Resource Development, Human Resource Development International”. Đứng trên góc độ xã hội nhóm tác giả đã đi sâu phân tích và làm rõ khái niệm về nhân lực, NNL, phát triển NNL cũng như vai trò của phát triển NNL đối với sự phát triển của xã hội nói chung và kinh tế ngành nói riêng [89]. - William J.Rothwell, Robert K.Prescott, Crummer, Maria W.Taylor, “The Transformation of Human Resources Management - Chuyển hóa nguồn nhân lực” do Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân biên dịch đã có những luận giải về
- 10 nhân lực, NNL. Nhóm tác giả cũng khẳng định, con người chính là nguồn tài nguyên để phát triển nền kinh tế xã hội hiện nay [84]. Như vậy, nhân lực và phát triển nhân lực đối với nền kinh tế nói chung, đồng thời luận giải được một số khái niệm về nhân lực, phát triển nhân lực, vai trò của nhân lực và phát triển nhân lực. Đây được xem là những bài học kinh nghiệm để tỉnh Ninh Bình có thể vận dụng vào việc phát triển nhân lực cho ngành du lịch và các DNDL của tỉnh. 1.1.1.2. Các công trình nước ngoài liên quan đến nhân lực du lịch và phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế Không chỉ ở Việt Nam, hiện nay các nước trên thế giới đều xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Để du lịch phát triển mạnh, cần tập trung thúc đẩy phát triển nhân lực du lịch cho các DNDL. Vì vậy, liên quan đến vấn đề này đã và đang được các nhà khoa học quốc tế quan tâm, trong đó có một số công trình như: - Martin Oppermann, Kyex-Sung Chon, “Tourism in Developing Countries” [95]. Các tác giả công bố cuốn sách “Du lịch ở các nước đang phát triển”, nghiên cứu từ sự phát triển của các khu nghỉ mát ven biển, khu du lịch ngoài đô thị nhằm đa dạng hóa các loại hình du lịch cũng như sản phẩm du lịch ngày càng phát triển, đã không ngừng ngày càng đóng góp cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Do vậy nhân lực du lịch nói riêng và nhân lực tại các DNDL nói chung cần phải đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và có tinh thần phục vụ, chất lượng ngày càng cao. Từ nghiên cứu thực tế nhân lực du lịch tại các nước đang phát triển, các tác giả khẳng định rằng: các Chính phủ của mỗi quốc gia cần phải xây dựng cho được các chính sách sao cho nhân lực du lịch có được trình độ nghiệp vụ chuyên môn với kiến thức cơ bản phục vụ tốt ngành du lịch, đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của các quốc gia trong quá trình hội nhập.
- 11 - Greg Richards, Derek Hall, “Tourism and sustainable community development”, Routledge, NY [90]. Các tác giả đã phân tích trên phạm vi rộng từ Châu Âu đến Châu Á, để từ đó đưa ra công trình: “Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững”. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng địa phương nói chung và nhân lực tại cộng đồng nói riêng trong việc phát triển du lịch bền vững đối với mỗi quốc gia. Nhóm tác giả cũng nhận định, muốn sở hữu đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, thành thạo về nghệp vụ, có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng ngoại ngữ, tin học đảm bảo. Vì vậy, trong hệ thống các giải pháp nhóm tác giả đề xuất nhằm phát triển du lịch bền vững thì giải pháp giáo dục cho nhân lực là giải pháp được ưu tiên hàng đầu. - Paul F.J Eagles, Stephen F.McCool and Christopher D.Haynes, “Sustainabỉe Tourism in Protected Areas” [96], tác giả của cuốn sách “Phát triển Du lịch bền vững tại các khu bảo tồn”. Các tác giả khẳng định, du lịch đóng góp lớn vào GDP của nền kinh tế mỗi quốc gia. Vì vậy, các quốc gia cần tập trung các phát triển du lịch bền vững. Trong nội dung nghiên cứu của công trình này, nhóm các tác giả rất chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực du lịch, nhóm tác giả cho rằng tất cả nhân lực du lịch là xương sống để tham gia vào phát quá trình triển du lịch bền vững và chính họ như là những đại sứ ngoại giao về du lịch đem lại hiệu quả cao của mỗi quốc gia. Vì vậy, cần phải nâng cao kỹ năng trong ứng xử, giao tiếp, khả năng tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ nhân lực ngành du lịch. - Dennis Nickson, “Human Resource Management for the hospitality and tourism industries, London, New York: Routledge” [87]. trong công trình nghiên cứu năm 2007 này, tác giả đã luận giải một số vấn đề lý luận về NNL. Trong cuốn sách, tác giả nhìn nhận NNL dưới góc độ là NNL xã hội, nghiên cứu tổng thể NNL.
- 12 - Soh, J.K, “Human resource development in the tourism sector in Asia”, Perspective in Asia leisure and tourism, Vol 1, Article? [98]. Tác giả đã xuất bản cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch ở châu Á”. Tác giả nhiều công nghiên cứu về nhân lực ngành du lịch. Trong công trình này, tác giả đã chỉ rõ thực trạng hiện nay ở Châu Á yếu về trình độ, thiếu về kỹ năng của NNL, vì vậy trong những năm tới, khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Châu Á sẽ đối mặt với thách thức lớn là sự thiếu hụt về nhân lực du lịch chất lượng cao. Do đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, các nước Châu Á cần có sự liên kết, hợp tác về đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực. Nội dung liên kết cần chuyển giao chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, phương pháp đào tạo, các tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo… - Janne J.Liburd, Deborah Edwards, “UnderStanding the Sustaỉnable Development of Tourism” [91]. Các tác giả cuốn sách chuyên khảo “Hiểu biết về sự phát triển du lịch bền vững”. Cuốn sách được nghiên cứu viết với tư duy mới nhất, các tác giả đã khẳng định rằng, nhân lực du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển du lịch của mỗi quốc gia. Vì vậy, nhóm tác giả đã dành hẳn chương 5 (trong 12 chương) của công trình nghiên cứu này để luận giải các vấn đề về nhân lực, đào tạo nhân lực, trong đó cần chú trọng phát triển, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ như lập kế hoạch, lãnh đạo, ra quyết định, quản lý nhân sự, giao tiếp ứng xử cũng như khả năng giao tiếp với người nước ngoài của đội ngũ nhân ở DNDL, các cơ sở kinh doanh du lịch. Đây cũng là một vấn đề cần chú trọng quan tâm ở Việt Nam khi hội nhập quốc tế về du lịch. Như vậy, có thể thấy hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới rất chú trọng việc phát triển đội ngũ nhân lực du lịch nói chung và nhân lực ở DNDL nói riêng. Vì vậy, các tác giả người nước ngoài nêu trên về cơ bản đã khái quát được thực tế nhân lực du lịch, từ các hạn chế và nguyên nhân của nhân lực ngành du lịch hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nhân lực du lịch ở các địa phương, các quốc gia trên thế giới. Đây
- 13 được xem là một trong những bài học, kinh nghiệm quý báu, những mô hình thực tiễn cho trong việc phát triển nhân lực du lịch tại các DNDL trong thời kỳ hội nhập của chúng ta. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước đã công bố liên quan đến thực tiễn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nhân lực, phát triển nhận lực nói chung Cũng như các nhà khoa học trên thế giới, các nhà khoa học trong nước cũng đã rất quan tâm đến nghiên cứu các công trình khoa học về chủ đề này đã có một số công trình tiêu biểu như: - Bùi Sỹ Lợi, “Phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010” [40]. Ở đây tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng về tự nhiên; về kinh tế - xã hội; về cơ chế, chính sách và làm rõ một số khái niệm về nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, từ đó tác giả đề xuất 5 nhóm giải pháp để phát triển nguồn nhận lực cho tỉnh Thanh Hóa. - Nguyễn Hữu Dũng, “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam”, tác giả đã hệ thống tổng thể về nhân lực, NNL, phát triển NLL; vai trò của phát triển NLL; kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nhân lực ở Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới và đề xuất một số giải pháp cơ bản để phục vụ mục tiêu phát triển nhân lực ở nước ta đến năm 2010 [21]. - Nguyễn Thanh Nghiên, “Phát triển nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tác giả đã khẳng định rằng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của Việt Nam không thể thành công nếu không có yếu tố con người. Đồng thời, qua việc phân tích thực trạng về số lượng và chất lượng NNL ở nước ta, tác giả đã đề xuất những định hướng, quan điểm cũng như giải pháp để phát triển NNL ở Việt Nam, phục vụ CNH, HĐH đất nước, trong đó giáo dục là giải pháp mang tính chiến lược và cốt lõi nhất [50].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn Quốc – Việt Nam và triển vọng trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu trong thế kỷ 21
27 p | 312 | 53
-
Luận án Tiến sĩ: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay
237 p | 133 | 23
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi rút cúm A/H5N1 Clade 7 phân lập ở Việt Nam
156 p | 182 | 21
-
Luận án Tiến sĩ: Quản lý nhà nước về vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
188 p | 105 | 19
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
166 p | 98 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam
0 p | 159 | 15
-
Luận án Tiến sĩ : Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
176 p | 99 | 15
-
Luận án Tiến sĩ: Không gian văn hóa Huế với sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh
169 p | 100 | 14
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay
222 p | 69 | 14
-
Luận án Tiến sĩ: Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông
228 p | 52 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT hiện nay
210 p | 101 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
161 p | 107 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đầu tư trực tuyến nước ngoài tới chuyển dịch cơ cấu ngành Kinh tế tại vùng Đồng bằng sông Hồng
183 p | 51 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu biến động và giải pháp kiểm soát chất lượng môi trường vùng nuôi tôm tập trung tại Quảng Ninh
194 p | 20 | 6
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Cơ học: Đánh giá và mô phỏng các hệ số đàn hồi đa tinh thể hỗn độn
143 p | 52 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập
227 p | 92 | 6
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Nhi khoa: Phát hiện người lành mang gen đột biến CYP21A2 và chẩn đoán trước sinh bệnh tăng sản thượng bẩm sinh thể thiếu enzym 21-hydroxylase
119 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn