intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:246

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone tạthThành phố Hồ Chí Minh; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với người cai nghiện ma túy bằng Methadone. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ LỆ THU DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội, năm 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ LỆ THU DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Công tác xã hội Mã số: 9760101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Đức Chiện 2. TS. Nguyễn Minh Tuấn Hà Nội, năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Ngô Thị Lệ Thu
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE ........ 14 1.1. Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 14 1.1.1. Hướng nghiên cứu về điều trị ma túy bằng Methadone và người cai nghiện ma túy bằng chất thay thế Methadone ............................................ 14 1.1.2. Hướng nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone ....................................................................... 21 1.1.3. Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến các dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện ma túy bằng Methadone ....................................................... 25 1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước ................................................................. 27 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về điều trị ma túy bằng Methadone và người cai nghiện ma túy bằng Methadone tại Việt Nam ................................. 27 1.2.2. Nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone tại Việt Nam.............................................................. 30 1.2.3. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện ma túy bằng Methadone tại Việt Nam ................................. 34 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu ....................................................... 36 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 38 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE .................................. 39 2.1. Một số khái niệm .............................................................................................. 39 2.1.1. Khái niệm người cai nghiện ma túy bằng methadone ............................ 39 2.1.2. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội ......................................................... 41 2.1.3. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone ............................................................................................... 44 2.2. Sơ lược một số đặc điểm và nhu cầu của người cai nghiện ma túy bằng methadone ...................................................................................................... 45
  5. 2.2.1. Một số đặc điểm tâm sinh lý và xã hội của người cai nghiện ma túy bằng methadone ................................................................................................ 45 2.2.2. Một số nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người cai nghiện ma túy bằng Methadone ................................................................................... 48 2.3. Một số loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone ............................................................................................... 52 2.3.1. Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất ...................... 53 2.3.2. Dịch vụ hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần .............................. 57 2.3.3. Dịch vụ hỗ trợ sinh kế ............................................................................ 60 2.3.4. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý ............................................................................ 62 2.4. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................ 63 2.4.1. Lý thuyết nhu cầu ................................................................................... 63 2.4.2. Lý thuyết nhận thức – hành vi ................................................................ 65 2.4.3. Lý thuyết hệ thống sinh thái ................................................................... 66 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone ............................................................................ 68 2.5.1. Yếu tố cá nhân của người cai nghiện ma túy bằng Methadone ............. 68 2.5.2. Yếu tố gia đình của người cai nghiện ma túy bằng Methadone ............. 68 2.5.3. Yếu tố nhân viên công tác xã hội ........................................................... 69 2.5.4. Yếu tố cơ sở vật chất, quy trình làm việc tại cơ sở cung cấp dịch vụ ............ 69 2.5.5. Yếu tố cộng đồng ................................................................................... 70 2.5.6. Yếu tố chính sách, pháp luật .................................................................. 71 2.6. Một số chính sách, pháp luật có liên quan đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone tại Việt Nam ........................ 72 2.7. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 76 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 77 Chương 3: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................................. 78
  6. 3.1. Khát quát một số đặc điểm của Thành phố Hồ Chí Minh và khách thể nghiên cứu người cai nghiện ma túy bằng Methadone........................................ 78 3.1.1. Một số đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế xã hội và nguồn lực cung cấp dịch vụ công tác xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 78 3.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu người cai nghiện ma túy bằng methadone......................................................................................................... 81 3.2. Kết quả triển khai dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone.......................................................................................... 86 3.2.1. Kết quả triển khai dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất ......................................................................... 90 3.2.2. Kết quả triển khai dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone....................................................................................................... 103 3.2.3. Kết quả triển khai dịch vụ hỗ trợ sinh kế đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone .................................................................................. 109 3.2.4. Kết quả triển khai dịch vụ hỗ trợ pháp lý đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone .................................................................................. 118 3.3. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone.......................................................... 124 3.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố cá nhân người cai nghiện ma túy bằng Methadone ...................................................................................................... 124 3.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố gia đình của người cai nghiện ma túy bằng Methadone ...................................................................................................... 130 3.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố nhân viên công tác xã hội đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone ........................ 133 3.3.4. Ảnh hưởng từ yếu tố cơ sở vật chất, quy trình làm việc của cơ sở cung cấp dịch vụ ............................................................................................. 137 3.3.5. Ảnh hưởng của yếu tố cộng đồng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone ............................................... 140 3.3.6. Ảnh hưởng từ yếu tố chính sách, pháp luật đến dịch vụ công tác xã hội.... 143 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 147
  7. Chương 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE VÀ THỰC NGHIỆM GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI .................................................149 4.1. Một số giải pháp thúc đẩy chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone.......................................................... 149 4.1.1. Giải pháp đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone .............. 149 4.1.2. Giải pháp nâng cao vai trò của gia đình người cai nghiện ma túy bằng Methadone ............................................................................................. 151 4.1.3. Giải pháp nâng cao năng lực của nhân viên công tác xã hội ............... 153 4.1.4. Giải pháp đối với các cơ sở cung ứng dịch vụ công tác xã hội ............ 155 4.1.5. Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong trợ giúp người cai nghiện ma túy bằng methadone ................................................................ 157 4.1.6. Giải pháp liên quan đến chính sách, pháp luật ..................................... 159 4.2. Thực nghiệm giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên công tác xã hội ................................................................................................................ 161 4.2.1. Thực nghiệm ......................................................................................... 161 4.2.2. Đánh giá tác động của biện pháp nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên công tác xã hội ............................................................................... 170 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 176 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 177 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................................... 180 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 182 PHỤ LỤC 1:........................................................................................................... 207
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BHYT Bảo hiểm y tế BCS Bao cao su BKT Bơm kim tiêm HBV Bệnh viêm gan B HCV Bệnh viêm gian C CTXH Công tác xã hội CSSKTC Chăm sóc sức khỏe thể chất CSSKTT Chăm sóc sức khỏe tâm thần CDTP Chất dạng thuốc phiện CSYT Cơ sở y tế DV Dịch vụ DVXH Dịch vụ xã hội ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình ĐTBC Điểm trung bình chung HIV Hội chứng gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do nhiễm virut HIV Max Giá trị lớn nhất Min Giá trị nhỏ nhất NVCTXH Nhân viên công tác xã hội NVQLTH Nhân viên quản lý trường hợp NCNMT Người cai nghiện ma túy NNMT Người nghiện ma túy QLTH Quản lý trường hợp TTYT Trung tâm y tế TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Mô tả một số đặc điểm của người cai nghiện ma túy bằng Methadone (N=403) ......................................................................................... 81 Bảng 3.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cai nghiện ma túy bằng Methadone ......................................................................................... 84 Bảng 3.3. Thực trạng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cai nghiện ma túy bằng Methadone ......................................................................................... 86 Bảng 3.5. Thực trạng dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất của người cai nghiện ma túy bằng Methadone ................................................. 91 Bảng 3.6. Thực trạng dịch vụ hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone ............................................... 103 Bảng 3.7. Thực trạng dịch vụ hỗ trợ sinh kế đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh................................................ 110 Bảng 3.8. Thực trạng dịch vụ hỗ trợ pháp lý đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone ............................................................................................. 118 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá về ảnh hưởng của yếu tố nhân viên công tác xã hội qua trải nghiệm của NCNMT bằng methadone ............................................. 136 Bảng 3.10. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố cơ sở vật chất, quy trình làm việc tại cơ sở cung cấp dịch vụ từ trải nghiệm của NCNMT bằng methadone ..... 140 Bảng 3.11. Đánh giá ảnh hưởng của hệ thống pháp luật, chính sách đến dịch vụ công tác xã hội từ trải nghiệm của người cai nghiện bằng methadone ..... 145 Bảng 4.1. Tự đánh giá năng lực của nhân viên công tác xã hội trước và sau tham gia thực nghiệm ..................................................................................... 171
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mức độ hiệu quả của dịch vụ hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone ................................. 101 Biểu đồ 3.2. Mức độ hài lòng của người cai nghiện ma túy bằng Methadone về dịch vụ hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất ............................................. 102 Biểu đồ 3.3. Mức độ hiệu quả của dịch vụ hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone .......................... 108 Biểu đồ 3.4. Mức độ hài lòng của người cai nghiện ma túy bằng Methadone đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần........................... 109 Biểu đồ 3.5. Mức độ hiệu quả của dịch vụ hỗ trợ sinh kế đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone ..................................................................... 116 Biểu đồ 3.6. Mức độ hài lòng của người cai nghiện ma túy bằng Methadone đối với dịch vụ hỗ trợ sinh kế ......................................................................... 117 Biểu đồ 3.7. Mức độ hiệu quả của dịch vụ hỗ trợ pháp lý đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone ..................................................................... 122 Biểu đồ 3.8. Mức độ hài lòng của người cai nghiện ma túy bằng Methadone đối với nhóm dịch vụ hỗ trợ pháp lý .............................................................. 123 Biểu đồ 3.9. Đánh giá của người cai nghiện ma túy bằng Methadone về mức phí chi trả khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội .............................................. 126 Biểu đồ 3.10. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến việc sử dụng dịch vụ qua trải nghiệm của người cai nghiện bằng methadone ............................ 132 Biểu đồ 3.11. Đánh giá ảnh hưởng từ yếu tố cộng đồng đến dịch vụ công tác xã hội từ trải nghiệm của người cai nghiện bằng methadone......................... 142 Biểu đồ 4.1. So sánh việc vận dụng phương pháp công tác xã hội của nhân viên công tác xã hội trước và sau thực nghiệm .............................................. 171 Biểu đồ 4.2. So sánh việc vận dụng dịch vụ công tác xã hội của nhân viên công tác xã hội trước và sau thực nghiệm ...................................................... 172 Biểu đồ 4.3. Sự thay đổi về dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone trước và sau kiểm nghiệm....................................... 174
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ năm 1947, việc điều trị nghiện heroin và các chất thuốc phiện khác bằng Methadone đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả của nhiều quốc gia trên thế giới trong việc giúp bệnh nhân giảm và ngừng sử dụng ma túy bất hợp pháp, cải thiện sức khỏe (giảm nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu, phục hồi và nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần), từ đó tăng cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy (NNMT). Tại Việt Nam, chương trình Methadone đã được triển khai từ năm 2008, tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2022, có khoảng 51.212 người điều trị Methadone tại 341 cơ sở điều trị và 232 cơ sở cấp phát thuốc trên toàn quốc [76]. Tỉ lệ độ bao phủ của chương trình Methadone tại Việt Nam là 28%/tổng số người nghiện các loại thuốc phiện, tỷ lệ tuân thủ điều trị sau 6 tháng là 83%, đạt mức độ tốt theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (80%). Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai tỉnh thành đầu tiên triển khai thí điểm chương trình điều trị Methadone tại Việt Nam. Tính đến tháng 10 năm 2022, toàn Thành phố có 4.482 đối tượng đang cai nghiện bằng Methadone (chiếm 26,4 %/tổng số NCNMT có hồ sơ quản lý của Thành phố) [59][60]. Mặc dù có nhiều thuận lợi trong quá trình điều trị, tuy nhiên, NCNMT bằng Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về sức khỏe thể chất, tâm lý, kinh tế, xã hội... Từ đó đã làm gia tăng những cản trở trong việc duy trì điều trị, khiến chất lượng cuộc sống của NCNMT bị suy giảm. Chính vì vậy, các vấn đề liên quan đến Methadone và người điều trị nghiện bằng Methadone đã trở thành chủ đề thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Hàng loạt các nghiên cứu đã xác định, người cai nghiện bằng Methadone có nhu cầu rất lớn trong việc được can thiệp và hỗ trợ toàn diện về y tế, tâm lý và xã hội [62][66][81][158][160][173][186][188]. Tại Việt Nam, công tác xã hội (CTXH) đã được nhìn nhận là một nghề chuyên nghiệp và được thúc đẩy thông qua hàng loạt các văn bản pháp lý như Quyết định 32/2010/QĐ-CP về Phê duyệt đề án phát triển nghề CTXH trong giai đoạn 2010 – 2020, Quyết định số 112/2021/QĐ-CP về phát triển nghề CTXH trong giai đoạn 2021 – 2030 và nhiều nghị định, thông tư khác… Sự ra đời và phát triển của CTXH đã khẳng định vai trò quan trọng và cần thiết của các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp ở nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm việc trợ giúp các đối tượng người cai nghiện ma túy (NCNMT) bằng Methadone [16][17]. Với những ưu thế vượt trội về kinh tế - xã hội, trong thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai khá nhiều các dịch vụ, chương trình CTXH hỗ trợ NCNMT bằng Methadone như: Truyền thông nâng cao nhận thức về điều trị Methadone; tư vấn, tham vấn tâm lý; kết nối nguồn lực hỗ trợ về y tế, sinh kế, xã 1
  12. hội… DVCTXH trong việc hỗ trợ NCNMT bằng Methadone ngày càng được triển khai đa dạng và hiệu quả thông qua nhiều hoạt động cụ thể. Điều đó đã góp phần nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của các đối tượng NCNMT bằng Methadone trong cộng đồng hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dịch vụ CTXH đối với NCNMT bằng Methadone vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Chưa mang tính đồng bộ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu đa dạng và phức tạp của người sử dụng... Đây chính là một cản trở không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng điều trị cai nghiện cũng như DVCTXH trong lĩnh vực hỗ trợ người nghiện ma túy bằng methadone. Từ đó đòi hỏi cần có nhiều nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu nhằm tìm kiếm những giải pháp phù hợp để thúc đẩy tính hiệu quả của DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone. Mặc dù hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực CTXH đối với NCNMT, nhưng chủ yếu tập trung ở các đối tượng cai nghiện theo phương pháp cai nghiện hoàn toàn ma túy. Trong khi đó, các nghiên cứu về DVCTXH đối với người điều trị nghiện bằng chất thay thế Methadone còn khá ít. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ là một trong những cơ sở phù hợp cho việc rà soát, đánh giá và phát triển DVCTXH với người sử dụng Methadone. Từ đó làm cơ sở thúc đẩy sự phát triển bền vững của DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone không chỉ tại TP.HCM mà còn ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1.Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu lý luận và thực tiễn dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone tạthThành phố Hồ Chí Minh; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với người cai nghiện ma túy bằng Methadone. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone ở phạm vi quốc tế và trong nước; - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone; 2
  13. - Khảo sát, thu thập thông tin để phân tích, đánh giá nhu cầu, thực trạng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cai nghiện ma túy bằng methadone. Đồng thời xem xét, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone; - Đề xuất và tổ chức thực nghiệm để làm rõ tính khả thi của một trong số các giải pháp nhằm thúc đẩy chất lượng dịch vụ công tác xã hội của người cai nghiện ma túy bằng methadone. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: + Về dịch vụ công tác xã hội: Có nhiều loại hình dịch vụ công tác xã hội, tuy nhiên, luận án tập trung nghiên cứu 04 loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone gồm: 1. DVCTXH hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất; 2. DVCTXH trong hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần; 3. DVCTXH trong hỗ trợ sinh kế; 4. DVCTXH hỗ trợ pháp lý. + Về yếu tố ảnh hưởng: Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone, tuy nhiên, luận án chỉ tập trung phân tích, đánh giá một số yếu tố như: 1. Đặc điểm cá nhân của NCNMT bằng Methadone; 2. Gia đình của NCNMT bằng Methadone; 3 Nhân viên công tác xã hội; 4. Cộng đồng; 5. Cơ sở vật chất và quy trình cung cấp DVCTXH; 6. Hệ thống pháp luật, chính sách. - Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số địa bàn tại Thành phố Hồ Chí Minh như: Quận 4, Quận 10 và Quận 12. - Khách thể nghiên cứu: + Người điều trị nghiện ma túy bằng chất thay thế methadone tại cộng đồng; + Nhân viên công tác xã hội: NVCTXH tại các Trung tâm, cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, cán bộ phụ trách mảng Lao động – Thương binh & Xã hội, cán bộ thuộc các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp phụ nữ, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên), cán bộ ban điều hành khu phố trên địa bàn khảo sát. + Chuyên gia: Giảng viên, nhà nghiên cứu, thực hành CTXH. 3
  14. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án được thực hiện từ tháng 12/2020 đến tháng 12/2023. 3.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu sử dụng những dịch vụ công tác xã hội nào? Câu hỏi 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh đang diễn ra như thế nào? Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone? 3.4. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: Người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu sử dụng các dịch vụ công tác xã hội, đặc biệt như: Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất; dịch vụ hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần; dịch vụ hỗ trợ sinh kế; và dịch vụ hỗ trợ pháp lý; - Giả thuyết 2: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được triển khai nhưng vẫn còn một số hạn chế về hoạt động, cách thức triển khai. Điều đó khiến người cai nghiện ma túy bằng methadone gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ; - Giả thuyết 3: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone như: Yếu tố cá nhân của người cai nghiện ma túy; yếu tố gia đình; nhân viên công tác xã hội; cơ sở vật chất, quy trình cung cấp dịch vụ CTXH, cộng đồng và chính sách, pháp luật. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng (các sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ với nhau): Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng nhu cầu tiếp cận và sử dụng DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone; thực trạng dịch vụ DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá chất lượng DVCTXH đối với NCNMT. Đồng thời, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai và tiếp cận sử dụng các DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone tại thành phố Hồ Chí Minh là điều cần thiết để có thể nhìn nhận rõ mối quan hệ tương tác này. 4
  15. Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: Nghiên cứu hệ thống những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài như người nghiện ma túy, NCNMT bằng Methadone, DVCTXH, DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone. Cùng với việc vận dụng những nguyên tắc phương pháp luận duy vật biện chứng và vấn đề lý luận trong hệ thống cùng với một số lý thuyết khác, đề tài nghiên cứu cũng kết hợp vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn kiện, chính sách liên quan đến vấn đề cai nghiện ma túy và các quy định về các DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone, những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước thông qua luận văn, luận án, các bài viết trong các hội thảo và tạp chí khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu 4.2.1.1. Mục đích Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản nhằm giúp người nghiên cứu tìm hiểu khái quát những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, nắm bắt tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra sẽ phát hiện được những khía cạnh mới chưa hoặc ít được nghiên cứu và phân tích sâu ở những nghiên cứu trước đó. 4.2.1.2. Cách thức tiến hành Việc nghiên cứu, phân tích tài liệu được thực hiện thông qua các công trình nghiên cứu, sách, báo, bài viết, các báo cáo, văn bản mang tính pháp quy… có liên quan đến đề tài và đã được công bố trên các ấn phẩm bản in của các tạp chí, sách, kỷ yếu hội thảo khoa học các cấp, luận án cũng như các website Google Scholar, National Center for Biotechnology Information (NCBI), các ấn phẩm báo điện tử trong và ngoài nước. Một số từ khóa chính được sử dụng trong quá trình tìm kiếm tài liệu như: “Người điều trị nghiện ma túy bằng methadone”; “DVCTXH đối với người điều trị nghiện ma túy bằng Methadone”; “nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone”; “đề tài nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho người cai nghiện ma túy bằng methadone:; “đề tài nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ sinh kế cho người cai nghiện ma túy bằng methadone:.. Việc lựa chọn tài liệu tham khảo được thực hiện dựa trên các tiêu chí: Nội dung bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu; bài báo tiếng Việt hoặc tiếng Anh; giáo trình, sách chuyên khảo, bài viết toàn văn file PDF; nghiên cứu mô tả đầy đủ các chỉ số công cụ nghiên cứu (số mẫu đại diện, độ tin cậy…). Sau quá trình tổng hợp, có 254 tài liệu, nghiên cứu được sàng lọc, hình thành tổng quan nghiên cứu cũng như cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng của luận án. 5
  16. 4.2.2. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia 4.2.2.1. Mục đích Nhằm thu thập và làm rõ hơn những vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực CTXH đối với NCNMT bằng methadone, từ đó có đủ cơ sở xây dựng và triển khai nghiên cứu. 4.2.2.2. Cách thức tiến hành Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia được thực hiện với 05 chuyên gia là các nhà nghiên cứu, giảng viên, nhà thực hành có chuyên môn và kinh nghiệm về DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone. Giai đoạn 1: Trao đổi, chia sẻ, xin ý kiến của các chuyên gia trong quá trình nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng như khi xây dựng và hoàn thiện phiếu khảo sát, bảng phỏng vấn sâu để tìm hiểu thực trạng DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh; Giai đoạn 2: Trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia để xác định cách xử lý, phân tích, đánh giá về kết quả nghiên cứu; đồng thời tìm hiểu, khai thác những đề xuất về giải pháp nhằm thúc đẩy chất lượng của DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 4.2.3.1. Mục đích Thu thập một số thông tin cơ bản của khách thể nghiên cứu cũng như đánh giá nhu cầu, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2.3.2. Cách thức tiến hành Chọn mẫu nghiên cứu: Việc xác định số lượng mẫu tối thiểu được tiến hành dựa trên công thức của Slovin: n = N/(1+Ne2) Trong đó : N = Tổng số người cai nghiện ma túy bằng Methadone n = Tổng số mẫu cần tiến hành khảo sát e = mức sai số cho phép (nghiên cứu lấy mức sai số 5%). Theo số liệu được chia sẻ bởi Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM, tổng số lượng người đang cai nghiện ma túy bằng Methadone năm 2022 là 4.482 người. Như vậy, số lượng mẫu cần chọn là 367 người, dự phòng ± 10% số phiếu không đạt yêu cầu, số lượng phiếu cần thu lại là 403 phiếu. NCNMT bằng Methadone là một đối tượng đặc thù và hiện đang sinh sống rải rác tại các quận/huyện trên toàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để đảm bảo về thời gian và các điều kiện khác của nghiên cứu, người nghiên cứu liên hệ với các cá nhân/cơ sở đầu mối về DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone và được sự 6
  17. đồng ý hỗ trợ từ Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội, Trung tâm Y tế của 03 quận gồm: Quận 4, Quận 10 và Quận 12. Với sự hỗ trợ của cán bộ Lao động – Thương binh & Xã hội và cán bộ tại 03 trung tâm y tế nêu trên, người nghiên cứu tiếp cận và thực hiện khảo sát ngẫu nhiên với 75 khách thể (NCNMT bằng Methadone). Thông qua sự giới thiệu và kết nối từ 75 khách thể đã khảo sát, người nghiên cứu tiếp tục thực hiện phỏng vấn với 345 khách thể khác. Tổng số phiếu thu được 420 phiếu, tuy nhiên, sau khi rà soát và chọn lọc phiếu, có 403 phiếu hợp lệ và được đưa vào sử dụng. Số lượng cụ thể theo từng khu vực như sau: Quận 10 = 184 phiếu, Quận 4 = 125 phiếu và Quận 12 = 94 phiếu. Nội dung chính của phiếu hỏi: Phiếu hỏi được cấu trúc gồm các phần: 1. Thông tin chung của người được hỏi (NCNMT bằng methadone): 16 câu hỏi; 2. Thực trạng nhu cầu và DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone: 13 câu hỏi. Cách tiến hành: ● Giai đoạn 1: Xây dựng bảng hỏi thăm dò ý kiến của một số NCNMT bằng Methadone (điều tra thử). Dựa trên cơ sở lý luận có liên quan về đề tài, tác giả xây dựng bộ công cụ nghiên cứu tìm hiểu DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone tại TP. HCM. Trước khi tiến hành thu thập dữ liệu chính thức, tác giả thực hiện điều tra thử nhằm đánh giá, chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi. Nhằm xác định độ tin cậy cũng như giá trị của công cụ điều tra, từ đó thực hiện chỉnh sửa hoàn thiện bảng hỏi trước khi chính thức triển khai khảo sát. Điều tra thử được thực hiện với 50 NCNMT bằng methadone tại TP.HCM. Số liệu thu thập được xử lý thông qua SPSS 23.0. Qua đó, người nghiên cứu xác định độ tin cậy bằng phương pháp phân tích hệ số Alpha của Cronbach. Đồng thời tiến hành phân tích các yếu tố để xác định giá trị của các thang đó trong bảng hỏi và nội dung của các yếu tố có trong từng thang đo có kết quả như sau: - Hệ số thang đo của thực trạng sử dụng DVCTXH của NCNMT bằng methadone đều lớn hơn 0,6: Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất: Alpha = 0,748; Dịch vụ hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần: Alpha = 0,764; Dịch vụ hỗ trợ sinh kế: Alpha = 0,784; Dịch vụ hỗ trợ pháp lý: Alpha = 0,762. - Hệ số thang đo của từng yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone là Alpha = 0,863 Như vật, tất cả các thang đo trong bảng hỏi đều có thể sử dụng để khảo sát vì đã đảm bảo độ tin cậy (hệ số Alpha lớn hơn 0,6). 7
  18. ● Giai đoạn 2: Chỉnh sửa, hoàn thiện bảng hỏi; ● Giai đoạn 3: Phát phiếu điều tra để thu thập dữ liệu về vấn đề nghiên cứu. 4.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 4.2.4.1. Mục đích Làm rõ các vấn đề mà khảo sát bảng hỏi không giải quyết được hoặc chưa khai thác sâu. Tùy thuộc vào nhóm đối tượng phỏng vấn mà tác giả đề cập đến vấn đề và sử dụng câu hỏi phù hợp. Nội dung chính trong quá trình trao đổi tập trung vào: Nhu cầu sử dụng DVCTXH của NCNMT bằng methadone, khả năng tiếp cận và sử dụng DVCTXH, thực trạng sử dụng DVCTXH, chất lượng DVCTXH, các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone và những khuyến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone. 4.2.4.2. Cách thức tiến hành Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu với 02 nhóm khách thể: - NCNMT bằng Methadone: 15 người (đây cũng là các khách thể tham gia khảo sát phiếu hỏi); - Nhân viên công tác xã hội đang trực tiếp triển khai các DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone tại các cộng đồng và cơ sở cung ứng dịch vụ: 15 người; Tùy thuộc vào đối tượng phỏng vấn, nội dung phỏng vấn được xây dựng xoay quanh một số vấn đề chính như sau: Thông tin cá nhân của người được phỏng vấn (Họ tên, tuổi, địa chỉ/cơ quan, chức vụ, vị trí công việc – nếu là NVCTXH); Nhu cầu sử dụng DVCTXH của NCNMT bằng Methadone; Đánh giá về thực trạng sử dụng DVCTXH của NCNMT bằng Methadone; Mức độ hài lòng của NCNMT khi sử dụng DVCTXH; Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone; Mong muốn, đề xuất để nâng cao chất lượng DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone. Hoạt động phỏng vấn sâu được tiến hành sau khi có kết quả điều tra bảng hỏi. Và theo các bước sau: 1. Xác định đối tượng; 2. Tìm phương thức liên hệ; 3. Liên hệ chính thức: Việc liên hệ có thể diễn ra theo 02 hình thức: Gọi điện và trao đổi (nếu đối tượng phỏng vấn không thể sắp xếp thời gian gặp mặt trực tiếp) hoặc gọi điện, hẹn gặp mặt và trao đổi trực tiếp. Trong quá trình trao đổi, tác giả xin phép đối tượng phỏng vấn được ghi chép hoặc ghi âm lại nội dung. 8
  19. 4.2.5. Phương pháp quan sát 4.2.5.1. Mục đích Tìm hiểu thêm các thông tin, dữ liệu có liên quan đến DVCTXH đối với NCNMT bằng MMT; đồng thời đây đánh giá, kiểm tra lại các thông tin đã có trước đó. Một số nội dung quan sát cần tập trung gồm: Quan sát thái độ, hành vi của NCNMT trong quá trình sử dụng DVCTXH; quan sát quá trình can thiệp và hỗ trợ của NVCTXH với NCNMT bằng methadone; quan sát quá trình giao tiếp, hỗ trợ NCNMT của đội ngũ nhân viên khác tại cơ sở cung ứng DVCTXH; quan sát những thay đổi của NCNMT trước và sau khi có sự can thiệp của NVCTXH; quan sát sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm thực nghiệm; quan sát sự thay đổi trong cách thức can thiệp của NVCTXH đối với NCNMT bằng methadone sau thực nghiệm… 4.2.5.2. Cách thức tiến hành Tiếp xúc trực tiếp với NCNMT bằng MMT, đội ngũ NVCTXH, cũng như các môi trường cung cấp DVCTXH. Tập trung quan sát các biểu hiện, hành vi, cảm xúc của NCNMT, cũng như đội ngũ NVCTXH. Đồng thời quan sát các yếu tố khác như: Cơ sở vật chất, các thức triển khai dịch vụ... Quá trình quan sát cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như: - Xác định rõ mục tiêu, đối tượng quan sát nhằm thu thập thông tin có mục đích; - Xác định thời gian quan sát (ngày, giờ, kéo dài bao lâu), địa điểm, cách thức sẽ thực hiện khi quan sát tiếp cận với các đối tượng được quan sát; - Tiến hành quan sát, ghi nhận những kết quả quan sát thông qua việc ghi chép. Tùy theo từng bối cảnh mà có cách ghi chép phù hợp (ghi chép hồi tưởng, ghi chép nhật ký, ghi chép vắn tắt…); - Thống kê các thông tin thu thập được và thực hiện phân tích kết quả nghiên cứu quan sát. 4.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 4.2.6.1. Mục đích Xử lý, phân tích, đánh giá định lượng và định tính kết quả nghiên cứu. 4.2.6.2. Cách thức tiến hành Sau khi khảo sát, các thông tin được nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0. Các phép thống kê được phân tích chủ yếu dưới dạng thống kê mô tả như: Điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, chỉ số phần trăm. Điểm trung bình (ĐTB): Bảng hỏi được thiết kế với thang đo gồm 05 phương án trả lời tương ứng với 05 điểm cụ thể: Phương án 1: 01 điểm; phương án 2: 02 điểm; phương án 3: 03 điểm; phương án 4: 04 điểm; phương án 05: 05 điểm. Điểm 9
  20. trung bình được tính cho các thang đo và các item trong thang đo. ĐTB càng cao tương ứng với mức độ sử dụng thường xuyên/hiệu quả/hài lòng càng cao và ngược lại. Từ đó, tác giả đưa ra nhận định cụ thể về các vấn đề liên quan đến thực trạng nghiên cứu. Độ lệch chuẩn (ĐLC): Giá trị này mô tả mức độ tập trung hay phân tán của câu trả lời. Tần suất và tỷ lệ phần trăm (%): Đây là các chỉ số được sử dụng để đếm số lượng các đáp án theo từng biến và % tỷ lệ các đáp án so với tổng thể. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng thêm phương pháp thống kê suy luận gồm: Phân tích so sánh và phương pháp tương quan. 4.2.7. Phương pháp thực nghiệm 4.2.7.1. Mục đích Phương pháp này nhằm xem xét, đánh giá tổng quan về tính khả thi, phù hợp của 01 trong số các giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ CTXH của NCNMT bằng methadone. 4.2.7.2. Cách triển khai Căn cứ vào các giải pháp đã được xây dựng, người nghiên cứu tiến hành thực nghiệm giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ NVCTXH cung cấp DVCTXH đối với NCNMT bằng methadone. Theo đó, 30 NVCTXH được lựa chọn và phân chia thành 02 nhóm: Nhóm chứng (15 thành viên) và Nhóm thực nghiệm (15 thành viên). Trước khi triển khai thực nghiệm, người nghiên cứu tiến hành đánh giá và ghi nhận không có sự khác biệt đáng kể về năng lực của 02 nhóm trên. Nhóm thực nghiệm được tham gia hoạt động đào tạo, nâng cao khả năng cung cấp DVCTXH. Một thời gian sau khi kết thúc hoạt động thực nghiệm, người nghiên cứu tiến hành đánh giá lại sự thay đổi của cả nhóm chứng và nhóm thực nghiệm để xem xét tính hiệu quả của giải pháp. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Nhìn chung, CTXH là một ngành còn khá mới mẻ tại Việt Nam, vì vậy, DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone cũng chưa thực sự phổ biến trên cả phương diện nghiên cứu lẫn thực hành. Vì vậy, nghiên cứu đã đóng góp một số điểm mới về khoa học như sau: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy, NCNMT bằng methadone có nhu cầu sử dụng DVCTXH. Trong đó, nhu cầu sử dụng DVCTXH hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất chiếm tỉ lệ cao nhất. Mặc dù họ vẫn thường xuyên đối diện các khó khăn về tâm lý, sinh kế, pháp lý nhưng nhu cầu sử dụng DVCTXH trong các lĩnh vực này còn khá thấp. Nhìn chung, điểm nhu cầu đối với DVCTXH của NCNMT bằng methadone còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chính dẫn đến thực 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2