Luận án Tiến sĩ: Công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
lượt xem 30
download
Luận án làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, đề xuất giải pháp tăng cường Công tác dân vận (CTDV) của bộ đội địa phương (BĐĐP) Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp ủy, chỉ huy các đơn vị, đội ngũ cán bộ và cơ quan chức năng trong CTTB Lào tham khảo, vận dụng trong thực hiện nhiệm vụ CTDV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày....tháng......năm 2015 Tác giả luận án Sẳn Ti Súc Cang Phu Vông
- 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 1. Ban Chấp hành Trung ương BCHTW 2. Bộ đội địa phương BĐĐP 3. Bộ Quốc phòng BQP 4. Các tỉnh Tây Bắc CTTB 5. Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT 6. Công tác dân vận CTDV 7. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 8. Cộng hòa dân chủ nhân dân CHDCND 9. Chủ nghĩa xã hội CNXH 10. Đảng nhân dân cách mạng Lào ĐNDCML 11. Lực lượng vũ trang LLVT 12. Quân đội nhân dân QĐND 13. Quốc phòng, An ninh QP, AN 14. Trong sạch, vững mạnh TSVM 15. Vững mạnh toàn diện VMTD 16. Xã hội chủ nghĩa XHCN
- 4
- 5 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG CÁC TỈNH TÂY BẮC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 29 1.1. Các tỉnh Tây Bắc và bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 29 1.2. Những vấn đề cơ bản về công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 48 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG CÁC TỈNH TÂY BẮC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 71 2.1. Thực trạng công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 71 2.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 89 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG CÁC TỈNH TÂY BẮC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 102 3.1. Những yếu tố tác động, phương hướng yêu cầu tăng cường công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay 102 3.2. Giải pháp tăng cường công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay 115
- 6 KẾT LUẬN 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẠN ÁN 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162 PHỤ LỤC 180
- 7 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài luận án: “Công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc CHDCND Lào giai đoạn hiện nay”, là vấn đề được ấp ủ, trăn trở và tâm huyết từ lâu của nghiên cứu sinh trong nhiều năm học tập, công tác tại nhà trường và đơn vị. Việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm Cay Xỏn Phôm Vi Hản và đường lối, quan điểm của ĐNDCML về CTDV. Tiến hành CTDV của BĐĐP CTTB Lào vừa nhằm xây dựng, củng cố nền tảng chính trị cho lực lượng vũ trang, tạo sức mạnh tổng hợp để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, quê hương vừa góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Quá trình thực hiện đề tài luận án, tác giả có tiếp thu, kế thừa chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan. Đề tài luận án hướng vào luận giải những vấn đề cơ bản về CTDV của BĐĐP CTTB Lào; đánh giá đúng thực trạng, rút ra một số kinh nghiệm; xác định những yêu cầu và đề xuất giải pháp tăng cường CTDV của BĐĐP CTTB Lào giai đoạn hiện nay. Kết cấu của công trình gồm: mở đầu, phần tổng quan, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Đây là công trình khoa học độc lập, mới mẻ, không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học hay luận văn, luận án đã được nghiệm thu công bố. 2. Lý do chọn đề tài luận án
- 8 Công tác dân vận là hoạt động tuyên truyền, vận động, tập hợp, xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân hướng vào thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực chất của CTDV là công tác vận động cách mạng của Đảng. Do vậy, CTDV có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trong mọi thời kỳ cách mạng, ĐNDCML luôn coi trọng và chăm lo CTDV, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên có ý nghĩa chiến lược của cách mạng; góp phần bảo đảm cho cách mạng giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quân đội nhân dân Lào do ĐNDCML tổ chức và lãnh đạo, là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; tham gia lao động sản xuất và tiến hành CTDV, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh. Tiến hành CTDV là một chức năng cơ bản, một nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của QĐND Lào trong mọi thời kỳ cách mạng. Các tỉnh Tây Bắc Lào là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, QP, AN của cả nước, có nhiều bộ tộc cùng sinh sống với nhau, có truyền thống nhân ái, cần cù, chịu khó, đoàn kết thống nhất và giúp đỡ lẫn nhau trong các thời kỳ cánh mạng, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhìn chung, đồng bào dân tộc trên địa bàn CTTB Lào có tinh thần yêu nước, hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường đi lên CNXH. Tuy nhiên, do đặc điểm về điều kiện địa lý CTTB Lào bên cạnh mặt thuận lợi, còn gặp không ít khó khăn thử thách nhất là các âm mưu, thủ
- 9 đoạn của các thế lực thù địch hoạt động chống phá cách mạng, kích động, lôi kéo một bộ phận nhân dân chống lại chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy, vấn đề tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu, tin, theo, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng đã và đang đặt ra vừa cơ bản, thường xuyên, vừa cấp thiết hơn bao giờ hết. Bộ đội địa phương CTTB Lào là một bộ phận của QĐND Lào, được giao nhiệm vụ bảo vệ vững chắc một địa bàn chiến lược của cả nước. Trong những năm qua, BĐĐP CTTB Lào đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, trong đó có CTDV: góp phần tích cực tuyên truyền, vận động, giúp đỡ và bảo vệ nhân dân, chủ động tham gia xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức và nền tảng chính trị xã hội địa phương ở cơ sở vững mạnh, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, củng cố QP, AN tại các địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, CTDV của BĐĐP CTTB Lào còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Nhận thức của bộ đội về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của CTDV chưa đầy đủ. Năng lực tiến hành CTDV của một số đơn vị còn hạn chế, không ít lúng túng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng, nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành chưa phong phú, thiếu linh hoạt, hiệu quả chưa cao; việc tham mưu phối hợp hiệp đồng còn lỏng lẻo… Vì vậy, đi sâu vào nghiên cứu CTDV của BĐĐP Lào hiện nay trở thành đòi hỏi cấp thiết, trực tiếp góp phần xây dựng củng cố địa phương vững mạnh và tạo điều kiện xây dựng BĐĐP CTTB vững mạnh toàn diện, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đây chính là lý do chọn vấn đề: “ Công tác dân
- 10 vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của tác giả luận án. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án * Mục đích: Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, đề xuất giải pháp tăng cường CTDV của BĐĐP CTTB Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Phân tích, luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận CTDV của BĐĐP CTTB Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm tiến hành CTDV của BĐĐP CTTB Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất giải pháp tăng cường CTDV của BĐĐP CTTB Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án * Đối tượng nghiên cứu: Công tác dân vận của BĐĐP CTTB Lào. * Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Phạm vi khảo sát: Luận án chủ yếu tập trung khảo sát CTDV của BĐĐP thuộc địa bàn 5 tỉnh: Luông Nặm Tha, U Đôm Xay, Luông Pra Bang, Xay Nhạ Bu Ly và Bo Kẹo, với các số liệu, tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu chủ yếu từ năm 2010 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận:
- 11 Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản; đường lối, quan điểm của ĐNDCML; chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị QĐND Lào về CTDV. * Cơ sở thực tiễn: Là toàn bộ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của BĐĐP CTTB Lào, trong đó có CTDV; những nhận xét đánh giá, báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng cấp trên và của các Phòng chính trị thuộc Bộ Chỉ huy quân sự CTTB Lào đã được công bố; các số liệu thống kê, kết quả điều tra, khảo sát của tác giả về CTDV của BĐĐP ở CTTB Lào trong thời gian qua. * Phươ ng pháp nghiên cứ u: Trên cơ sở ph ươ ng pháp luận của ch ủ nghĩa Mác Lênin, lu ận án sử d ụng ph ươ ng pháp nghiên cứu củ a khoa họ c chuyên ngành và liên ngành, chú trọng các phươ ng pháp: lô gích lịch sử; phân tích, t ổng h ợp, th ống kê, so sánh, điề u tra xã hộ i họ c và phươ ng pháp chuyên gia, đặ c biệ t coi tr ọng ph ươ ng pháp khả o sát thực tế , tổng k ết th ực ti ễn. 6. Những đóng góp mới của luận án Làm rõ quan niệm, đặc điểm và những vấn đề có tính nguyên tắc CTDV của BĐĐP CTTB Lào. Rút ra một số kinh nghiệm tiến hành CTDV của BĐĐP CTTB Lào. Đề xuất một số nội dung, biện pháp tiến hành CTDV của BĐĐP CTTB Lào giai đoạn hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- 12 Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp ủy, chỉ huy các đơn vị, đội ngũ cán bộ và cơ quan chức năng trong CTTB Lào tham khảo, vận dụng trong thực hiện nhiệm vụ CTDV. Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các học viện, nhà trường quân đội. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, 3 chương (6 tiết), kết luận, các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục.
- 13 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TÁC TỈNH TÂY BẮC CÔNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Lào liên quan đến đề tài 1.1.1. Một số sách tham khảo liên quan đến đề tài Bộ Chính trị, Ban Tuyên huấn Trung ương: “Tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào (1945 1975)”, cuốn sách đã tổng kết lại toàn bộ quá trình lãnh đạo của ĐNDCML đối với cuộc vận động, tuyên truyền để huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước thời kỳ chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược; chỉ rõ và nhấn mạnh về bản chất, truyền thống, giá trị của việc thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTDV, nâng cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với quân đội là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng trong từng thời kỳ [81]. Ban Tuyên huấn Trung ương ĐNDCML: “ Đọc cho kỹ, cho hết, hiểu cho đúng, tổ chức thực hiện thành hiện thực, hiệu quả ”, cuốn sách đã nhấn mạnh về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ tiến hành cuộc vận động, tuyên truyền giáo dục chính trị, t ư tưởng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân từ Trung ương đến địa phương nhằm quán triệt và thực hiện thành công mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước, đặt dưới sự lãnh đạo của ĐNDCML [110]. Ban Tuyên huấn Trung ương, Văn phòng nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cuốn sách: “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng to lớn của
- 14 Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, Anh hùng của dân tộc Lào”, tư tưởng xuyên suốt của cuốn sách đã đề cập đến các phẩm chất năng lực, đạo đức cách mạng, nhân cách, phương pháp tác phong công tác gần gũi trong vận động, tuyên truyền, thuyết phục đối với quần chúng nhân dân của Người. Đồng thời khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là sự nghiệp từng vượt qua những thử thách, chịu nhiều hy sinh vì nước, vì dân vượt qua muôn vàn khó khăn, để đổi lấy độc lập tự do của Tổ quốc... và cuốn sách đã tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo của ĐNDCML từ năm 1975 1989, tổng hợp những thành tựu thắng lợi của dân tộc dưới sự lãnh đạo của ĐNDCML trong suốt quá trình tiến hành cuộc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống bọn phản động tay sai lưu vong trong và ngoài nước; đồng thời khắc phục hậu quả chiến tranh; xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân. Từ năm 1990 2005 ĐNDCML lãnh đạo và vận động nhân dân các bộ tộc Lào đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới đạt đư ợc thành tích quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho CHDCND Lào có chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế, xã hội và QP, AN v.v... [109]. Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, về vấn đề: “ Xây dựng cơ sở vững chắc để đưa đất nước vững bước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa”, cuốn sách đã luận giải và làm rõ vị trí, vai trò, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng chiến l ược, lâu dài về chủ trương, chính sách, xây dựng cơ sở vững chắc của CNXH. Tác giả đã đặt ra nhiều vấn để quan trọng về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức xây dựng cơ sở toàn diện của CNXH, trong đó nhấn mạnh về xây dựng hệ thống chính trị và nền dân chủ XHCN. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân về quyền và nghĩa
- 15 vụ công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từng bước bảo đảm sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội.v.v...Trong đó nội dung trọng tâm của cuốn sách còn đề xuất các quy định về nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành CTDV của Đảng mang tính chỉ thị h ướng dẫn, nhấn mạnh các biện pháp, cách thức tổ chức nhằm triển khai nội dung Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, đưa nghị quyết đi vào thực tế cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân [90]. Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Cục địa phương, cuốn sách: “Tập huấn nghiệp vụ, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân của QĐND Lào”, cuốn sách đã luận giải và làm rõ vị trí, vai trò, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng chiến lược lâu dài về chủ trương, chính sách, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng tỉnh thành một hướng chiến dịch, xây dựng huyện thành đơn vị chiến đấu độc lập, xây dựng làng bản thành căn cứ địa chiến đấu liên hoàn vững chắc. Đây là chính sách chiến lược nhất quán của ĐNDCML đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Phấn đấu làm sao cho đất nước thoát khỏi nạn đói nghèo trong năm 2020. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nền QP, AN vững mạnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự triển kinh tế xã hội; nếu kinh tế xã hội phát triển mạnh sẽ thúc đẩy nền QP, AN vững mạnh. Vì vậy, phải tiến hành xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân ba cấp đủ mạnh, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trở thành sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc [82]. Bộ quốc phòng, Cục Khoa học Lịch sử quân sự, cuốn sách: “Lịch sử QĐND Lào (19451995)”, tổng quát của cuốn sách đã tổng hợp lại những bài học kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo công tác tuyên
- 16 truyền, vận động để tổ chức xây dựng lực lượng QĐND Lào vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. QĐND Lào là lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng, Nhà nước, của nhân dân các bộ tộc Lào, là đội quân của dân, do dân và vì dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của ĐNDCML. Nội dung cuốn sách khẳng định: QĐND Lào có truyền thống đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân đùm bọc, che chở, giúp đỡ và nuôi d ưỡng. Những thành tích to lớn và truyền thống vẻ vang của QĐ là thành tích chung của Đảng, Nhà nước và của nhân dân các bộ tộc Lào, được bắt nguồn từ tinh thần đại đoàn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa quân đội và nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nói chung, của QĐND Lào nói riêng [84]. Viện Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu các bộ tộc tôn giáo, cuốn sách nghiên cứu về: “Tìm hiểu các bộ tộc Lào”, cuốn sách đã đề cập những nét đặc trưng về phong tục tập quán, tín ngưỡng, nguồn gốc hình thành, cơ sở kinh tế và đời sống văn hóa xã hội của các bộ tộc ở nước Lào. Kết quả nghiên cứu về dân tộc, tôn giáo là cơ sở quan trọng trong xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, hình thức biện pháp CTDV của Đảng đề tuyên truyền, vận động, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống hiện thực của mọi tầng lớp nhân dân thiết thực, hiệu quả [122]. Văn phòng Chính phủ: “Ban Chỉ đạo chương trình phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo (20062010) ”, cuốn sách tiếp tục quán triệt chỉ thị số 09/BCT, 8/3/2004, tiếp tục đẩy mạnh và bổ sung phù hợp với điều kiện trong giai đoạn mới của chương trình phát triển nông thôn, mà nhất là “xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây dựng huyện
- 17 thành đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng bản thành đơn vị phát triển toàn diện”. Phấn đấu đạt mục tiêu giải quyết việc xóa đói, giảm nghèo của các hộ gia đình còn lại không quá 10% và đạt được mục tiêu phát triển thập kỷ 2015 mà Đại hội IX của ĐNDCML đề ra; trong đó cuốn sách còn đi sâu vào hướng dẫn cụ thể về việc tiến hành tuyên truyền, vận động phong trào cách mạng, phải được củng cố bắt nguồn từ cơ sở thực sự vững mạnh thông qua thực hiện chiến lược hướng về xây dựng cơ sở chính trị kết hợp với phát triển nông thôn, giải quyết nạn đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở vùng nông thôn ngày càng cao hơn trở thành cơ sở vững chắc về kinh tế, xã hội, văn hóa, QP, AN vững bước phát triển chế độ dân chủ, nhân dân [139]. Tóm lại, nội dung trọng tâm và xuyên suốt trong các công trình trên đều luận giải, phân tích rõ và khẳng định: công tác dân vận là hoạt động tuyên truyền, vận động, tập hợp và xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng, có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng, khẳng định những giá trị, cũng như những thành tựu to lớn của CTDV trong từng giai đoạn cách mạng của Đảng. Sức mạnh của ĐNDCML, Nhà nước, quân đội và dân tộc là sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; Đảng, Nhà nước và quân đội xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân là mối quan hệ bản chất. Đảng không tiến hành CTDV thì không thể có lực lượng cách mạng, không thể lãnh đạo được các đoàn thể quần chúng, không giữ được mối quan hệ mật thiết với nhân dân để thực hiện những mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Vì vậy, trong mọi thời kỳ cách mạng, ĐNDCML luôn coi trọng và chăm lo CTDV, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên có ý nghĩa chiến lược của cách mạng; góp phần bảo đảm cho cách mạng giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử truyền thống hơn 60 năm xây
- 18 dựng, trưởng thành và chiến thắng của QĐND Lào cũng là lịch sử CTDV của QĐND Lào, của các đơn vị BĐĐP ở cơ sở. Đó là truyền thống giữ vững mối quan hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng dân, sát với dân, giúp đỡ dân và dựa vào dân để huy động sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay. 1.1.2. Một số bài báo khoa học liên quan đến đề tài Chăn Thi Đươn Sa Vẳn: “Công tác dân vận của ĐNDCML trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền về chính trị và có sự hậu thuẫn bằng vũ trang” (2010), Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2. Bun Hôm Sụ Văn Phêng: “Một số thành tựu bước đầu trong chương trình xây dựng bản và cụm bản phát triển toàn diện của tỉnh Ắt Ta Pư” ( 2010), Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8. Khăn Phăn Phôm Mạ Thặt: “Công tác xây dựng cơ sở chính trị gắn chặt với xây dựng bản và các cụm bản phát triển của tỉnh Sê Koong” (2010), Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8. Khăm Sa Vẳn Phôm Mạ Vông: “Công tác vận động nhân dân của huyện ủy huyện Ba Chiêng, tỉnh Chăm Pa Sắc trong đẩy mạnh chương trình xây dựng bản và cụm bản phát triển” (2012), Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10. Mo Mương Khổng: “Công tác dân vận của tỉnh ủy Xà La Văn gắn với xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh” (2010), Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8. Sôm Phon Su Văn Na: “Công tác vận động quần chúng trong xây dựng, củng cố sự ổn định về chính trị, yếu tố bảo đảm cho sự ổn định của Tổ quốc” (2013), Tập chí Quốc phòng toàn dân, số 4. Sụ Băn Hủn Nạ Chăm Pa:“Công tác vận động tuyên truyền của QĐND Lào trong tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh, bảo đảm cho sự ổn định toàn diện của Tổ quốc” (2014), Tạp chí Quốc phòng, số 4. Tác giả Chăn Thi Đươn Sa Vẳn: đã đề cập những nội dung, hình thức,
- 19 biện pháp tiến hành công tác tuyên truyền, vận động đa dạng mọi tầng lớp nhân dân quán triệt và thu hút hưởng ứng chủ trương đấu tranh của Đảng. Khẳng định sự linh hoạt, sáng tạo của Đảng trong xác định chủ trư ơng đấu tranh giành chính quyền; đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết phải thực hiện đồng bộ, thống nhất giữa đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang là biện pháp quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền cách mạng và thiết lập một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân [118]; Tác giả Bun Hôm Sụ Văn Phêng: bài viết đã nêu lên đặc điểm về vị trí địa lý, dân cư, dân số, điều kiện thuận lợi, khó khăn trong thực tế cuộc sống của nhân dân, và tiềm năng thế mạnh về tự nhiên. Từ đó nêu lên một số biện pháp cơ bản nhằm xây dựng các bản, cụm dân cư ở Ắt Ta Pư mạnh về kinh tế, văn hóa xã hội và Quốc phòng, An ninh bảo đảm trật tự an toàn xã hội [127]; Khăn Phăn Phôm Mạ Thặt: đã nhấn mạnh về thành tựu và kết quả đạt được trong đẩy mạnh thực hiện chủ trư ơng hướng về cơ sở. Đặc biệt là việc xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức đảng, chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; đồng thời tổ chức sắp xếp lại khu định cư, khu sản xuất cho nông dân, đưa đội ngũ cán bộ chuyên môn về trồng trọt, chăn nuôi, hướng dẫn nông dân sử dụng giống lúa, cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn [116]; Tác giả Khăm Sa Vẳn Phôm Mạ Vông, bài viết đã tiếp cận xung quanh những vấn đề nội dung nghị quyết lãnh đạo của huyện ủy đối với công tác tuyên truyền, vận động nhân dân quán triệt và tích cực thực hiện có hiệu quả chính sách của Đảng về xây dựng bản và cụm bản phát triển; đồng thời nêu rõ thực trạng vận động nhân dân của các cấp ủy đảng, chính quyền, chỉ rõ nguyên nhân, kinh nghiệm. Từ đó xác định mục tiêu, phương hướng và những nội dung nghị quyết lãnh đạo của huyện ủy trong những năm tiếp theo [117]; Tác giả Mo
- 20 Mương Khổng, bài viết đã khẳng định: về tính cấp thiết phải thư ờng xuyên củng cố, xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức đảng trong sạch vững mạnh. Bởi vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ rất quan trọng của tổ chức đảng các cấp là nhân tố đảm bảo sự lãnh đạo về mọi mặt hoạt động của các cơ quan, ban ngành trong toàn tỉnh; đồng thời nhấn mạnh việc coi trọng, phát huy vai trò CTDV gắn chặt với xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức đảng trong sạch vững mạnh là điều kiện tiên quyết trong quá trình đưa chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào thực tế cuộc sống thật sự của mọi người dân [136]; Tác giả Sôm Phon Su Văn Na, bài viết đã tập trung nhấn mạnh về tính tất yếu khách quan trong xây dựng, củng cố sự ổn định về chính trị, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của sự ổn định về chính trị là yếu tố đảm bảo và quyết định đến sự tồn tại, phát triển của đất n ước, của chế độ. Đồng thời nêu rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung và cách thức tiến hành công tác vận động quần chúng trong xây dựng, củng cố sự ổn định về chính trị của Tổ quốc [125]; Tác giả Sụ Băn Hủn Nạ Chăm Pa, bài viết đã khẳng định: vai trò tầm quan trọng chiến lược lâu dài của công tác vận động, tuyên truyền, vai trò và bản chất, truyền thống của QĐND Lào nói chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội nói riêng là lực lượng chủ chốt trong tiến hành cuộc vận động tuyên truyền tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh; đồng thời chỉ rõ đó là chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của QĐND Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay [126]. Các bài viết trên đều luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác dân vận dưới các góc độ, phạm vị khác nhau. Các khái ni ệm, vai trò, đặc điểm của CTDV đối với từng vùng, miền, từng đối tượng khác nhau, đánh giá đúng thực trạng CTDV của từng tổ chức đảng, từng đảng bộ được nghiên
- 21 cứu kể cả những ưu điểm và khuyết điểm, tìm ra được những nguyên nhân của ưu, khuyết điểm đó; đồng thời, rút ra những kinh nghiệm bước đầu rất quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ của CTDV trong thời gian tới, đề xuất những giải pháp khoa học. Trong đó có nhiều nội dung tham khảo bổ ích cho đề tài luận án về tăng cường CTDV của BĐĐP CTTB Lào giai đoạn hiện nay. 1.1.3. Một số luận văn, luận án liên quan đến đề tài Công tác vận động quần chúng nói chung, CTDV của BĐĐP CTTB Lào nói riêng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo và được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến đề tài luận án có các luận văn, luận án nghiên cứu dưới các góc độ, vùng miền khác nhau như sau: Sỉsổmxay Phômsupha, “Công tác dân vận của bộ đội tỉnh Savẳn nakhệt trong giai đoạn hiện nay” [124]. Sổm Vảy Nanh Xay Khun, “Công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng bộ độ địa phương Miền Nam CHDCND Lào” [123]. Văn Navông Suk Sẻng A Lun, “Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ Quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị ở trung Lào trong giai đoạn hiện nay”, [137]. Phôn Thoong Phăn Chạ Lơn Phôn, “Nghiên cứu xây dựng và hoạt động của Bộ đội địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh ở Bắc Lào” [135]. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập, luận giải một cách toàn diện về tầm quan trọng, thực trạng, giải pháp CTDV dưới những phạm vi, góc độ và đối tượng nghiên cứu khác nhau. Trong đó, ở những đối tượng cụ thể và các mức độ khác nhau, vấn đề CTDV đã được tập trung nghiên cứu trên một số nội dung chủ yếu là: Khẳng định vai trò của CTDV đã góp phần giữ vững ổn định chính
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội
223 p | 75 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
210 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
212 p | 88 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Năng lực bảo vệ trẻ em của người làm công tác xã hội cấp cơ sở tại thành phố Hà Nội
180 p | 18 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Công tác Xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 62 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
27 p | 58 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
198 p | 33 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
27 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Giải pháp hỗ trợ tiếp cận trợ giúp xã hội cơ bản cho lao động nữ di cư (Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)
214 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
276 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
190 p | 11 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 52 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
237 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
240 p | 19 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hành vi lệch chuẩn của học sinh trung học phổ thông và đề xuất mô hình can thiệp (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp)
263 p | 15 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
27 p | 11 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 3 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
34 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn