Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế: Cơ chế quản lý tài chính ở trường Đại học Y Dược Cần Thơ
lượt xem 16
download
Luận án nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính ở nội bộ Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Những mối quan hệ tài chính giữa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ với cấp trên và với các đối tác khác có thể được đề cập nhằm làm rõ hơn cơ chế quản lý tài chính nội bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế: Cơ chế quản lý tài chính ở trường Đại học Y Dược Cần Thơ
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH CAO THÀNH VĂN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH CAO THÀNH VĂN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62 34 04 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ QUANG MINH HÀ NỘI - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ Tác giả luận án Cao Thành Văn
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ........................................... 10 1.1. Nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập ..................................................................................................... 11 1.2. Các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập ..................................................................................................... 18 1.3. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án ............................... 27 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP .................................................. 31 2.1. Khái quát về hệ thống trường đại học công lập và cơ chế quản lý tài chính ở trường đại học công lập .......................................................... 31 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng tới cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập ....................................... 40 2.3. Kinh nghiệm xây dựng và vận dụng cơ chế quản lý tài chính của một số trường đại học công lập................................................................. 60 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ ...................................................................................... 70 3.1. Khái quát về Trường đại học Y Dược Cần Thơ ................................ 70 3.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y Dược Cần Thơ..................................................................................................... 77 3.3. Đánh giá chung về cơ chế quản lý tài chính của Trường đại học Y Dược Cần Thơ......................................................................................... 104 Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ ............................... 111 4.1. Xu hướng đổi mới giáo dục đại học, tăng cường tự chủ tài chính đối với cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập .......... 111 4.2. Mục tiêu phát triển, đổi mới cơ chế hoạt động và phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Trường đại học Y Dược Cần Thơ ........ 117 4.3. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y Dược Cần Thơ .............................................................................. 127 4.4. Kiến nghị.......................................................................................... 150 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................... 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 156 PHỤ LỤC............................................................................................................ 167
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN ĐHCL : Đại học công lập ĐVSN : Đơn vị sự nghiệp GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo GD ĐH : Giáo dục đại học KHCN : Khoa học công nghệ NCKH : Nghiên cứu khoa học NSNN : Ngân sách nhà nước QLTC : Quản lý tài chính
- DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Mức trần học phí tại các trường đại học công lập theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ .................................................. 49 Bảng 3.1: Số lượng sinh viên đào tạo đại học ở Trường đại học Y dược Cần Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 ................. 75 Bảng 3.2: Số lượng học viên sau đại học ở Trường đại học Y dược Cần Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 ......................... 76 Bảng 3.3: Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Trường Đại học Y Dược Cần Thơ giai đoạn 2009-2016 ............................................................ 79 Bảng 3.4: Nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2016 ................................................ 81 Bảng 3.5: So sánh tỷ lệ tăng trưởng tổng thu của trường từ năm học 2009- 2010 đến năm học 2015-2016 ............................................................. 84 Bảng 3.6: Dự toán và quyết toán thu ở trường đại học Y dược Cần Thơ ......... 86 Bảng 3.7: Tiềm năng tăng thu từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ...................................................... 87 Bảng 3.8: Nguyên nhân chính hạn chế việc khai thác, mở rộng nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ..... 88 Bảng 3.9: Chi tiêu của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 ................................................... 91 Bảng 3.10: Đánh giá thu nhập từ chi lương và thu nhập tăng thêm của cán bộ, viên chức Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ............................... 94 Bảng 3.11: Kết quả đánh giá về cơ chế quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ................................................. 97 Bảng 3.12: Hạn chế lớn nhất trong cơ chế quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ......................................... 98 Bảng 3.13: Đánh giá chất lượng mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ...................................................... 99 Bảng 3.14: Dự toán và quyết toán chi ở Trường đại học Y dược Cần Thơ. ... 101 Bảng 3.15: Cân đối thu-chi của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016........................................... 103 Bảng 4.1: Mục tiêu phát triển số lượng cán bộ, viên chức của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cho đến năm 2020................................... 118 Bảng 4.2: Mục tiêu phát triển giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ .................................................... 119 Bảng 4.3: Chỉ tiêu tuyển sinh và qui mô đào tạo theo các hệ, bậc ................. 121 Bảng 4.4: Dự ước tổng mức đầu tư ................................................................. 122
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Trang Sơ đồ 2.1: Sơ lược tài chính của các trường đại học công lập ở Việt Nam .... 42 Sơ đồ 2.2: Quy trình lập và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập.................................................................. 45 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường đại học Y dược Cần Thơ.............. 71 Hình 3.2: Cơ cấu chi của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 ................................................. 91 Hình 3.3: Tốc độ tăng chi thanh toán cá nhân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2015-2016........................................................................... 93
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước. Mặc dù đã có sự phát triển nhất định trong những năm qua xong hệ thống giáo dục đại học đang tỏ ra lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ dựa chủ yếu vào đầu tư và tài nguyên sang dựa vào nguồn lao động chất lượng cao và khoa học công nghệ, việc đổi mới giáo dục đại học là yêu cầu đặt ra cấp bách. Một trong những nguyên nhân khiến cho hệ thống giáo dục đại học ở nước ta phát triển trì trệ, chậm đổi mới, không hội nhập và bắt kịp với sự phát triển của giáo dục đại học thế giới là cơ chế quản lý của các trường đại học công lập chậm thay đổi. Các trường đại học công lập vẫn đang vận hành trong một cơ chế gò bó, mang nặng tính bao cấp, kế hoạch hóa tập trung. Điều này dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại, thiếu sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động của các trường. Vì thế, đổi mới giáo dục đại học phải gắn với cởi trói cho các trường đại học công lập, tăng cường tự chủ của các trường gắn với việc đổi mới cơ chế tài chính của các trường. Để nâng cao sự tự chủ hoạt động của các trường đại học công lập nói chung, tự chủ quản lý tài chính nói riêng, Chính phủ đã ban hành cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó bao gồm các trường đại học công lập. Từ năm 2006, các trường đại học công lập được phép tự chủ quản lý tài chính theo cơ chế qui định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, ngoài nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, các trường đại học công lập có quyền chủ động huy động các nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước và tự chủ chi tiêu từ nguồn tài chính huy động được. Nghị định 43 đã mở ra cơ hội tự chủ cho các trường đại học. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hoạt
- 2 động của các trường đại học công lập cũng như cơ chế quản lý tài chính của các trường sau khi áp dụng Nghị định 43 vẫn còn nhiều vấn đề cả từ nội dung của Nghị định cũng như từ việc vận dụng Nghị định 43 vào thực tiễn cơ chế tài chính của các trường khiến cho việc tự chủ còn nửa vời và hầu hết các trường đại học vẫn còn ỷ lại vào bao cấp từ ngân sách nhà nước. Hơn nữa, ngoài những hạn chế của Nghị định 43, bản thân các trường đại học công lập vẫn chưa chủ động đổi mới hoạt động, xây dựng cơ chế quản lý tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn thu, kiểm soát chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã phân tích những hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập hiện nay. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là một trong những trường đại học trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trường nằm trong hệ thống các trường đại học công lập của cả nước, trực thuộc sự quản lý của Bộ Y tế và chịu sự quản lý theo hệ thống giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong những năm qua, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, góp phần đào tạo nhân lực và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khẻo nhân dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Trường đã xây dựng quy chế quản lý tài chính trên cơ sở các qui định pháp luật, phục vụ cho sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở Nghị định 43 về tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản pháp luật khác, Trường đã có nhiều nỗ lực trong huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, bao gồm các nguồn từ học phí, nghiên cứu khoa học,...và sử dụng chủ động, có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhằm thúc đẩy quá trình Giáo dục và Đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực y tế cho các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Tuy nhiên, cũng như nhiều trường đại học công lập khác, cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này bao gồm cả những hạn chế khách quan do qui định
- 3 pháp luật gắn với Nghị định 43 và các qui định khác có liên quan đến quản lý tài chính các trường đại học công lập và những hạn chế chủ quan của Nhà trường trong việc thực hiện tự chủ huy động nguồn thu và quản lý chi. Nguồn thu của nhà trường còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, các nguồn ngoài ngân sách còn hạn chế. Trong khi đó, quy chế quản lý tài chính của trường còn nhiều bất cập, thể hiện tính bình quân. Nhiều định mức chi không còn phù hợp, không có tính khuyến khích cá nhân, đơn vị làm tốt,... Những hạn chế này cản trở hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường. Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, khuyến khích và tạo cơ chế cho các trường đại học công lập nói riêng, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung nâng cao tự chủ hoạt động gắn với tự chủ về quản lý tài chính. Đây là cơ hội mới cho các trường đại học công lập vươn lên tự chủ. Hơn nữa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vừa được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho thí điểm đổi mới hoạt động của trường theo hướng tự chủ. Do đó, việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Trương Đại học Y Dược Cần Thơ, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra khi áp dụng Nghị định 16/2015/NĐ-CP, khi đổi mới hoạt động theo hướng tự chủ và yêu cầu đổi mới giáo dục đại học trở thành yêu cầu bức thiết. Đây là yêu cầu bắt buộc của việc thực hiện Nghị định 16 và cũng là yêu cầu bắt buộc nếu Nhà trường thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động vì cơ chế quản lý tài chính hiện hành không còn phù hợp. Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và thực tiễn như vậy, tác giả lựa chọn đề tài: "Cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ" làm luận án Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế, với mong muốn góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận
- 4 về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập; phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ: - Tổng thuật tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án nhằm xác định những nội dung đã được nghiên cứu và có thể kế thừa, những nội dung còn chưa giải quyết và những khoảng trống nghiên cứu, từ đó xác định câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án. - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, xây dựng khung phân tích cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập làm cơ sở khoa học để phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. - Khảo sát và nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở một số trường đại học công lập trong và ngoài nước. Từ đó, rút ra những bài học có giá trị tham khảo trong hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. - Trên cơ sở khung phân tích đã xây dựng, phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, xác định những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính, làm cơ sở để đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện. - Dự báo bối cảnh có liên quan, xác định những yêu cầu mới đặt ra đối với cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong giai đoạn tới năm 2020, tầm nhìn 2025. Trên cơ sở những yêu cầu mới đặt ra, những bài học kinh nghiệm đã rút ra, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính hiện tại, luận án đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- 5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế quản lý tài chính ở nội bộ Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Những mối quan hệ tài chính giữa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ với cấp trên và với các đối tác khác có thể được đề cập nhằm làm rõ hơn cơ chế quản lý tài chính nội bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi chủ thể quản lý: Cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế với chủ thể quản lý là Ban giám hiệu nhà trường đối với các hoạt động tài chính trong trường. Cơ chế quản lý tài chính của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với các hoạt động tài chính Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được đề cập ở mức độ nhất định nhưng không phải là trọng tâm nghiên cứu của luận án. - Phạm vi nội dung cơ chế quản lý tài chính: Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính. Trong luận án, cơ chế quản lý tài chính được tiếp cận nghiên cứu trên các nội dung chính sau: 1) Cơ chế huy động nguồn thu; 2) Cơ chế quản lý chi; 3) Cơ chế quản lý cân đối thu chi. Trong phạm vi thời gian nghiên cứu, cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được xây dựng dựa trên Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, các quy định của Chính phủ về thu học phí, lệ phí và các qui định pháp luật khác có liên quan. Mặc dù, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ra đời năm 2015 nhưng do chưa có Nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện nên trong thời gian nghiên cứu đánh giá thực trạng của luận án, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vẫn áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Nghị định 16/2015/NĐ-CP được xem xét chủ yếu trong phân tích bối cảnh, yêu cầu mới và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong thời gian tới. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính giới
- 6 hạn trong phạm vi quản lý ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. - Phạm vi thời gian: Luận án phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong giai đoạn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ từ năm 2009 đến 2016. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được đề xuất cho giai đoạn tới năm 2020, tầm nhìn 2025. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luật duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận án tiếp cận cơ chế tài chính trên các mặt cơ chế huy động nguồn thu, cơ chế quản lý chi và cơ chế quản lý cân đối thu chi gắn với các qui định của pháp luật về quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập ở nước ta trong bối cảnh mở rộng tự chủ tài chính. Cách tiếp cận này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án gắn với bối cảnh tự chủ tài chính của các trường đại học công lập. Tiếp cận cơ chế quản lý tài chính theo quy trình quản lý từ lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra được đề tập nhưng không phải là tiếp cận nghiên cứu của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án tiếp cận nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y dược Cần Thơ dưới góc độ quản lý kinh tế, dựa trên cơ sở chính sách pháp luật về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Cơ chế quản lý tài chính được tiếp cận theo nội dung quản lý bao gồm: cơ chế quản lý thu (huy động nguồn tài chính), cơ chế quản lý chi (sử dụng nguồn tài chính) và cơ chế quản lý cân đối thu – chi. Để đạt mục đích nghiên cứu đề ra, luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu phổ biến trong chuyên ngành quản lý kinh tế như các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học. Cụ thể:
- 7 - Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong luận án để tổng thuật các nghiên cứu liên quan tới đề tài; tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài, tổng hợp đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và đề xuất giải pháp. Phương pháp tổng hợp cũng được sử dụng khi tác giả tổng hợp các kết quả điều tra khảo sát. - Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các nghiên cứu có liên quan tới đề tài, phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, phân tích bối cảnh mới, yêu cầu đặt ra cũng như phân tích hệ thống giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Phương pháp phân tích được sử dụng kết hợp với phương pháp tổng hợp. - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ nhằm làm rõ sự thay đổi qua thời gian về cơ chế quản lý tài chính, tình hình tài chính và hoạt động ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong giai đoạn 2009-2016. - Phương pháp điều tra xã hội học: Để đảm bảo độ tin cậy, khoa học của kết quả nghiên cứu, tính mới của luận án, luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học. Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng nhằm thu thập thông tin sơ cấp về đánh giá của cán bộ, viên chức Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đối với cơ chế quản lý tài chính của Trường. Những thông tin này sẽ giúp cho luận án có đánh giá đa chiều về cơ chế quản lý tài chính từ phía những người chịu sự tác động, bổ sung cho những phân tích, đánh giá dựa trên nguồn thông tin, số liệu thứ cấp. Cụ thể, luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học với Bảng hỏi bán cấu trúc với 3 đối tượng là Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kích thước mẫu điều tra là 200 phiếu được kết cấu như sau:
- 8 + Cán bộ quản lý: 30 phiếu. + Giảng viên: 100 phiếu. + Nhân viên: 70 phiếu. Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (stratified random sampling). Dựa trên danh sách cán bộ, giảng viên và nhân viên của Trường có được từ Phòng Tổ chức - Cán bộ, tác giả luận án lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng sẽ phỏng vấn bằng bảng hỏi theo số lượng đã nêu trên. Tác giả trực tiếp thực hiện phỏng vấn và ghi bảng hỏi. Kết quả điều tra được nhập liệu bằng Cspro và sau đó làm sạch và xử lý thống kê bằng phần mềm phân tích thống kê chuyên dụng SPSS 20 và STATA 12. Chi tiết bảng hỏi điều tra được trình bày trong phần Phụ lục. - Phương pháp tổng hợp kết quả khảo sát: Để tổng hợp kết quả khảo sát, NCS sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20 để kết xuất các chỉ tiêu thống kê tổng hợp, trên cơ sở các số liệu điều tra đã được nhập liệu và làm sạch. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn sau: - Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính ở trường đại học công lập, xây dựng khung phân tích cơ chế quản lý tài chính ở trường đại học công lập trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ tài chính ở nước ta. - Luận án đã thực hiện phân tích, đánh giá mới về thực trạng cơ chế quản lý tài chính của một trường đại học công lập cụ thể là Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, từ đó xác định rõ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính ở trường. - Luận án đã đóng góp nguồn cơ sở dữ liệu sơ cấp mới, thu thập từ quá trình thực hiện điều tra xã hội học với 200 cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Trên cơ sở số liệu mới, luận án đã có phân tích, đánh giá về cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Các kết quả điều tra có ý nghĩa không chỉ với Trường Đại học Y Dược Cần
- 9 Thơ mà còn có đóng góp vào quá trình tổng hợp thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung. - Luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp chưa được áp dụng ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Trường trong bối cảnh Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Quyết định 455/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/4/2017. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lý luận về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập; đóng góp nhất định cho nghiên cứu khoa học về quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Những giải pháp được đề xuất trong đề tài luận án được áp dụng vào thực tiễn sẽ có tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho một số cơ quan sự nghiệp ở các trường đại học công lập ở Việt Nam. 7. Kết cấu và nội dung của luận án Luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập. Chương 3: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Trường đại học công lập là tổ chức sự nghiệp công lập có thu. Với chủ trương của Chính phủ về nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các trường đại học công lập nói riêng, những năm qua đã có khá nhiều nghiên cứu trong nước có liên quan tới cơ chế quản lý tài chính và đổi mới cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các trường đại học công lập. Các nghiên cứu về đề tài này khá tập trung, chủ yếu xoay quanh những nội dung về tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ nhưng với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp khác nhau. Theo phạm vi đối tượng, có thể chia các nghiên cứu này làm 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và nghiên cứu về các loại hình hoặc đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể, như các đơn vị sự nghiệp y tế, khoa học công nghệ và các đơn vị sự nghiệp khác, trừ các trường đại học công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong khuôn khổ pháp lý chung về cơ chế quản lý tài chính gắn gắn với Luật ngân sách 2002 (sau được thay bằng Luật ngân sách 2015), cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP (sau được thay thế bằng Nghị định 16/2015/NĐ-CP) của Chính phủ. Là đơn vị sự nghiệp công lập, các trường đại học công lập cũng vận hành và chịu sự chi phối của các cơ chế quản lý tài chính chung cho các đơn vị sự nghiệp. Nhóm thứ hai các nghiên cứu tập trung vào cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập, bao gồm các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập nói chung, nghiên cứu về
- 11 một nội dung cụ thể của cơ chế quản lý tài chính và nghiên cứu cơ chế tài chính ở một trường đại học công lập cụ thể. 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập là chủ đề nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý tài chính công do đơn vị sự nghiệp là một bộ phận của khu vực hành chính sự nghiệp, hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Hiện nay, chi cho các đơn vị sự nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu ngân sách nhà nước và là một trong những nhân tố khiến chi thường xuyên tăng cao. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang chịu sức ép lớn, nợ công sắp chạm trần, Nhà nước đã có chủ trương tăng cường tự chủ, trong đó có tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhằm giảm gánh nặng ngân sách, đồng thời kích thích sự chủ động, năng động, sáng tạo của các đơn vị sự nghiệp công lập. Các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta đã xuất bản từ khá lâu, chẳng hạn như công trình của Phan Thị Cúc, Đổi mới quản lý tài chính ở đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu [14]. tác giả đề cập đến các nguồn đảm bảo các khoản chi cho đơn vị hành chính sự nghiệp, khoán chi hành chính, cơ chế quản lí tài chính đơn vị sự nghiệp có thu công lập, ngoài công lập và vấn đề đổi mới cơ chế quản lý tài chính.. Tuy nhiên, trong phạm vi thời gian nghiên cứu, luận án chỉ tập trung phân tích các nghiên cứu liên quan tới cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ra đời năm 2006, mặc dù trước khi Nghị định ra đời đã có các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp công lập thường tiếp cận chung về cơ chế quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập, hoặc chỉ tiếp một nội dung, một bộ phận trong cơ chế quản lý tài chính, hoặc cơ chế quản lý tài chính tại một đơn vị sự nghiệp
- 12 công lập cụ thể. Một số tác giả đi vào nghiên cứu một loại hình đơn vị sự nghiệp như đơn vị sự nghiệp khoa học, đơn vị sự nghiệp y tế hoặc đơn vị sự nghiệp giáo dục. Trong số các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, một công trình cung cấp khá đầy đủ cơ sở lý luận và pháp lý về cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập do hai tác giả Phạm Văn Khoan và Nguyễn Trọng Thản đồng chủ biên, Giáo trình quản lý tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công [50]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã làm rõ khái niệm đơn vị sự nghiệp công, các nguồn tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công và cơ chế chung về quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công ở nước ta. Cuốn sách cung cấp, hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh phân tích cơ chế chung, các tác giả tập trung phân tích sâu hai nội dung trong cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập là cơ chế quản lý quỹ tiền lương và cơ chế quản lý tài sản nhà nước. Phần lớn các nghiên cứu khác, đặc biệt là các bài báo, luận án tiến sĩ kinh tế, thường tập trung vào phân tích thực trạng áp dụng cơ chế quản lý tài chính, cơ chế tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập. Chẳng hạn, tác giả Đỗ Đức Kiên, Đánh giá thực trạng tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập [48], tác giả đã phân tích công tác giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công. Tác giả chỉ ra những tồn tại vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục. Ở một công trình nghiên cứu khác, Nguyễn Thị Mai Hương, Thực trạng và đề xuất giải pháp để đổi mới hiệu quả cơ chế quản lý hoạt động sự nghiệp công lập [43]. Tác giả làm rõ những vấn đề đặt ra đối với cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập như chính sách hai giá trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công kéo theo sự quá tải đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ; trình độ, tư duy quản lý của lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp còn hạn chế, chậm đổi mới, nặng tư tưởng bao cấp; các
- 13 định mức kinh tế - kỹ thuật về thu chi tài chính không sát với thực tiễn; qui chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị vẫn mang tính bình quân, chưa khuyến khích những người làm tốt,... Từ việc phân tích thực trạng và chỉ rõ nguyên nhân, tác giả cho rằng cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo công bằng xã hội; nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công; hoàn thiện cơ chế đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ sự nghiệp công, cơ chế phân bổ ngân sách cho đơn vị sự nghiệp công,... Bàn về cơ chế tính giá dịch vụ sự nghiệp công, trích lập các quỹ, xử lý lao động dôi dư...các tác giả Vũ Như Thăng và Nghiêm Thị Thúy Hằng [79], đã phân tích những vấn đề này và đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề liên quan đến tự chủ quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Một nội dung quan trọng trong cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập là cơ chế quản lý chi thường xuyên. Về vấn đề này, Nguyễn Văn Trung, Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên [91]. Tác giả cho rằng chi thường xuyên có vai trò quan trọng đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, cơ chế quản lý chi thường xuyên hiện nay còn nhiều hạn chế, các định mức chi bất cập, không sát với thực tiễn, chi thường xuyên còn cào bằng, chưa khuyến khích được người lao động, chưa phân bổ hợp lý vào những hoạt động có hiệu quả, quan trọng với đơn vị sự nghiệp. Từ đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp khắc phục. Quản lý tài sản công cũng là chủ đề được nghiên cứu khi phân tích cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. Các tác giả Trần Đức Thắng và Nguyễn Tân Thịnh, Cơ chế quản lý tài sản công [80], tác giả Phân tích việc thực hiện quản lý, sử dụng tài sản nhà nước bao gồm cơ chế quản lý, qui trình đầu tư và mua sắm tài sản, chỉ ra những hạn chế như hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ; hệ thống tiêu chuẩn, định mức chưa có phân loại giữa cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn Quốc – Việt Nam và triển vọng trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu trong thế kỷ 21
27 p | 312 | 53
-
Luận án Tiến sĩ: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay
237 p | 133 | 23
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi rút cúm A/H5N1 Clade 7 phân lập ở Việt Nam
156 p | 183 | 21
-
Luận án Tiến sĩ: Quản lý nhà nước về vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
188 p | 107 | 19
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
166 p | 100 | 16
-
Luận án Tiến sĩ : Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
176 p | 99 | 15
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay
222 p | 71 | 14
-
Luận án Tiến sĩ: Không gian văn hóa Huế với sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh
169 p | 100 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trị
189 p | 16 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông
228 p | 54 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT hiện nay
210 p | 104 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
161 p | 110 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đầu tư trực tuyến nước ngoài tới chuyển dịch cơ cấu ngành Kinh tế tại vùng Đồng bằng sông Hồng
183 p | 52 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu biến động và giải pháp kiểm soát chất lượng môi trường vùng nuôi tôm tập trung tại Quảng Ninh
194 p | 21 | 6
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Cơ học: Đánh giá và mô phỏng các hệ số đàn hồi đa tinh thể hỗn độn
143 p | 52 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập
227 p | 93 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Nhi khoa: Phát hiện người lành mang gen đột biến CYP21A2 và chẩn đoán trước sinh bệnh tăng sản thượng bẩm sinh thể thiếu enzym 21-hydroxylase
119 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn