intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Phát triển cộng đồng từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới (nghiên cứu tại Hòa Bình, Quảng Trị và Cà Mau)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:203

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phát triển cộng đồng từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới (nghiên cứu tại Hòa Bình, Quảng Trị và Cà Mau)" nhằm hệ thống hóa lý luận về PTCĐ trong xây dựng nông thôn mới; đánh giá và phân tích thực trạng, tính chất PTCĐ từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới (thông qua việc vận dụng các nguyên lý, cơ chế, tiến trình) tại các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Cà Mau. Trên cơ sở đó xây dựng một số giải pháp thúc đẩy PTCĐ trong xây dựng nông thôn mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Phát triển cộng đồng từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới (nghiên cứu tại Hòa Bình, Quảng Trị và Cà Mau)

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN KHẮC TOÀN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NGHIÊN CỨU TẠI HÒA BÌNH, QUẢNG TRỊ, CÀ MAU) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội, năm 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN KHẮC TOÀN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NGHIÊN CỨU TẠI HÒA BÌNH, QUẢNG TRỊ, CÀ MAU) Ngành: Công tác xã hội Mã số : 9 76 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trịnh Văn Tùng 2. PGS.TS Nguyễn Thanh Bình Hà Nội, năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trịnh Văn Tùng và PGS.TS Nguyễn Thanh Bình. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Khắc Toàn
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .......................... 14 1.1. Một số nghiên cứu về lý luận phát triển cộng đồng ..................................... 14 1.2. Một số nghiên cứu về thực hành phát triển cộng đồng ................................ 19 1.3. Một số nghiên cứu về thể chế, chính sách xây dựng nông thôn mới................. 22 1.4. Một số nghiên cứu về chủ thể người dân tham gia vào phát triển cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ............................................................................ 26 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 30 2.1 . Một số khái niệm cơ bản và vấn đề liên quan............................................. 30 2.2. Lý luận phát triển cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới .................... 40 2.3. Lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu ................................................. 44 2.4. Khung phân tích ........................................................................................... 47 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 48 Chương 3: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ, CƠ CHẾ VÀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HÒA BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ CÀ MAU...................................... 49 3.1. Khái quát kết quả xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị và Cà Mau giai đoạn 2016-2020 ......................................................................... 49 3.2. Thực trạng vận dụng các nguyên lý phát triển cộng đồng trong XDNTM tại các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị và Cà Mau........................................................... 54 3.3.Thực trạng vận dụng cơ chế phát triển cộng đồng trong XDNTM .............. 85 3.4. Thực trạng vận dụng tiến trình phát triển cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới............................................................................................................. 118 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 125
  5. Chương 4: BỐI CẢNH, MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................................................................................................... 127 4.1. Bối cảnh xây dựng nông thôn mới ............................................................. 127 4.2. Một số vấn đề đặt ra ................................................................................... 129 4.3. Nguyên tắc xây dựng giải pháp phát triển cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới............................................................................................................. 130 4.4. Các giải pháp thúc đẩy phát triển cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ............................................................................................................... 131 Tiểu kết chương 4 ............................................................................................ 146 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT 1- PTCĐ: Phát triển cộng đồng 2- NTM: Nông thôn mới 3- XDNTM: Xây dựng Nông thôn mới 4- CTXH: Công tác xã hội 5- UBND: Ủy ban Nhân dân 6- CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 7- ĐHQG: Đại học Quốc gia 8- DLCĐ: Du lịch cộng đồng 9- LĐTBXH: Lao động – Thương binh Xã hội 10- MTTQ: Mặt trận Tổ quốc 11- HĐND: Hội đồng Nhân dân 12- THCS: Trung học cơ sở 13- THPT: Trung học phổ thông 14- BTAP: Liên minh Tài chính quốc tế 15- ACDC: Tổ chức thống kê minh bạch quốc tế 16- HTX: Hợp tác xã 17- THT: Tổ hợp tác 18- KTTT: Kinh tế tập thể 19- NCS: Nghiên cứu sinh 20- MTQG: Mục tiêu quốc gia
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Danh mục tỉnh, huyện, xã lựa chọn nghiên cứu ...................................... 4 Bảng 2. Cơ cấu số người phỏng vấn sâu ............................................................... 7 Bảng 3. Cơ cấu mẫu nghiên cứu ........................................................................... 9 Bảng 3.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới của 3 tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị và Cà Mau, giai đoạn 2016-2020 .................................................................................. 50 Bảng 3.2. Kết quả xây dựng NTM tại các huyện được khảo sát, giai đoạn 2016- 2020 (Đơn vị: xã) ................................................................................................ 52 Bảng 3.3. Kết quả XDNTM tại các xã nghiên cứu, giai đoạn 2016-2020 .......... 54 Bảng 3.4. Tương quan vị trí địa lý trong đánh giá mức độ vận dụng nguyên lý phát triển tổng thể trong XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ..................................................... 56 Bảng 3.5. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội trong đánh giá mức độ vận dụng nguyên lý phát triển tổng thể trong XDNTM (Đơn vị: ĐTB)............. 57 Bảng 3.6. Tương quan vị trí địa lý trong đánh giá mức độ phù hợp khi vận dụng nguyên lý phát triển bền vững trong XDNTM (Đơn vị: ĐTB) .......................... 61 Bảng 3.7. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội trong đánh giá mức độ phù hợp khi vận dụng nguyên lý phát triển bền vững trong XDNTM (Đơn vị: ĐTB) .................................................................................................................... 62 Bảng 3.8. Tương quan vị trí địa lý trong đánh giá nguyên lý thụ hưởng công bằng kết quả XDNTM (Đơn vị: ĐTB)......................................................................... 64 Bảng 3.9. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội trong thực hiện nguyên lý thụ hưởng công bằng kết quả XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ................................. 66 Bảng 3.10. Tương quan vị trí địa lý trong đánh giá mức độ vận dụng nguyên lý phát huy sự tham gia tối đa của cộng đồng trong XDNTM (Đơn vị: ĐTB)....... 68 Bảng 3.11. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội trong đánh giá sự vận dụng nguyên lý phát huy sự tham gia tối đa của cộng khi XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ............................................................................................................................. 71 Bảng 3.12. Tương quan vị trí địa lý trong đánh giá mức độ vận dụng nguyên lý tăng cường sự liên kết và sử dụng hiệu quả kiến thức ngoài cộng đồng khi thực hiện XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ............................................................................. 74
  8. Bảng 3.13. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội trong đánh giá mức độ vận dụng nguyên lý tăng cường sự liên kết và sử dụng hiệu quả kiến thức ngoài cộng đồng trong XDNTM (Đơn vị: ĐTB) .......................................................... 75 Bảng 3.14. Tương quan vị trí địa lý trong đánh giá sự vận dụng nguyên lý “học tập và làm việc cùng cộng đồng” trong XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ...................... 78 Bảng 3.15. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội trong đánh giá việc vận dụng nguyên lý “học tập và làm việc cùng cộng đồng” XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ............................................................................................................................. 80 Bảng 3.16. Tương quan vị trí địa lý trong đánh giá sự vận dụng nguyên lý tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng (Đơn vị: ĐTB) . 82 Bảng 3.17. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội trong đánh giá sự vận dụng nguyên lý tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng (Đơn vị: ĐTB) ..................................................................................................... 84 Bảng 3.18. Tương quan vị trí địa lý với tỉ lệ người dân được cung cấp thông tin XDNTM qua các kênh (Đơn vị: %) .................................................................... 87 Bảng 3.19. Tương quan nhân khẩu học-xã hội với mức độ tiếp cận thông tin về XDNTM qua các kênh (Đơn vị: %) .................................................................... 88 Bảng 3.20. Tương quan vị trí địa lý đánh giá mức độ hiệu quả của các kênh thông tin giúp người dân biết đến CTMTQG XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ....................... 90 Bảng 3.21. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội với đánh giá mức độ hiệu quả của các kênh thông tin giúp người dân biết đến CTMTQG XDNTM (Đơn vị: ĐTB) .............................................................................................................. 92 Bảng 3.22. Tương quan vị trí địa lý với đánh giá mức độ tham gia bàn bạc của người dân đối với các dự án XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ....................................... 94 Bảng 3.23 Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội đánh giá mức độ tham gia bàn bạc của người dân đối với các dự án XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ............. 96 Bảng 3.24. Tương quan vị trí địa lý đánh giá mức độ tham gia quyết định của người dân đối với các dự án XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ....................................... 99
  9. Bảng 3.25. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội với đánh giá mức độ tham gia quyết định của người dân đối với các nội dung XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ........................................................................................................................... 100 Bảng 3.26. Tương quan vị trí địa lý đánh giá mức độ tham gia làm trực tiếp của người dân đối với các dự án XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ..................................... 103 Bảng 3.27. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội với đánh giá mức độ tham gia làm trực tiếp các dự án XDNTM của người dân (Đơn vị: ĐTB)....... 104 Bảng 3.28 Tương quan về vị trí địa lý với mức độ tham gia kiểm tra, giám sát của người dân đối với các dự án XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ..................................... 107 Bảng 3.29. Tương quan giữa đặc điểm nhân khẩu học - xã hội với mức độ tham gia kiểm tra và giám sát của người dân đối với các dự án XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ........................................................................................................................... 107 Bảng 3.30. Tương quan giữa vị trí địa lý với đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội (Đơn vị: ĐTB)................ 109 Bảng 3.31. Tương quan giữa đặc điểm nhân khẩu học - xã hội đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội (Đơn vị: ĐTB) . 110 Bảng 3.32. Tương quan giữa vị trí địa lý với mức độ thụ hưởng của người dân về các kết quả của XDNTM so với năm 2016 (Đơn vị: ĐTB) .............................. 114 Bảng 3.33. Tương quan giữa đặc điểm nhân khẩu học - xã hội với mức độ thụ hưởng của người dân về các kết quả XDNTM so với 2016 (Đơn vị: ĐTB) .... 115 Bảng 3.34. Tương quan giữa vị trí địa lý với mức độ vận dụng tiến trình PTCĐ trong XDNTM (Đơn vị. %)............................................................................... 120 Bảng 3.35. Tương quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học - xã hội với mức độ vận dụng các bước trong tiến trình PTCĐ trong XDNTM (Đơn vị. %).................. 121
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mức độ đạt được của nguyên lý phát triển tổng thể khi XDNTM . 55 Biểu đồ 3.2. Sự phù hợp của nguyên lý phát triển bền vững khi xây dựng nông thôn mới............................................................................................................... 60 Biểu đồ 3.3. Vận dụng nguyên lý phát huy sự tham gia tối đa trong cộng đồng khi xây dựng nông thôn mới ..................................................................................... 67 Biểu đồ 3.4. Mức độ vận dụng nguyên lý tăng cường sự liên kết và sử dụng hiệu quả kiến thức ngoài cộng đồng trong XDNTM .................................................. 73 Biểu đồ 3.5. Mức độ vận dụng nguyên lý “học tập và làm việc cùng cộng đồng” trong XDNTM ..................................................................................................... 77 Biểu đồ 3.6: Mức độ vận dụng nguyên lý tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng ..................................................................................... 81 Biểu đồ 3.7. Các nguồn tiếp cận thông tin về chương trình XDNTM của người dân ....................................................................................................................... 86 Biểu đồ 3.8. Mức độ tham gia bàn bạc của người dân theo các cấp độ dự án XDNTM .............................................................................................................. 93 Biểu đồ 3.9. Mức độ tham gia quyết định của người dân theo các nội dung ..... 97 Biểu đồ 3.10. Mức độ trực tiếp thực hiện dự án XDNTM của người dân ........ 102 Biểu đồ 3.11. Mức độ tham gia kiểm tra, giám sát của người dân đối với dự án XDNTM các cấp ............................................................................................... 105 Biểu đồ 3.12. Mức độ hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát do các tổ chức thực hiện ............................................................................................................ 108 Biểu đồ 3.13. Mức độ thụ hưởng của người dân về kết quả của XDNTM hiện nay so với năm 2016 ................................................................................................ 112 Biểu đồ 3.14. Thực trạng vận dụng tiến trình phát triển cộng đồng trong XDNTM ........................................................................................................................... 118
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, phát triển cộng đồng (PTCĐ) bắt đầu được biết đến từ những năm 1960 tại một số tỉnh miền Nam, nhưng phải đến khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986), cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội, chủ trương mở cửa, hội nhập, tăng cường đối ngoại, tạo điều kiện giao thoa các yếu tố văn hóa, trao đổi kinh tế, đặc biệt là tiếp nhận các nguồn viện trợ, giúp đỡ của các nước phát triển và của các tổ chức phi chính phủ, các định chế tài chính quốc tế lớn … thì phát triển cộng đồng mới thực sự được sử dụng cả về phương diện lý luận và thực hành rồi được truyền thông rộng rãi. Việt Nam xuất phát điểm là một nước nông nghiệp với nền văn hóa lâu đời từ văn minh lúa nước. Đến nay, mặc dù đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng cơ bản vẫn còn là một nước nông nghiệp với 16 triệu hộ gia đình (hơn 63 triệu người) sống ở nông thôn (chiếm gần 68% tổng dân số cả nước); lực lượng lao động nông thôn chiếm 44% tổng số lao động của cả nước. Người nông dân gắn với sản xuất nông nghiệp ở nông thôn từ đời này qua đời khác đã có những đóng góp to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp chiếm 15,4% của toàn nền kinh tế (Niên giám thống kê, 2020). Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nông thôn Việt Nam luôn được xác định là địa bàn chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khi có những biến động kinh tế - xã hội, nông nghiệp trở thành trụ đỡ của nền kinh tế, nông thôn là nơi hồi hương của cư dân đô thị. Điều này đã được thấy rõ trong thời gian căng thẳng nhất của đại dịch Covid 19 vừa qua. Do vậy, xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, là giai đoạn tất yếu phải trải qua trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước nhằm đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Từ năm 2010 đến nay, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã được Đảng, Nhà nước tập trung chỉ đạo, cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương vào cuộc, đông đảo nhân dân, nhất là cư dân nông thôn đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia. Kết quả tính đến 31/12/2021 cả nước đã có 14 tỉnh, 213 huyện và 5615/8233 xã, thị trấn đạt 68% hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ XDNTM. Tổng nguồn lực đã huy động cho XDNTM trong 10 năm (giai đoạn 2011 - 2020) đạt trên 2,97 triệu 1
  12. tỷ đồng, trong đó, mức huy động xã hội chiếm đến 72,3%, đặc biệt là sự đóng góp của cộng đồng, người dân (đã tự nguyện hiến hơn 45 triệu m2 đất để làm đường và các công trình phúc lợi. Tuy nhiên, XDNTM ở nhiều địa phương cũng bộc lộ không ít khó khăn, bấp cập như: Phát triển cơ sở hạ tầng chưa đi cùng với phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của nhân dân; tổ chức sản xuất chưa bền vững, thiếu liên kết; nguồn lực nhà nước hạn chế nhưng đầu tư dàn trải cho nhiều chương trình, dự án nên hiệu quả thấp, môi trường bị tác động, ô nhiễm, tài nguyên ở một số nơi bị khai khác cạn kiệt... (Báo cáo Tổng kết 10 năm Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, 2020). Về mối quan hệ giữa XDNTM và PTCĐ, có thể nói rằng có rất nhiều sự tương đồng. Do vậy, trong những năm 1960, ở Anh, PTCĐ đồng nghĩa với phát triển nông thôn (Trịnh Văn Tùng, 2015). Phát triển cộng đồng dựa trên những giá trị dân chủ cộng đồng, sự tham gia quyết định của cộng đồng và là mô hình trách nhiệm chung để giải quyết vấn đề chung với tư cách cộng đồng là chủ thể. Có thể thấy, PTCĐ dù với tư cách là một phương pháp của công tác xã hội hay là một phạm trù độc lập, cũng được xác định là một tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng. Còn mục tiêu của XDNTM là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Như vậy PTCĐ và XDNTM ở Việt Nam là những vấn đề lớn có cùng mục tiêu, có mối liên hệ và tác động với nhau trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về XDNTM bởi nhiều nhà khoa học khác nhau, nhưng dưới góc nhìn công tác xã hội với cộng đồng hoặc nghiên cứu đánh giá PTCĐ trong đó lấy XDNTM làm bối cảnh nghiên cứu xem ra vẫn còn thưa vắng. Cho đến nay, trong giới hạn hiểu biết của mình, tôi được biết một vài nghiên cứu của Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP), Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI), Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) với Báo cáo đánh giá tiếng nói của người dân và cán bộ địa phương về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thon mới giai đoạn 2016-2020 qua mẫu nghiên cứu nhỏ, chủ yếu định tính, ở hai tỉnh Hòa Bình và Quảng Trị. 2
  13. Như vậy, ở Việt Nam mặc dù có khá nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về PTCĐ và nông thôn, nông thôn mới, nhưng chưa nhiều những nghiên cứu về vấn đề này một cách chuyên sâu và hệ thống từ góc độ khoa học công tác xã hội về PTCĐ đặt trong bối cảnh XDNTM. Do đó, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển cộng đồng từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới (nghiên cứu tại Hòa Bình, Quảng Trị và Cà Mau)” là rất cần thiết, có tính thời sự, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn tốt. Kết quả của luận án nhằm làm sáng tỏ việc vận dụng lý thuyết PTCĐ đối với việc thực hiện các mục tiêu XDNTM tại địa bàn nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa lý luận về PTCĐ trong XDNTM; đánh giá và phân tích thực trạng, tính chất PTCĐ từ thực tiễn XDNTM (thông qua việc vận dụng các nguyên lý, cơ chế, tiến trình) tại các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Cà Mau. Trên cơ sở đó xây dựng một số giải pháp thúc đẩy PTCĐ trong XDNTM. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ 1: Xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu PTCĐ trong XDNTM. Nhiệm vụ 2: Đánh giá và phân tích thực trạng vận dụng nguyên lý, cơ chế và tiến trình PTCĐ từ thực tiễn XDNTM. Nhiệm vụ 3: Đánh giá và phân tích bối cảnh, một số vấn đề đặt ra trong XDNTM giai đoạn 2021-2030, để trên cơ sở đó xây dựng một số giải pháp thúc đẩy phát triển cộng đồng trong XDNTM. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phát triển cộng đồng từ thực tiễn XDNTM, trong đó chủ yếu tập trung tìm hiểu, đánh giá thực trạng, vai trò và ý nghĩa của việc vận dụng nguyên lý, cơ chế và tiến trình PTCĐ trong XDNTM giai đoạn 2016-2020. 3.2.Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu bao gồm cư dân nông thôn, chủ yếu là nông dân, cán bộ địa phương bao gồm cán bộ cấp ủy, chính quyền, cán bộ chuyên môn thuộc UBND, cán bộ các Hội đoàn thể, thành viên tham gia Ban chỉ đạo, Ban quản lý các công trình trong quá trình xây dựng nông thôn mới. 3
  14. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Phạm vi không gian Nghiên cứu này được thực hiện trên địa bàn 3 tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị và Cà Mau. Đây là các tỉnh nằm ở 3 khu vực Bắc/Trung/Nam, 01 tỉnh đặc trưng nông thôn miền núi, 01 tỉnh đặc trưng trung du và 01 tỉnh đặc trưng khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ở mỗi tỉnh nêu trên lựa chọn 2 huyện và 2 xã tương ứng, trong đó một xã đã thực hiện thành công và một xã chưa thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là: Bảng 1: Danh mục tỉnh, huyện, xã lựa chọn nghiên cứu Tỉnh Huyện Xã Lương Sơn (Nông thôn mới) Cao Sơn (Nông thôn mới) Hòa Bình Mai Châu Mai Hịch Vĩnh Linh (Nông thôn mới) Vĩnh Chấp (Nông thôn mới) Quảng Trị Đakrông Mò Ó TP. Cà Mau (Nông thôn mới) Tân Thành (Nông thôn mới) Cà Mau U Minh Nguyễn Phích 3.3.2. Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu được tính từ năm 2016 đến năm 2020, đây là giai đoạn mà Chính phủ triển khai giai đoạn 2 Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM. Một số nội dung tổng hợp, phân tích đánh giá với các chỉ số độc lập được cập nhật báo cáo số liệu năm 2021. 3.3.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Phát triển cộng đồng trong XDNTM là một để tài rộng, bao quát nhiều nội dung quan trọng. Tuy nhiên, ở loại hình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ở đề tài này, nội dung nghiên cứu được giới hạn ở các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, đề tài xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu bằng cách làm rõ nguyên lý, cơ chế và tiến trình PTCĐ để trên cơ sở đó đối chiếu với thực tế nhằm kiểm chứng giả thuyết có phải chăng ở địa phương nào vận dụng tốt phương pháp PTCĐ thì ở đó thành công trong XDNTM và ngược lại. Cùng với nhiệm vụ làm rõ các khái niệm công cụ chính, để tiến hành tóm tắt những luận điểm quan trọng của 2 lý thuyết (hệ thống và trao quyền) để lý giải tính chất PTCĐ. Thứ hai, trình bày một cách khái quát nhất, ngắn gọn nhất kết quả XDNTM ở các địa bàn nghiên cứu, trên cơ sở đó đánh giá và phân tích thực trạng việc vận dụng nguyên 4
  15. lý, cơ chế và tiến trình PTCĐ tại các địa bàn nghiên cứu để chỉ ra mối liên hệ có ý nghĩa hay không giữa PTCĐ và XDNTM. Thứ ba, trên cơ sở trình bày bối cảnh và những vấn đề đặt ra đối với XDNTM giai đoạn 2021 - 2030, xây dựng một số giải pháp thúc đẩy PTCĐ để XDNTM giai đoạn tới được thành công. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu PTCĐ từ thực tiễn XDNTM ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua thuộc loại hình nghiên cứu đánh giá. Đó là quá trình thu thập, đánh giá và phân tích các dữ liệu về thực trạng vận dụng các nguyên lý, cơ chế và tiến trình PTCĐ từ thực tiễn XDNTM nhằm khẳng định các giả thuyết đặt ra. Phương pháp luận biện chứng cũng đã được sử dụng trong luận án này và thể hiện rằng: kết quả tích cực trong XDNTM chính là nhờ sự tác động qua lại giữa một bên là những yếu tố thuộc về quản lý tổ chức (cấp ủy đảng, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân) với vai trò phối hợp, truyền thông, vận động nguồn lực, kiểm tra, giám sát,… của MTTQ địa phương, đặc biệt là vai trò của các hội đoàn thể và một bên khác là sự nỗ lực thực hiện vai trò chủ thể, sự tham gia chủ động, tích cực và năng động của nông dân và người dân nông thôn. Nói cách khác, sự phối hợp giữa vai trò của các tổ chức quản lý và vai trò chủ thể của nông dân cũng như cộng đồng địa phương làm cho quá trình XDNTM đạt được kết quả tích cực. Sự nỗ lực đơn lẻ từ một phía đều không thể mang lại thành công. Phương pháp luận nghiên cứu so sánh cũng đã được sử dụng trong luận án này cho phép NCS so sánh sự đánh giá thực trạng vận dụng các nguyên lý, cơ chế và tiến trình PTCĐ, lợi ích, giá trị và ý nghĩa của sự vận dụng ấy đối với XDNTM của người dân thuộc hai nhóm xã, đó là: nhóm 3 xã đã đạt chuẩn NTM (Cao Sơn, Vĩnh Chấp và Tân Thành) so với nhóm 3 xã chưa đạt chuẩn NTM (Mai Hịch, Mò Ó và Vĩnh Chấp). 4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu Trong nghiên cứu này, nghiên cứu sinh (NCS) sử dụng các loại tài liệu thứ cấp sau: (a) Các Nghị quyết, Chương trình, Đề án, Quyết định, Kế hoạch … liên quan đến chủ trương chỉ đạo và triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM từ trung ương đến các địa phương; Các báo cáo và các bài tham luận tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG về XDNTM, đặc biệt tập trung vào các tài liệu tổng kết giai đoạn 2016-2020 5
  16. phù hợp với thời gian nghiên cứu; Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM của các xã, các huyện và các tỉnh được lựa chọn trong nghiên cứu. (b) Các nghiên cứu lý luận về PTCĐ từ thực tiễn XDNTM nhằm định nghĩa và thao tác hóa các khái niệm công cụ chính của đề tài và xây dựng thang đo thực trạng vận dụng các nguyên lý, cơ chế và tiến trình PTCĐ từ thực tiễn XDNTM. Việc nghiên cứu lý luận cho phép NCS xây dựng khung phân tích của luận án, chỉ ra mối quan hệ giữa các biến số độc lập (thực trạng vận dụng các nguyên lý, cơ chế và tiến trình PTCĐ từ thực tiễn XDNTM) và các biến số phụ thuộc (lợi ích, giá trị và ý nghĩa của sự vận dụng đó đối với chính quá trình XDNTM). (c) Các ấn phẩm khoa học thực nghiệm như nghiên cứu đánh giá sự phát huy vai trò chủ thể của nông dân, cư dân nông thôn, sự tham gia tích cực, chủ động của họ trong XDNTM; những dữ liệu và kết quả nghiên cứu của những tác giả đi trước có thể được kế thừa trong luận án hoặc cũng có thể làm cơ sở tranh biện với kết quả và phát hiện từ luận án này. Cùng với các dữ liệu sơ cấp thu thập được từ các phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung và khảo sát, các dữ liệu nghiên cứu khoa học thứ cấp này góp phần kiểm chứng mức độ đúng đắn của các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra. 4.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu Nghiên cứu tiến hành 48 cuộc phỏng vấn sâu tại địa bàn nghiên cứu: Tổng số cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã là 18 người chia đều cho 03 tỉnh (mỗi cấp là 02 người) và 30 người dân chia đều cho 06 xã, mỗi xã 05 người. Cán bộ chính quyền và người dân được lựa chọn là những người trong cuộc có trải nghiệm đầy đủ về XDNTM giai đoạn 2016-2020 trên địa phương của mình. Nội dung của phỏng vấn sâu xoay quanh các chủ đề như sau: (i) đánh giá của cán bộ và người dân trên địa bàn nghiên cứu về tình tình thực hiện và cảm nhận chung về kết quả thực hiện XDNTM; (ii) sự quan tâm đến các tiêu chí XDNTM; (iii) về mức độ tham gia trong quá trình XDNTM ở địa phương; (iv) về hình thức chuyển giao và mức độ thụ hưởng kết quả XDNTM ở địa phương; (v) đánh giá của cán bộ và người dân địa phương về thực trạng vận dụng các nguyên lý, cơ chế và tiến trình PTCĐ từ thực tiễn XDNTM tại địa phương; (vi) đề xuất giải pháp thúc đẩy PTCĐ trong XDNTM trong giai đoạn tới. Những thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn sâu này được xử lý theo phương pháp truyền thống, sau khi gỡ băng, NCS tiến hành đọc lại và dùng các bút màu khác 6
  17. nhau để nhấn mạnh những ý kiến quan trọng, được lặp lại nhiều lần và mang ý nghĩa cho nghiên cứu. Trên cơ sở đó, các nội dung thông tin được lồng ghép trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu và được sử dụng ở các chương đánh giá. Bảng 2. Cơ cấu số người phỏng vấn sâu Đối tượng phỏng vấn sâu Cán bộ Người dân Hòa Bình 2 Cấp Quảng Trị 2 --- tỉnh Cà Mau 2 Lương Sơn 1 Mai Châu 1 Cấp Vĩnh Linh 1 --- huyện Đakrông 1 TP Cà Mau 1 U Minh 1 Cao Sơn 1 5 Mai Hịch 1 5 Vĩnh Chấp 1 5 Cấp xã Mò Ó 1 5 Tân Thành 1 5 Nguyễn Phích 1 5 Tổng cộng 18 30 (Nguồn: nghiên cứu sinh tổng hợp) 4.2.3 Phương pháp thảo luận nhóm Ở mỗi xã được lựa chọn, nghiên cứu sinh tổ chức 01 cuộc thảo luận nhóm tập trung với 08 người dân bàn luận chủ yếu các nội dung sau đây: (i) đánh giá của người dân về việc phát huy vai trò chủ thể, sự tham gia chủ động, tích cực và đóng góp của họ vào quá trình XDNTM; (ii) lợi ích, giá trị và ý nghĩa của việc ban chỉ đạo XDNTM vận dụng các nguyên lý, cơ chế và tiến trình PTCĐ từ thực tiễn XDNTM trong quá trình làm việc với chính họ; (iii) giải pháp thúc đẩy PTCĐ, thúc đẩy vai trò chủ thể, sự tham gia chủ động, tích cực của người dân, phát huy nội lực cộng đồng đối với XDNTM trong giai đoạn tới. 4.2.4 Phương pháp khảo sát Căn cứ vào các nội dung nghiên cứu cần triển khai, NCS đã tiến hành xây dựng bảng hỏi xoay quanh các nội dung chính: (i) Đánh giá và phân tích mức độ ban chỉ đạo 7
  18. XDNTM vận dụng các nguyên lý, cơ chế và tiến trình PTCĐ thông qua những nội dung cụ thể gần gũi với mọi người dân. Nội dung thông tin thu được từ bảng hỏi được xử lý trên phần SPSS 25.0 thực trạng vận dụng PTCĐ từ thực tiễn XDNTM. Kết hợp với các thông tin định tính đi sâu phân tích những ý kiến độc đáo, những thông tin giải thích chiều sâu, những thông tin định lượng thu được để biết được quy mô và kết quả vận dụng các nguyên lý, cơ chế và tiến trình PTCĐ trong thực tiễn XDNTM. Từ đó có thể so sánh sự đánh giá của người dân ở các địa bàn khác nhau và theo các nhóm nhân khẩu học - xã hội khác nhau. Nghiên cứu sinh dự kiến khảo sát đối với 720 người (06 xã, mỗi xã 120 người). 4.3. Phương pháp chọn mẫu và giới thiệu mẫu nghiên cứu 4.3.1 Về phương pháp chọn mẫu Chương trình MTQG về XDNTM giai đoạn 2010-2020 đã được triển khai trên toàn bộ 63 tỉnh/thành phố trong cả nước. Việc lựa chọn mẫu mang tính xác suất trở nên rất khó khăn, tốn kém quá mức và ít khả thi nên nghiên cứu đã quyết định lựa chọn mẫu phi xác suất mà mỗi tỉnh được chọn gắn liền với đặc điểm của của từng vùng/miền. Ở miền núi phía Bắc, nghiên cứu chọn tỉnh Hòa Bình, ở miền Trung là Quảng Trị và ở đồng bằng sông Cửu Long là tỉnh Cà Mau. Ở mỗi tỉnh, nghiên cứu lựa chọn 02 huyện gắn với 02 xã có kết quả XDNTM trái ngược nhau (một xã đã đạt chuẩn NTM và một xã chưa đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020) để thực hiện các phép so sánh. Trên cơ sở danh sách dân cư của 06 xã là địa bàn nghiên cứu do chính quyền xã cung cấp, nghiên cứu đã lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản. Mẫu kỳ vọng đạt được là 720 người chia đều cho 06 xã, mỗi xã 120 người. Tuy nhiên, để đảm bảo được tổng mẫu có tính đại diện cao hơn, nghiên cứu đã lấy thêm mỗi xã 10 người nên tổng mỗi xã kỳ vọng là 130 người. Để có được 130 người ở mỗi xã tham gia vào mẫu nghiên cứu, nghiên cứu đã đánh số thứ tự theo danh sách dân cư do chính quyền địa phương cung cấp, cắt số thứ tự của từng người dân và bốc thăm cho đến khi có được 130 số gắn với 130 người trong danh sách. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai, vì nhiều lý do khác nhau, một số người đã từ chối trả lời bảng hỏi nên tổng đơn vị mẫu thu được là 741 người, vượt mẫu kỳ vọng 21 người. 4.3.2 Giới thiệu mẫu nghiên cứu Dưới đây là cơ cấu 741 đơn vị mẫu đã được lựa chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn giản. 8
  19. Bảng 3. Cơ cấu mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu Cỡ mẫu Tỉnh Huyện Xã kỳ vọng thực tế Lương Sơn Cao Sơn 130 123 Hòa Bình Mai Châu Mai Hịch 130 119 Vĩnh Linh Vĩnh Chấp 130 120 Quảng Trị Đakrông Mò Ó 130 120 TP Cà Mau Tân Thành 130 130 Cà Mau U Minh Nguyễn Phích 130 129 Tổng 780 741 Biến số cấp 1 Biến số cấp 2 Số lượng % Khu vực cư trú Vị trí địa lý Đồng bằng 421 56,8 Miền núi 320 43,2 Độ tuổi 25 - 39 tuổi 181 24,4 40 - 59 tuổi 378 51,0 ≥ 60 tuổi 182 24,6 Giới tính Nam 426 57,5 Nữ 315 42,5 Học vấn Tiểu học trở xuống 226 30,5 Đặc điểm nhân khẩu THCS - THPT 460 62,1 học - xã hội ≥ Trung cấp 55 7,4 Nghề nghiệp Nông dân, ngư dân 661 89,2 Người dân nông thôn khác 80 10,8 Dân tộc Kinh 422 57,0 Dân tộc thiểu số 319 43,0 Theo tôn giáo Có 46 6,2 Không 695 93,8 Tổng 741 100 (Nguồn: nghiên cứu sinh tổng hợp) 9
  20. 4.4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Kết quả xây dựng nông thôn mới ở các địa bàn nghiên cứu như thế nào trong giai đoạn 2016-2020? Câu hỏi 2: Thực trạng vận dụng nguyên lý, cơ chế và tiến trình PTCĐ trong XDNTM tại các địa bàn nghiên cứu đã được thực hiện như thế nào? Vai trò và ý nghĩa của việc vận dụng đó ra sao đối với xây dựng nông thôn mới? Câu hỏi 3: Những vấn đề gì đặt ra đối với PTCĐ trong giai đoạn 2021-2030 và cần những giải pháp gì để thúc đẩy PTCĐ trong XDNTM giai đoạn tới? 4.4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Việc thực hiện và kết quả thực hiện XDNTM ở ba xã Cao Sơn (Hòa Bình), Vĩnh Chấp (Quảng Trị) và Tân Thành (Cà Mau) tốt hơn so với ba xã Mai Hịch, Mò Ó và Nguyễn Phích của ba tỉnh tương ứng. Giả thuyết 2: Thực trạng vận dụng nguyên lý, cơ chế, tiến trình phát triển cộng đồng trong XDNTM ở 03 xã Cao Sơn, Vĩnh Chấp và Tân Thành tốt hơn và đầy đủ hơn so với 03 xã Mai Hịch, Mò Ó và Nguyễn Phích. Ở đâu nông dân và cộng đồng địa phương thực hiện đúng vai trò chủ thể của mình và tích cực tham gia, ở đâu Ban chỉ đạo xây dựng NTM vận dụng tốt các nguyên lý, cơ chế và tiến trình PTCĐ thì ở đó có sự thành công trong XDNTM. Ngược lại, ở đâu vai trò chủ thể của nông dân và cộng đồng địa phương không được thực hiện hoặc được thực hiện không đầy đủ thì ở đó kết quả xây dựng NTM còn nhiều hạn chế, thậm chí thất bại. Giả thuyết 3: Bối cảnh XDNTM giai đoạn 2021-2030 đặt ra nhiều vấn đề quan trọng, nếu vận dụng thực hiện các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; phát huy vai trò chủ thể và thúc đẩy sự tham gia của người dân; tăng cường cơ chế trao quyền cho người dân và có các giải pháp huy động nguồn lực hiệu quả, xây dựng các mô hình tổ chức cộng đồng phù hợp thì vai trò của PTCD trong XDNTM ngày càng cao. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa những khái niệm công cụ và phân tích, luận giải một số vấn đề mới có liên quan như: Nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới; phát triển cộng đồng và cách tiếp cận PTCĐ trong XDNTM... 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1